- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Từ Ấn Độ, phép dùng voi chiến lan sang vùng Đông Nam Á, khu vực Trung Đông tới tận Địa Trung Hải. Các hoạt động thương mại khiến voi chiến hiện diện ở nhiều khu vực cách xa nơi phân bố trong tự nhiên của loài voi.
Voi chiến được sử dụng ban đầu là voi châu Á, khi sang vùng Địa Trung Hải có thêm nguồn voi mới từ châu Phi. Những đế chế có đội voi châu Á hùng mạnh là Ba Tư và Ấn Độ, trong khi Ai Cập và Carthage sử dụng voi châu Phi.
Trong suốt lịch sử Việt Nam, voi chiến được xem là một lực lượng đặc biệt sử dụng trong chiến trận. Do thế phòng thủ trước các triều đại phương Bắc, vốn không có voi chiến, thì ưu thế của phía Việt Nam về lực lượng voi chiến là rõ rệt.
Tượng binh Tây Sơn là "binh chủng" đóng vai trò quan trọng trong các chiến thắng vang dội của nhà Tây Sơn cùng vị anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Trong lịch sử chống ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc tới vị anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ. Quân đội Tây Sơn do ông thống lĩnh đã làm kinh hồn bạt vía bao kẻ thù bởi sự thần tốc, bất ngờ, sức mạnh như bão táp. Trong đội quân này, lực lượng tượng binh (voi chiến) giữ một vai trò quan trọng. Binh chủng đặc biệt này đã góp công đầu cho nhiều chiến thắng mà đỉnh cao là lần đại phá 19 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). Tượng binh Tây Sơn có một sự phát triển vượt bậc về nhiều so với các đội voi chiến trước đó.
Thời kỳ đầu khởi nghĩa, trong đội quân áo vải cờ đào chỉ có một số lượng rất hạn chế các thớt voi do các thủ lĩnh miền núi đem về. Sau đó, nhờ tích cực săn tìm, huấn luyện voi rừng mà đội voi lên được vài chục con. Như Tập san sử địa số 13 (TSSĐ_13) có ghi: "Voi có nhiều ở Cao Nguyên Trung Phần. Tây Sơn cũng như Nguyễn Huệ ở gần đất có voi, nên việc lập tượng binh rất dễ dàng. Cùng với sự phát triển của nghĩa quân qua các trận đánh, Tây Sơn thu được thêm nhiều voi chiến từ các nhà Nguyễn, Trịnh, vốn đều có rất nhiều thớt voi. Thời Trịnh Nguyễn phân ranh, Chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi về phía nam, gồm các vùng Cao Nguyên, nên việc kiếm voi rất dễ dàng. Vì thế, chúa Nguyễn lúc nào cũng có sẵn hàng trăm voi trận như giáo sĩ Delacourt có nói ít nhất là 400 voi trận".
Còn theo A.de Rhodes trong Lịch sử các vương quốc Đàng Ngoài thì chúa Trịnh từng tấn công chúa Nguyễn bằng một đội quân có 300 cỗ voi kéo súng. Theo Thánh Vũ Ký của Ngụy Nguyên (nhà tư tưởng Trung Quốc), sau khi diệt Trịnh, giải phóng Thăng Long, quân Tây Sơn đưa về Phú Xuân toàn bộ số voi chiến thu được, chỉ để lại ở Bắc Hà 50 thớt voi. Cho đến nay, chưa thể xác định chính xác số lượng voi chiến trong quân đội Tây Sơn, nhưng cứ theo số voi săn bắn và thu được của hai nhà Trịnh, Nguyễn thì con số này chắc chắn phải là vài trăm.
