Vật lí $\color{Blue}{\fbox{Vật Lý}\bigstar\text{Góc nhỏ vật lý!}\bigstar}$

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Những bí ẩn vũ trụ khiến khoa học "bó tay"
Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa những bí mật. Một vài những bí ẩn này đã được con người khám phá như các hành tinh, ngôi sao, lực hút Trái đất… Nhưng vẫn còn rất nhiều những bí ẩn về vũ trụ làm đau đầu các nhà vật lý thiên văn: bên trong lỗ đen có gì, vật chất tối, sự kết thúc của vũ trụ...

Dưới đây là một vài câu hỏi hóc búa liên quan tới vũ trụ mà con người vẫn đang"vắt óc suy nghĩ" để tìm kiếm lời giải đáp cuối cùng.

1. Vũ trụ được làm từ gì?
Những công bố nghiên cứu khoa học về hệ Mặt trời, dải Ngân Hà khiến không ít người tin tưởng vào sự hiểu biết của con người về vũ trụ bao la rộng lớn. Nhưng có một sự thật đáng ngạc nhiên rằng, chúng ta mới chỉ tìm ra khoảng 5% thành phần cấu thành nên không gian huyền bí ngoài Trái đất kia.

nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay1.jpg


Trên thực tế, tất cả những thành phần vũ trụ mà con người nhận thức được chính là các dạng vật chất “sáng”. Chúng bao gồm các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học, tập hợp các phân tử, nguyên tử và hệ thống hạt nhỏ hơn cấu thành nên chúng như proton, electron, neutron… Tất cả chính là thành tố cấu thành nên Trái đất của ta, song lại chỉ chiếm 1/20 những gì tạo nên vũ trụ.

Câu hỏi được đặt ra là 95% còn lại của vũ trụ là gì? Con người biết tới sự tồn tại của chúng song không thể nhìn hay nghiên cứu cụ thể, trực tiếp bởi những thành phần này vô hình. Chúng là vật chất “tối” - chiếm 25% vũ trụ và năng lượng “tối” - chiếm 70% vũ trụ.

nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay2.jpg


Cụ thể, vật chất “tối” không phát quang và được coi là có mặt xung quanh các thiên hà và cụm thiên hà. Giới chuyên gia gọi chúng là những “chiếc áo choàng vô hình”. Con người chỉ biết tới sự tồn tại của chúng vì đo được khối lượng và lực hấp dẫn chúng tác động lên các vật chất “sáng”.

Năng lượng “tối” thậm chí còn bí ẩn hơn. Chúng được cho là loại năng lượng tồn tại trong vũ trụ, có khả năng gia tốc các thiên hà tiến gần lại với nhau hay cách xa nhau hơn. Tuy nhiên, một lý thuyết chính xác về vấn đề này vẫn chưa ra đời và giới khoa học vẫn đang “bó tay” trước câu hỏi này.

2. Con người có cô đơn trong vũ trụ hay không?
Kể từ khi khoa học vũ trụ ra đời và phát triển, một câu hỏi luôn đau đáu thường trực đối với cả xã hội loài người, đó là liệu có ai bên ngoài Trái đất hay không? Con người đã phóng tàu vũ trụ, thám hiểm không ít hành tinh để kiếm tìm sự sống khác, nhưng cho tới nay, câu hỏi trên vẫn chưa có lời đáp.

nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay3.jpg

Liệu có bao nhiêu Trái đất trong vũ trụ này?

Rất nhiều giả thuyết được đưa ra hiện nay để làm định hướng cho công tác nghiên cứu. Điển hình là thuyết đa vũ trụ, xuất phát từ thuật ngữ cùng tên của William James năm 1895. Theo đó, người ta cho rằng, có rất nhiều vũ trụ song song cùng với không gian mà chúng ta đang sống.

nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay4.jpg

Mô hình thuyết đa vũ trụ

Từ lý thuyết này, nghiên cứu hiện đại ngày nay phần lớn đều cho rằng, con người có những "người hàng xóm" ở những hành tinh, vũ trụ khác. Năm 2011, để trả lời chính xác câu hỏi nêu trên, một số nhà khoa học của Mỹ đã sử dụng công nghệ tân tiến nhất để phát sóng radio ra ngoài vũ trụ.

Sóng này truyền đi nếu được người ngoài hành tinh phát hiện, họ sẽ gửi lại những sóng hồi đáp tới Trái đất. Theo họ, với phương pháp này, trong vòng 20 năm, chúng ta có thể xác định được liệu có tồn tại những nền văn minh ngoài hành tinh hay không.

nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay5.jpg

Liệu con người có cô đơn trong vũ trụ này?

3. Bên trong lỗ đen là gì?
Lỗ đen là phần không gian còn lại của các ngôi sao tự hủy diệt dưới lực hấp dẫn của mình. Nó được mệnh danh là hung thần trong vũ trụ, có thể “nuốt chửng” mọi hành tinh, thiên thể và cả ánh sáng nếu chẳng may nằm trên đường chân trời của nó.

Vậy bên trong lỗ đen vũ trụ thực chất là gì thì chưa ai có được câu trả lời. Chúng ta chỉ biết rằng, hố đen có sức hút cực lớn và bất cứ hành tinh nào khi bị hút vào lỗ đen cũng sẽ biến mất không còn một dấu vết.

Nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải cho hiện tượng trên. Nghiên cứu mới nhất năm 2013 đăng trên tạp chí New Scientist cho rằng, lỗ đen không phá hủy các hành tinh, thiên thể mà nó hút vào.

nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay6.jpg

Hố đen phải chăng là cánh cổng dẫn đường tới các vũ trụ khác?

Lỗ đen thực chất là một cánh cổng không gian, đưa ra mọi thứ bị cuốn vào tới một vũ trụ khác vũ trụ nơi chúng ta đang sống. Cũng theo đó, nhiều khả năng lỗ đen có thể là một đầu mối nghiên cứu cho mơ ước du hành vượt không gian, thời gian của loài người.

4. Làm thế nào để tận dụng được nhiều hơn năng lượng từ Mặt trời?
Loài người đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng thường trực khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch dần cạn kiệt. Công cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế vẫn đang được nghiên cứu và năng lượng Mặt trời luôn được xem là cứu cánh tuyệt vời.

Tuy nhiên, có một thực tế là năng lượng Mặt trời hiện nay chưa được tận dụng đúng mức. Mặc dù có sự phát triển khoa học kỹ thuật xong hiệu suất của pin Mặt trời vẫn chưa thực sự cao, chỉ khoảng 16%. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên nên không phải vùng đất nào trên Trái đất cũng có khả năng sử dụng năng lượng Mặt trời tốt.

nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay7.jpg

Hiệu suất pin Mặt trời hiện nay không thực sự cao

Câu hỏi khác được đưa ra là liệu con người có sở hữu được nguồn năng lượng vô hạn và dồi dào này để giải quyết tình trạng khó khăn trên Trái đất được không? Và hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang miệt mài đi tìm lời giải cho bài toán hóc búa đó.

Khả năng tồn tại sự sống trên sao Hỏa
Sự sống có khả năng từng tồn tại trên sao Hỏa và thậm chí có thể vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Sao Hỏa từng có những đại dương rộng lớn. Các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng chỉ ra nước lỏng vẫn chảy định kỳ trên bề mặt sao Hỏa. Nhiều quốc gia đang lên kế hoạch đưa các nhà thám hiểm lên sao Hỏa để tìm hiểu.

Nguồn gốc của tia vũ trụ năng lượng cao
nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay8.jpg


Tia vũ trụ là dòng hạt tốc độ cao bay trong không gian và đôi khi va đập vào Trái Đất. Nhưng các nhà khoa học chưa tìm ra nguồn gốc của chúng. "Các tia vũ trụ năng lượng thấp nhất đến từ Mặt Trời ở dạng dòng hạt mang điện tích gọi là gió Mặt Trời. Tuy nhiên, việc xác định nguồn phát ra tia vũ trụ năng lượng cao khó khăn hơn vì chúng tác động tới từ trường ở không gian giữa các vì sao", các nhà vật lý thiên văn ở Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), cho biết.

Nơi sản sinh xung sóng vô tuyến nhanh (FRB)
nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay9.jpg


Xung sóng vô tuyến nhanh là sự bùng phát chỉ kéo dài một phần nghìn giây của sóng vô tuyến trong không gian. Giống tia vũ trụ, các nhà khoa học không biết nơi sản sinh xung sóng vô tuyến nhanh. Một giả thuyết cho rằng chúng có cùng nguồn gốc. Nhưng ý kiến khác lại khẳng định RFB phát ra từ những sự kiện khó có thể lặp lại.

Tại sao có nhiều vật chất hơn phản vật chất
nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay10.jpg


Khi một hạt vật chất và một hạt phản vật chất va chạm, chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Nếu số hạt vật chất và phản vật chất bằng nhau, vũ trụ sẽ không tồn tại. Theo lý thuyết khoa học, vụ nổ Big Bang tạo ra lượng hai loại hạt bằng nhau. Nhưng vì lý do nào đó, vụ nổ này tạo ra nhiều hạt vật chất hơn. Theo các nhà vật lý thiên văn ở CERN, một trong những thách thức lớn nhất của vật lý là tìm ra điều gì xảy đến với hạt phản vật chất.

Vũ trụ sẽ kết thúc như thế nào?
nhung-bi-an-vu-tru-khien-khoa-hoc-bo-tay11.jpg


Các nhà thiên văn ước tính Mặt Trời sẽ tiêu diệt Trái Đất sau khoảng 6 tỷ năm. Một vài giả thuyết về sự kết thúc của vũ trụ được đưa ra. Theo nhiệt động lực học, vũ trụ có thể bị diệt vong khi tất cả vật chất trong vũ trụ có cùng nhiệt độ. Điều đó có nghĩa tất cả các ngôi sao sẽ tàn lụi và mọi vật chất sẽ tiêu tan. Ý kiến khác cho rằng một sự kiện trái ngược với Big Bang là Big Crunch sẽ xảy ra. Nếu vũ trụ tiếp tục mở rộng, cuối cùng lực hấp dẫn sẽ lớn quá mức, dẫn đến mọi vật bị co lại. Toàn bộ vũ trụ sẽ trở thành thành một khối đặc và vũ trụ kết thúc hoàn toàn.
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Người ngoài hành tinh có thể đã ở trên sao Hỏa 3,8 tỉ năm trước
Bằng rất nhiều nỗ lực, cuối cùng loài người đã chứng minh được rằng trước kia, sao Hỏa từng có một bầu khí quyển dày đặc.

