Sử 8 $\color{Blue}{\bigstar\text{Hệ thống kiến thức sử}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nhokdangyeu01

Đâu là chủ trương của phái "Ôn hòa" trong Đảng Quốc đại?
A. Thỏa hiệp và sẵn sàng phục tùng mọi mệnh lệnh của Nữ hoàng Anh.
B. Thỏa hiệp, chỉ đòi thực dân Anh phải tiến hành cải cách.
C. Thỏa hiệp với thực dân Anh, phối hợp với nhà cầm quyền Anh chống lại phái Cấp tiến và Ti-lắc.
D. Đầu hàng hoàn toàn.
 
N

nhokdangyeu01

Đối với quân đội và cảnh sát cũ, Công xã có chính sách gì?
A. Duy trì, phát triển và tăng cường huấn luyện.
B. Duy trì và thành lập thêm lực lượng vũ trang, an ninh nhân dân.
C. Tổ chức giáo dục thuyết phục để họ ngả dần về phía cách mạng.
D. Giải tán, thành lập lực lượng vũ trang và an ninh nhân dân.
 
N

nhokdangyeu01

Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xi-pay là những tầng lớp nào?
A. Binh lính, công nhân, tư sản Ấn Độ
B. Binh lính, nông dân, công nhân
C. Binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh
D. Binh lính, nông dân, thợ thủ công
 
T

tuananh1203

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh trước cách mạng phát triển mạnh nhất ở vùng nào?
A. Miền Nam.
B. Đông - Bắc.
C. Đông - Nam.
D. Tây - Nam.
A
 
T

tuananh1203

Sự kiện nào kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại?
A. Cách mạng tư sản Pháp
B. Cách mạng tháng Hai ở Nga
C. Cách mạng tháng 10 Nga
D. Cách mạng tư sản Anh
B
 
T

tuananh1203

Sự kiện nào là đỉnh cao trong tiến trình phát triển của Cách mạng tư sản Anh?
A. Xử tử vua Sác-lơ I, thiết lập nền Cộng hòa.
B. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
C. Quân đội của O.Crômoen tấn công quân đội nhà vua.
D. Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội và đề ra một số yêu cầu mới.
A
 
B

boboiboydiatran

sau đây là một số thông tin về hiệp ước hoa - pháp :

Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Hiệp ước Hoa–Pháp được ký kết, với 2 điểm chính:
Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc như Quảng Châu Loan và nhượng cho Trung Hoa một số quyền lợi tại miền Bắc Việt Nam như cho họ khai thác một đặc khu tại hải cảng Hải Phòng, miễn thuế cho hàng hóa của Trung Hoa vận chuyển sang miền Bắc Việt Nam.
Ngược lại chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam.
Về cơ bản, hiệp ước này cho phép quân đội Pháp trở lại Bắc Việt Nam thay thế cho quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại, Pháp cũng đã trả lại các tô giới của mình trên đất Trung Quốc cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng.
 
W

woonopro

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh trước cách mạng phát triển mạnh nhất ở vùng nào?
A. Miền Nam.
B. Đông - Bắc.
C. Đông - Nam.
D. Tây - Nam.
 
W

woonopro

Sự kiện nào kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại?
A. Cách mạng tư sản Pháp
B. Cách mạng tháng Hai ở Nga
C. Cách mạng tháng 10 Nga
D. Cách mạng tư sản Anh
 
W

woonopro


Trong các chính sách sau, chính sách nào không phải là việc làm của Công xã Pa-ri?
A. Ban hành chính sách cải cách ruộng đất cho nông dân.
B. Hoãn tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.
C. Quy định giá bán bánh mì.
D. Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.
 
W

woonopro

Vì sao cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay mang tính chất dân tộc?
A. Tất cả đều đúng
B. Vì nó giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh cướp nước để giành độc lập
C. Vì nó giải phóng dân tộc Ấn Độ thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
D. Vì nó cùng nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh xâm lược
 
W

woonopro

Sự kiện nào là đỉnh cao trong tiến trình phát triển của Cách mạng tư sản Anh?
A. Xử tử vua Sác-lơ I, thiết lập nền Cộng hòa.
B. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
C. Quân đội của O.Crômoen tấn công quân đội nhà vua.
D. Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội và đề ra một số yêu cầu mới.
 
W

woonopro

Ngày 10/10/1911, diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc?
A. Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương.
B. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.
C. Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở miền Nam.
D. Triều đình Mãn Thanh sụp đổ.
 
W

woonopro

Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước tư bản già (Anh, Pháp) so với các nước tư bản trẻ (Mĩ, Đức) xoay quanh vấn đề nào?
A. Ngoại tệ và tài chính.
B. Sự phát triển kinh tế.
C. Thị trường và thuộc địa.
D. Xuất khẩu tư bản.
 
W

woonopro


Đâu là chủ trương của phái "Ôn hòa" trong Đảng Quốc đại?
A. Thỏa hiệp và sẵn sàng phục tùng mọi mệnh lệnh của Nữ hoàng Anh.
B. Thỏa hiệp, chỉ đòi thực dân Anh phải tiến hành cải cách.
C. Thỏa hiệp với thực dân Anh, phối hợp với nhà cầm quyền Anh chống lại phái Cấp tiến và Ti-lắc.
D. Đầu hàng hoàn toàn.
 
