CO2 + dung dịch kiềm !

N

ngoisaomayman_2011

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 23. Dẫn 5,6 lít CO2 (đkc) vào bình chứa 200ml dung dịch NaOH nồng độ aM. Dung dịch thu được có khả năng tác dụng tối đa 100 ml dung dịch KOH 1M. a có giá trị là
A. 0,75. B. 1,5. C. 2. D. 2,5.
Câu 24. Cho 0,2688 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,01M. Tổng khối lượng muối thu được là
A. 1,26 gam. B. 2,32 gam. C. 3,06 gam. D. 4,96 gam.

Câu 21. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 so với khí N2 bằng 2. Cho 0,112 lít (đktc) của X lội chậm qua 500ml dung dịch Ba(OH)2. Sau thí nghiệm phải dùng 25 ml HCl 0,2M để trung hòa lượng Ba(OH)2 dư. % theo số mol mỗi khí trong hỗn hợp X và nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là
A. 50; 50 và 0,015M. B. 40; 60 và 0,015M.
C. 30; 70 và 0,01M. D. 20; 80 và 0,01M.
Câu 22. Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm N2 và CO2 (đktc) đi chậm qua 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M (dư) để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5 gam kết tủa. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H2 là
A. 18,8. B. 15,6 hoặc 18,8. C. 37,6. D15,6
thầy gợi ý cho e nha thầy . e cảm ơn thầy !
 
T

thuyvan1708

Câu 23: Tác dụng tối đa tức là toàn bộ [TEX]CO_2[/TEX] chuyển thành [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] Vậy [TEX]nOH^-[/TEX] = [TEX]2.nCO_3^{2-}[/TEX] = [TEX]2.nCO_2[/TEX] = [TEX]2.(\frac{5,6}{22,4})[/TEX] = [TEX]0,5 [/TEX]mol.
Từ đó tính ra a = 2. Cái này mình nghĩ đơn giản mình ko làm nữa. Đáp án C.

Câu 24: n[TEX]CO_2[/TEX] = [TEX]0,012[/TEX] mol; n[TEX]Oh^-[/TEX] = [TEX]0,024 [/TEX]mol
nOH^- = 2.nCO_2 vậy hoàn toàn tạo ra muối Cacbonat. Khối lượng muối thu được là:
m= m[TEX]Na^+[/TEX] + m[TEX]Ca^{2+}[/TEX] + m[TEX]CO_3^{2-}[/TEX] = [TEX]0,02.23 + 0,002.40 + 0,012.60[/TEX] = [TEX]1,26 (g)[/TEX]. Đáp án A.

Câu 21: Dùng phương pháp đường chéo tính được tỷ lệ mol của [TEX]\frac{CO_2}{SO_2}= \frac{40}{60}[/TEX]. Đáp án B. Nếu muốn tính luôn nồng độ mol của [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] thì bạn tính như sau: Vì [TEX]Ba(OH)_2 [/TEX]dư nên muối sinh ra toàn bộ là muối trung hòa. Vậy số mol [TEX]OH^-[/TEX] đã phản ứng là n[TEX](OH^-(1))[/TEX] = 2n(hh khí) = [TEX]0,01[/TEX] mol. Tổng số mol [TEX]OH^-[/TEX] có trong dung dịch là n[TEX](OH^-)[/TEX] = n[TEX](OH^-(1))[/TEX] + n[TEX]HCl[/TEX] = [TEX]0,015[/TEX] mol => n[TEX]Ba(OH)_2[/TEX] = [TEX]0,0075[/TEX] mol. => [TEX]CM Ba(OH)_2[/TEX] = [TEX]0,015 M[/TEX].

Câu 22: Vì [TEX]Ca(OH)_2[/TEX] dư nên số mol kết tủa = số mol [TEX]CO_2[/TEX] = [TEX]0,05[/TEX] mol. nhh = [TEX]0,25[/TEX] mol => n[TEX]N_2[/TEX] = [TEX]0,2[/TEX] mol. => Mhh = [TEX]\frac{0,05 . 44 + 0,2 . 28}{0,25}[/TEX] = [TEX]31.2[/TEX] => tỷ khối hơi so với [TEX]H_2[/TEX] =[TEX] \frac{31,2}{2}[/TEX] = 15,6. Dáp án D.

Theo mình là như vậy đó! Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom