$\color{blue}{\fbox{Vật lý}} \color{DarkGreen}{\text{Đoán tên các nhà vật lý học}} $

K

khai221050

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Welcome to my topic :khi (189):
Sau những ngày tháng học hành lăn xả cho trận chiến với Đại Ma Vương thi học kì I thì bây giờ chúng ta phải có một thời gian nghỉ ngơi xả hơi, chuẩn bị tinh thần cho trận đại chiến tiếp theo với một sức mạnh đến từ sao Hỏa mang tên Học kì II. :khi (146):
Hi vọng topic này có thể giúp các bạn thích học vật lý hơn qua lịch sử của Vật lý và những người góp công cho sự phát triển của ngành Vật lý hiện hay
Mình sẽ đưa ra một vài gợi ý về một nhà vật lý. Các bạn sẽ nêu tên của nhà vật lý đó (nếu có ảnh hay ngày tháng năm sinh gì đó thì càng tốt)
Phần thưởng sẽ là một nút thanks chân thành! :khi (136):


__________________________________________________________________

***Bắt đầu nhé:***​
Ông là một nhà vật lý học người Đức sinh 16/3/1789. Ông đã phát minh ra định luật mang tên ông, định luật này được đưa vào sách giáo khoa Vật lý 9
 
C

cabua266

Nhà vật lí Georg Simon Ohm , ông đã phát minh ra định luật Ohm.................................................................................
 
N

nom1

đây chỉ có thể là Georg Simon Ohm (16/3/1789 - 6/7/1854). định luật đó chính là định luật Ohm
 
K

khai221050

Chuẩn, bạn nom1 và em cabua đúng òi.
__________________________________________________________________________

Tiếp theo:
Ông là một nhà vật lý lý thuyết rất nổi tiếng người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát. Nhà vật lý nổi tiếng này đã phát minh ra "phương trình nổi tiếng nhất thế giớ"i. Ông đã không trở lại nước Đức khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, từ đó ông nhập tịch và chính thức trở thành công dân Mĩ
 
Last edited by a moderator:
N

nom1

nói đến thuyết tương đối thì đây là Albert Einstein (14/3/1879 – 18/4/1955)
PT bạn nói đến chắc là E = mc2
 
K

khai221050

Tiếp nhé:
Ông là một nhà hóa học và vật lý học người Anh. Đóng góp của ông nổi tiếng nhất trong lĩnh vực điện từ học. Ông là người đầu tiên làm nên pin volta. Đơn vị của tụ điện được đặt theo tên ông.
Và đây là chữ kí của ông:
128px-Michael_Faraday_signature.svg.png
:D
 
K

khai221050

Tiếp:
Hai vợ chồng đều là nhà khoa học trong các ngành vật lý học và hóa học, là những người đi tiên phong trong lĩnh vực phóng xạ. Nhưng không may người chồng mất sớm gửi lại cho người vợ một ước mơ, một tâm nguyện, và bà đã hoàn thành được di nguyên của chồng. Để kỉ niệm công lao của bà, một nguyên tố đã được đặt theo tên của bà. Ở Việt Nam có 3 ngôi trường mang tên bà một ở thành phố Hồ Chí Minh, một ở Hà Nội và một ở Hải Phòng. Hãy cho biết, hai người đó là ai?
 
K

khai221050

2 người lận mà
************************************************************************************************************************************************************************??
 
K

khai221050

Tiếp:
Ông là nhà toán học, vật lý học, nhà phát minh, triết gia Cơ đốc người Pháp. Trong vật lý, ông có những đóng góp quan trọng về chất lưu, làm sáng tỏ các khái niệm về áp suất, chân không. Khi còn là một thiếu niên, ông bắt tay nghiên cứu về máy tính. Sau 3 năm, ông phát minh ra máy tính cơ học, chế tạo 20 loại máy tính trong vòng 10 năm.
 
K

khai221050

Tiếp:
Ông là một nhà Vật lý người Đức, có những đóng góp về mạch điện, phổ học, nhiệt hóa học.(2 định luật mạch, 3 định luật phổ, 1 định luật nhiệt hóa học)
 
C

congratulation11

Chủ thread có thể cung cấp 1 vài thông tin về các định luật phổ và nhiệt hóa học của ông Kiếc - xốp này không???

----------------
* Về mạch.
Định luật I Kiếc - xốp được học sinh lớp 9 áp dụng rất rộng rãi.

"Tổng đại số cường độ dòng điện tại một nút bằng 0."

Định luật II Kiếc - xốp lên lớp 11 dùng rất nhanh nhưng không được dùng. ;))

"Tổng đại số các độ giảm điện thế và suất điện động trong 1 vòng mạch kín bằng 0."
 
Last edited by a moderator:
K

khai221050

Thêm thông tin:
Ba định luật về quang phổ học:
1. Một chất rắn nóng sẽ tạo ra ánh sáng với một quang phổ liên tục

2. Một khí loãng nóng tạo ra ánh sáng với các đường quang phổ ở bước sóng riêng biệt (ví dụ màu đặc trưng) phụ thuộc vào mức năng lượng của các nguyên tử trong khí.

3. Một chất rắn nóng được bao quanh bởi một chất khí loãng mát (tức là lạnh hơn các chất nóng) tạo ra ánh sáng với một quang phổ gần như liên tục có những khoảng trống ở các bước sóng riêng biệt tùy thuộc vào mức năng lượng của các nguyên tử trong khí.

Định luật Kirchhoff về Nhiệt hóa học:
Kirchhoff cho thấy có sự thay đổi của nhiệt trong một phản ứng hóa học được đưa ra bởi sự khác biệt trong khả năng nhiệt giữa các sản phẩm và chất phản ứng: dΔH / dt = ΔCp. Tích hợp các phương trình này cho phép đánh giá của nhiệt của phản ứng ở một nhiệt độ từ các phép đo ở nhiệt độ khác.
Nguồn: wikipedia
p/s: hơi cao siêu
 
K

khai221050

Câu hỏi tiếp: Một nhà toán học, vật lý lý thuyết, triết gia người Pháp. Ông là một nhà khoa học đa tài, có tầm hiểu biết sâu rộng trong khoa học. Là người có đóng góp lớn về thuyết tương đối. Nghiên cứu của ông đa số về toán học, nhưng trong vật lý ông cũng có đóng góp về:
- Lý thuyết điện từ
- Thuyết tương đối
 
K

khai221050

Câu hỏi tiếp: Kể tên các nhà vật lý mà tên của họ đặt cho tên đơn vị của các đại lượng vật lý trong điện học, điện từ học.
 
Top Bottom