$\color{blue}{\fbox{Game}\bigstar\text{VẬT LÍ - BẠN ĐÃ ỨNG DỤNG THẾ NÀO?!?}\bigstar}$

  • Thread starter congratulation11
  • Ngày gửi
  • Replies 30
  • Views 2,318

C

congratulation11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (197):Pic - Game
VẬT LÍ - BẠN ĐÃ ỨNG DỤNG THẾ NÀO?!?

:khi (60):Hehe, nghe tiêu đề có lẽ nhiều mem phần nào đã đoán ra nội dung, cái lõi của trò chơi có ý đồ "trong sáng" gì đúng không?/?
Ai za...., vòng vo quá , vào thân bài luôn! :D

:khi (109):Luật chơi:
Người đầu tiên sẽ đưa ra 1 đề tài tùy ý, mem tham gia kế tiếp sẽ đưa ra những ứng dụng thực tế (của bản thân càng tốt) nhờ kiến thức của đề tài đó (đó có thể là những sự việc xảy ra rất gần gũi với các mem...). Kế đó, bạn đó sẽ đưa ra chủ đề mới cho mem khác tiếp nối....
Cứ như thế, cứ như thế và cứ như vậy, có thể trò chơi của chúng ta sẽ kéo dài rất lâu...

***Qua pic này, tớ mong mọi người sẽ gặt hái thêm nhiều kinh nghiệm trong thực tế. Môn lý sẽ thiết thực hơn với mỗi chúng ta....!!!

o-+o-+o-+Không cần người quản trò, chủ pic là tớ sẽ là người bắt đầu và mở màn cuộc chơi.!!!

Rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi người!!! ;)
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Chủ đề 1: Hiện tượng phản xạ ánh sáng! :)>-
.................................................................................................................
 
T

tiasangbongdem

---chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong gương nhờ phản xạ ánh sáng. :D
Khi đi trên xe máy hoặc ô tô chúng ta lên để ý kính chiếu hậu mỗi khi lưu thông trên đường.Nhờ nó mà ta không phải xoay cổ 90 độ để tránh xe đằng sau. ;)

---Sự ra đời của bản Sonata Ánh trăng là nhà Beethoven hồi đó bán xô, rồi ông tỏ tình 1 cô nào đó nhưng cô này từ chối.Hôm đó ông về nhà trong trạng thái rất buồn nhìn trước mặt thấy mấy cái mặt trăng in hình xuống xô (theo phản xạ ánh sáng),vì là đang giận nên ông đập hết mấy cái xô nên mới đặt tên cho bản nhạc là xô nát ánh trăng.
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Ứng dụng của tiasangbongdem thú vị thật, nhất là cái bản "Xô nát" ấy ;))
Không có ý chê trách nhưng các bạn khi tham gia nên đưa ra các ứng dụng có thật , thực tiễn... đừng "chém" nhé, như vậy sẽ đi ngược lại tinh thần của trò chơi! :)

À, lần sau khi ứng dụng xong thì các bạn đưa ngay chủ đề mới để thành viên khác tiếp nối nhé!
Lần này tớ tiếp hộ vậy ...

Chủ đề 2: Bình thông nhau
 
N

nhokdangyeu01

Bình thông nhau được ứng dụng vào chiếc siêu (ấm) đun nước..............................
 
S

scientists

- Cột nước của ty cấp nước làm trên cao, để xả xuống cho người dân sử dụng, nhà nào có tầng lầu cao hơn nó thì nó không chảy tới.
- Bồn xăng dầu to làm bằng nhựa hay Inox, không thể theo dõi mức dầu còn bên trong, người ta gắn ống thủy tinh đứng dọc theo bình, thông trên và dưới với bình, xem mực trong ống thủy tinh thì biết mức dầu còn trong bình.
- Nhà SD giếng bơm, qua giàn lọc, bơm lên tầng thượng xả xuống tầng trệt dựa theo quy tắc bình thông nhau
- Nền nhà mà thấp hơn mặt đường thì khi mưa lớn, mực nước trong nhà và ngoài phố (theo nguyên tắc Bình thông nhau sẽ dâng lên bằng nhau) Hậu quả là ngoài đường nước mới tới mắt cá chân thì trong nhà nước đã cao đến đầu gối (nước theo đường cống sẽ tràn ngược vào nhà),v.v..

