$\color{Blue}{\fbox{Giải trí}\bigstar\text{Mỗi kỳ một nhà văn}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
H

huongbloom

Bài ca quê hương
20 năm dằng dặc xa quê
Nay mới về thăm mừng tái tê...
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
"Huế giải phóng nhanh, mà anh lại muộn về!"
Ôi, cơ chi anh được về với Huế
Không đợi trưa nay, phượng nở với cờ
Về với phá Tam Giang, như con trích con chuồn dưới bể
Về với từng lá bến Tuần, lợp nón bài thơ...
Cơ chi anh sớm được về bên nội
Hôn nỗi đau tan nát Phù Lai
Như quê bạn Niệm Phò trơ trụi
Đạn bom cày cả nương sắn, đồng khoai!
Cơ chi anh sớm được về bên ngoại
Giữ bờ tre, bên nước Thanh Lương
Thương các cậu, các dì chịu khảo tra, không nói
Đào hầm nuôi cán bộ tháng năm trường!
Quê hương ơi, sao mà da diết thế
Giọng đò đưa... lòng Huế đó chăng?
Vì dù đèn tắt, đã có trăng
Khổ em thì em chịu, biết làm răng đặng chừ...
Câu hò xưa mối tương tư
Thiết tha đôi lứa, mà như đôi miền!
Bây giờ, nước lớn, thuyền lên
Bắc Nam mình lại nối liền thịt da
Bây giờ, hết nỗi gần xa
Anh vào Hương Thủy, anh ra Phong Điền
Đường làng, lạ mấy cũng quen
Bước chân cứ nhớ, chẳng quên lối nào.
Ngày đi, lòng vẫn tự hào
Nay về, càng ngẩng đầu cao với trời.
Thừa Thiên, đẹp cảnh, đẹp người
Núi xanh khí phách, biển ngời sức xuân!
Núi này, Bạch Mã, Hải Vân
Mây đưa Anh Giải phóng quân lên đèo
Biển này, cửa Thuận sóng reo
Thanh thanh vành mũ tai bèo là em.
Hương Giang ơi, dòng sông êm
Quả tim ta, vẫn ngày đêm tự tình
Vẫn là duyên đó, quê anh
Gió mưa tan, lại trong lành mặt gương.
Bến nghèo, xưa chuyến đò ngang
Nay cầu chống Mỹ, xe sang dập dìu
Tràng Tiền, biết mấy là yêu!
Tuổi thơ áo trắng, sớm chiều bướm bay.
Ngự Bình, thông lại xanh cây
Bên kia Vọng Cảnh, bên này Thiên Thai
Bức tranh non nước tuyệt vời
Bàn tay ta lại xây đời ta đây!
Hoàng cung, thôi đã rêu dày
Ngẩn ngơ thần tượng còn say thuở nào?
Tươi rồi, cuộc sống thanh tao
Bát cơm hến cũng ngọt ngào lòng ta.
Huế ơi, đẹp lắm quê nhà
Câu Nam ai hóa bài ca anh hùng
Ai đi qua đó miền Trung
Xin mời ghé lại, vui cùng Huế tôi!
Kỷ niệm tháng 5-1975
 
H

huongbloom

Mẹ suốt
Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình
Mẹ rằng: Quê mẹ Bảo Ninh
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền
Sớm chiều, nước xuống triều lên
Cực thân từ thuở mới lên chín mười
Lớn đi ở bốn cửa người
Mười hai năm lẻ, một thời xuân qua
Lấy chồng, cũng khổ con ra
Tám lần đẻ, mấy lần sa, tội tình!
Nghĩ mà thương mẹ cha sinh
Thương chồng con lại thương mình xót xa
Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi lộng, thuyền ra thuyền vào
Bây giờ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân!
Ông nhà theo bạn "xuất quân"
Tui nay cũng được vô chân "sẵn sàng"
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ, quân sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ...
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc sớm trưa đưa đò...
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra, ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:
"Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!"
Vui sao, câu chuyện ơn tình
Nắng trưa cồn cát Quảng Bình cũng say...
 
Q

quynh2002ht

Em Ơi... Ba Lan
Tác giả: Tố Hữu Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng ngàn
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
Có phải Sô-panh tình chứa chan
Nâng đàn ca, cô gái Ba Lan
Có phải A-đam hồn vĩ đại
Bay trên đầu thế kỷ nhân gian...
Em đi cùng anh lên thành xưa
Vác-xa-va ấm nắng ban trưa
Nét vàng lịch sử vừa tươi lại
Trong cuộc hồi sinh, tạnh gió mưa
Hãy nghe em từng viên đá lát
Những con đường, tiếng hát đau thương
Ba Lan, Ba Lan
Thịt da đã bao lần tan nát
Nước mất, tim về vọng cố hương
Hãy nghe em từng viên ngói đỏ
Những mái nhà phố cũ hồi xuân
Máu đã quyện, em ơi, trong đó
Máu Ba Lan và máu Hồng quân!
Ôi máu đọng mười lăm năm trước
Bốn triệu hồn kêu Nước trong đêm
Em ơi em, làm sao quên được
Ốt-sơ-ven-xim, ốt-sơ-ven-xim!
Nhớ nghe em, những đôi giày nhỏ
Tưởng còn đi chập chững chân son
Những mái tóc vàng tơ đóng bó
Dệt thành chăn rợn bóng oan hồn!
Anh đã đến quê em Cra-cốp
Như quê anh lộng lẫy cung đền
Hồng quân cứu Va-ven xinh đẹp
Như Thạch Sanh đánh ó cứu nàng tiên...
Anh đã đến quê em Ban-tích
Sóng ngời xanh, ngọc bích biển khơi
Đã xóa sạch những ngày Đăng-dích
Màu Ba Lan trong trắng đỏ tươi
Khắp quê em, mùa xuân đến rồi
- Dù đêm qua chút tuyết còn rơi
- Hỡi người chị bên đường quét tuyết........................................................
Xuân đến rồi, nắng đỏ trên môi.
Nắng trên cao cần trục xây nhà
Nắng lưng tàu phấp phới đi xa
Nắng đỏ ngực anh, người thủy thủ
Đẹp như lò Nô-va Hu-ta
Khắp quê em, mùa xuân mang tên
Những người con đẹp của trăm miền
Hôm nay gọi nhau về Đại hội
Mở thêm đường, đi lên, đi lên
Mùa xuân đó, quê em ấm áp
Chân người đi, vào cuộc đời chung
Ngựa đang kéo đồng lên hợp tác
Đường ta đi tấp nập vô cùng!
 
Q

quynh2002ht

Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi
Tác giả: Tố Hữu Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra.
Nguyễn Văn Trỗi!
Anh đã chết rồi
Anh còn sống mãi
Chết như sống, anh hùng, vĩ đại.
Hỡi người Anh, đã khép chặt đôi môi
Tiếng anh hô: Hãy nhớ lấy lời tôi!
Đang vang dội. Và ánh đôi mắt sáng
Của Anh đã chói ngời trên báo Đảng

Nghìn năm sau sẽ nhớ lại hôm qua
Một sáng mùa thu, giữa khám Chí Hòa
Anh đi giữa hai tên gác ngục
Và sau chúng, một người linh mục.
Anh bước lên, nhức nhói chân đau,
Dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu
Quần áo trắng một màu thanh khiết
Thây gầy yếu mạnh hơn cái chết.
Bầy giết thuê và lũ viết thuê
Hai hàng đen, súng cắm lưỡi lê
Anh bước tới, mắt nhìn, bình thản
Như chính Anh là người xử án.
Cỏ trong vườn mát dưới chân Anh
Đời vẫn tươi màu lá rau xanh
Đây miếng đất của Anh đòi giải phóng
Đây máu thịt của Anh đòi cuộc sống.
Anh thét to: "Ta có tội gì đây?"
Chúng trói Anh vào cọc, mấy vòng dây
Mười họng súng. Một băng đen bịt mắt.
Anh thét lớn: "Chính Mỹ kia là giặc!"
Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn
Với cái chết, Anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi môi Anh đã khô cháy căm hờn:
Phải chiến đấu không sợ gì súng đạn!
Lệnh: Hàng đầu quỳ xuống! Một giây thôi
Anh thét lên: Hãy nhớ lấy lời tôi:
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Đả đảo Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!
Súng đã nổ, mười viên đạn Mỹ
Anh gục xuống. Không. Anh thẳng dậy
Anh hãy còn hô: Việt Nam muôn năm!
Máu tim Anh nhuộm đỏ đất Anh nằm.
Mắt đã nhắm, không một lời rên rỉ,
Anh chết vậy, như thiên thần yên nghỉ.
Chẳng cần đâu, cây thánh giá sắt tây
Của tay người linh mục ném bên thây!

Anh đã chết, Anh Trỗi ơi, có biết
Máu kêu máu, ở trên đời, tha thiết!
Du kích quân Ca-ra-cát đã vì Anh
Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành.
Anh đã chết. Anh chẳng còn thấy nữa
Lửa kêu lửa, giữa miền Nam rực lửa
Như trái tim Anh, ôi lửa nào bằng!
Phút cuối cùng, chói lọi khối sao băng...
Hãy nhớ lấy lời tôi!
Nguyễn Văn Trỗi
Lời Anh dặn, chúng tôi xin nhớ:
Hãy sống chết quang vinh
Trước kẻ thù không sợ
Vì Tổ quốc hi sinh
Như đời Anh, người thợ.
23-10-1964
 
Q

quynh2002ht

Nhớ Việt Bắc
Tác giả: Tố Hữu Ta về , mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.....
Núi giăng thành lũy sắt dày...................................
Rừng che bộ đội, rừng vây quanh thù........
Mênh mông bốn mặt sương mù
 
Q

quynh2002ht

Stalin! Stalin
Tác giả: Tố Hữu "Stalin! Stalin!"



Bữa trước mẹ cho con xem ảnh

Ông Stalin bên cạnh nhi đồng

Áo ông trắng giữa mây hồng

Mắt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười

Trên đồng xanh mênh mông

Ông đứng với em nhỏ

Cổ em quàng khăn đỏ

Hướng tương lai

Hai ông cháu cùng nhìn

Sta -lin! Sta-lin!

Yêu biết mấy nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!

Mồm con thơm sữa xinh xinh

Như con chim của hoà bình trăng trong

Hôm qua loa gọi ngoài đồng

Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao

Làng trên xóm dưới xôn xao

Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi!

Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!

Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?

Thương cha thương mẹ thương chồng

Thương mình thương một thương Ông thương mười

Yêu con yêu nước yêu nòi

Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu

Ngày xưa khô héo quạnh hiu

Có người mới có ít nhiều vui tươi

Ngày xưa đói rách tơi bời

Có người mới có được nồi cơm no

Ngày xưa cùm kẹp dày vò

Có Người mới có tự do tháng ngày

Ngày mai dân có ruộng cày

Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai

Ơn này nhớ để hai vai

Một vai ơn Bác một vai ơn Người

Con còn bé dại con ơi

Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông

Thương Ông mẹ nguyện trong lòng

Yêu làng yêu nước yêu chồng yêu con

Ông dù đã khuất không còn

Chân Ông còn mãi dấu son trên đường

Trên đường quê sáng tinh sương

Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng

Ngàn tay trắng những băng tang

Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.


Tố Hữu

Nguyên Ủy viên bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng csVN.
 
Q

quynh2002ht

Ta Đi Tới
Tác giả: Tố Hữu Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
Đường cách mạng, dài theo kháng chiến...
Đến hôm nay đường xuôi về biển
Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng...
Ai vô đó, với đồng bào, đồng chí
Nói với Nửa - Việt Nam yêu quý
Rằng: nước ta là của chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!
Chúng ta, con một cha, nhà một nóc
Thịt với xương, tim óc dính liền...............................
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Dù ai rào giậu ngăn sân
Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!
Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng.
Những bàn chân từ than bụi, đầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
Ta đi tới, không thể gì chia cắt
Mục Nam Quan đến bãi Cà Mau
Trời ta chỉ một trên đầu
Bắc Nam liền một biển.
Lòng ta không giới tuyến
Lòng ta chung một Cụ Hồ
Lòng ta chung một Thủ đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!
8-1955
 
Q

quynh2002ht

Tiếng Ru
Tác giả: Tố Hữu Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người - đâu phải nhân gian?................................................................
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu...................................................................................................
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
 
Q

quynh2002ht

Tố Hữu
Tác giả: Tố Hữu Tố Hữu trích đoạn



“Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu
Cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!”
 
Q

quynh2002ht

Tố Hữu Trích Đoạn
Tác giả: Tố Hữu Sta -lin! Sta-lin!

Yêu biết mấy nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!

Mồm con thơm sữa xinh xinh

Như con chim của hoà bình trăng trong

Hôm qua loa gọi ngoài đồng

Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao

Làng trên xóm dưới xôn xao

Làm sao, ông đã làm sao, mất rồi!

Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi!

Hỡi ôi Ông mất! Đất trời có không?

Thương cha thương mẹ thương chồng

Thương mình thương một thương Ông thương mười
 
Q

quynh2002ht

Từ Ấy
Tác giả: Tố Hữu Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
 
Q

quynh2002ht

Việt Nam Máu Và Hoa
Tác giả: Tố Hữu Khao khát trăm năm, mãi đợi chờ
Hôm nay vui đến, ngỡ trong mơ
Một trời êm ả, xanh không tưởng
Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ
Đây cuộc hồi sinh, buổi hóa thân
Mùa đông thế kỷ chuyển sang xuân
Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu
Người vươn lên, như một thiên thần!
Thế này chăng? Thuở xưa hoang dã
Chàng Sơn Tinh thắng giặc Thủy Tinh
Càng dâng nước, càng cao ngọn núi
Chân Trường Sơn đạp sóng Thái Bình.
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hóa vàng nhân phẩm, lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.
Ta sẵn sàng xé trái tim ta
Cho Tổ quốc, và cho Tất cả
Lá cờ này là máu là da
Của ta, của con người, vô giá.
Trắng khăn tang, em chẳng khóc đâu
Hỡi em gái mất cha mất mẹ
Nước mắt rơi, làm nhòa mặt quân thù
Em phải bắn, trúng đầu giặc Mỹ.
Tình thương lớn, mạnh hơn lửa thép
Trận địa đây xây giữa lòng người
Dẫu mưa nắng, trái đất tròn vẫn đẹp
Đời yêu ta, ta phải thắng cho Đời.
Cút sạch đi, bầy sói hôi tanh!
Đã đến buổi cuối cùng phán quyết:
Trả về ta, đất rộng trời xanh
Cho bay, những hố bom làm huyệt.
Lịch sử muốn bay cúi đầu tội lỗi
Dưới gươm thiêng hùng khí Thủ đô
Cả bốn biển hoan hô Hà Nội
Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ.
Ngọc Hà em! Lộng lẫy hoa tươi
Xin thơm khắp miền Nam, miền Bắc
Chắc Bác Hồ vui, xin kính dâng Người
Và tặng cả anh em cùng ta đánh giặc.
Không nỗi đau nào riêng của ai
Của chung nhân loại, chiến công này,
Việt Nam ơi, máu và hoa ấy
Có đủ mai sau, thắm những ngày?
Chưa dễ lành đâu, những vết thương
Nửa mình còn nhức, hỡi quê hương!
Song mùa vui đã mang xuân tới
Đã tắt hôm nay lửa chiến trường.
Rừng núi đã xanh màu giải phóng
Hãy trào lên, ơi sóng Cửu Long
Quét phăng những rác bùn ứ đọng
Những thép gai ngăn mặt, cắt lòng.
Ta lại về ta, những đứa con
Máu hòa trong máu, đỏ như son.
Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi
Tái hợp, huy hoàng, cả Nước non!
Xuân 1973
 
