$\color{Blue}{\fbox{Vật lí 6}\bigstar\text{Topic Bài Tập}\bigstar}$

T

truykich019

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

XIN CHÀO MỌI NGƯỜI ĐÃ ĐẾN VỚI TOPIC !

Chúng ta vào đây là để cùng nhau giải các bài tập và nâng cao kiến thức về nhiệt học nhé. Và tất nhiên, lịch trình topic như sau:
-Thứ hai: Soạn bài
-Thứ ba: Ra bài tập và giải đáp
-Thứ tư: Soạn bài
-Thứ năm: Ra bài tập và giải đáp
-Thứ sáu: Soạn bài
-Thứ bảy: Ra bài tập và giải đáp
-Chủ nhật: Game show "Ai là người may mắn"

Mong mọi người ủng hộ mình nhé!
 
T

truykich019

Bài 1: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Hôm nay là thứ hai nên chúng ta sẽ soạn bài nhé:

1.Thí nghiệm
- Dụng cụ thí nghiệm :
+ Một quả cầu bằng sắt
+ Một vòng kim loại
+ Đèn cồn
+ Ban đầu quả cầu có thể lọt qua vòng bằng kim loại
- Nung nóng quả cầu bằng đèn cồn thì quả cầu không lọt qua vòng kim loại nữa
- Nhúng quả cầu vào nước lạnh thì quả cầu lại lọt qua vòng bằng kim loại
- Giải thích
Khi nung nóng, thể tích quả cầu tăng lên , quả cầu lớn hơn ban đầu . Nên quả cầu không lọt qua vòng kim
loại
Khi nhúng quả cầu vào nước lạnh , thể tích quả cầu giảm, nên quả cầu mới có thể lọt qua vòng kim loại
2.Kết luận
- Thể tích của chất rắn tăng lên khi được nung nóng . Vật nở ra khi tăng nhiệt độ
- Thể tích của chất rắn giảm đi khi làm lạnh . Vật co lại khi giảm nhiệt độ
- Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt là khác nhau
 
T

truykich019

Bài 1: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Hôm nay là thứ ba nên chúng ta sẽ ra bài tập và giải đáp nhé:

C1: Tại sao sau khi bị hơ nóng, quá cầu lại không lọt qua vòng kim loại?
C2: Tại sao sau khi được nhúng vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại?
C3: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: (nóng lên, lạnh đi, tăng, giảm)
a,Thể tích quả cầu ... khi quả cầu nóng lên.
b,Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu ....


*Chú ý: Sự nở nhiệt theo chiều dài (sự nở dài) của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Bảng bên ghi độ tăng chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng thêm

Nhôm:0,12cm
Đồng:0,086cm
Sắt:0,060cm
C4:Từ bảng trên có thể rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau
C5: Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưõi liềm. Tại sao khi lắp khâu, ngưòi thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?


P/s: Sẽ chữa bài vào lúc 10:00
 
Last edited by a moderator:
H

hocvuima

1, Vì khi quả cầu được hơ nóng, thể tích quả cầu tăng lên và làm cho quả cầu không lọt vòng.
2, Vì khi nhúng vào nước lạnh của quả cầu thể tích giảm đi làm cho quả cầu lọt vòng.
3, Thể tích quả cầu tăng khi nóng lên.
Thể tích quả cầu giảm khi lạnh đi.
4, Các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt khác nhau.
5, Vì khi đun nóng khâu, khâu giản to làm cho dễ tra, đồng thời khi nguội đi, khâu sẽ siết chặt cán.
 
N

naruto2001

1, Vì khi quả cầu được hơ nóng, thể tích quả cầu tăng lên và làm cho quả cầu không lọt vòng.
2, Vì khi nhúng vào nước lạnh của quả cầu thể tích giảm đi làm cho quả cầu lọt vòng.
3, Thể tích quả cầu tăng khi nóng lên.
Thể tích quả cầu giảm khi lạnh đi.
4, Các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt khác nhau.
5, Vì khi đun nóng khâu, khâu giản to làm cho dễ tra, đồng thời khi nguội đi, khâu sẽ siết chặt cán.
/..............................................................!10h r ..........................
 
H

huutuanbc1234

1, Vì khi quả cầu được hơ nóng, thể tích quả cầu tăng lên và làm cho quả cầu không lọt vòng.
2, Vì khi nhúng vào nước lạnh của quả cầu thể tích giảm đi làm cho quả cầu lọt vòng.
3, Thể tích quả cầu tăng khi nóng lên.
Thể tích quả cầu giảm khi lạnh đi.
4, Các chất rắn khác nhau thì sự nở vì nhiệt khác nhau.
5, Vì khi đun nóng khâu, khâu giản to làm cho dễ tra, đồng thời khi nguội đi, khâu sẽ siết chặt cán.
 
H

huongbloom

Hôm nay là Chủ Nhật không có chương trình gì ak.............................................................
 
Top Bottom