Đặt trong không gian và thời gian bấy giờ, lực lượng tượng binh mang lại ưu thế cực lớn. Voi đã được thuần hóa là loài vốn tính hiền lành, thân thiện với con người, nhưng khi đã xung trận thì chúng trở nên hung tợn, là quái thú trên chiến trường với sức mạnh vô song. Voi có thể phá hủy, xóa bỏ các chướng ngại vật, thậm chí là công sự thành lũy, mở đường cho bộ binh bằng cơ bắp và sức nặng của chúng. Khi đánh giáp lá cà, voi dùng vòi, chân, ngà để quăng quật, dày xéo, đâm húc quân địch, làm tan nát đội hình của đối phương. Khiên, giáp có thể chống được gươm giáo chứ không thể cản nổi sức mạnh của tượng binh. Bản thân lớp da dày của voi lại như một lớp giáp hộ thân cho chúng. Tiếng rống của đàn voi cũng là thứ vũ khí uy hiếp tinh thần quân giặc, đặc biệt là khiến đội kỵ binh khiếp đảm vì ngựa vốn rất sợ voi.
Trên lưng voi, ngoài quản tượng còn có 3-4 người cầm vũ khí vừa là hộ vệ cho voi vừa là để tấn công quân địch. Ngoài cung, nỏ, giáo cán dài..đội tượng binh Tây Sơn còn được trang bị đặc biệt bằng đại bác, hỏa hổ và hỏa cầu lưu hoàng. Như theo Thánh Vũ Ký thì, quân Tây Sơn đều chở đại bác bằng voi mà xông ra trận. Sau này Nguyễn Huệ đánh Ngọc Hồi, sử nhà Thanh có đoạn chép thêm: "đại doanh ta vỡ, bị đội voi chiến đốt cháy, vì trên lưng mỗi con voi, có 3-4 tên lính chít khăn đỏ, ngồi ném, tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp mọi nơi, đốt cháy cả người nữa".
Như vậy, với sự xuất hiện của pháo tượng, hỏa công tượng, đội voi chiến càng có thêm sức mạnh đột kích ghê gớm với hỏa lực mạnh.
Ngoài chiến đấu, voi cũng là phương tiện vận tải vũ khí, binh lính và lương thảo. Theo A.de Rhodes thì những con voi to của chúa Trịnh có thể chở tới 6 người, không tính quản tượng. Còn theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn thì những voi mà người miền núi dùng để cõng hàng, mỗi con có thể trở được 30 ngánh gạo, mỗi ngánh chừng 20 bát.
Tuy nhiên, TSSĐ_13 có nhận xét: Dùng voi trận rất lợi nhưng cũng rất hại. Vì nếu không khéo, chính voi ấy lại giết quân mình dễ dàng, làm quân mình thua trận mau hơn. Như trận tập kích Bích Kê, quân Tây Sơn la hét, gây tiếng động làm voi quân chúa Nguyễn có tới hơn 40 con sợ hãi, chạy tán loạn, đạp lên quân sĩ Chúa Nguyễn gây thương vong nhiều hơn là quân Tây Sơn.
Ngoài tiếng động, voi còn nhiều thứ đặc biệt sợ lửa, mà những thứ ấy là điều không thể tránh khỏi trong chiến trận. Còn phải tính đến sự kết hợp, phối hợp giữa tượng binh với kỵ binh và bộ binh…
Các lãnh tụ Tây Sơn chắc chắn biết rõ những khó khăn này hơn ai hết. Vì vậy, đã đặc biệt dồn tâm sức xây dựng đội quân tượng binh thiện chiến xuất sắc. Theo Tạp chí Lịch Sử Quân Sự số tháng 8/2012(TCLSQS_8/12): sau khi lên ngôi, Nguyễn Nhạc đã tiến hành chỉnh đốn lực lượng tượng binh, quy định rõ ngạch voi, số đội và các quy định về quản lý, chăm sóc, huấn luyện voi. Theo đó, tượng binh được phiên chế thành các đội, mỗi đội có từ 30-40 con. Đội voi ở mỗi tỉnh có tầu (chuồng) riêng, được các quản tượng trông nom, tập luyện. Hằng năm, trong các đợt tập trận lớn, các đội voi thường được đem ra diễn tập cùng các lực lượng khác.
