$\color{Blue}{\fbox{HÓA 8}\bigstar\text{Lí thuyết + Bài tập}\bigstar}$

L

luffy_1998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần 1: Công thức hoá học:
Công thức hóa học được dùng để biểu thị thông tin về các nguyên tố có của hợp chất hóa học:
+ Gồm các nguyên tố nào.
+ Tỉ lệ giữa các nguyên tử (sau này học tới chương mol thì đây cũng là tỉ lệ về số mol).
+ Phân tử khối (sau gọi là khối lượng mol).

Công thức hoá học của đơn chất: với kim loại thì công thức hoá học trùng với kí hiệu hoá học (Fe, Cu, ...). Với phi kim có kí hiệu hoá học A thì công thức có thể là $A$ (như C, S, P) hoặc $A_2$ (như $O_2, N_2, ...$).

Công thức hoá học của hợp chất vô cơ dựa theo quy tắc hoá trị:
Trong hợp chất $A_xB_y$ với a, b là hoá trị của A, B thì:
$ax = by$.
Trong phần lớn hợp chất vô cơ, tỉ số $\dfrac{x}{y}$ là tối giản.
 
L

luffy_1998

I- Lập công thức hoá học dựa trên cấu tạo nguyên tử:
1. Lí thuyết về cấu tạo nguyên tử:
Nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ:
+ Hạt nhân gồm proton mang điện tích + mà nơtron không mang điện.
+ Vỏ gồm các electron mang điện tích -.
Các tính chất và công thức:
+ Nguyên tử trung hoà về điện: số p = số e.
+ Khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều khối lượng proton và notron. Khối lượng proton và nơtron xấp xỉ nhau và xấp xỉ 1 dvC (tức 1 mol p hoặc 1 mol n có khối lượng 1 g) nên nguyên tử khối (cũng chính là khối lượng mol) bằng tổng số p và số n:
M = số p + số n.
- Số e tối đa ở lớp 1, 2, 3, 4, 5 là 2e, 8e, 18e, 18e, 32e. Dựa vào đây ta có thể vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Ví dụ: nguyên tố Na có 11e nên có 2e ở lớp 1, 8e ở lớp 2, còn lại 1e ở lớp 3.
Dựa vào số e lớp ngoài mà ta dự đoán được một số tính chất của nguyên tử đó như:
+ Nguyên tử đó là của nguyên tố kim loại hay phi kim (nếu có 1e, 2e hoặc 3e lớp ngoài thì đó là kim loại, có 5e, 6e, 7e lớp ngoài thì đó là phi kim, còn nếu có 8e lớp ngoài thì đó là khí hiếm (khí trơ).
+ Hoá trị chắc chắn của nguyên tố (với kim loại thì hoá trị chắc chắn là số e lớp ngoài, còn phi kim thì hoá trị chắc chắn là hiệu của 8 và số e lớp ngoài). Lưu ý mình chỉ nói hoá trị chắc chắn, còn nó vẫn có thể đa hoá trị :D.
Ví dụ ở trên Na có 1e lớp ngoài nên nó là kim loại và chắc chắn có hoá trị I.
+ Khuynh hướng của nguyên tố trong phản ứng hoá học: đó là nhường đi hoặc nhân thêm số e để đưa về cấu trúc bền của khí trơ (tức có 8e lớp ngoài).
Ví dụ ở trên Na có 1e lớp ngoài nên trong phản ứng hoá học nó có khuynh hướng nhường đi 1e.
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

II. Lập công thức hoá học dựa trên cấu tạo nguyên tử:
1. Lập kí hiệu hoá học của một nguyên tử hoặc công thức hoá học của một đơn chất:
Cách làm: thông thường đề bài sẽ cho ta hai dữ kiện về 3 hạt cơ bản trong nguyên tử và cộng thêm tính chất số p = số e ta sẽ tìm dc số p, e, n. Từ đó ta tìm dc nguyên tử khối (khối lượng mol) và xác định dc đó là kim loại hay phi kim. (ta có thể từ nguyên tử khối của nguyên tố rồi suy ra đó là kim loại hay phi kim hoặc dựa vào số e lớp ngoài, tuỳ :D). Từ đó xác định kí hiệu hoá học nguyên tố hoặc công thức hoá học hợp chất.
Lưu ý: Một số nguyên tố có khối lượng mol khác với khối lượng mol ghi ở bảng tuần hoàn vì số ghi ở bảng tuần hoàn chỉ là khối lượng mol trung bình. Khi đó các bạn phải dùng bảng đồng vị của bảng tuần hoàn.
Theo mình thấy thì thông thường chỉ có nguyên tố Cl là hay gặp. Nguyên tố này có hai đồng vị chính có khối lượng mol là 35 và 37.
Khi đề ra chỉ cho một dữ liệu thì ta phải biện luận. Thông thường đề cho số p = số n. Từ đây ta giới hạn dc nguyên tử khối và biện luận.