Có điều qua thời gian, từ trường của hành tinh này quá yếu đã không thể bảo vệ được hành tinh Đỏ trước sự công phá từ Mặt trời, khiến không khí theo đó thoát ra khỏi vũ trụ.

nguoi-ngoai-hanh-tinh-co-the-da-o-tren-sao-hoa-38-ti-nam-truoc1.jpg

Sao Hỏa từng có một bầu khí quyển dày đặc.

Tuy vậy, việc trước kia sao Hỏa có thể duy trì sự sống hay không vẫn còn đang bị nghi ngờ. Nguyên do là vì hành tinh này cách Mặt trời quá xa, do đó nhiệt độ bề mặt không hề ổn định. Theo những hình ảnh từ robot tự hành Curiosity rover, bề mặt sao Hỏa trước kia cũng rất lạnh, chỉ gồm toàn cát và rất cằn cỗi.

Thế nhưng một nghiên cứu mới đây từ Học viện Công nghệ Georgia (Mỹ) và chương trình Seti (Tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất) đã xác nhận rằng bên dưới bề mặt hành tinh có một lớp carbonates khá dày, chứng tỏ rằng nhiệt độ trên sao Hỏa trước kia tương đối ấm và ẩm ướt, hoàn toàn phù hợp để nuôi dưỡng sự sống.

nguoi-ngoai-hanh-tinh-co-the-da-o-tren-sao-hoa-38-ti-nam-truoc2.jpg

Nhiệt độ trên sao Hỏa trước kia tương đối ấm và ẩm ướt, hoàn toàn phù hợp để nuôi dưỡng sự sống.

Theo tiến sĩ Janice Bishop từ viện Seti: "Việc xác định được lớp carbonate cổ và đất sét bên dưới bề mặt sao Hỏa cho thấy rằng khí hậu trên hành tinh này từng rất khác biệt so với ngày nay".

Sao Hỏa hiện nay đã được chứng minh có nước dạng lỏng chảy trên đó, nhưng trước kia có nước hay không lại là vấn đề còn gây tranh cãi, dù đã có nhiều nhà khoa học đồng thuận với điều này.

Và nếu nước từng hiện diện trên hành tinh Đỏ, các nhà khoa học tin rằng sẽ có một lớp carbonates và đất sét bên dưới - bằng chứng cho thấy nơi đây từng có một môi trường hoàn toàn phù hợp với sự sống.

nguoi-ngoai-hanh-tinh-co-the-da-o-tren-sao-hoa-38-ti-nam-truoc3.jpg

Sao Hỏa hiện nay đã được chứng minh có nước dạng lỏng chảy trên đó.

Trước kia, 2 thứ này được tìm thấy rất ít trên bề mặt hành tinh. Nhưng đến nay, nghiên cứu đã chỉ ra bằng chứng của chúng tại mảng kiến tạo Lucaya, với một lớp carbonates cùng đất sét 3,8 tỉ năm tuổi chôn sâu dưới 5km nham thạch.

Giáo sư James Wray - chủ nhiệm nghiên cứu - cho biết kết luận của họ dựa trên số liệu từ Máy quang phổ CRIMS (Compact Reconnaissance Imaging Spectrometer for Mars).

nguoi-ngoai-hanh-tinh-co-the-da-o-tren-sao-hoa-38-ti-nam-truoc4.jpg

Máy quang phổ CRIMS.

Nghiên cứu một mặt đưa thêm được bằng chứng cho thấy sự sống từng hình thành trên sao Hỏa, mặt khác cung cấp khu vực tiềm năng để nghiên cứu cho nhiệm vụ khám phá hành tinh Đỏ trong tương lai.
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Lộ diện Hành tinh Chết của người ngoài hành tinh
"Death Star" - cái tên được các nhà khoa học đặt cho Iapetus - một hành tinh mới đây vừa được phát hiện bởi kính thiên văn Kepler.

Các chuyên gia không biết chính xác làm cách nào mặt trăng của sao Thổ - Iapetus hình thành, song họ tin rằng nó được "sinh ra" từ thời kì đâu của một nền văn minh ngoài hành tinh.

Một đường kéo dài xung quanh đường xích đạo của mặt trăng và một hình dáng nghi là miệng núi lửa khổng lồ trên đầu giống y hệt một dạng vũ khí nhân tạo hư cấu, vốn vẫn xuất hiện trong hình ảnh dàn dựng của các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Mô phỏng hình dáng thực của hành tinh nghi là
Mô phỏng hình dáng thực của hành tinh nghi là "căn cứ điểm" của người ngoài hành tinh.