S

sieutrom1412



%%-
Quán quân của kỳ thứ hai Hồ Chí Minh là"​

-
310.gif
quynh2002ht với số điểm 20

Phần thưởng: gần 20 thỏi vàng rồng

gia_vang_hom_nay_2622015.jpg


%%- Các bạn khác:

+ truongtuan2001: 4

+ huongbloom : 8

+ toiyeu71 : 6


Kỳ 3


Nhà văn Nguyên Hồng

nguyen-9c4a3.jpg



%%- Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1]. Những tác phẩm của ông mang một tình cảm nhân đạo thống thiết. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.


%%- Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.


%%- Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn...


%%- Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


%%- Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế".


%%- Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).


%%-Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.


Nào bắt đầu thôi
 
H

huongbloom

Cửu Long giang ta ơi

Trích trong tập thơ"Trời xanh" (1960)

Ngày xưa ta đi học
Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu
Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ
Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ

Bản đồ mới tường vôi cũng mới
Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao
Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ
Ðưa ta đi sông núi tuyệt vời

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu
Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh
Nguồn tự Trung Hoa có Vạn lý trường thành
Có Hy Mã lạp sơn, Ðộng Ðình hồ, Tây du, Thủy Hử
Mê Kông chảy
Cây lao đá đổ
Ngẫm nghĩ voi đi
Thác Khôn cười trắng xóa
Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương
Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn
Rừng Lào- Miên rộng quá
Dân Lào - Miên mến yêu
Xôi nếp nước trong sẵn sàng chia bạn đói
Ta đi... bản đồ không còn nhìn nữa
Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh
Trúc đào tươi chim khuyên riả cánh sương đọng long lanh
Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát
Rừng núi lùi xa
Ðất phẳng thở chan hòa
Sóng tỏa chân trời buồm trắng
Nam bộ
Nam bộ
Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng...
Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
Bến nước Mê kông tôm cá ngập thuyền
Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả

Mê Kông quặn đẻ...
Chín nhánh sông vàng
Nông dân Nam bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
Những Hà tiên, Gia định, Long Châu
Những Gò công, Gò vấp, Ðồng tháp, Cà mau
Những mặt đất
Cha ông ta nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt
Ta đã lớn
Thầy giáo già đã khuất
Thước bản to nay thành cán cờ sao
Những tên làm man mác tuổi thơ xưa
Ðã thấm máu của bao hồn bất tử
Những Minh Khai, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Trần Phú
Những bông hoa dân tộc anh hùng
Mười sáu tuổi xanh
Em Ðuốc Sống đốt mình phá tan kho giặc
Võ thị Sáu dùng răng cắn chặt
Giữ trung trinh cho đến phút cuối cùng
Ðạn giặc xuyên lỗ chỗ ngực măng non
Ðỏ thắm nụ cười
Chào Bác Hồ và Việt Nam bất diệt.
Ðêm nay
Cửu Long Giang vẫn âm vang sóng cát
Sao khuya lấp lánh
Lửa chài thức sáng nhịp hát hò ơ
Ðồng Tháp xa đưa những tiếng mẹ ru
Hồ Chí Minh thành ca dao bát ngát...
 
Q

quynh2002ht

Nguyên Hồng

Cửu Long giang ta ơi

Trích trong tập thơ"Trời xanh" (1960)

Ngày xưa ta đi học
Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu
Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ
Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ

Bản đồ mới tường vôi cũng mới
Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao
Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ
Ðưa ta đi sông núi tuyệt vời

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu
Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh
Nguồn tự Trung Hoa có Vạn lý trường thành
Có Hy Mã lạp sơn, Ðộng Ðình hồ, Tây du, Thủy Hử
Mê Kông chảy
Cây lao đá đổ
Ngẫm nghĩ voi đi
Thác Khôn cười trắng xóa
Lan hoang dứa mật thông nhựa lên hương
Những trưa hè ngun ngút nắng Trường Sơn
Rừng Lào- Miên rộng quá
Dân Lào - Miên mến yêu
Xôi nếp nước trong sẵn sàng chia bạn đói
Ta đi... bản đồ không còn nhìn nữa
Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh
Trúc đào tươi chim khuyên riả cánh sương đọng long lanh
Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát
Rừng núi lùi xa
Ðất phẳng thở chan hòa
Sóng tỏa chân trời buồm trắng
Nam bộ
Nam bộ
Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng...
Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
Bến nước Mê kông tôm cá ngập thuyền
Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả

Mê Kông quặn đẻ...
Chín nhánh sông vàng
Nông dân Nam bộ gối đất nằm sương
Mồ hôi vã bãi lau thành đồng lúa
Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa
Những Hà tiên, Gia định, Long Châu
Những Gò công, Gò vấp, Ðồng tháp, Cà mau
Những mặt đất
Cha ông ta nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt
Ta đã lớn
Thầy giáo già đã khuất
Thước bản to nay thành cán cờ sao
Những tên làm man mác tuổi thơ xưa
Ðã thấm máu của bao hồn bất tử
Những Minh Khai, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Trần Phú
Những bông hoa dân tộc anh hùng
Mười sáu tuổi xanh
Em Ðuốc Sống đốt mình phá tan kho giặc
Võ thị Sáu dùng răng cắn chặt
Giữ trung trinh cho đến phút cuối cùng
Ðạn giặc xuyên lỗ chỗ ngực măng non
Ðỏ thắm nụ cười
Chào Bác Hồ và Việt Nam bất diệt.
Ðêm nay
Cửu Long Giang vẫn âm vang sóng cát
Sao khuya lấp lánh
Lửa chài thức sáng nhịp hát hò ơ
Ðồng Tháp xa đưa những tiếng mẹ ru
Hồ Chí Minh thành ca dao bát ngát...
 
Q

quynh2002ht

Những ngày thơ ấu

Nguyên Hồng


Chương 1: Tiếng kèn ...

Thầy tôi làm cai ngục. Mẹ tôi con một nhà buôn bán rau đậu, trầu cau lần hồi ở các chợ và trên đường sông Nam Định -Hải Phòng. Tuổi thầy tôi hơn ba mươi, gấp đôi tuổi mẹ tôi. Hai thân tôi lấy nhau không phải vì quen biết nhau lâu mà thương yêu nhau. Chỉ vì hai bên cha mẹ, một bên hiếm hoi muộn cháu và có của; một bên sợ nguy hiểm giữ con gái đẹp đến thì ở trong nhà và muốn cho người con ấy có chỗ nương tựa chắc chắn, được cả một dòng họ trọng đãi nếu mắn con... Tôi đẻ ra đã được bao nhiêu người nhà những tội nhân có máu mặt đến mừng, biết bao nhiêu kẻ nhờ vả ông bà tôi lại thăm nom. Đồ vàng bạc, các thứ lụa là, gạo thơm, gà béo, trứng mới, cá biển tươi... từng tráp, từng thúng, từng bu đã chật ních cả tủ áo và chạn thức ăn. Vú bõ trong nhà đã hả hê có số tốt được hầu hạ một cửa "quyền quý".

Sau này, mỗi lần nhắc tới ngày sinh vui vẻ của tôi, trong cái giọng nói hổn hển thỉnh thoảng lại ngắt quãng với những tiếng ho khan của bà nội tôi, tôi thấy có nhiều sự cảm động lắm. Cảm động vì nhớ tiếc, vì đau xót. Thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì thương yêu nhau, trái ngược cay đắng đó tôi đã hiểu biết rõ rệt và thấm thía ngay từ năm tôi lên bảy lên tám, ở vào cái tuổi mà tính tò mò rất dễ bị kích thích và trí ngây thơ trong suốt đã ghi giữ một hình ảnh gì, một nỗi niềm nào thì ghi giữ mãi mãi. Những buổi chiều vàng lặng lẽ, lạnh lẽo của mùa đông, những buổi chiều mà bụi mưa như có một thứ tiếng van lơn thầm thì trong hơi gió vu vu, lửa lò than rực rỡ vờn lên chân tường những áng hồng lấp lánh hay rủ rê tâm trí người ta vào những cõi buồn nhớ, là những buổi chiều làm tê tái mẹ tôi hơn hết. Tuy mẹ tôi có tôi ngồi trong lòng cười nô với mấy con búp bê, tuy trước mặt mẹ tôi có cả một bữa cơm thức ăn tỏa mùi thơm ngon lành trong hơi cơm tám soan bùi ngọt, tuy mẹ tôi vẫn tươi cười và luôn luôn thưa gửi dịu dàng với thầy tôi và bà tôi.

Lúc bấy giờ, trong đầu óc mẹ tôi quằn quại những hình ảnh, những ý nghĩ gì, thầy tôi đoán biết sao được. Vẻ mặt xinh tươi kia, sự thùy mị kính cẩn kia, sao có thể là của một người đàn bà mà tâm tư hằng giá buốt vì những phiền muộn, những đau đớn cay chua nhất, tối tăm nhất? Hay thầy tôi cũng như mẹ tôi cả hai đều thản nhiên và lặng lẽ để che giấu cả một lòng đau đớn? Có lẽ đúng! Vì thầy tôi, nếu là một người vô ý thức hay là một kẻ xốc nổi, chỉ biết có sắc đẹp và sự chiều chuộng của mẹ tôi, thì đã chẳng yên lặng nhìn tôi, miệng hơi nhếch về một bên, khi tôi níu lấy tay, lay lay hỏi:

-Cậu ơi! Em Quế con không phải là con cậu mà là con cai H. phải không? Cùng lúc nghe câu tôi hỏi ấy, mắt mẹ tôi bỗng sáng lên, gò má hơi ửng hồng. Mẹ tôi nhìn nhanh thầy tôi rồi hoặc quay mặt nhìn đi chỗ khác, hoặc cúi xuống thẫn thờ nhìn tôi. Trời! Thốt lên câu hỏi dại dột trên kia nếu tôi là con một người cha độc ác hay ghen, phát uất ức, và một người mẹ bỗng hổ thẹn, sợ hãi vì có kẻ mớm lời cho con mình để phá hoại sự thanh khiết của đời mình, đời phải chung thủy của một người làm vợ, thì cảnh tình giữa cha tôi và mẹ tôi lúc bấy giờ sẽ ra sao? Nhưng không! Thầy mẹ tôi chỉ lặng lẽ nhìn nhau và tôi cũng vẫn được nưng niu vỗ về trên hai đầu gối mẹ tôi ấm áp.

* * *

Quế, em gái tôi, là con một người khác: cai H, sự ngờ vực trong đầu óc tôi thoát ra với những câu hỏi trên kia không bao giờ được trả lời cả. Đem hỏi thầy tôi, thầy tôi yên lặng. ạm ấp trong lòng mẹ tôi, được mẹ tôi vuốt ve là tôi nhắc đến câu hỏi ấy. Cũng như thầy tôi, mẹ tôi không đáp. Nhưng hai con mắt sáng ngời trên nước da mịn màng như trứng gà bóc ấy khác hẳn cặp mắt sâu tối của thầy tôi. Và, những lúc ấy, mẹ tôi hay áp má lên lùm tóc tôi, hai ngón tay nhẹ nhẹ vuốt từng sợi một. Không chịu thắc mắc, tôi còn hỏi cả hai cô tôi, hai anh họ tôi, bà tôi, và những người hàng xóm. Cô tôi, hai anh họ tôi không trả lời còn có lý chứ bà nội tôi và những người ở gần nhà tôi thấy tôi hỏi lắm thì hoặc làm lơ đi, hoặc gắt lên thì thật vô lý quá chừng. Chính mấy người này đã gieo cái ý nghĩ vẩn vơ ngờ vực vào tâm trí tôi. Đã một lần bà tôi vẫy tôi lại, ôm tôi vào lòng xoa đầu nói:

-Ai đẻ mày? Nhìn những miếng bánh kẹo thơm phức trong giấy bóng xanh đỏ ở tay bà tôi, tôi nũng nịu đáp:

-Bà đẻ con. Bà tôi lừ mắt, tát vào má tôi:

-Bố mày, chỉ được cái hóm thôi. Không phải!

-Vậy con là con cậu bà nhỉ? Bà tôi lườm tôi một cái dài, lại hỏi:

-Cậu làm gì?

-Cậu làm ông xếp đề lao. Bà tôi, vẫn một giọng ngọt ngào:

-Còn cái Quế là con ai?

Tôi đã hơi cáu vì thèm ăn lắm mà chưa được miếng nào, tôi ngoẹo đầu ngoẹo cổ, phụng phịu:

-Con không biết! Bà tôi lại tát nhẹ vào má tôi:

-Láo nào! Bố mày! Nói đi rồi bà cho. Nhưng tôi dại gì chậm nói để chậm ăn, tôi liền kéo tay bà tôi cầm bánh thấp xuống tí nữa:

-Em Quế cũng là con cậu. Tôi đã thất vọng. Bà tôi hừ mạnh một tiếng, đổi nét mặt:

-Không phải! Tôi gắt lên:

-Chả con cậu là con ai? Không cho con thì thôi! Dứt lời, tôi gỡ tay bà tôi, chực chạy đi chỗ khác. Bà tôi phải bóc ngay phong bánh, bẻ cho tôi một nửa rồi cặp chặt tôi vào hai đầu gối:

-Bà bảo không phải là không phải mà. Tôi không cắn bánh vội, cau mặt nhìn bà tôi:

-Thế nó không phải là con cậu con, sao nó lại được ăn sữa bò, lại có vú bế? Tôi lý luận như thế vì tôi cho rằng được vú em chăm bẵm và ăn sữa bò là một vinh hạnh, một sự biệt đãi. Tôi có biết đâu rằng bà tôi chẳng muốn mẹ tôi bận bịu vì em gái tôi, để tôi được độc quyền hưởng sự nuôi nấng chăm bẵm của mẹ tôi. Bà tôi lại xoa đầu tôi và cười. Nụ cười làm rung động cặp môi rạn nứt, chảy xệ ấy, tôi vẫn chẳng thấy gì là vui vẻ. Và nụ cười vừa tắt, bà tôi lặng ngay nét mặt nói:

-Không phải! Cái Quế nó là con thằng cai H. Tôi mở to mắt, lay mạnh vai bà tôi:

-Bà nói dối để không cho con nốt chỗ bánh kia. Nó cũng là con cậu.

Cặp mày lơ phơ trên đôi mắt nâu càng chau lại, nhưng giọng nói bà tôi lại trở lại nhẹ nhàng, ngọt ngào:

-Không! Bà bảo thật mày đấy, nó không phải là con cậu mày mà là con thằng... Bà tôi ngừng lại, đăm đăm nhìn vào mặt tôi:

-Mày có biết thằng cai H. không? Tôi lắc đầu. Bà tôi nghiêm nét mặt:

-Cái thằng buổi chiều nào cũng dẫn lính sang đề lao và thổi kèn ấy mà. Tôi reo lên:

-Thế thì con biết rồi! Nhưng tôi chẳng cần hiểu biết rõ rệt hơn đứa em gái thật là con thầy tôi hay là con ai cũng được, thấy bà tôi hớ hênh tôi liền giật phăng cả gói bánh và mấy chiếc kẹo, chạy tót ra đường. ...

.


* * *
còn nữa
 
Q

quynh2002ht

Tiếp theo
Và một lần, dưới gốc cây xoan tây, trước một cái bếp bằng những hòn gạch vỡ và đốt bằng những cành xoan và lá vàng khô, tôi được ẵm trong lòng một người đàn bà vẫn đong gạo và vay tiền của mẹ tôi. Trước thì tôi mải chơi với một con mèo nhỏ vờn quấn dưới chân tôi nên tôi không để ý đến chuyện trò của người đàn bà ấy với một người đàn bà khác, nhiều tuổi hơn, yếm trắng, thắt lưng xanh, cũng là vợ một người cai lính khố xanh, và cặp mắt vẻ mày cũng sắc sảo lắm. Khi con mèo bị tôi nắm đuôi chặt quá chóe lên một tiếng, cào tôi rồi chạy đi chỗ khác, tôi mới bắt đầu chú ý nghe. Người đàn bà ôm tôi cười toe toét. Người kia lại còn lắm miệng hơn. Nhiều lúc cả hai cùng nhìn tôi, mắt ánh hẳn lên rồi cười rũ rượi. Tôi không ngạc nhiên lâu mà liền căm tức. Cái căm tức dội lên nghẹn ngào. Nhưng tôi phải yên lặng. Không biết một sức mạnh gì đã giữ riết lấy tôi không cho tôi chồm lên, không cho tôi văng vào mặt họ mà đấm đá mà chửi rủa. Hai người đàn bà này chê bai bới móc mọi người hàng xóm chán rồi lại quay về chuyện nhà tôi. Nào thầy tôi nghiệt ngã, thâm hiểm lắm. Trái lại, mẹ tôi vừa trai lơ, vừa dễ dãi, và gần như đần độn nữa ấy, chẳng biết gì cả. Còn bà tôi thì đủ các tính ác, tính xấu, những cái ác, cái xấu của những người đàn bà từ thuở lọt lòng đã phải sống với những thành kiến, những lề thói tối tăm cay nghiệt, rồi phải coi học thức như là một sự quái gở, tự do như là tội lỗi, và thích thú sự áp chế, hành hạ nếu mình được dịp và có quyền áp chế, hành hạ kẻ khác. Sau cùng, giọng nói của người đàn bà nhiều tuổi có cặp mắt sắc sảo bỗng nhỏ đi. Y trỏ một người trắng trẻo, không phải bồng súng, đương chắp tay sau lưng đi lại ở cổng đề lao, thì thầm với người đàn bà ôm tôi bỏm bẻm nhai trầu:

-Con bé em thằng này là con hắn ta đấy!

* * *

Buổi chiều nào cũng vậy, dù nắng nực hay mưa rét, tốp lính khố xanh ấy cũng phải đi qua nhà tôi. Vừa đúng hai chục người: mùa hạ, quần áo vải vàng, mùa đông, quần áo dạ tím. Họ đi chân không, quấn xà cạp, đội nón chóp đồng. Ba người hàng đầu đeo ở cánh tay áo một chiếc lon màu hoa lý to hơn chiếc đũa. Cùng hàng với ba người này, ở bên trái, cách chừng một bước là một người tầm thước, gương mặt trắng hồng, mắt sáng, sống mũi hơi cao, hai hàm răng trắng phau. Y ăn vận gọn ghẽ hơn cả. Tay y đeo hai lon vàng đính thêm một đường chỉ đỏ thêu to. Chân y đi giày vải đen, bít tất bao giờ cũng trắng như mới. Không phải bồng súng, y ung dung cầm một chiếc kèn đồng có tua đỏ mỗi lần hoa nhanh lên lại tỏa ra một làn ánh sáng vàng diệp dưới ánh nắng rực rỡ của chiều hè.

Cứ khi nào tốp lính đến gần nhà tôi ở xế cổng đề lao thì tiếng kèn vang lên, vui vẻ quá, hùng tráng quá. át cả tiếng vỏ lưỡi lê đập phanh phách vào đùi và những bước chân xoàn xoạt, tiếng kèn mỗi giây một dướn cao, một vang to, rung động cả làn không khí êm ả của một góc trời. Rồi nương tiếng gió lao xao trong những chòm cây phấp phới, âm thanh nao nức, dồn dập của tiếng kèn càng cuốn lên cao, tràn ra xa, rất xa, đến những vùng xa sáng tươi nào đó. Càng về sau tiếng kèn càng niềm nở, ân cần như những lời thúc giục thống thiết rồi đổ hồi trong giây khắc đoạn im bặt. Một lúc lâu sau, một tốp lính khác ở cổng đề lao đi ra, vẫn người thổi kèn ấy. Lần này tiếng kèn nhanh hơn trước, nhịp với bước chân vội của tốp người nhọc mệt và đói ngấu mong ngóng sự nghỉ ngơi, no say... Hay bước đi, bước đi, như làn lá nhỏ bay theo gió... Tiếng kèn vồn vã vẫn rõ ràng, trong sáng, và bầu trời mở rộng vẫn rung vang. Sau tốp lính, một lũ đàn bà, trẻ con long tong chạy theo, trên lưng, những đứa bé ngổm lên ngổm xuống như cưỡi ngựa. Quá nhà tôi một quãng ngắn, tiếng kèn lại dần dần dướn cao lên. Đến khi tốp lính và lũ đàn bà trẻ con bị những lớp găng dày của một góc vườn um tùm và một hàng cây che khuất thì tiếng kèn tắt hẳn. Gió chiều bỗng rít dài lên, nền mây rung mạnh, khi âm vang của tiếng kèn không còn một gợn sóng. Đương nắm tay tôi, tự nhiên mẹ tôi buông mạnh ra bước xô xuống thềm gạch, ra đường. Tôi ngạc nhiên, níu chặt lấy vạt áo mẹ tôi, cuống quít:

-Mợ ơi! Chờ con với. Mợ ơi!...