Theo trận pháp, voi trận được huấn luyện để phá ba bức lũy, trên các mặt lũy có đặt bù nhìn rơm cầm gậy giả làm quân sĩ đối phương. Dưới chân mỗi lũy có quân lính đứng nấp ở nơi an toàn rồi dùng súng, gậy gộc, hỏa pháo, chiên trống thị uy làm cho voi quen chiến trận. Xen giữa ba bức lũy là các lớp rào bằng tre, gỗ. Khi một chiến lũy bị voi xông phá, quân sỹ lại lùi về nấp ở chiến lũy sau. Trên lưng voi chiến đều có quản tượng điều khiển cùng vài lính cầm binh khí để tấn công đối phương, phía sau còn có người cầm gậy để thúc voi tiến lên và ngăn không cho lùi lại. Khi cả ba chiến lũy đều bị phá, quản tượng lùa voi trở về chỗ cũ và lập lại một trận giả khác. Cứ như vậy, quy trình luyện tập phải thực hiện đủ ba lần liền rồi mới dùng hiệu lệnh cho voi nghỉ. Hình ảnh của nhiều chỉ huy Tây Sơn thường gắn với voi như Bùi Thị Xuân, Đặn Tiến Đông, Đặng Xuân Bảo.. Bản thân Nguyễn Huệ cũng vậy.
Sách TSSĐ_13 có ghi: "Nguyễn Huệ ít khi dùng ngựa mà luôn luôn cỡi voi, lúc đưa đám ma vua Lê Hiển Tông cũng cỡi voi, lúc duyệt binh rồi đến khi ra trận cũng vậy. Nhưng không phải chỗ nào cũng dùng được voi. Hầu như Nguyễn Huệ chỉ sử dụng voi trận ở chiến trường miền Trung và Bắc, còn miền Nam thì không. Sử sách không thấy nói tới việc mang voi vào đánh Gia Định. Có lẽ vì những lần mang quân vào đánh Gia Định, Nguyễn Huệ điều đi bằng đường biển, không tiện mang theo voi, một phần vì voi trận chỉ thích hợp với chiến trường miền nhiều rừng núi, chứ không hợp với miền nhiều đồng lầy như ở miền Nam.
Thực vậy, dụng voi chiến chỉ thích hợp để đối đầu với các đạo quân lớn, ở chiến trường miền rừng núi, hơn nữa, cơ thể voi tuy to lớn đồ sộ nhưng rất nhạy với sự biến đổi khí hậu, chúng có thể bị ốm, thậm chí là chết. Còn vấn đề cơ động trên đường thủy cho lực lượng tượng binh, thực ra đã được bộ chỉ huy quân Tây Sơn giải quyết. Nếu cần thiết, voi chiến sẵn sàng được vận chuyển bằng những chiến hạm khổng lồ Định Quốc. Điều này đã từng khiến quân nhà Nguyễn khiếp vía trong trận Đông Tuyên. Đến khi đánh quân Thanh xâm lược, Quang Trung lại một lần nữa dùng cách này để kịp tập kết tượng binh ở Tam Điệp. Việc tương binh hành quân bằng chiến hạm là một điểm mới trong phương thức hành quân chiến đấu của quân đội nhà Tây Sơn.
Tuy nhiên, loài voi ngoài sợ lửa ra thì chúng cụng rất sợ tiếng lợn kêu, vì vậy mà trong một số trận đấu người ta sử dụng binh đoàn lợn để khắc chế tượng binh. Người ta bôi dầu vào đuôi lợn rồi đốt cháy khiến lợn hoảng loạn và những tiếng hét thất thanh đó lao thẳng vào đội hình tượng binh, xé toang đội hình tượng bịnh.
Và đến sau này khi nhà Tây Sơn sụp đổ, cái chết bi thương của nữ tướng Bùi Thị Xuân cũng gắn liền với voi. Sau khi định giết Bà bằng voi không thành thì Nguyễn Ánh đã xử bà ngũ mã phanh thây, những giọt nước mắt những con voi bà tùng huấn luyện đã rơi xuống cho sự ra đi của vị chủ tướng của mình
Nguồn: khám phá Việt Nam
Voi chiến được sử dụng ban đầu là voi châu Á, khi sang vùng Địa Trung Hải có thêm nguồn voi mới từ châu Phi. Những đế chế có đội voi châu Á hùng mạnh là Ba Tư và Ấn Độ, trong khi Ai Cập và Carthage sử dụng voi châu Phi.
Trong suốt lịch sử Việt Nam, voi chiến được xem là một lực lượng đặc biệt sử dụng trong chiến trận. Do thế phòng thủ trước các triều đại phương Bắc, vốn không có voi chiến, thì ưu thế của phía Việt Nam về lực lượng voi chiến là rõ rệt.
Tượng binh Tây Sơn là "binh chủng" đóng vai trò quan trọng trong các chiến thắng vang dội của nhà Tây Sơn cùng vị anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Trong lịch sử chống ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc tới vị anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ. Quân đội Tây Sơn do ông thống lĩnh đã làm kinh hồn bạt vía bao kẻ thù bởi sự thần tốc, bất ngờ, sức mạnh như bão táp. Trong đội quân này, lực lượng tượng binh (voi chiến) giữ một vai trò quan trọng. Binh chủng đặc biệt này đã góp công đầu cho nhiều chiến thắng mà đỉnh cao là lần đại phá 19 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). Tượng binh Tây Sơn có một sự phát triển vượt bậc về nhiều so với các đội voi chiến trước đó.
Thời kỳ đầu khởi nghĩa, trong đội quân áo vải cờ đào chỉ có một số lượng rất hạn chế các thớt voi do các thủ lĩnh miền núi đem về. Sau đó, nhờ tích cực săn tìm, huấn luyện voi rừng mà đội voi lên được vài chục con. Như Tập san sử địa số 13 (TSSĐ_13) có ghi: "Voi có nhiều ở Cao Nguyên Trung Phần. Tây Sơn cũng như Nguyễn Huệ ở gần đất có voi, nên việc lập tượng binh rất dễ dàng. Cùng với sự phát triển của nghĩa quân qua các trận đánh, Tây Sơn thu được thêm nhiều voi chiến từ các nhà Nguyễn, Trịnh, vốn đều có rất nhiều thớt voi. Thời Trịnh Nguyễn phân ranh, Chúa Nguyễn mở rộng bờ cõi về phía nam, gồm các vùng Cao Nguyên, nên việc kiếm voi rất dễ dàng. Vì thế, chúa Nguyễn lúc nào cũng có sẵn hàng trăm voi trận như giáo sĩ Delacourt có nói ít nhất là 400 voi trận".
Còn theo A.de Rhodes trong Lịch sử các vương quốc Đàng Ngoài thì chúa Trịnh từng tấn công chúa Nguyễn bằng một đội quân có 300 cỗ voi kéo súng. Theo Thánh Vũ Ký của Ngụy Nguyên (nhà tư tưởng Trung Quốc), sau khi diệt Trịnh, giải phóng Thăng Long, quân Tây Sơn đưa về Phú Xuân toàn bộ số voi chiến thu được, chỉ để lại ở Bắc Hà 50 thớt voi. Cho đến nay, chưa thể xác định chính xác số lượng voi chiến trong quân đội Tây Sơn, nhưng cứ theo số voi săn bắn và thu được của hai nhà Trịnh, Nguyễn thì con số này chắc chắn phải là vài trăm.
