Vật lí 12 Cơ học vật rắn

0102yenlyk5

Học sinh
Thành viên
29 Tháng mười hai 2020
23
35
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hai hình trụ bán kính R1 và R2, có các momen quán tính lần lượt bằng I1, và I1, có thể quay không
ma sát quanh các trục O1 và O2 vuông góc với mặt phẳng hình vẽ (H 1). Ban đầu hình trụ lớn quay đều theo quán tính với tốc độ góc ω0, trụ nhỏ đứng yên. Giữ trục O1 cố định, còn trục O2 được tịnh tiến sang phải cho đến lúc hình trụ nhỏ tiếp xúc với hình trụ lớn và bị lực ma sát giữa hai hình trụ làm cho quay. Cuối cùng hai mặt trụ lăn không trượt trên nhau.
Tìm tốc độ góc ổn định ω2, của hình trụ nhỏ theo I1, I2, R1, R2 và ω0.Ảnh chụp màn hình 2021-10-03 140022.png
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Hai hình trụ bán kính R1 và R2, có các momen quán tính lần lượt bằng I1, và I1, có thể quay không
ma sát quanh các trục O1 và O2 vuông góc với mặt phẳng hình vẽ (H 1). Ban đầu hình trụ lớn quay đều theo quán tính với tốc độ góc ω0, trụ nhỏ đứng yên. Giữ trục O1 cố định, còn trục O2 được tịnh tiến sang phải cho đến lúc hình trụ nhỏ tiếp xúc với hình trụ lớn và bị lực ma sát giữa hai hình trụ làm cho quay. Cuối cùng hai mặt trụ lăn không trượt trên nhau.
Tìm tốc độ góc ổn định ω2, của hình trụ nhỏ theo I1, I2, R1, R2 và ω0.View attachment 188121
Ta viết phương trình Momen của 2 hình trụ lúc tiếp xúc:
$M_1 = F_{ms}.R_1 = I_1\gamma _1$
$M_2 = F_{ms}.R_2 = I_2\gamma _2$
Từ 2 phương trình trên suy ra: $\gamma _1 \frac{I_2.R_1}{I_1.R_2} \gamma _2 (*)$
2 hình trụ lăn không trượt khi vận tốc của 2 điểm tiếp xúc là bằng nhau và ngược chiều nhau: $v_1 = v_2 \Rightarrow \omega _1 R_1 = \omega _2 R_2 \Rightarrow (\omega _0 - \gamma_1.t) R_1 = (\gamma _2.t) R_2$
Từ đó tính được $t$ theo $\gamma _2$ (nhớ lấy biểu thức (*) thay vào nhé)
Tốc độ góc $\omega _2 = \gamma _2 .t$
biểu thức này rút gọn $\gamma _2$ và chỉ còn $\omega _0, I_1, I_2, R_1, R_2$ :D

Nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại hỏi để được chúng mình giải đáp nhé ;)
Nhớ ghé qua Ôn bài đêm khuya cùng chúng mình
và xem Tổng hợp kiến thức các môn nhé
 
Top Bottom