Hàm ý trong câu :"Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. ... Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi"
(Cố Hương-Lỗ Tấn)
- Câu 1
+ Mọi nguyên tắc, lễ giáo, hay những gì có mặt trên đời này là một sản phẩm của quá trình con người biến đổi xã hội, sản phẩm lịch sử - xã hội. Đâu có thứ gì sinh ra là đã có, con người nghĩ như vậy thì nó thành ra như vậy thôi
+ Thực ra, ý thức của con người về thế giới đã quy định thế giới này là như thế nào và phải là thế nào.
+ Kích thích sự sáng tạo của con người, cứ sáng tạo đi, mở rộng tư duy đi rồi sẽ làm nên những điều mà chưa bao giờ có trong lịch sử, sẽ tạo ra một hướng đi mới trên đời.
- Câu 2
+ Nó xuất hiện sau này bởi vì, khi mà các chuẩn mực quy tắc xã hội đã có từ trước đó hình thành và cố định ở thời nay thì một điều đáng nói là con người ta chỉ cần hưởng thành quả đó để tiếp tục phát triển mà vẫn có những người không thể tìm ra con đường đi đúng đắn cho mình.
->Cái đường thứ nhất là thành quả từ cha ông để lại và cái đường thứ 2 (trong câu) chính là con đường mà mỗi người sẽ phải đi (là lý tưởng, là kiến thức, là sáng tạo,...) của riêng bản thân
Chúc bạn học tốt