Đặt trong không gian và thời gian bấy giờ, lực lượng tượng binh mang lại ưu thế cực lớn. Voi đã được thuần hóa là loài vốn tính hiền lành, thân thiện với con người, nhưng khi đã xung trận thì chúng trở nên hung tợn, là quái thú trên chiến trường với sức mạnh vô song. Voi có thể phá hủy, xóa bỏ các chướng ngại vật, thậm chí là công sự thành lũy, mở đường cho bộ binh bằng cơ bắp và sức nặng của chúng. Khi đánh giáp lá cà, voi dùng vòi, chân, ngà để quăng quật, dày xéo, đâm húc quân địch, làm tan nát đội hình của đối phương. Khiên, giáp có thể chống được gươm giáo chứ không thể cản nổi sức mạnh của tượng binh. Bản thân lớp da dày của voi lại như một lớp giáp hộ thân cho chúng. Tiếng rống của đàn voi cũng là thứ vũ khí uy hiếp tinh thần quân giặc, đặc biệt là khiến đội kỵ binh khiếp đảm vì ngựa vốn rất sợ voi.
Trên lưng voi, ngoài quản tượng còn có 3-4 người cầm vũ khí vừa là hộ vệ cho voi vừa là để tấn công quân địch. Ngoài cung, nỏ, giáo cán dài..đội tượng binh Tây Sơn còn được trang bị đặc biệt bằng đại bác, hỏa hổ và hỏa cầu lưu hoàng. Như theo Thánh Vũ Ký thì, quân Tây Sơn đều chở đại bác bằng voi mà xông ra trận. Sau này Nguyễn Huệ đánh Ngọc Hồi, sử nhà Thanh có đoạn chép thêm: "đại doanh ta vỡ, bị đội voi chiến đốt cháy, vì trên lưng mỗi con voi, có 3-4 tên lính chít khăn đỏ, ngồi ném, tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp mọi nơi, đốt cháy cả người nữa".
Như vậy, với sự xuất hiện của pháo tượng, hỏa công tượng, đội voi chiến càng có thêm sức mạnh đột kích ghê gớm với hỏa lực mạnh.
Ngoài chiến đấu, voi cũng là phương tiện vận tải vũ khí, binh lính và lương thảo. Theo A.de Rhodes thì những con voi to của chúa Trịnh có thể chở tới 6 người, không tính quản tượng. Còn theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn thì những voi mà người miền núi dùng để cõng hàng, mỗi con có thể trở được 30 ngánh gạo, mỗi ngánh chừng 20 bát.
Tuy nhiên, TSSĐ_13 có nhận xét: Dùng voi trận rất lợi nhưng cũng rất hại. Vì nếu không khéo, chính voi ấy lại giết quân mình dễ dàng, làm quân mình thua trận mau hơn. Như trận tập kích Bích Kê, quân Tây Sơn la hét, gây tiếng động làm voi quân chúa Nguyễn có tới hơn 40 con sợ hãi, chạy tán loạn, đạp lên quân sĩ Chúa Nguyễn gây thương vong nhiều hơn là quân Tây Sơn.
Ngoài tiếng động, voi còn nhiều thứ đặc biệt sợ lửa, mà những thứ ấy là điều không thể tránh khỏi trong chiến trận. Còn phải tính đến sự kết hợp, phối hợp giữa tượng binh với kỵ binh và bộ binh…
Các lãnh tụ Tây Sơn chắc chắn biết rõ những khó khăn này hơn ai hết. Vì vậy, đã đặc biệt dồn tâm sức xây dựng đội quân tượng binh thiện chiến xuất sắc. Theo Tạp chí Lịch Sử Quân Sự số tháng 8/2012(TCLSQS_8/12): sau khi lên ngôi, Nguyễn Nhạc đã tiến hành chỉnh đốn lực lượng tượng binh, quy định rõ ngạch voi, số đội và các quy định về quản lý, chăm sóc, huấn luyện voi. Theo đó, tượng binh được phiên chế thành các đội, mỗi đội có từ 30-40 con. Đội voi ở mỗi tỉnh có tầu (chuồng) riêng, được các quản tượng trông nom, tập luyện. Hằng năm, trong các đợt tập trận lớn, các đội voi thường được đem ra diễn tập cùng các lực lượng khác.
Theo trận pháp, voi trận được huấn luyện để phá ba bức lũy, trên các mặt lũy có đặt bù nhìn rơm cầm gậy giả làm quân sĩ đối phương. Dưới chân mỗi lũy có quân lính đứng nấp ở nơi an toàn rồi dùng súng, gậy gộc, hỏa pháo, chiên trống thị uy làm cho voi quen chiến trận. Xen giữa ba bức lũy là các lớp rào bằng tre, gỗ. Khi một chiến lũy bị voi xông phá, quân sỹ lại lùi về nấp ở chiến lũy sau. Trên lưng voi chiến đều có quản tượng điều khiển cùng vài lính cầm binh khí để tấn công đối phương, phía sau còn có người cầm gậy để thúc voi tiến lên và ngăn không cho lùi lại. Khi cả ba chiến lũy đều bị phá, quản tượng lùa voi trở về chỗ cũ và lập lại một trận giả khác. Cứ như vậy, quy trình luyện tập phải thực hiện đủ ba lần liền rồi mới dùng hiệu lệnh cho voi nghỉ. Hình ảnh của nhiều chỉ huy Tây Sơn thường gắn với voi như Bùi Thị Xuân, Đặn Tiến Đông, Đặng Xuân Bảo.. Bản thân Nguyễn Huệ cũng vậy.
Sách TSSĐ_13 có ghi: "Nguyễn Huệ ít khi dùng ngựa mà luôn luôn cỡi voi, lúc đưa đám ma vua Lê Hiển Tông cũng cỡi voi, lúc duyệt binh rồi đến khi ra trận cũng vậy. Nhưng không phải chỗ nào cũng dùng được voi. Hầu như Nguyễn Huệ chỉ sử dụng voi trận ở chiến trường miền Trung và Bắc, còn miền Nam thì không. Sử sách không thấy nói tới việc mang voi vào đánh Gia Định. Có lẽ vì những lần mang quân vào đánh Gia Định, Nguyễn Huệ điều đi bằng đường biển, không tiện mang theo voi, một phần vì voi trận chỉ thích hợp với chiến trường miền nhiều rừng núi, chứ không hợp với miền nhiều đồng lầy như ở miền Nam.
Thực vậy, dụng voi chiến chỉ thích hợp để đối đầu với các đạo quân lớn, ở chiến trường miền rừng núi, hơn nữa, cơ thể voi tuy to lớn đồ sộ nhưng rất nhạy với sự biến đổi khí hậu, chúng có thể bị ốm, thậm chí là chết. Còn vấn đề cơ động trên đường thủy cho lực lượng tượng binh, thực ra đã được bộ chỉ huy quân Tây Sơn giải quyết. Nếu cần thiết, voi chiến sẵn sàng được vận chuyển bằng những chiến hạm khổng lồ Định Quốc. Điều này đã từng khiến quân nhà Nguyễn khiếp vía trong trận Đông Tuyên. Đến khi đánh quân Thanh xâm lược, Quang Trung lại một lần nữa dùng cách này để kịp tập kết tượng binh ở Tam Điệp. Việc tương binh hành quân bằng chiến hạm là một điểm mới trong phương thức hành quân chiến đấu của quân đội nhà Tây Sơn.
Tuy nhiên, loài voi ngoài sợ lửa ra thì chúng cụng rất sợ tiếng lợn kêu, vì vậy mà trong một số trận đấu người ta sử dụng binh đoàn lợn để khắc chế tượng binh. Người ta bôi dầu vào đuôi lợn rồi đốt cháy khiến lợn hoảng loạn và những tiếng hét thất thanh đó lao thẳng vào đội hình tượng binh, xé toang đội hình tượng bịnh.
Và đến sau này khi nhà Tây Sơn sụp đổ, cái chết bi thương của nữ tướng Bùi Thị Xuân cũng gắn liền với voi. Sau khi định giết Bà bằng voi không thành thì Nguyễn Ánh đã xử bà ngũ mã phanh thây, những giọt nước mắt những con voi bà tùng huấn luyện đã rơi xuống cho sự ra đi của vị chủ tướng của mình
Nguồn: khám phá Việt Nam