Ví dụ: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 180 và tổng số hạt mang điện gấp 1,432 lần số hạt không mang điện. Viết công thức hoá học của đơn chất tạo ra từ nguyên tố X.

Giải:
Ta có:
$p + e + n = 180 \rightarrow 2p + n = 180 (p = e)$.
$p + e = 1,432n \rightarrow 2p = 1,432n$
Giải ra ta có: $p = e = 53, n = 74$.
$\rightarrow M = p + n = 127$.
Vậy X là iot và công thức của đơn chất tạo ra từ X là $I_2$.

 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

Bài tập 1: Tổng số hạt cơ bản tổng một nguyên tử là 54 trong đó số hạt ko mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 3 hạt.
Nguyên tử đó của nguyên tố nào?
Các bạn vào giải đi nha :D.
 
K

kute_monkey_98

Bài tập 1: Tổng số hạt cơ bản tổng một nguyên tử là 54 trong đó số hạt ko mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 3 hạt.
Nguyên tử đó của nguyên tố nào?

Bon chen :))
Do tông só hạt của nguyên tử là 54
\Rightarrow p + e + n = 54
Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e
\Rightarrow 2p + n = 54 (*)
Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 3
\Rightarrow e + 3 = n
\Rightarrow p + 3 = n (**)
Từ (*) và (**) \Rightarrown = 10 , p=e= 17
Nguyênt tử cần tìm là Clo
 
L

luffy_1998

Bài tập 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 10 hạt. Xác định X và hoá trị chắc chắn của nó.
 
H

harrypham

Bài tập 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 10 hạt. Xác định X và hoá trị chắc chắn của nó.
Gọi số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử X lần lượt là [TEX]p,e,n[/TEX].
Theo đề ra thì [TEX]p+e+n=34 \qquad (2)[/TEX].
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt nên [TEX]p+e=n+10 \qquad (2)[/TEX]
Thay (2) vào (1) thì [TEX]2n+10=34 \Rightarrow n=12[/TEX].
Khi đó [TEX]p+e=12+10=22[/TEX].
Trong nguyên tử thì [TEX]p=e[/TEX] nên [TEX]p= \frac{22}{2}=11[/TEX].
Vậy X là nguyên tố Natri mang hóa trị I.
 
L

luffy_1998

Bài tập 3: Nguyên tử của nguyên tố X được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gắp đôi số hạt không mang điện. Tìm X
 
H

harrypham

Bài tập 3: Nguyên tử của nguyên tố X được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gắp đôi số hạt không mang điện. Tìm X

Theo đề bài thì [TEX]p+e+n=36[/TEX].
Vì số hạt manh điện gấp đôi số hạt không mang điện nên [TEX]p+e=2n[/TEX].
Do đó [TEX]3n=36 \Rightarrow n=12 \Rightarrow p+e=2n=24[/TEX].
Vì [TEX]p=e[/TEX] nên [TEX]p=12[/TEX].
Đáp án là Magie.
 
B

braga

pic trầm thế nhỉ, ae tích cực lên chứ :D
Bài tập 4: Đốt cháy hoàn toàn [TEX]5,4g \ Al[/TEX]. Tính KL [TEX]Oxi[/TEX] cần dùng cho phản ứng.
Để có lượng Oxi dùng cho phản ứng trên thì cần dùng bao nhiêu gam [TEX]KClO_3[/TEX] biết quá trình điều chế lượng khí Oxi thu được hao hụt 10%.
 
M

myhoa3199

pic trầm thế nhỉ, ae tích cực lên chứ :D
Bài tập 4: Đốt cháy hoàn toàn [TEX]5,4g \ Al[/TEX]. Tính KL [TEX]Oxi[/TEX] cần dùng cho phản ứng.
Để có lượng Oxi dùng cho phản ứng trên thì cần dùng bao nhiêu gam [TEX]KClO_3[/TEX] biết quá trình điều chế lượng khí Oxi thu được hao hụt 10%.


*Ta có:
Số mol Al: 5,4/27= 0,2 g
PTHH:
4Al + 3O2 ---------> 2Al2O3
4 mol 3 mol
0,2 mol ----> 0,15 mol
Khối lượng của oxi cần dùng cho phản ứng : 0,15.32 = 4,8 (g)

* Hao hụt 10% có nghĩa là hiệu suất phản ứng là 90%
Ta có PTHH:
2KClO3 -----------> 2KCl + 3O2
2 mol 3 mol
0,1 mol <----------------------------- 0,15 mol
Số mol phản ứng là 0,1 mol
-> Số mol KClO3 cần dùng : (0,1.100)/90 = 1/9 mol
-> Khối lượng KClO3 cần dùng: 1/9.122,5= 13,61 (g)

Có phải như thế này ko nhỉ??????
 
Top Bottom