Chủ đề tiếp theo : Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
 
S

saodo_3

Chủ đề tiếp theo : Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

Tia hồng ngoại là loại ánh sáng không nhìn thấy bằng mắt thường, nó phát ra từ những vật có nhiệt độ cao hơn môi trường. Có thể nói nó là tia nhiệt. Ứng dụng thì rất phong phú. Bắn nhau trong đêm, kẻ nào có kính hồng ngoại thì nắm chắc 90% chiến thắng. Tia hồng ngoại có tác dụng đốt nóng nên có thể ứng dụng vào bếp hồng ngoại, thiết bị sưởi...

Tia tử ngoại (tia cực tím) thì cũng là loại tia không nhìn thấy được nhưng nó mạnh hơn và có thể xuyên qua một vài thứ (trừ tủy tinh). Ứng dụng không được bao nhiêu nhưng gây hại là nhiều: gây đột biến gen dẫn đến ung thư da, lóa mắt, mù mắt.....

Chủ đề tiếp theo: Hiện tượng mao dẫn.
 
N

nhokdangyeu01

Chất dinh dưỡng từ trong đất được cây hút nhờ hiện tượng mao dẫn
Chủ đề tiếp theo: Ngưng tụ
 
C

congratulation1

Chủ đề tiếp theo: Ngưng tụ

Ngưng tụ là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất rượu... :)
Cái rượu sau khi đã lên men được người ta đem đi chưng cất. Dưới tác dụng nhiệt, hơi rượu bay lên, ngưng tụ tại một dàn lạnh---> giọt rượu.
Nghe nói muốn rượu càng tinh khiết thì người ta chưng cất càng nhiều thì phải ;)

Chủ đề tiếp: Sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Chủ đề tiếp: Sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng

Cơm lên men thành cái rượu nhé, cái rượu mà còn lên men nữa thì hỏng ;))

Ứng dụng của bảo toàn năng lượng: Không có ứng dụng gì hết, vì thực tế năng lượng không bao giờ bảo toàn được.

Chuyển hóa năng lượng: Làm các loại động cơ, thiết bị nhiệt....

Chủ đề: Nhật thực.
 
C

congratulation11

Chủ đề: Nhật thực.

Nhật thực thực tế là 1 hiện tượng vật lí. Do "Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời" nằm trên cùng 1 đường thẳng...
Nguyên lí: Khi tia sáng truyền đi, bị cản lại thì không thể đi tiếp theo hướng cũ được....

Ứng dụng: Hôm nào mất điện đặt tay trước ngọn nến, làm một vài động tác là có thể tạo ra một số hình bóng rất thú vị: con thỏ, con chim, người....
À, chiếu bóng nghệ thuật................

@saodo3: yên tâm, hôm nào em gửi cho anh luôn 1 bịch "cái rượu sau khi đã lên men" ;))
Chủ đề tiếp: Thể tích khí biến thiên
 
Last edited by a moderator:
T

tiasangbongdem

động cơ đốt (thường sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel ) là chuyển đổi năng lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy xăng, dầu thành năng lượng cơ học để chiếc xe của bạn có thể chuyển động được. (Chắc mình không phải giải thích nguyên lý hoạt động vì trong sách giáo khoa có bài đọc thêm động cơ nổ 4 kỳ rồi )
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

động cơ đốt (thường sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel ) là chuyển đổi năng lượng sinh ra từ quá trình đốt cháy xăng, dầu thành năng lượng cơ học để chiếc xe của bạn có thể chuyển động được. (Chắc mình không phải giải thích nguyên lý hoạt động vì trong sách giáo khoa có bài đọc thêm động cơ nổ 4 kỳ rồi )

Giải thích rồi cho chủ đề tiếp đi bạn.
Pic này mở ra không chỉ để lớp 10 dùng đâu, bạn viết vậy các lớp khác sao hiểu được

Góp ý thôi! @};- :)|
 
N

nhokdangyeu01

Khi nóng thì khí sẽ bị nở ra
VD: Cho 1 quả bóng bàn bị xẹp vào chậu nước nóng thì quả bóng sẽ nở ra

Chủ đề tiếp theo: Hiện tượng dính ướt và không dính ướt
 
C

congratulation11

Chủ đề tiếp theo: Hiện tượng dính ướt và không dính ướt

Hiện tượng không dính ướt: Sơn chống thấm phủ ngoài tường, gỗ.... để bảo vệ tránh khỏi ẩm mốc...; Khai thác dầu thô trên biển (do không bị dính ướt nên dầu nổi trên mặt nước)...

Hiện tượng dính ướt: dán mà không cần keo giữa 2 bề mặt tiếp xúc

Chủ đề tiếp: Chuyển động ném xiên
 
S

scientists

Xét chuyển động của vật được ném lên với vận tốc ban đầu hợp với phương nằm ngang góc α ( trọng trường coi là đều và bỏ qua lực cản của không khí)
- Người lái máy bay phải thả hàng cứu trợ từ vị trí nào để hàng rơi trúng mục tiêu?
- Pháo thủ phải hướng nòng súng đại bác chếch một góc bằng bao nhiêu để bắn đạn trúng địch?
- Vận động viên phải chọn góc ném bằng bao nhiêu để ném tạ, ném lao được xa nhất?...



Chủ đề tiếp theo : Sự bay hơi và sự ngưng tụ
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Chủ đề tiếp theo : Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Chính nhờ sự bay hơi và ngưng tụ của hơi nước mà trên Trái đất có các hiện tượng mây mưa, điều này gây nhiều hiệu ứng vật lí thú vị: cầu vồng,...hoặc nó được sử dụng trong sản xuất thực tế: làm thủy điện, ....

@ Scientist: Bộ em đang học vượt hả ;))
Đôi khi ta hiểu sâu bản chất vấn đề thì việc ứng dụng nó theo cách của ta là điều hoàn toàn đơn giản, phụ thuộc quá vào lí thuyết sẵn có nó sẽ làm xáo mòn em đấy!

Chủ đề tiếp theo: Đòn bẩy
 
Last edited by a moderator:
T

tiasangbongdem

Xét chuyển động của vật được ném lên với vận tốc ban đầu hợp với phương nằm ngang góc α ( trọng trường coi là đều và bỏ qua lực cản của không khí)
- Người lái máy bay phải thả hàng cứu trợ từ vị trí nào để hàng rơi trúng mục tiêu?
- Pháo thủ phải hướng nòng súng đại bác chếch một góc bằng bao nhiêu để bắn đạn trúng địch?
- Vận động viên phải chọn góc ném bằng bao nhiêu để ném tạ, ném lao được xa nhất?...



Chủ đề tiếp theo : Sự bay hơi và sự ngưng tụ

bạn ơi "Người lái máy bay phải thả hàng cứu trợ từ vị trí nào để hàng rơi trúng mục tiêu?" là chuyển động ném ngang nha (dựa vào tầm xa để ném hàng đúng mục tiêu)
Ứng dụng cho chủ đề đòn bẩy
_để nhổ đinh ta cần dùng búa để bẩy đinh lên.
_kéo,kìm,bập bênh,chèo thuyền,câu cá,quét nhà ............đều là những thí dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.
_ngoài ra tay chân của con người được sử dụng như một đòn bẩy các xương tay,xương chân là đòn bẩy, các khớp xương là điểm tựa, còn các cơ bắp tạo lên lực.
Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên.

Chủ đề tiếp theo :Mặt phẳng nghiêng
 
Last edited by a moderator:
U

upandup

Chủ đề tiếp theo :Mặt phẳng nghiêng

Mặt phẳng nghiêng được coi là 1 máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực nhưng thiệt về đường đi

Người ta có thể sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa các vật nặng lên đến 1 độ cao nhất định.
Vd: kéo hàng lên sàn ô tô cao nhờ mp nghiêng, hay đơn giản là dắt xe lên nhà nhờ mp nghiêng cho đỡ tốn sức....

@tiasangbongdem: Tớ thấy ứng dụng của người ta cũng đúng ấy chứ, chuyển động ném ngang là 1 trường hợp đặc biệt của chuyển động ném xiên, với góc ném $\alpha =0^o$ so với phương ngang!

Chủ đề tiếp: Ròng rọc động
 
S

scientists

Ròng rọc là một loại máy cơ đơn giản, rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giớihttp://vi.wikipedia.org/wiki/Thế_giới. Ròng rọc có thể giúp lợi về lực hoặc quãng đường, nhưng không thay đổi về công.

Ròng rọc dùng để kéo nước , kéo hàng...
Ròng rọc cho phép di chuyển tải lên, xuống, hoặc nghiêng. Ròng rọc sử dụng tốt trong việc di chuyển các đối tượng khó tiếp cận địa điểm. Nó giúp công tác di chuyển những vật nặng dễ dàng hơn, và giảm thiểu sự sử dụng cầu thang, hay những máy công nghiệp lớn để di chuyển vật liệu trong những công trường xây dựng.

Chủ đề tiếp theo : Lực đàn hồi

 
Top Bottom