W

woonopro


Đối với quân đội và cảnh sát cũ, Công xã có chính sách gì?
A. Duy trì, phát triển và tăng cường huấn luyện.
B. Duy trì và thành lập thêm lực lượng vũ trang, an ninh nhân dân.
C. Tổ chức giáo dục thuyết phục để họ ngả dần về phía cách mạng.
D. Giải tán, thành lập lực lượng vũ trang và an ninh nhân dân.
 
W

woonopro


Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xi-pay là những tầng lớp nào?
A. Binh lính, công nhân, tư sản Ấn Độ
B. Binh lính, nông dân, công nhân
C. Binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh
D. Binh lính, nông dân, thợ thủ công
 
B

boboiboydiatran

Cách mạng tháng 10 NGA:
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 (tiếng Nga: Октябрьская революция 1917) là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết. Cách mạng Tháng Mười nổ ra vào ngày 24 tháng 10 năm 1917, do Vladimir Ilyich Lenin và Ðảng Bolshevik lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười thành công vào ngày 7 tháng 11 năm 1917 (theo lịch Gregory) hay ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius).


Các chính sách kinh tế, xã hội của công xã Paris

Công xã Paris quyết định giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp, công xưởng mà giới chủ đã bỏ khỏi Paris. Còn những xưởng mà người chủ vẫn ở lại, Công xã quản lý thông qua việc kiểm soát tiến lương. Các Ủy ban lao động được thành lập chịu trách nhiệm về sản xuất và đời sống công nhân. Với những nhà máy vẫn còn giới chủ, Công xã đưa ra lệnh cấm hình thức cúp phạt, cấm làm đêm trong các xưởng bánh mì. Chế độ ngày làm 8 tiếng cũng được đề ra nhưng chưa kịp thực hiện. Mức lương của các viên chức bị hạ xuống, trong khi của công nhân được tăng lên. Đến tháng 5, Công xã ban hành đạo luật quy định giá bánh mỳ, thịt bò, cừu. Nhiều công dân nghèo rời nhà mình tới sống tại các dinh thự của những quý tộc, tư sản bỏ trốn.
Về giáo dục, Công xã Paris thành lập hệ thống giáo dục thống nhất, tách khỏi nhà thờ, thay thế các tăng lữ bằng tầng lớp giáo viên mới. Một sắc lệnh quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí. Ngày 12 tháng 5, hai trường chuyên nghiệp được thành lập. Chịu trách nhiệm các nhiệm vụ này là Ủy ban giáo dục. Tương tự, Hội nghệ sĩ đứng ra quản lý các rạp hát, kinh doanh nghệ thuật bị cấm.
Về quân sự, Công xã Paris giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ; thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.
 
B

boboiboydiatran

cuộc khởi nghĩa Xi-pay


Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859)
- Nguyên nhân khởi nghĩa là do binh lính Xi-pay bị thực dân Anh đối xử tàn tệ, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm => binh lính bất mãn nổi dậy đấu tranh.
- Diễn biến:
+ Ngày 10/5/1857, khởi nghĩa bùng nổ ở Mi-rút.
+ Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc, miền Tây - Ấn Độ, kéo dài 2 năm.
+ Lực lượng tham gia là binh lính và nông dân.
+ Kết quả: Khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại.
- Ý nghĩa lịch sử: Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, ý thức vươn độc lập của nhân dân Ấn Độ.

CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH GIỮA THẾ KỈ XVII

1. Giai đoạn 1642 - 1648
- Tháng 10/1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội. Quốc hội không phê duyệt các khoản thuế mới và đề ra một số yêu sách được nhân dân ủng hộ. Nhà vua buộc phải nhượng bộ một số yêu sách của Quốc hội.
- Tháng 1/1642, Sác-lơ I chạy lên miền Bắc, dựa vào quý tộc phong kiến ở đây chống lại Quốc hội.
- Ngày 22/8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chuyến với Quốc hội. Cuộc nội chiến bắt đầu.
- Lúc đầu, quân đội Quốc hội bị đánh bại vì lực lượng của nhà vua được trang bị và thiện chiến.
- Ngày 14/6/1645, quân đội nhà vua thua trận và vua bị bắt, sau trốn thoát.
- Mùa xuân 1648, Sác-lơ I lần nữa tiến hành cuộc chiến tranh chống Quốc hội nhưng bị thất bại. Nội chiến kết thúc.

2. Giai đoạn 1649 - 1688
- Năm 1649: Xử tử vua Sác-Lơ I, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt tới đỉnh cao.
- Năm 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi)
- Tháng 9/1658, Ô. Crôm-oen chết, nước Anh rơi vào tình hình chính trị không ổn định.
- Năm 1660, con Sác-lơ I lên ngôi vua, triều đại Xtiu-uốt được phục hồi.
- Tháng12/1688: Quốc hội tiến hành chính biến.
- Đầu năm 1689 Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom