Có ý kiến cho rằng Nguyễn Công Trú và Cao Bá Quát là những nhà nho có nhân cách sống chân....

B

boyonlyloveu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề: Có ý kiến cho rằng Nguyễn Công Trú và Cao Bá Quát là những nhà nho có nhân cách sống chân chính trong xã hội lúc bấy giờ. Anh, chị hãy phân tích 2 bài thơ "Bài ca ngất ngưỡng" và "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" để làm rõ ý kiến trên.

Em học yếu văn nên nhờ anh chị giúp cả phần "dàn ý" và "bài chi tiết" để em tham khảo. Thứ 2 là em phải nộp bài rùi.
 
B

boyonlyloveu

Sao chưa ai giúp zậy, hok thì giúp em phân tích đề bài và hướng làm cũng đc.
 
T

traimangcaugai

Chị chỉ đưa ra được một số ý cho phần thân bài thôi:)

Cao Bá Quát là một nhân vật lịch sử nổi tiếng văn võ song toàn và tính tình phóng khoáng ngay thẳng.Nhưng tài năng xuất chúng và nhân cách cứng cỏi ấy lại sinh lầm thời nên nó trở thành nguyên nhân gây nên những bât hạnh cho cuộc đời CBQ. Cuộc đời ông là một chuỗi liên tiếp những lận đận, bất trắc và để rồi có một kết cục thật đau xót. Cuộc đời đầy chông gai và bất trắc ấy có lẽ đã được nhà thơ cảm nhận rõ nên mới có một bài thơ trĩu nặng tâm sự như:Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
Vì là một con người có nhân cách sống chân chính vào thời bấy giừo nên CBQ là một con người cô đơn lẻ loi bước đi những bước vô cùng nặng nhọc và vất vả giữ một bãi cát mênh mông nắng cháy (ông 1 mình đi tìm con đường mới)
Bãi cát lại ...
... nước mắt rơi
Xen vào dòng tâm sự nặng trĩu u buồn và bế tắc đó là những triết lí của cuộc đời, lẽ sống của con đường ông tìm kiếm:
Xưa nay...
... say vô số
Nhà thơ nói đến một qui luật phgổ biến của đời sống: con người luôn không ngừng đua chen nhau để giành lấy danh lợi. Chẳng ai chịu "học phép ngủ kĩ " của tiên ông cả. Danh lợi như rượu ngon có mùi thơm hấp dẫn đầy cảm dỗ. Chẳng mấy người đủ can đảm để đững ngoài những cám dỗ ấy.
Riêng CBQ thì không như vậy, cho nên ông phải đối diện với thức tế phũ phàng của đời mình. Một lần nữa" bãi cát dài " lại xuất hiện gắn liền với một con đường mịt mù tăm tối phía trước:
Tính sao đây...
... trên bãi cát?
=>Bài thơ thể hiện rõ sự bế tắc của nhà thơ khi tìm hướng đi đúng đắn co cuộc đời mình.Trên thức tế, CBQ cũng ko ngừng tìm hướng đi, tìm lí tưởng sống cho mình.Và ông đã tìm ra: đó là con đường cùng nhân dân đứng lên chống lại cường quyền, tham quan.


 
T

thuha193

Traimangcaugai đã đưa ra những biểu hiện về nhân cách nhà nho chân chính của CBQ, vậy mình bổ sung thêm về NCT.

nhân cách nhà Nho chân chính đc thể hiên trong chính phong cách sống ngât ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

* Sự ngất ngưởng của NCT khi làm quan:
- Ngất ngưởng bởi tài năng hơn đời, bởi chức vj cao sang hơn đời, công lao hơn đời. Một loạt chức vj ông từng nắm giữ đã đc kể ra theo lối liệt kê (dẫn chứng) kèm theo lời nhận xét "Gồm thao lược...". Lời kẻ nghe thật sang, thật hồ hởi cũng là 1 sự ngất ngưởng.

* Sự ngất ngưởng của NCT khi đã về hưu:
- Để nói về sự ngất ngưởng khi làm quan, tác giả chỉ dùng 6 cau thơ, còn khi nói về sự ngât ngưởng khi đã nghỉ hưu, tác giả sử dụng tới 16 câu thơ, vs những biểu hiện phong phú, đa dạng. Ngât ngưởng trong lói sống khác đời, trong sở thik. Ngất ngưởng ở nhân cách vượt ra ngoài vòng cương tỏa, vượt lên trên thói tục, trong sự thống nhất những mâu thuẫn cũng hết sức khác đời (Dẫn chứng)

* Rút ra: phong cách sống ngất ngưởng của NCT mang ý nghĩa tích cực, thể hiện nhân cách nhà Nho chân chính
- Người ngất ngưởng là ng` ko những # đời mà điều quan trọng là có nhân cách và có tài năng hơn đời
- Ở NCT, ý thức về tài năng luôn gắn liền vs trách nhiệm của kẻ sĩ. Chính vì vậy, mở đầu bài hát nói là sự tự ý thức về phận sự của trang nam nhi trong trời đất "Vũ trụ..." Những chức vj, công trạng mà tác giả liệt kê trong 6 câu thơ đầu đã vượt lên trên sự khoe khoang, đắc ý tầm thường để đạt tới sự khẳng định tài năng làm nên công danh có ích cho đời.
- Ở NCT, ngất ngưởng thẻ hiện nhu cầu đc tự do bộc lộ bản lĩnh cá nhấn, sở tik cá nhân. Ông sống trung thực vs chính mình~~>Đó là bản lĩnh cá nhân, là nét đẹp nhân văn.
- Ông coi rẻ sự đc mất, khen chê tầm thường: "Đc mất dương dương..." Ông tự đặt mình ngang hàng vs những ng` lỗi lạc về tài năng, hiển hách về sự nghiệp, cao cả về nhân cách như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật. Tâm hồn lâng lâng thanh thản, nhẹ nhõm, tự đắc, tự vui thú vs cọc sống của chính mình nhưng lòng vãn nặng nghĩa vua tôi.

~~>Rút ra kết luận về nhân cách cao đẹp của Nguyễn Công Trứ.

Chúc bn làm bài tốt:)

 
T

traimangcaugai

Cũng như CBQ, NCT cũng có một nhân cách sống chân chính
Trong bài thơ" Bài ca ngất ngưởng"nổi bật lên hình ảnh cái tôi cao ngạo của tác giả.(đoạn đẩu). Đó còn là lối sống phả cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại

Không bận tâm đến những lời khên chê, những chuyện được mất. đó là một quan niệm sống, triết lí sống phóng khoáng , tự do, thoát khỏi vònh danh lợi tầm thường. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra khỏi vòng danh lựoi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hưởng mọi lạc thú, cầm , kì,thi, tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thỏa thích.

Nhà thơ đã vận dụng nghệ thuật tương phản, đặt những cái đối lập nhauđể thể hiên thái độ ngất ngưởng của mình.

Nhân vật trữ tình xuất hiện trong tác phẩm là một con người có cá tính ngông,một con người đầy tự tị, yêu thích cuộc sống tự do tự tại, coi thường danh lợi.Con người ấy tự tin vào tài năng và tin tưởng vào quan niệm sống của mình nên đã rất bản lĩnh vượt lên trên thói thường cuộc đời để sống và làm điều mình thích. Nhưng dù ngất ngưởng, ngông ngạo đến đâu, ông vẫn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Vì thế sau những giây phút cao hứng, thả mình phóng túng cùng đất trời, ông vẫn không quên tự nhắc:" nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung". Tư tưởng ấy ko hề mâu thuẫn với cái ngông ngạo, ngất ngưởng cua rông.Tuy cuộc sống quan trường gặp nhiều lận đận nhưng ông vẫn luôn một lòng trung thành với triều đình. Dù ham cuộc sống tự do phóng túng nhưng ông vẫn nhiệt tình thực hiện trách nhiệm quân thần.

Còn thơ em tự trích nhé:)
 
T

traimangcaugai

Mở rộng :Trong một bài thơ khác, Nguyễn Công Trứ viết về "Chí nam nhi'':
Thông minh nhất nam tử.
Yếu vi thiên hạ kì.
Trót sinh ra thời phải có chi chi,
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu.
Đố kị sá chi con tạo,
Nợ tang bồng quyết trả cho xong.
Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung,
Làm cho rõ tu mi nam tử.
Trong vũ trụ đã đành phận sự,
Phải có danh gì với núi sông.
Đi không chẳng lẽ về không!
Còn Cao Bá Quát là người tài năng, đức độ, nỗi tiếng với câu thơ:
Thâp tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
(Mười năm rong ruổi tìm kiếm báu
Một đời chỉ cúi lạy hoa mai)
 
K

kkkut

cảm ơn bài viết này nó đã giup minh nhiêu . Mình mong có nhiều bài để giúp mình học tốt môn văn . mình cảm ơn nhiều
 
N

ngocthinhdan

Cao Bá Quát là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn chương Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX. Điều đáng lưu ý trong sự nghiệp thơ văn ông là ông có nhiều dịp phát biểu những quan niệm của mình về nghệ thuật, về thơ ca. Tìm hiểu những quan niệm nghệ thuật ấy là một trong những tiền đề lý luận cần thiết để từ đó tiến đến nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp thơ văn của ông.
Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát chính là những cách hiểu, cách lý giải của ông về nghệ thuật- ở đây là thơ văn- nghệ thuật ngôn từ. Nó là tư tưởng chỉ đạo, là trầm cảm, tầm trí tuệ trong việc nhận biết, xác định và cắt nghĩa về nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát được bộc lộ dưới nhiều dạng, như chủ động phát biểu chính thức về một tác phẩm văn học của người khác, gởi gắm trong chính tác phẩm do mình sáng tác, hoặc là những suy nghĩ cảm thụ những giá trị văn học của quá khứ hoặc đương thời. Những ý kiến, quan niệm khác nhau trong các dạng nói trên cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, như Trúc Khê, Lê Trí Viễn, Phương Lựu, Nguyễn Lộc, Vũ Khiêu, Trần Ngọc Vương. Tuy vậy, việc đề cập đến quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát chưa trở thành một vấn đề chuyên biệt. Riêng công trình “Cao Bá Quát- con người và tư tưởng” của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư (1) đã tìm hiểu vấn đề này. Dù vậy, tác giả công trình này vẫn chưa bao quát hết những khía cạnh, những phương diện khác nhau trong quan niệm nghệ thuật của Cao Bát Quát.
Bằng cách nhìn liên kết hệ thống từ tác phẩm của Cao Bá Quát (2) chúng tôi trình bày ba vấn đề trong quan niệm nghệ thuật của ông như sau:
-Bản chất thơ, sáng tác thơ.
-Đặc trưng, chức năng thơ.
-Truyền thống và kế thừa.
1. Về bản chất thơ, sáng tác thơ:
Những luận đề nổi tiếng của văn chương trung đại như “Thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải tạo” cố nhiên Cao Bá Quát đều biết đến. Thế nhưng ông hiểu vấn đề khác hơn. Với ông, phẩm chất thơ ca không phải có sẵn. Ông cho rằng phẩm chất của nhà thơ là rất quan trọng, chính vì nó sẽ góp phần quy định phẩm chất thơ. Trong lời “viết trang cuối tập thơ “Rừng Chuối”, ông nói: “Thơ không có phẩm chất nhất định, phẩm chất của người cao thì phẩm chất của thơ cao… Xem người thì có thể biết thơ” (3). Cao Bá Quát, như vậy, đã chỉ ra mối quan hệ thống nhất giữa trí tuệ, tâm hồn, phẩm chất đạo đức của nhà thơ với nghệ thuật ngôn từ của họ.
Trong bài tựa đề cuối tập thơ “Thương Sơn công thi tập” ông viết: “Bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách, nhưng làm thơ thì phải gốc ở tính tình”. Trong hàm nghĩa rộng của quan niệm này, có thể xác định ngay rằng ông đã hướng đến vấn đề hình thức và nội dung của thơ ca.
Xác định phải chú trọng về “quy cách” là Cao Bá Quát muốn nói đến những luật lệ thi pháp và câu chữ, vần điệu. Và xác định: “Làm thơ phải gốc ở tính tình” tức là xác định cái căn cốt nhất của thơ. Đặt vấn đề như vậy trong bối cảnh Cao Bá Quát đang sống, thời kỳ mà văn chương hướng vào việc ca ngợi thiết chế phong kiến, công đức của các bậc đế vương, ca ngợi sự linh thiên của thần thánh, đất trời… thì mới thấy hết quan niệm của Cao Bá Quát. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét: “Cao Bá Quát đúng là một con người có cái nhìn ít hợp cỡ với khuôn ***g của chế độ phong kiến” (4). Việc ông từng than cảnh bị ràng buộc vì một chút hư danh, phê phán thứ văn chương gọt giũa, chê cười thơ xướng họa của Mặc Vân thi xã… có thể giải thích thêm điều vừa nói.
Trong bài Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ của ông Đô sát họ Bùi, Cao Bá Quát đồng tình với tác giả tập thơ này về một phương diện sáng tạo nghệ thuật. Đó là cuộc sống muôn màu, muôn vẻ là cội nguồn của sáng tác thi ca.
Ông viết:
Cước để giang sơn vạn dư lý
Quy lai mãn phúc trữ đồ thư
Dịch:
(ông là người ) vết chân đã in khắp trên non sông muôn dặm.
Khi trở về trong bụng chứa đầy sách vở.
Trong phần viết “Cha ông xưa bàn về thơ ca”, khi trích những câu thơ trên của Cao Bá Quát, giáo sư Lê Đình Kỵ, giải thích: “Ta hiểu sách vở đây là do chính đời sống viết nên: bao nhiêu vết chân in lên khắp miền đất nước, là bấy nhiêu điều nghe thấy, thu nhận, tích luỹ thành cái vốn, cái chất liệu vô giá cho sáng tác văn thơ” (5)
Ở một phương diện khác của vấn đề sáng tạo, Cao Bá Quát viết: “Tô Đồng Pha bàn về cách viết, có nói: “không học là hơn”. Ai hiểu được ý ấy, thì có thể cùng nói chuyện về việc làm thơ được” (Bài tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơn Công) (6). Tại sao ông lại viết như vậy? Đọc lại thơ văn ông, suy ngẫm về đánh giá của ông đối với cái văn chương “xỉ khẩu giảo văn tự” (7) (lải nhải nhai lai từng câu từng chữ ), cái văn chương không biết mình bất cập mà cứ “Hữu như xích loạn lượng thiên địa” (8) (như con sâu đó muốn đo cả đất trời thì quan niệm trên của ông tuy có màu sắc cực đoan nhưng quả là một yêu cầu rất cao đối với sự sáng tạo thơ ca. Đó là không nên bắt chước cổ nhân, không thể học theo khuôn phép cũ mà phải tự bản thân mình độc lập sáng tạo. Và như thế thì chỉ có thể là sáng tạo cái mới, điều này rất phù hợp với quy luật của sáng tạo nghệ thuật nói chung. Cách nói trên của Cao Bá Quát không hề chối bỏ toàn bộ giá trị của văn chương mẫu mực truyền thống. Chính vì cái nguy cơ khô héo, cứng nhắc của văn chương khi nhất thiết phải tập cổ, sùng cổ nên ông phát biểu như vậy. Quan niệm “không học là hơn” còn có thể gợi ý cho sự tự do cá nhân của người nghệ sĩ- điều đó rất có ý nghĩa cho vấn đề phong cách cá nhân trong văn chương. Và như thế, quan niệm của Cao Bá Quát thật gần gũi với quan điểm lý luận mỹ học và lý luận văn học của chúng ta ngày nay.
2. Về đặc trưng, chức năng thơ ca:
Trong “Bài tiểu kệ “uống chè” làm trong khi ngồi khuya với Phan Sinh”, Cao Bá Quát nhân nói về việc uống chè đã đề cập đến một đặc trưng của thơ ca. Oâng viết:
Huyễn phục phi tráng nhan,
Phồn âm biến đại nhã
Dịch:
Aùo loè loẹt không làm cho dáng người mạnh mẽ,
Aâm điệu rườm rà làm mất thể thơ đại nhã.
Thơ đại nhã là một thể thơ hay trong Kinh thi- một thành tựu văn học dân gian rực rỡ của Trung Quốc cổ đại. Cao Bá Quát cho rằng muốn có thơ hay, mẫu mực như thể thơ đại nhã thì không nên quá chú trọng đến sự rườm rà của âm điệu. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Thư cũng có nhận xét đúng: “..ông phản đối chủ nghĩa hình thức trong sáng tác, phản đối lối sáng tác cầu kỳ, kiểu cách, chỉ biết chạy theo câu chữ mới lạ và âm điệu khác thường” (9). Và qua mấy câu trong bài thơ “Phục dụng tiền vận hoạ Di Xuân”, Nguyễn Tài Thư cũng nhận ra quan niệm về đặc trưng hình thức thơ của Cao Bá Quát: “Oâng chủ trương sáng tác phải bình dị, mộc mạc như Tô Đông Pha và Hoàng Đình Kiên:
“Tô, Hoàng khí cách quân hưu tiếu
Bình đạm môn phong tưởng vị phương!”
(Khí phách như Tô, Hoàng bác đừng cười
Phong cách bình dị, mộc mạc tưởng cũng không hại gì !) (10)
Trong bài tựa Truyện Hoa Tiên, Cao Bá Quát đã khái quát ngắn gọn một khía cạnh của chức năng thơ ca như sau: “Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời, Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy” (11). Ở đây ta không bàn đến sự khái quát của Cao Bá Quát về hai tác phẩm trên đã đầy đủ hay chưa, mà chỉ nói rằng đây là một cách nhìn, một quan niệm về chức năng của thơ ca. Tuy thật cô đọng, Cao Bá Quát vẫn cho thấy được sự hiểu biết sâu sắc của ông về hai tác phẩm này. Về tác phẩm Kim Vân Kiều, ý kiến của ông muốn nghiên về phía sứ mệnh của thơ ca đối với nhân sinh, thế sự, tức hướng vào việc tìm hiểu và phản ánh về cuộc đời, về con người. Còn về tác phẩm Hoa Tiên, ông chỉ rõ ý nghĩa chức năng giáo dục của thơ ca.
3. Về truyền thống và kế thừa .
Đối với những giá trị văn hoá về truyền thống, Cao Bá Quát đều ngưỡng mộ và đánh giá cao. Trong bài “Năm mươi vần thơ cuộc đời”, ông ca ngợi nền văn hoá Lý- Trần Việt Nam:
“Thời Lý, Trần văn tài tươi tốt
Nhẹ nhàng sảng khoái như mũi tên sương.
Gốc nho dấy lên ở Thanh Đàm
Nghiêm chỉnh vượt họ Đổng, họ Gĩa..”(12)
Đối với kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, ông coi trọng phương tiện diễn đạt và chữ quốc ngữ (chữ Nôm). Ông ngưỡng mộ và kế thừa sự bồi đắp của tài năng văn chương quá khứ đối với văn chương thời đại. Ông viết: “Sống ở đất này, có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được. Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được truyện Hoa Tiên và Kim Vân Kiều không? Không bỏ được. Ôi ! Người xưa đã đem tâm chí đúc chuốt thành lời hay ý đẹp, cốt để chắp lông nối cánh cho văn chương của ta, mà lại coi thường được sao?”. (Bài tựa truyện Hoa Tiên). (13)
Quan niệm của ông về truyền thống và kế thừa còn có một số ý kiến khác khá dứt khoát. Trong bài tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơ Công, ông phê phán cái vướng mắc còn nặng nề của thơ ca bấy giờ so với thơ phong nhã thể thơ cổ kính trong Kinh Thi được coi là khuôn mẫu). Theo ông có đến 3 loại người làm thơ như thế. Ông viết : “người kém thì khổ về nỗi nhân tuần, dễ dãi , người có hào khí thì mắc bệnh nuốt sống bắt tươi. Còn những người sức học gọi là dồi dào, hý hửng tự đắc, thì chỉ muốn vơ vét trăm nhà, thâm tóm mọi thể, thành ra mô phỏng quá nhiều mà phong cốt chưa cao, tô điểm có khéo, nhưng tinh thần còn thấp” (14). Và ông tán thành ý kiến của Khương Tây Minh rằng việc tập cổ của nhiều người như là “ăn món ăn của cổ nhân mà không tiêu hoá được” (15). Còn đối với văn chương khoa cử, văn chương tải tạo, quán đạo đương thời của triều Nguyễn thì hơn ai hết, ông luôn luôn phê phán. Trong bài thơ Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ, Cao Bá Quát có kể lại việc tỉnh ngộ của mình sau khi đi hiệu lực cùng một sứ đoàn ở đất Ba Sơn:
“Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn.
Thuỷ giác lục hợp hà mang mang!
Hướng tích văn chương đẳng nhi hý!”
Dịch
Từ khi vượt bể qua đất Ba Sơn
Mới cảm thấy vũ trụ bao la.
Chuyện văn chưông trước đấy thực là trò trẻ con!
Đấy chính là nhận thức và cũng là đánh giá của ông về cái văn chương chỉ với mấy pho sách cũ.
Những ý kiến, những quan niệm trên đây của Cao Bá Quát chứng tỏ ông có một quan niệm rất rõ ràng và dứt khoát về vấn đề truyền thống và kế thừa. Nếu là một người chuộng khuôn mòn thước cũ, không có khát vọng đổi mới, không có bản lĩnh của một nhà nho tài tử và phóng khoáng, hẳn ông không thể có một quan niệm tích cực như vậy.
Theo Trần Ngọc Vương thì trong lịch sử văn Việt Nam, “chỉ đến thế kỷ XVIII mới có hiện tượng có những nhà nho coi: văn chương (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự nghiệp chính của đời mình” (16) và Trần Ngọc Vương đã xếp Cao Bá Quát vào số mười một nhà thơ tài tử tiêu biểu đã lấy văn chương, coi tài năng văn học là thước đo quan trọng(17). Khi đã coi trọng văn chương ắt phải nhận thức, quan niệm về nó. Cao Bá Quát là một nhà thơ chứ không phải là một nhà lý luận nhưng những ý kiến của ông về thơ lại rất sắc sảo và rất nhất quán. Thơ không được đóng khung, mòn sáo. Thơ phải gắn với tình, với những gì chân thật nhất, sâu nhất. Đó cũng là quan niệm thơ trong “tính động” của nó, và vì vậy, có thể nói, quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát rất gần với quan niệm nghệ thuật Mac-xit ngày nay.
Em có một số tài liệu nói về Cao Bá quát nè
 
Top Bottom