Cô ơi giúp em bài tập này

N

nhatbach

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 24. Tại vùng chín của một cơ thể đực có kiểu gen AaBbCc(De)/(dE) tiến hành giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và có 1/3 số tế bào xảy ra hoán vị gen. Theo lý thuyết số lượng tế bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa mang các gen trên là
A. 8. B.16. C.32. D. 12.


ĐÁP ÁN LÀ 12 .

Câu 38. Nghiên cứu về về tính trạng màu sắc thân của 2 quần thể sinh vật cùng loài, gen quy định màu sắc lông có 2 alen. Alen A quy định màu lông đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu lông hung. Biết 2 quần thể trên ở 2 vùng cách xa nhau nhưng có điều kiện môi trường rất giống nhau. Khi thống kê thấy quần thể 1 có 45 cá thể đều có kiểu gen AA, quần thể 2 có 30 cá thể đều có kiểu gen aa. Dựa vào những thông tin đã cho ở trên, nhiều khả năng nhất có thể là do
A. biến động di truyền. B. dòng gen. C. chọn lọc định hướng. D. chọn lọc phân hóa.
ĐÁP ÁN LÀ C

Câu 39. Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này là do gen lặn m nằm trên NST thường gây nên, gen M quy định kiểu hình bình thường không có khả năng tiết mathanetiol, quần thể đạt cân bằng di truyền. Giả sử rằng tần số alen m trong quần thể người là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường (không tiết ra chất mathanetiol) mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là
A. 0,0667. B. 0,0211. C. 0,1186. \

Câu 52. Giả sử 1 phân tử 5-Brôm Uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong số tế bào sinh ra từ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là:
A. 4 tế bào. B. 1 tế bào. C. 8 tế bào D. 2 tế bào.
D. 0,2109.


CÔ GIải CHI TIẾT GIÙM EM. EM CẢM ƠN CÔ NHIỀU LẮM:)
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

Câu 24. Tại vùng chín của một cơ thể đực có kiểu gen AaBbCc(De)/(dE) tiến hành giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và có 1/3 số tế bào xảy ra hoán vị gen. Theo lý thuyết số lượng tế bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa mang các gen trên là
A. 8. B.16. C.32. D. 12.
-Số loại GT tối đa: 2.2.2.4=32 loại
-Gọi x là số tb giảm phân--> Số TB không xảy ra HVG là 2x/3 và số TB HVG là x/3
Tế bào không HVG chỉ cho được 2 GT, TB HVG cho 4 GT
Ta có: 2.2x/3+4.x/3=32
=> x=12
Câu 39. Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này là do gen lặn m nằm trên NST thường gây nên, gen M quy định kiểu hình bình thường không có khả năng tiết mathanetiol, quần thể đạt cân bằng di truyền. Giả sử rằng tần số alen m trong quần thể người là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường (không tiết ra chất mathanetiol) mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là
A. 0,0667. B. 0,0211. C. 0,1186. \
M: gen bình thường.
m: gen gây mùi khó chịu
Quần thể cân bằng di truyền có tần số alen m=0,6
p=0,4; q=0,6
[tex]\frac{2pq}{p^2+q^2}.(\frac{3}{4})^2.(\frac{1}{4})^2C_{2}^{4}=0,0211[/tex]
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