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, Iapetus là một hành tinh được xây dựng nên, nghĩa rằng nó không được tạo nên bởi tự nhiên.

Những hình ảnh đầu tiên thu được gây nghi ngờ đến nỗi, họ không lập tức công bố kết quả vì lo rằng người xem nghi ngờ đây chỉ là một sản phẩm của photoshop.

Dãy núi lửa khổng lồ có chiều dài 16.000km, rộng 20km quanh phần được cho là khu vực xích đạo Tyler của hành tinh Iapetus.
Dãy núi lửa khổng lồ có chiều dài 16.000km, rộng 20km quanh phần được cho là khu vực xích đạo Tyler của hành tinh Iapetus.

Iapetus là một trong số 62 vệ tinh quay quanh sao Thổ được biết đến, trong khi những vệ tinh đầu tiên trong số này được phát hiện bởi Giovani Domenico Cassini vào năm 1671.

Dựa vào các hình ảnh thu được, các chuyên gia kết luận trên mặt "hành tinh Chết" tồn tài một dãy núi khổng lồ có chiều dài 16.000km, trải rộng 20km xung quanh "khu vực xích đạo" chia cắt 2 phần riêng biệt. Nó còn được nhận định là đỉnh núi lửa cao nhất trong hệ mặt trời của chúng ta.

Bề mặt của
Bề mặt của "Hành tinh Chết".

Người ta cho rằng, Iapetus giống căn cứ của người ngoài hành tinh hơn, nước trên bề mặt của nơi này có mật đô thấp, chỉ 1,083 gam trên mỗi cm khối. Bề mặt nơi này được phủ một lớp băng mỏng, được cho là bức ngụy trang cho những công trình bí ẩn phía dưới.
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Ý tưởng phóng vệ tinh siêu nhỏ tìm người ngoài hành tinh
Các nhà khoa học cho rằng sử dụng vệ tinh siêu nhỏ hiệu quả và tiết kiệm hơn trong việc tìm kiếm hành tinh có sự sống ngoài Trái Đất.

y-tuong-phong-ve-tinh-sieu-nho-tim-nguoi-ngoai-hanh-tinh1.jpg

Hình ảnh giả tưởng vệ tinh lập phương hoạt động trong không gian. (Ảnh: NASA)

Theo Live Science, các nhà khoa học NASA đang đề xuất tìm kiếm những thế giới mới bằng cách sử dụng vệ tinh có kích thước bằng bàn tay.

"Phương án này sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc phóng đi cả một vệ tinh lớn, bởi chúng vừa có thể thu được nhiều dữ liệu hơn trong thời gian ngắn hơn mà lại còn rẻ hơn nữa", Ameer Blake, sinh viên năm cuối Đại Học Howard, Washington cho biết.

Blake và giáo sư hướng dẫn, Aki Roberge, nhà thiên văn học của NASA, đang nghiên cứu khả năng sử dụng một thiết bị gọi là vệ tinh lập phương nhằm tìm kiếm hành tinh mới quanh ngôi sao Beta Pictoris. Trong phiên họp hồi tháng một của Hiệp hội Thiên văn Mỹ tại Florida, các nhà khoa học cho rằng có thể tồn tại một hành tinh có sự sống quanh ngôi sao này, có tên là Beta Pictoris b.

Nhỏ mà tài
Năm 2008, sử dụng kính thiên văn Hubble của NASA, các nhà khoa học đã tìm ra một hành tinh khổng lồ có bán kính lớn hơn 1,5 lần so với sao Mộc, quay quanh sao Beta Pictoris.

Khoảng cách từ hành tinh này đến sao chủ gấp 9 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, tương đương quỹ đạo của Sao Thổ trong hệ Mặt Trời. Beta Pictoris b là ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ Mặt trời) gần nhất có thể thu được hình ảnh.

Kính Hubble đặc biệt thích hợp để quan sát những hành tinh khổng lồ, lớn hơn Sao Mộc vài lần, tuy nhiên nó lại gặp khó khăn với những hành tinh nhỏ hoặc ở quá gần sao mẹ.

Blake và Roberge đang có ý tưởng phóng một vệ tinh lập phương vào không gian nhằm tìm kiếm thế giới mới. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một vành đai trải dài trong khoảng hơn 1.400 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời về cả hai phía của ngôi sao Beta Pictoris, và quỹ đạo hành tinh của chúng ta đồng hướng với quỹ đạo vành đai này. Điều này cho phép vệ tinh lập phương có thể tìm kiếm những hành tinh khác trong quỹ đạo của hành tinh Beta Pictoris b bằng phương pháp dịch chuyển.

Không giống như phương pháp thu hình ảnh trực tiếp (thu lại những ánh sáng phản xạ từ hành tinh, từ đó dựng ảnh của hành tinh), phương pháp dịch chuyển mà kính thiên văn Kepler đang áp dụng có thể tìm kiếm cả trong phần bóng tối của hành tinh khi bị che khuất.

Dựa trên những nghiên cứu sơ bộ, Blake cho rằng một vệ tinh lập phương có thể phát hiện ra các hành tinh khí trong quỹ đạo ngắn.

"Chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy những Sao Mộc nóng", Blake nói. Sao Mộc, hành tinh lớn nhất của hệ Mặt Trời vẫn được coi là một hành tinh lạnh do quỹ đạo cách xa Mặt Trời. Blake đề cập đến khả năng tìm thấy những hành tinh lớn hơn nhiều lần Sao Mộc, và nằm ở quỹ đạo còn gần hơn quỹ đạo của Sao Thủy.

Phát hiện và thu thập
Nhiều năm trước, nhà khoa học chuyên tìm kiếm hành tinh Sara Seager thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts đã đề xuất việc sử dụng một đội vệ tinh siêu nhỏ nhằm tìm hiểu những hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời.

Blake cho biết ý tưởng này là nguồn cảm hứng cho anh và giáo sư hướng dẫn cân nhắc sử dụng một công cụ vệ tinh để tập trung nghiên cứu một ngôi sao.

"Điều này chỉ đơn giản là tập trung tối đa vào một hành tinh và tìm kiếm mọi thông tin có thể", Blake nói.

Khi phương pháp này chứng minh được tính hiệu quả, các vệ tinh khác sẽ được phóng lên nhằm tìm kiếm những hành tinh khác hoặc xác nhận các quan sát sơ bộ đã được thực hiện, như những kết quả thu được từ kính thiên văn Kepler.

Vệ tinh lập phương đầu tiên ra đời vào năm 1999 để phục vụ công tác nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ tại các trường đại học. Chúng có hình dạng chuẩn là một khối lập phương có kích thước mỗi cạnh 10 cm.

y-tuong-phong-ve-tinh-sieu-nho-tim-nguoi-ngoai-hanh-tinh2.jpg

Vệ tinh lập phương siêu nhỏ với kích cỡ bằng bàn tay sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc tìm kiếm các hành tinh mới. (Ảnh: NASA)

Hai vệ tinh loại này dự kiến được phóng trong tháng ba để hỗ trợ cho tàu vũ trụ Mars InSight của NASA trong quá trình tiếp cận và hạ cánh xuống bề mặt Sao Hỏa. Các nhà khoa học vẫn đang thảo luận khả năng sẽ thả chúng tại Enceladus (mặt trăng của sao Thổ) và Europa (mặt trăng của sao Mộc).

Thử thách lớn nhất cho những vệ tinh siêu nhỏ này là thời gian. Để xác định một thiên thể có gọi là một hành tinh hay không, giới khoa học đòi hỏi tối thiểu phải ghi nhận được ba sự dịch chuyển của thiên thể - tức là ba lần thiên thể ở khoảng giữa mặt trời của nó và Trái Đất ở vị trí có thể quan sát được. Quá trình này diễn ra trong mỗi 2-6 tháng. Nghiên cứu của Blake dự đoán vệ tinh sẽ ở trên quỹ đạo tối đa trong một năm rưỡi, nhưng cũng có thể chỉ hoạt động được trong nửa năm.

Blake và Roberge đã thực hiện các nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc sử dụng vệ tinh lập phương nhằm tìm kiếm những hành tinh xung quanh vì sao Beta Pictoris là một kế hoạch khả thi.

Bước tiếp theo của họ là làm việc với các kỹ sư, các nhà thiết kế để xác định những thiết bị cần thiết để chế tạo một vệ tinh như vậy. Từ đó, họ có thể ước tính chi phí phải sử dụng, tất nhiên là thấp hơn nhiều so với con số 550 triệu USD của kính thiên văn vũ trụ Kepler.
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Phát hiện ngoại hành tinh dựa vào thuyết tương đối
Do thường xuất hiện mờ nhạt hơn so với sao mẹ, những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời (exoplanet) thường được tìm thấy bằng các phương pháp gián tiếp, tức là thông qua các hiệu ứng thay vì quan sát trực tiếp. Hiện đã có nhiều phương pháp gián tiếp được chứng minh tính hiệu quả và mới đây, một phương pháp dựa trên thuyết tương đối của Einstein cũng đã cho thấy khả năng áp dụng cao khi góp phần giúp các nhà khoa học phát hiện hành tinh Kepler-76b.

Kể từ khi được phóng lên quỹ đạo vào tháng 3 năm 2009, tàu vũ trụ Kepler của NASA đã khám phá hơn 2700 ngoại hành tinh và 122 hành tinh đã được xác nhận sự tồn tại bằng phương pháp giao lưu (transit method). Lúc này, Kepler sẽ tìm kiếm một dấu hiệu sụt giảm về độ sáng của một ngôi sao chủ khi một hành tinh bay ngang qua. Do vệt mờ xuất hiện rất nhanh và khó thấy nên Kepler cần phải có độ nhạy cực cao. Cũng dùng yếu tố độ nhạy nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ đại học Tel Aviv và trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian đã sử dụng một phương pháp khác để phát hiện hành tinh Kepler-76b.

phat-hien-ngoai-hanh-tinh-dua-vao-thuyet-tuong-doi1.jpg


Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2003 bởi Avi Loeb và Scott Gaudi, kỹ thuật mới dựa trên lực hút hấp dẫn mà hành tinh tác động lên ngôi sao mà nó đang quay quanh. Lực hút này tạo thành 3 hiệu ứng có thể quan sát được. Nhóm nghiên cứu cho biết:

Hiệu ứng đầu tiên, ngôi sao chủ sáng như thể nó đang được kéo gần về phía chúng tôi bởi các photon từ ngôi sao bắt đầu chồng lên nhau và ánh sáng được tập trung theo hướng chuyển động của ngôi sao do hiệu ứng tương đối. Ngược lại, khi ngôi sao được kéo ra xa, ánh sáng sẽ mờ dần.

Hiệu ứng thứ 2, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về sự tăng độ sáng có thể xảy ra khi ngoại hành tinh kéo ngôi sao chủ sang một bên, khiến ngôi sao bị dãn ra như một quả bóng bầu dục (hình trên). Điều này làm tăng độ sáng của ngôi sao bởi khi bị kéo dãn, ngôi sao có nhiều diện tích bề mặt thấy được hơn. Hiệu ứng thứ 3 ít rõ ràng hơn và yêu cầu phải quan sát ánh sáng từ ngôi sao bị phản chiếu bởi hành tinh quay quanh.

Thuật toán được sử dụng để nhận biết Kepler-76b được phát triển bởi giáo sư Tsevi Mazeh và nghiên cứu sinh Simchon Faigler tại đại học Tel Aviv. Ông gọi thuật toán là BEER, viết tắt của "relativistic BEaming, Ellipsoidal, and Reflection/emission modulations".

Một khi đã được phát hiện, Kepler-76b được xác nhận một lần nữa bởi 2 thành viên nhóm nghiên cứu gồm David Latham tại trung tâm vật lý học thiên thể (CfA) và Lev Tal-Or thuộc đại học Tel Aviv. Latham sẽ sử dụng dữ liệu quan sát vận tốc xuyên tâm do máy đo phổ TRES tại đài quan sát Whipple, Arizona cung cấp trong khi Lev Tal-Or sẽ khai thác dữ liệu tương tự từ máy đo phổ SOPHIE của đài quan sát Haute-Provence, Pháp. Phương pháp đo vận tốc xuyên tâm dựa trên việc quan sát những biến động gây ra bởi hiệu ứng Doppler khi ngôi sao chủ di chuyển hướng đến hoặc ra xa Trái Đất tương ứng với trọng lực của hành ti quay quanh nó. Ngoài ra, Kepler-76b cũng được xác nhận bằng phương pháp giao lưu khi hành tinh này bay ngang ngôi sao chủ.

phat-hien-ngoai-hanh-tinh-dua-vao-thuyet-tuong-doi2.jpg


Nhóm nghiên cứu gọi Kepler-76b là một "sao Mộc nóng" bởi nó có đường kính lớn hơn 25% và khối lượng gần gấp đôi so với hành tinh khí khổng lồ này. Kepler-76b nằm cách Trái Đất khoảng 2000 năm ánh sáng và đang quay quanh một ngôi sao lớp F trong chòm sao Cynus với chu kỳ 1,5 ngày. Do có một mặt luôn đối diện với ngôi sao chủ nên hành tinh có nhiệt độ khoảng 1982 độ C.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điểm nóng nhất của Kepler-76b trên thực tế không phải là điểm gần ngôi sao chủ nhất mà là một vị trí cách đó khoảng 16.093km. Điều này chỉ được quan sát thấy 1 lần trước đây và là dấu hiệu chứng minh hành tinh sở hữu các dòng phản lực siêu nhanh mang hơi nóng xung quanh nó.

Cũng giống như tất cả các phương pháp phát hiện hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đang được áp dụng, kỹ thuật mới nhất dựa trên thuyết tương đối của Einstein cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Về mặt hạn chế, phương pháp trên không thể được sử dụng để phát hiện các hành tinh có kích thước bằng Trái Đất. Tuy nhiên, phương pháp lại không đòi hỏi các hình ảnh quang phổ có độ chính xác cao như phương pháp đo vận tốc xuyên tâm và không yêu cầu hành tinh phải bay cắt ngang mặt chiếu sáng của ngôi sao chủ khi được nhìn từ Trái Đất như phương pháp giao lưu.

Phát hiện của nhóm nghiên cứu từ đại học Tel Aviv đã được công bố chi tiết trên tạp chí The Astrophysical Journal.
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Giả thuyết người ngoài hành tinh đã bị hút vào lỗ đen
Điều này đang thách thức các nhà thiên văn học. Mặc dù, qua nhiều năm tìm kiếm nhưng không có sự xác nhận của cuộc sống ngoài hành tinh chúng ta. Rất nhiều người vẫn cho rằng, tồn tại sự sống ngoài Trái Đất.

gia-thuyet-nguoi-ngoai-hanh-tinh-da-bi-hut-vao-lo-den1.jpg


Vì thế một số nhà thiên văn học tin rằng, câu trả lời có thể nằm trong sức hút trọng lực của các ngôi sao bị nổ (supernova).

