CLB Hóa học vui Có thể bạn chưa biết

giangha13062013

Học sinh tiến bộ
Thành viên
28 Tháng mười 2018
459
1,887
186
Phú Thọ
THCS Văn Lang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

DÙNG KIM BẠC ĐỂ THỬ ĐỘC
Trong phim cổ trang đôi lúc ta sẽ thấy các nhân vật dùng vật dụng bằng bạc (Ag - thường là kim hoặc trâm) để kiểm tra xem thức ăn có chứa chất độc hay không. Nếu bạn có quan tâm, muốn rõ hơn về vấn đề này thì hãy đọc nội dung bên dưới nhé.
Thứ nhất, công dụng to lớn của bạc. Từ rất lâu, con người đã biết đến Ag với các công dụng như: làm trang sức (bởi tính ánh kim và tính khử của Ag yếu - đứng gần cuối trong dãy điện hóa), kiểm tra độc tố trong thức ăn, theo dõi tình trạng của cơ thể, và ngày nay thì (cation Ag+) còn được sử dụng để khử trùng. Ag dễ dàng phản ứng được với lưu huỳnh (S) ở điều kiện thường sinh ra Ag2S màu đen; chính đặc tính này đã khiến Ag là sự lựa chọn tốt nhất trong việc kiểm tra các loại độc tố phổ biến thời trung cổ.
Việc đeo trang sức bằng bạc, ngoài tính thẫm mỹ thì còn có thể giúp bạn kiểm tra xem cơ thể có dấu hiệu bất thường hay không. Việc trang sức bằng bạc bị đen nhanh chóng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang không ổn và bài tiết lượng cysteine và methionine nhiều hơn bình thường.
Thứ hai, với sự hạn chế về kỹ thuật trong bối cảnh các phim cổ trang - hai chất độc được sử dụng chủ yếu là chu sa và thạch tín. (Quặng) Thạch tín có thành phần chính là As2O3 còn chu sa có thành phần chính là Hg2S. Cũng bởi do sự hạn chế về kỹ thuật, hai chất độc này sau khi được điều chế luôn có độ tinh khiết không cao và luôn có lẫn lưu huỳnh. Do đó, việc sử dụng Ag để kiểm tra độc tố cho độ tin cậy rất cao. Như vậy, dùng kim bạc để thử chất độc thực chất là: định tính lưu huỳnh có trong chất độc.
Thứ ba, việc sử dụng kim bạc để thử độc trong thời đại hiện nay không còn phù hợp. Kỹ thuật ngày càng phát triển với sự ra đời của ngày càng nhiều chất độc có độ tinh khiết cao và không chứa gốc S thì vai trò thử độc của kim bạc chỉ còn lại trong phim ảnh và tiểu thuyết mà thôi.
Thứ tư, hoàng thất thường có một thái giám chuyên trách phục vụ việc ăn uống được gọi là “ thị thiện thái giám”. Trước khi vua ăn, thái giám này sẽ là người thử trước các món ăn và được gọi là “thường thiện”. Ở triều Thanh có một quy định rất rõ ràng từ tổ tông để lại: “Ngật thái bất hứa quá tam chủy” tức một món không được ăn quá ba thìa. Hơn nữa, hoàng đế không được để lộ món khoái khẩu cũng như sự háu ăn. Đây cũng là quy định vừa tạo ra khí phái của hoàng gia, vừa phòng tránh bị đầu độc.
Trong Như Ý Truyện có đề cập đến vấn đề này cho thấy sự tỉ mĩ và "cung quy nghiêm ngặt" như thế nào. Vì bạc chỉ có thể thử được thạch tín và chu sa, nên Dung Bội đã cẩn thận dặn thị thiện thái giám nửa canh giờ sau mới được cho Như Ý dùng, để phòng ngừa rủi ro đến từ mối nguy là các loại độc dược khác
0BA10B4B-2F1D-45FD-814C-FF1348FE8668.jpeg
 
Top Bottom