Chào em!
Em có thể tham khảo cách làm sau nhé!
Câu 24. Số lượng giao tử tối đa của cơ thể này là: 2^5 = 32 (giao tử)
Gọi x là tổng số tế bào giảm phân.
Số tế bào không hoán vị gen là 2/3 x.
Số tế bào có hoán vị gen là 1/3 x
Tế bào sinh dục đực khi giảm phân có tảo đổi chéo sẽ cho 4 loại giao tử. Do đó số giao tử có trao đổi chéo sinh ra là: 1/3 . x.4
Số giao tử sinh ra không có trao đổi chéo là: 2.x.2/3
Do đó: 1/3 .x.4 + 2x.2/3 = 32
è X = 12
Câu 38. 2 quần thể trên ở 2 vùng xa nhau (không có sự giao phối) nhưng điều kiện môi trường giống nhau (điều kiện chọn lọc giống nhau)
Nếu chọn lọc định hướng thì phải có cả AA, aa, Aa ở cả 2 quần thể.
Ta thấy ở đây điều kiện môi trường giống nhau mà ở hai quần thể lại xuất hiện kiểu gen khác nhau. Chứng tỏ ở đây chọn lọc tự nhiên không có vai trò ở đây.
Do đó quần thể chịu tác động của biến động di truyền.
Từ tần số alen đầu bài : m= 0,6 ta có thể suy ra M = 0,4.
Câu 39. Khi đó quần thể có thành phần kiểu gen: 0,16 MM : 0,48Mm : 0,36 mm.
Theo giả thiết 4 cặp vợ chồng bình thường có kiểu gen Mm nên sác xuất bắt gặp kiểu gen Mm trong số những người bình thường là: 0,48/ (0,48 + 0,16) = ¾.
Xác suất để cả bố và mẹ có kiểu gen Mm là ¾ . ¾
SĐL: Mm x Mm
F1: ¼ MM : 2/4 Mm : ¼ mm
Bố mẹ bình thường có kiểu gen Mm sinh ra con mm chiếm tỉ lệ: ¾ . ¾ . ¼ = 9/64.
Bố mẹ bình thường có kiểu gen Mm sinh ra con bình thường chiếm tỉ lệ: ¾ . ¾ . ¾ = 27/64
Xác xuất để trong 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa con mắc bệnh là: 4C2. (9/64)^2 . (27/64)^2 = 0,0211.
Câu 52. Đây là bài toán hỏi các em về cơ chế phát sinh đột biến gen, ở đây các em cần nhớ: Đỉnh sinh trưởng thì tế bào sẽ thực hiện nguyên phân.
A – T lần nguyên phân 1 tạo A – 5 Brom Uraxin , ở lần nguyên phân 2 5 Brom uraxin lại liên kết với G. Và đến lần nguyên phân thứ 3 tạo ra G – X. Do đó sau 3 lần nguyên phân chỉ tạo ra 1 tế bào bị đột biến.
Chúc em học tốt!
 
N

nhatbach

Chào em!
.
Từ tần số alen đầu bài : m= 0,6 ta có thể suy ra M = 0,4.
Câu 39. Khi đó quần thể có thành phần kiểu gen: 0,16 MM : 0,48Mm : 0,36 mm.
Theo giả thiết 4 cặp vợ chồng bình thường có kiểu gen Mm nên sác xuất bắt gặp kiểu gen Mm trong số những người bình thường là: 0,48/ (0,48 + 0,16) = ¾.
Xác suất để cả bố và mẹ có kiểu gen Mm là ¾ . ¾
SĐL: Mm x Mm
F1: ¼ MM : 2/4 Mm : ¼ mm
Bố mẹ bình thường có kiểu gen Mm sinh ra con mm chiếm tỉ lệ: ¾ . ¾ . ¼ = 9/64.
Bố mẹ bình thường có kiểu gen Mm sinh ra con bình thường chiếm tỉ lệ: ¾ . ¾ . ¾ = 27/64
Xác xuất để trong 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa con mắc bệnh là: 4C2. (9/64)^2 .
Chúc em học tốt!
dạ đáp số thì đúng . nhưng cô cho em hỏi đề bài không cho rằng 4 cặp bố mẹ đều có KG giống nhau => ở trường hợp bố mẹ bình thường sinh con bình thường thì bố mẹ đâu nhất thiết phải là KG Mm * Mm , em nghĩ bố mẹ vẫn có thể có KG MM*Mm -> con bình thường . cô giải thích giùm em đi cô.
 
N

nhatbach

-Số loại GT tối đa: 2.2.2.4=32 loại
-Gọi x là số tb giảm phân--> Số TB không xảy ra HVG là 2x/3 và số TB HVG là x/3
Tế bào không HVG chỉ cho được 2 GT, TB HVG cho 4 GT
Ta có: 2.2x/3+4.x/3=32
=> x=12

M: gen bình thường.
m: gen gây mùi khó chịu
Quần thể cân bằng di truyền có tần số alen m=0,6
p=0,4; q=0,6
[tex]\frac{2pq}{p^2+q^2}.(\frac{3}{4})^2.(\frac{1}{4})^2C_{2}^{4}=0,0211[/tex]

bạn giải thích công thức ở bài sau gium mình với. thầy mình cũng bảo có công thức cho dạng bài này :)
 
T

toanpham2041994

đề bài của bạn nhatbach lại thiếu dữ liệu là bố mẹ có kiểu gen là Mm
 
Top Bottom