Trong đó, có giả thiết cho rằng, vụ nổ Hypernova (cấp cao hơn supernova) có thể hút người ngoài hành tinh vào trong lỗ đen. Và bởi vì quá trình này được giải thích như sau: khi một ngôi sao nhỏ trắng, một phần còn lại của ngôi sao nhiều năm tuổi trở nên không ổn định và phát nổ có thể đã xóa sổ sự sống của người ngoài hành tinh.

Hypernova là những siêu tân tinh khổng lồ hoặc những ngôi sao phát nổ. Cho đến những năm 1990, Hypernova được phân loại như vậy chỉ khi chúng có những năng lượng của 100 siêu tân tinh (điều này giúp phân biệt với hiện tượng Supernova).

Ngày nay, chúng được coi là sự phát nổ của tất cả các ngôi sao siêu khổng lô (hypergiant) hoặc các ngôi sao với khối lượng hay năng lượng mặt trời lớn – từ 100 đến 300 lần so với mặt trời.

Sự "sụp đổ" của một ngôi sao là một quá trình tự nhiên xảy ra khi tất cả các nguồn năng lượng trong mỗi ngôi sao bị cạn kiệt.

Những hành tinh đã từng có sự sống đang bị nghi là đã bị biến mất hoàn toàn vì lý do này, điều này ngẫm ra cũng khá hợp lý, vì đến giờ con người đã phóng vào vũ trụ đủ loại máy móc thăm dò sự sống ngoài hành tinh nhưng vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi.

 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Vì sao người ngoài hành tinh chưa đến?
Một nhà nghiên cứu người Đan Mạch khẳng định ông đã tìm ra lời giải cho nghịch lý Fermi.

Nghịch lý được gọi theo tên nhà khoa học Ý đoạt giải Nobel năm 1959 Enrico Fermi - người chỉ ra mâu thuẫn lớn giữa các dự báo rằng có một cuộc sống khác tại nơi nào đó trong vũ trụ, nhưng nếu có người ngoài hành tinh thì tại sao đến nay họ vẫn chưa đến thăm Trái đất?

Lý do người ngoài hành tinh chưa đến Trái đất là bởi vì họ không có đủ thời gian để đến! Rasmus Bjork - nhà vật lý tại Viện Niels Bohr (Copenhagen, Đan Mạch) - đã giả định rằng một nền văn minh ngoài Trái đất có thể phóng tám con tàu vũ trụ liên Ngân hà để tìm chúng ta. Khi đã bay vào vũ trụ, mỗi con tàu có thể phóng tám tàu thăm dò mini khác đi đến những ngôi sao gần nó nhất tìm các hành tinh có người ở.

Bjork cũng giới hạn cuộc tìm kiếm trong khuôn khổ Thái dương hệ ở “những vùng thiên hà có người ở” của dải Ngân hà, nơi những hệ mặt trời khá gần trung tâm để có được những nhân tố rắn giúp hình thành những hành tinh sỏi đá, bảo đảm cho sự sống, nhưng đủ xa để tránh sự va chạm của những thiên thạch, sự nung nóng của các ngôi sao bốc cháy và tia phóng xạ.

vi-sao-nguoi-ngoai-hanh-tinh-chua-den1.jpg

Con người vẫn không từ bỏ việc đi tìm người ngoài hành tinh (Ảnh: ash.webpark.sk)

Nhà khoa học Đan Mạch tính rằng thậm chí cả khi tàu của người ngoài hành tinh đạt đến vận tốc 30.000km/giây, tức 10 lần nhỏ hơn vận tốc ánh sáng (hiện nay tàu NASA Cassini bay tới sao Thổ có vận tốc 32km/giây) cũng phải mất hết 10 tỉ năm, tức khoảng một nửa tuổi của vũ trụ, mới chỉ khám phá được 4% dải Ngân hà. Phát hiện của ông vừa được công bố trên tờ New Scientist ngày 19-1.

Giống người Trái đất, người ngoài hành tinh cũng có thể sử dụng những phương tiện giúp rút ngắn cuộc tìm kiếm bằng cách bắt những làn sóng truyền hình hay truyền thanh từ các hành tinh kia. “Nhưng ngay cả khi đó, nếu họ phát triển được một hình thức giao thông độc đáo nào có thể đưa họ đi xuyên qua dải Ngân hà trong hai tuần thì vẫn phải mất hàng triệu năm mới tìm ra chúng ta”, Bjork nói. “Có quá nhiều ngôi sao trong dải Ngân hà có thể có sự sống đâu đó, nhưng liệu chúng ta có bao giờ tiếp xúc được với họ? Ít ra là không phải trong thời đại chúng ta”, Bjork khẳng định.
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Gạch men có phóng xạ
Mới đây, một đo đạc được thực hiện tại Trung tâm hạt nhân TP.HCM khẳng định, một số loại gạch men có mức độ phóng xạ vượt giới hạn cho phép.

gach-men-co-phong-xa1.jpg


Thực hiện đo đạc phóng xạ tại Trung tâm hạt nhân TP.HCM. Trong ảnh: Mẫu gạch men được nghiền, bỏ vào lọ để đưa vào trong thiết bị đo phóng xạ

Ts Trần Văn Luyến và cộng sự thuộc Trung tâm hạt nhân TP.HCM đã tiến hành đo đạc mức độ phóng xạ của 20 loại vật liệu xây dựng như xi-măng, gạch, ngói… đang có bán trên thị trường TP.HCM.

Đây là những loại vật liệu xây dựng dạng trôi nổi, thường bán phổ biến ở các cửa hàng vật liệu xây dựng và được thu thập ngẫu nhiên để làm mẫu đo.

Kết quả đo đạc cho thấy, các vật liệu xây dựng như gạch Đà Nẵng, gạch men trắng, gạch men nâu, đá granite nâu có hàm lượng phóng xạ cao hơn bình thường.

Nếu tính ra liều hiệu dụng trung bình hàng năm thì một số lọai vật liệu xây dựng như gạch men nâu, đá Đà nẵng, gạch men trắng, gốm giả đá, gốm Hạ long và một vài lọai vật liệu khác gây ra liều hiệu dụng cao hơn so với trung bình của thế giới. Cụ thể, gạch Đà Nẳng có hàm lượng phóng xạ là 1,16 mSV/năm; gạch men trắng: 1,22 mSv/năm; gạch men nâu: 1,66mSv/năm; granite nâu: 0.61 mSv/năm. Trong khi đó, giá trị liều giới hạn theo qui định chung trên thế giới là 1mSv/năm.

"Liều hiệu dụng" có thể hiểu nôm na là mức độ liều phóng xạ chiếu vào mô cơ thể. Để dễ hình dung, có thể so sánh, một lần chụp X quang thường phải chịu liều từ 0,2 đến 5 mSv.

gach-men-co-phong-xa2.jpg
Sơ đồ cho thấy, một số loại vật liệu xây dựng như đá Đà Nẵng, gạch men trắng, gạch men nâu... vượt quá liều hiệu dụng (vạch đỏ) 1mSv/năm


Theo TS. Trần Văn Luyến, ở nước ta, chưa có một quy định cụ thể nào về việc sử dụng các loại vật liệu làm vật liệu xây dựng và trang trí. Tất cả là tùy thuộc vào khả năng tài chính và sở thích của người sử dụng.

Vì thế, một số loại vật liệu có hàm lượng phóng xạ khá cao vẫn được sử dụng phổ biến.

Sở dĩ các loại vật liệu xây dựng nói trên mang tính phóng xạ là do nguyên liệu khai thác từ tự nhiên đã mang tính phóng xạ. Điều vô tình này đã gây tác hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Vẫn theo TS Trần Văn Luyến, để hạn chế tác hại của tia phóng xạ trong vật liệu xây dựng thì sự thông thoáng của ngôi nhà là một yếu tố quan trọng.

Các phòng ở nên được xây thoáng, có cửa sổ hoặc hệ thống thông gió để đảm bảo sự trao đổi khí với môi trường ngoài. Trong các phòng có sử dụng máy lạnh, cần sử dụng thêm quạt thông gió để tránh không khí bị “quẩn” dẫn đến việc tập trung phóng xạ ở một vị trí nhất định trong phòng.
 

luong1812001

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2013
143
54
131
Chứng minh được Bell không phát minh ra điện thoại?
Theo Hãng tin AP, nhà báo Seth Shulman khẳng định rằng ông chứng minh được Alexander Graham Bell không phải là người phát minh ra điện thoại mà ăn cắp ý tưởng của Elisha Gray.

Cuộc tranh cãi ai là cha đẻ của điện thoại bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Cả Bell lẫn Gray đều tuyên bố mình là người phát minh, nhưng người được cấp bằng sáng chế là Bell. Gray kiện ra tòa nhưng thua.

chung-minh-duoc-bell-khong-phat-minh-ra-dien-thoai1.jpg

A.Bell và chiếc điện thoại đầu tiên (Ảnh: TP)

Trong cuốn sách sẽ được bán vào đầu năm 2008, nhà báo Seth Shulman dựa vào cuốn nhật ký phòng thí nghiệm của Bell vừa được công khai mấy năm trước đây để chứng minh rằng ý tưởng về điện thoại mà Bell được nhận bằng sáng chế chỉ xuất hiện trong cuốn nhật ký 12 ngày sau khi ông đã gửi đơn xin bằng chứng nhận.


Hình vẽ người sử dụng thiết bị giống điện thoại trong đơn của Bell chỉ khác chút ít so với hình vẽ trong hồ sơ xin bằng sáng chế của Gray.

Seth Shulman còn dẫn hồi ký của những người cùng thời với Bell nói rằng ông này đã tỏ ra rất mất bình tĩnh khi phải thực hành ý tưởng điện thoại khi có mặt Gray ở đó và Bell cũng từ chối cung cấp lời khai trong phiên tòa mà Gray cố tìm cách chứng minh quyền của mình đối với phát minh.

Tuy nhiên, Seth Shulman cũng thừa nhận rằng nếu Bell không phải là người đầu tiên có ý tưởng đi nữa thì ông cũng là người đầu tiên chế tạo ra được một chiếc điện thoại. Còn Gray thì không đi xa hơn ý tưởng ban đầu.
 
Top Bottom