* * *

Bao nhiêu buổi chiều như thế? Đã mấy năm chiều như thế? Tôi không thể ghi rõ là bao nhiêu mà chỉ nhớ rằng mẹ tôi đã không biết bao nhiêu lần dắt tôi ra sân trước, đón những tốp lính kia đi qua với tiếng kèn rộn rã tưng bừng để rồi một lúc lâu sau chậm chạp dắt tôi trở vào. Mẹ tôi đã đứng trong tươi sáng và ấm áp ở ngoài trời hay trong gió lạnh, mưa bay ở dưới mái hiên, và, bao nhiêu buổi chiều êm ả đã qua, óc non nớt của tôi ghi làm sao được không lầm, không sót những con số nhất định? Nhưng trong hồn tôi thì mãi mãi rõ ràng thắm nét hình ảnh những con mắt của mẹ tôi sáng lên nhìn người thổi kèn và hai gò má mẹ tôi ửng hồng khi gặp cặp mắt long lanh của người đàn ông nọ chiếu tới. Và cho tới ngày trọn đời, tôi không thể nào quên được cái cảm giác là lạ do một bàn tay nhỏ nhắn run run bỗng từ đầu tuột xuống vai tôi, và một màng lành lạnh mong manh vương qua một cặp mắt lờ đờ nhìn vào mắt tôi chợt làm ngực tôi lạnh dợi đi... Rồi đến một giọng van lơn khi tôi níu lấy áo mẹ tôi kéo vào nhà lúc không còn bóng dáng và tiếng kèn của tốp lính nữa.

-Đừng quấn mãi lấy chân mợ mà! ... Thôi! ... Con đi trước đi mợ xin theo con. ...

Rồi một buổi chiều, tôi cũng không thể nhớ rõ là một buổi chiều rực rỡ hay âm u, mẹ tôi không dắt tôi ra sân nữa. Và từ buổi ấy trở đi, chỉ có mình tôi lon ton chạy ra đón xem tốp lính đi qua với một người thổi kèn khác. Lắm lúc thấy tiếng kèn vui quá tôi chạy vào nhà, nắm tay mẹ tôi, hết sức kéo dậy. Nhưng mẹ tôi hoặc gỡ tay tôi ra rồi quay mặt vào tường hoặc tiện thể kéo ngả người tôi vào lòng mà ôm lấy tôi. Bên tai tôi, tiếng ngực mẹ tôi đập mạnh lạ thường, và từ mảng ngực phập phồng nóng ran lên đó truyền sang da thịt tôi những cảm giác ấm áp giữ tôi lại rất lâu trong cánh tay mẹ tôi. Lúc bấy giờ mắt tôi như mờ đi vì hơi thở nóng sực của mẹ tôi và tôi càng bâng khuâng trong đôi mắt thẫn thờ như muốn khóc của mẹ tôi.
Em Quế chính là con "cậu" tôi. Anh họ tôi, các cô tôi, cả bà tôi và những người hàng xóm dần dần bảo tôi như thế sau ngày người cai kèn kia đổi đi nơi khác không biết là đóng ở đâu và mẹ tôi càng kính cẩn hầu hạ bà tôi, càng chiều chuộng thầy tôi và chăm nom anh em tôi. Nhưng cũng từ ngày ấy tôi càng ít thấy hai thân tôi trò chuyện vui vẻ với nhau trừ khi ở trước mặt bà tôi hay những người nào thân thiết nhất. Tới năm em gái tôi khôn lớn cũng thế, thầy mẹ tôi không bao giờ nhìn thẳng vào nhau mà hỏi gọi nhau, cười nói với nhau. Trong con mắt, giọng nói và nụ cười của hai thân tôi bao giờ cũng đượm vẻ trầm lặng, chua chát, hờn tủi. Sự đau đớn âm thầm ấy theo dõi mãi mãi thầy tôi và mẹ tôi với cái kỷ niệm sâu sa của mấy đêm kia

-tôi tin chắc chỉ mấy đêm thôi

-hai con người đã phải gắng gượng ăn nằm với nhau, và để khỏi tủi lòng hai đứa con có phúc lọt vào một cửa giàu có và hiếm hoi, hai người càng cố phải gần gũi nhau trong một sự êm ấm giả dối vô cùng
 
Q

quynh2002ht

Những ngày thơ ấu

Nguyên Hồng


Chương 2: Chúa thương xót chúng con

nhà đã bán mất rồi. Cái nhà gạch hai tầng ở phố Hàng Cau của bà tôi cố dành dụm bao nhiêu năm và vay mượn bao nhiêu nơi mới xây được để làm từ đường. Năm ấy là năm 1927, tôi nhớ rõ như thế, đồng tiền buôn bán còn kiếm được nên nhà tôi mới bán được giá cao đến thế: một nghìn chín trăm đồng. Và cũng vì ở giữa phố sầm uất, có nhà cầm đồ, có hiệu khách xuất cảng và nhập cảng gạo, có nhiều hàng cơm đông người ăn nhất, nếu không nhà tôi sẽ bị dìm giá, chầy chật mới bán được. Bởi nhà đất vừa hẹp, đằng sau không có, cầu rửa và bể nước ở ngay trong nhà, lan can lại bằng gỗ, và chủ nó đương cuống vó, mất ăn mất ngủ vì các món nợ ghê gớm, văn tự viết cầm nhà thì đã đến hạn đoạn mại. ông tôi mất sớm, năm thầy tôi chưa lấy mẹ tôi. Bà tôi cũng sinh nở mười tám bận. Nhưng các cô, các chú tôi đều chết dần chết mòn gần hết, kẻ ngay khi lọt lòng mẹ, kẻ mới bập bẹ nói, kẻ còn trần truồng chạy nhông ngoài đường. Trong sự nuôi nấng cẩu thả và mê muội của một người mẹ luộm thuộm suốt ngày đầu tắt mặt tối, đàn con đông hơn đàn vịt kia sống sót ba người: thầy tôi và một người chị gái thầy tôi, một người em thầy tôi. Công việc mua bán chỉ đi lại trong có nửa tháng là nhà tôi đã về chủ khác.

Tuy vậy, trước ngày mà hai cô tôi ký tên vào giấy bán nhà cùng với bà tôi ở tòa án rồi nhận trước viên lục sự mỗi người một trăm rưởi đồng, gia đình tôi cũng chẳng ổn thỏa nào. Thầy tôi cười một tiếng nói với bà tôi:

-Hai con ấy chính là hai con quỷ. Chúng nó là con gái may sinh vào cái buổi tây tàu này, tôi đã phải cho mỗi đứa một trăm bạc, hỏi còn bất công gì mà chúng nó oẻ họe dọa không ký. Chúng nó mà cao kỳ quá thì tôi để toàn quyền cho tòa án. Bà tôi chỉ chép miệng:

-Đấy tùy anh, anh muốn làm thế nào cho tôi nhờ thì làm. Hai con kia nó đã được nhờ chồng, thằng làm thông phán, đứa cửa hàng đồ gỗ tiền nghìn, chúng nó cần gì hai trăm bạc của anh chia cho chúng nó một cách xử đối khinh rẻ như thế. Muốn cho chúng nó ký nhận tiền, anh phải nói năng với chúng nó ra nhời ra nhẽ, chúng nó đã vậy, nhưng còn chồng chúng nó. Thôi tôi xin anh, anh đừng cậy mình là ông trưởng, mà giở trò nhờ quan tòa, nhờ thầy kiện. Tôi bảo thật chỉ đục nước béo cò, chia năm sẻ bẩy, rồi cái nhà này đến mất không thôi. Nghe bà tôi nói, thầy tôi càng tím mặt lại.

-Anh sức dài vai rộng, anh thông thạo chữ nghĩa, anh thừa sức làm công nọ việc kia để kiếm miếng đổ vào miệng anh, vợ anh, con anh. Chứ tôi đây đã ngoài bảy mươi tuổi đầu, mấy năm trước Chúa cho còn mạnh chân khỏe tay, còn buôn bán, còn làm cái hàng cái họ được, nhưng từ nay trở đi thì còn làm gì nảy ra tiền nữa. ăn uống, thuốc thang, đóng góp hội hè giỗ tết, một năm, hai năm nếu Chúa còn để tôi sống được ngày nào nữa, và ma chay sau này, nếu không được nhờ cậy các anh các chị thì thôi. Thiệt một xu tôi khổ vì một xu, thiệt một đồng tôi đứt ruột vì một đồng, thiệt hàng chục hàng trăm thì anh cứ cầm dao thí ngay cho tôi một nhát còn hơn. Bà tôi nức lên rồi ôm mặt khóc:

-Anh làm khổ tôi vừa vừa chứ! Anh ỷ mình vừa vừa chứ! Đương nhiên anh bỏ việc nhà nước. Đương nhiên anh vác bàn đèn về nhà, hút ngày hút đêm... Rồi bỗng dưng anh đem văn tự địa đồ đi cầm lấy hàng năm bảy trăm bạc, chịu lãi mười phân để về Sài gòn, Sài chéo, cậy cục hàng trăm bạc để lấy sổ đi làm tàu tây tàu Nhật, tưởng nên vương tướng gì hay đâu không việc hoàn không việc, nghiện ngập hoàn nghiện ngập. Tiếng khóc càng to, và từ trong hai hốc mắt tối những giọt nước mắt tràn ra lai láng trên gò má hóp răn reo, như một đập nước đương khô cạn bỗng đầy ứ đến vỡ lở. Vừa khóc bà tôi vừa réo tên tục của ông tôi và thầy tôi mà kể lể oán trách. Một đời tối tăm của người đàn bà thường dân, nhanh chóng nhưng thấm thía và rõ rệt, đã kêu lên bằng cái giọng khàn khàn rền rĩ của bà tôi. Ngay khi lọt lòng mẹ, người đàn bà ấy đã phải chịu ngay cái cảnh bất công trong sự chăm nuôi cùng các anh trai, em trai, lớn lên một chút choáng váng u mê vì sự dạy bảo sai khiến của ông bà, cha mẹ và họ hàng... mười bảy mười tám tuổi đã thành một người con gái cằn cỗi, lúc nào cũng khép nép, lo sợ, rồi thì về nhà chồng với một lòng nhẫn nhục ngày càng dạn dầy, một tính khiếp phục ngày càng mạnh mẽ...

Hàng ba bốn mươi năm sau thời kỳ làm dâu con, bước lên địa vị làm mẹ rồi làm bà. Tuổi già kém sút đến. Nhưng rồi ra, cũng được hơi yên ổn, vui sướng. Sự sống thảnh thơi và già cỗi ấy ở giữa những sự sống mê muội tối tăm khác của những lớp con cháu cứ thế kéo dài cho đến phút cuối cùng. Người đàn bà ấy chết. Chết bên một cỗ áo quan thật tốt đóng sẵn từ mươi năm trước để một góc buồng, bên một đống quần áo lành lạnh thơm tho giữ y nguyên những nếp là từ thuở mới bước chân về nhà chồng... chết trong những tiếng khóc rền rĩ của con gái, con dâu, chị em xa gần mượn dịp này để đay nghiến lẫn nhau, khóc mà tưởng như hát lên những khổ cực đau tủi mình đã phải chịu. Thầy tôi đã lạnh lùng đứng dậy, đi vào nhà trong mặc bà tôi ngồi kể lể. Tôi nhìn nét mặt thầy tôi, thấy sao mà dữ, mà sợ. Chờ thầy tôi khuất hẳn, tôi vội trèo lên giường bà tôi, lay vai bà tôi, rơm rớm nước mắt nói:

-Bà! Bà đừng khóc nữa. Cậu bán nhà này của bà đi rồi làm nhà khác mà. Một giọng mếu máo đáp:

-Có làm thêm mấy cái bàn đèn nữa đấy! Bố ****** giết tao... Hồng ơi!.. Tôi càng lay mạnh vai bà tôi:

-Cậu con không làm được thì lớn lên con đi học con làm cho bà. Bà nín đi... Bà tôi ngước mắt lên, hai bàn tay chỉ còn xương bọc da khô róc, hất nhanh mớ tóc điểm bạc ra đằng sau. Những giọt nước mắt đổ dồn về hai thái dương, ròng ròng rớt xuống gáy. Một tháng sau, hết hạn ở lưu, nhà tôi phải dọn đi nơi khác. Hôm đó hai mươi ba hay hai mươi bốn tháng chạp. Một buổi sáng lạnh lẽo tuy khô ráo. Suốt hai dãy phố trừ mấy hàng cau và hiệu cầm đồ là tấp nập còn nhà nào cũng quét rửa xong, bàn thờ hoa cúc, cành đào, chân nến đỉnh đồng bày biện đâu đấy, và bắt đầu cửa đóng, dán giấy hồng điều và tranh rồi. Những năm xưa thái bình ăn tết sớm lắm!

* * *

Một sáng sớm tôi bỗng thức giấc thì thấy lạnh và chân tay nhẹ bẫng đi. Tôi bò nhổm dậy, dụi mắt trông: màn đã vắt, chiếc chăn bông cuộn lệch lạc đùn về một góc giường, thầy tôi khi ngủ bao giờ cũng phải cho tôi gác và ủ tay vào nách không thấy nằm bên nữa.

-Cậu ơi! Cậu ơi! Tiếng kêu gọi của tôi đã thành tiếng hét làm rát cả cổ. Bà tôi và mẹ tôi tung màn chạy theo tôi ra vườn. Cả con bé em tôi nữa.

-Làm sao thế? Làm sao thế? Tôi mếu máo nhìn bà tôi:

-Cậu con đi đâu rồi? Bà tôi quát:
còn nữa
 
Q

quynh2002ht

tiếp theo

-Cậu mày đi sau chứ đi đâu mà phải khóc? Tôi liền chạy vào đạp tung cửa nhà xí.

-Bà ơi! Đâu nào? Bà tôi nắm tay tôi lôi sềnh sệch vào nhà:

-Hay cậu mày đi mua thuốc? Tôi lại vội chạy vào buồng. Không thấy cái bàn đèn để trên mặt bàn kê ở cuối giường và tìm đâu cũng không ra, tôi nức nở:

-Mất bàn đèn rồi! Nhận ra chỗ thầy tôi nằm không bao giờ xếp dọn sớm như thế và quần áo vắt trên màn không còn cái nào lành, bà tôi hốt hoảng hỏi mẹ tôi:

-****** có biết bố nó đâu không? Mẹ tôi nhìn bà tôi, không đáp! Bà tôi càng cuống quít:

-Lạ thật! Lạ thật!... Bữa trưa hôm ấy cơm và thức ăn nuốt vào thấy khô đắng quá! Nước canh thịt hòa với nước mắt tôi. Thấy tôi khóc nhiều quá và dỗ mãi cũng không nín, bà tôi cũng khóc theo:

-Mợ Vui

-gọi theo tên tục thầy tôi

-thằng Vui nó vào nhà chung lấy cả năm trăm bạc của tao gửi cha xứ rồi. Cha xứ hỏi nó, nó bảo lấy tiền để làm vốn sang Lào buôn bán. Vậy mợ mày bây giờ nghĩ sao? Mẹ tôi vẫn yên lặng. Một hồi lâu, mẹ tôi mới cúi đầu đáp:

-Thưa mẹ, con chẳng biết nghĩ sao cả. Bà tôi "hừ" một cái thật dài rồi đổi giọng:

-Mợ mày nói lạ! Trước khi đi cũng phải dặn dò mợ điều gì chứ? Mẹ tôi quay nhìn cái gian buồng lúc nào cũng mờ tối giường quanh năm màn chỉ vén lên, trong đó thầy tôi hết nằm lại ngồi, hút chán lại ngủ, không bao giờ đi chơi đâu và chẳng bao giờ hỏi đến mẹ tôi. Mẹ tôi nhẹ thở dài. Hai mắt mẹ tôi vẫn lờ đờ mệt mỏi như giọng nói:

-Thưa mẹ không! Cậu nó đi là đi, có dặn gì con đâu.

* * *

Mùa thu ngắn quá, tiếp ngay đến mùa đông dài và buồn. Mùa đông năm ấy mưa phùn liên miên như không bao giờ hết trong cái lạnh lẽo tê buốt của những luồng gió lộng. Người ta như đặc cả phổi dưới làn không khí ướt át của vòm trời thấp tối. Nhà tôi ở chung với nhà bán hàng sũ. Trong nhà, trừ gian bày bàn thờ, còn đâu đâu cũng xếp đầy gỗ phiến, gỗ tấm, gỗ bắp và các thứ săng ván. Quanh năm, mùi gỗ vàng tâm và gỗ dẻ thơm nức không khí. Những ngày mưa gió, khách mua hàng ắng, chủ nhà và thợ đều rỗi. Trưa đến, thợ mộc và thợ xẻ đều chui vào những chỗ trống ở hai chồng ván, kéo những giấc ngủ kỳ no chán. Về những ngày vắng lặng đó, đi học về, ăn cơm xong, mở sách ra học, tôi thấy tâm trí vơ vẩn như muốn bay đi những đâu đâu, mặc dầu ở trong lớp tôi đã lơ đãng nhiều rồi. Nhất là những giờ tập đọc và làm tính, tôi chẳng để ý nghe nghĩa lấy một phút. Một tay khoanh lên bàn để che, một tay tôi vân vê hai mảnh vỏ lạc tây đã tỉa hết nhân và cọ sát rất nhẵn của thầy tôi bỏ lại. Tôi và em gái tôi gọi là hai mảnh gỗ rùa. Tôi còn đặt thêm cho cái tên là "rùa thần" vì đêm ngày chầu chực ở hai bên ngọn đèn dầu lạc của thầy tôi. Trí tưởng tượng non nớt của tôi đã dàn xếp ra những cảnh rất kỳ dị trong những giờ yên lặng nhất của buổi học chiều.

Mặt bàn gỗ lim nhẵn bóng là tầng mây xán lạn, mênh mông trên đó là hai "rùa thần vỏ lạc tây" kia bơi theo chiều gió. Ngón tay giữa và ngón tay trỏ của tôi đặt lên hai vị tiên đồng: tôi và em gái tôi, cưỡi linh quá bay trên tầng không, hai tiên đồng kia đã bao nhiêu năm tháng tìm kiếm các phương trời một người cha thân yêu bỗng dưng lìa bỏ hai con mà không bảo cho chúng tôi biết chỗ mình ở, ngày mình về. Rồi càng bay xa, càng bay lâu, chỉ càng thấy ruộng nương, sông hồ, rừng núi và biển cả mịt mùng... Nhưng ở nhà trường, giữa những vui chơi của các bạn nhỏ, tôi không thấy sự buồn nhớ thấm thía quá mỗi khi chợt nhớ đến thầy tôi. Về đến nhà, ngồi trên cái giường mọi khi có ngọn đèn vàng ngà ngà im lặng trong cái chụp trong suốt luôn luôn vương vấn làn khói mong manh thơm phức, người tôi càng nao nao cồn cào như sau mấy bữa chỉ ăn có cháo loãng. Những ngày mưa, từng giọt nước lạnh từ ống máng rơi xuống chiếc thau đồng đã thấm từng chút khí lạnh vào lòng tôi; từng tiếng kêu chiêm chiếp của con sẻ lẻ loi rũ lông trên mái ngói đã quáện đi từng hơi êm ấm của hồn tôi. Và những ngày nắng, mây trời xanh bát ngát, mái ngói xanh rêu, tường vôi trắng xóa vẫn cứ vương qua mắt tôi một màng mong manh lạnh lạnh. Tôi buồn ngủ lắm rồi! Không sao học bài được nữa. Vì mỗi câu đọc xong, tôi chưa ôn lại thì những chữ muốn gợi ra trong trí tưởng đã biến đi đâu hết. Não cân tôi tê dại vì nhớ thương đã trở thành như bằng chất sắt, không thể ghi nhớ các bài học dù chỉ rất ngắn, rất dễ học kia.

Ngồi xếp bằng giữa giường trên đệm bông có lò than tàu đỏ rực, bà tôi im lặng trước cây thánh giá bằng đồng treo giữa hai chậu huệ trắng và hai chân nến sơn son thếp vàng. Không có những tiếng lâm râm như tiếng nói của một người gần hấp hối ấy, không có những đầu ngón tay khô róc lẩy bẩy lần chuỗi tràng hạt ấy, bà tôi sẽ thành một pho tượng mà tất cả cái tinh thần chuyên chế và sức đè nén tối tăm của các thành kiến hiện cả lên trên cái gương mặt hốc hác nhăn nheo và trong hai quầng mắt sâu thẳm.

-Chúa tha tội chúng tôi!

-Chúa thương xót chúng tôi! Lời van xin càng rền rĩ.

-Chúa nhận lời chúng tôi!

-Chúa phá mọi sự dữ, ban mọi sự lành cho chúng tôi!!! Bao nhiêu tia sáng trong cặp mắt bao lâu nay không còn ánh một vẻ vui sướng gì của bà tôi dần tắt đi... Bà tôi nhìn Chúa Giê-su rầu rĩ mệt lả dang hai cánh tay rỉ máu trên cây thánh giá hồi lâu rồi từ từ cúi xuống hôn mẫu ảnh nhỏ, tròn bằng bạc ở tràng hạt. Tiếng nói lào thào càng run run:

-Chúa tha tội chúng tôi! Chúa thương xót chúng tôi!

-Chúa phá mọi sự dữ, ban mọi sự lành cho chúng tôi! Nhiều lần nữa bà tôi rền rĩ nhắc lại mấy câu trên kia mà từ khi tôi bắt đầu nói sõi bà tôi bắt tôi đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu vạn lần.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom