Vật lí 12 Cơ học vật rắn tổng hợp

Justin Timberlake

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng chín 2021
1
2
6
20
Gia Lai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một thanh mảnh cứng đồng chất dài 2l đứng thẳng trên mặt bàn nằm ngang, nhẵn lí tưởng. Dùng ngón tay búng vào đầu trên của thanh, kết quả đầu trên của thanh nhận được một vận tốc ngang ban đầu bằng v0. Xác định v0 để đầu dưới của thanh bật lên khỏi mặt bàn.

Câu 2: Người ta đặt lên một mặt phẳng nằm ngang nhẵn một cái rông đen nhỏ và một thanh mảnh đồng chất có độ dài l và khối lượng lớn hơn khối lượng rông đen n lần. Truyền cho rông đen một vận tốc v có phương ngang và vuông góc với thanh, sau đó nó va chạm đàn hồi với một đầu thanh. Tìm vận tốc của rông đen và tốc độ góc của thanh sau va chạm. Tính n để sau va chạm thì vận tốc của rông đen sẽ bằng không, sẽ đỏi chiều ngược lại.

Câu 3: Một quả bóng khối lượng m, bán kính R đập vào một bức tường với vận tốc v, dưới góc tới α.Hệ số ma sát giữa quả bóng và tường bằng μ. Xác định góc phản xạ của quả bóng. Biết rằng sự trượt xảy ra suốt trong quá trình va chạm và ngay sau khi va chạm thành phần thẳng góc của vận tốc không thay đổi về độ lớn. Mô men quán tính của quả bóng đối với trục qua tâm của nó là I = 2/3mR^2.

Câu 4: Một hình trụ đặc đồng chất có bán kính R lăn trên một mặt phẳng nằm ngang rồi mặt phẳng nghiêng tạo một góc α với mặt phẳng ngang. Tìm giá trị cực đại v0 của vận tốc mà với giá trị đó hình trụ đi trên mặt phẳng nghiêng mà không nhảy. Giả sử rằng không có sự trượt.

Câu 5: Một thanh mảnh khối lượng m, chiều dài L có thể quay không ma sát quanh trục O nằm ngang đi qua một đầu thanh. Tại O còn treo một con lắc đơn chiều dài l, quả cầu khối lượng m:
a. Kéo con lắc đơn lệch một góc α0 nào đó rồi thả nhẹ. Tính l để ngay sau khi va chạm tuyệt đối đàn hồi với thanh thì quả cầu dừng lại;
b. Mô tả chuyển động của thanh sau đó với trường hợp α0 = 90◦;
c. Tính chu kì dao động nhỏ của hệ.

Câu 6: Hai đĩa tròn lần lượt có bán kính R1 và R2 và các mô men quán tính theo các trục quay đối xứng I1 và I2, quay không ma sát với các tốc độ góc ω1 và ω2 quanh các trục đối xứng thẳng đứng. Các đĩa trên đưa lại gần, tiếp xúc các vành của chúng với nhau và dẫn đến cân bằng vận tốc quay. Hãy xác định đại lượng vật lí bảo toàn cho quá trình này. Tính sự thay đổi động năng của hệ trong trường hợp riêng. Khi ban đầu một đĩa không quay. Bỏ qua ma sát lăn.

Câu 7: Thanh đồng chất AB có chiều dài l đặt trong mặt phẳng thẳng đứng, đầu A dựa trên sàn nằm ngang, đầu B tựa vào tường thẳng đứng. Bỏ qua ma sát. Ban đầu giữ thanh ở vị trí hợp với tường góc α0 rồi buông cho thanh chuyển động tự do:
a. Lập biểu thức tính tốc độ góc của thanh theo góc α;
b. Xác định vị trí của thanh khi đầu B bắt đầu rời khỏi tường, cho α0 = 30◦.

Câu 8: Một bàn tròn khối lượng M, bán kính R quay đều (không ma sát) quanh trục đối xứng thẳng đứng với tốc độ góc ω0. Vào một thời điểm nào đó, người ta đặt lên bàn một đĩa tròn khối lượng m, bán kính r, tâm của đĩa trùng với trục quay của bàn, tốc độ góc ban đầu của đĩa bằng không. Hệ số ma sát giữa đĩa và bàn bằng μ. Mô tả chuyển động của đĩa và bàn. Tính nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đó. Xét M = 2m, R = 2r.

Câu 9: Người ta cho một quả cầu khối lượng m lăn trên một cái nêm khối lượng M đặt trên mặt bàn nằm ngang. Mặt nêm tạo với mặt bàn một góc α. Quả cầu lăn không ma sát và không trượt trên nêm. Hệ số ma sát của nêm lên mặt bàn bằng không. Tìm gia tốc chuyển động của nêm trên mặt bàn.

MÌNH CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU LẮM Ạ <3 <3 <3
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Câu 1: Một thanh mảnh cứng đồng chất dài 2l đứng thẳng trên mặt bàn nằm ngang, nhẵn lí tưởng. Dùng ngón tay búng vào đầu trên của thanh, kết quả đầu trên của thanh nhận được một vận tốc ngang ban đầu bằng v0. Xác định v0 để đầu dưới của thanh bật lên khỏi mặt bàn.

Câu 2: Người ta đặt lên một mặt phẳng nằm ngang nhẵn một cái rông đen nhỏ và một thanh mảnh đồng chất có độ dài l và khối lượng lớn hơn khối lượng rông đen n lần. Truyền cho rông đen một vận tốc v có phương ngang và vuông góc với thanh, sau đó nó va chạm đàn hồi với một đầu thanh. Tìm vận tốc của rông đen và tốc độ góc của thanh sau va chạm. Tính n để sau va chạm thì vận tốc của rông đen sẽ bằng không, sẽ đỏi chiều ngược lại.

Câu 3: Một quả bóng khối lượng m, bán kính R đập vào một bức tường với vận tốc v, dưới góc tới α.Hệ số ma sát giữa quả bóng và tường bằng μ. Xác định góc phản xạ của quả bóng. Biết rằng sự trượt xảy ra suốt trong quá trình va chạm và ngay sau khi va chạm thành phần thẳng góc của vận tốc không thay đổi về độ lớn. Mô men quán tính của quả bóng đối với trục qua tâm của nó là I = 2/3mR^2.

Câu 4: Một hình trụ đặc đồng chất có bán kính R lăn trên một mặt phẳng nằm ngang rồi mặt phẳng nghiêng tạo một góc α với mặt phẳng ngang. Tìm giá trị cực đại v0 của vận tốc mà với giá trị đó hình trụ đi trên mặt phẳng nghiêng mà không nhảy. Giả sử rằng không có sự trượt.

Câu 5: Một thanh mảnh khối lượng m, chiều dài L có thể quay không ma sát quanh trục O nằm ngang đi qua một đầu thanh. Tại O còn treo một con lắc đơn chiều dài l, quả cầu khối lượng m:
a. Kéo con lắc đơn lệch một góc α0 nào đó rồi thả nhẹ. Tính l để ngay sau khi va chạm tuyệt đối đàn hồi với thanh thì quả cầu dừng lại;
b. Mô tả chuyển động của thanh sau đó với trường hợp α0 = 90◦;
c. Tính chu kì dao động nhỏ của hệ.

Câu 6: Hai đĩa tròn lần lượt có bán kính R1 và R2 và các mô men quán tính theo các trục quay đối xứng I1 và I2, quay không ma sát với các tốc độ góc ω1 và ω2 quanh các trục đối xứng thẳng đứng. Các đĩa trên đưa lại gần, tiếp xúc các vành của chúng với nhau và dẫn đến cân bằng vận tốc quay. Hãy xác định đại lượng vật lí bảo toàn cho quá trình này. Tính sự thay đổi động năng của hệ trong trường hợp riêng. Khi ban đầu một đĩa không quay. Bỏ qua ma sát lăn.

Câu 7: Thanh đồng chất AB có chiều dài l đặt trong mặt phẳng thẳng đứng, đầu A dựa trên sàn nằm ngang, đầu B tựa vào tường thẳng đứng. Bỏ qua ma sát. Ban đầu giữ thanh ở vị trí hợp với tường góc α0 rồi buông cho thanh chuyển động tự do:
a. Lập biểu thức tính tốc độ góc của thanh theo góc α;
b. Xác định vị trí của thanh khi đầu B bắt đầu rời khỏi tường, cho α0 = 30◦.

Câu 8: Một bàn tròn khối lượng M, bán kính R quay đều (không ma sát) quanh trục đối xứng thẳng đứng với tốc độ góc ω0. Vào một thời điểm nào đó, người ta đặt lên bàn một đĩa tròn khối lượng m, bán kính r, tâm của đĩa trùng với trục quay của bàn, tốc độ góc ban đầu của đĩa bằng không. Hệ số ma sát giữa đĩa và bàn bằng μ. Mô tả chuyển động của đĩa và bàn. Tính nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đó. Xét M = 2m, R = 2r.

Câu 9: Người ta cho một quả cầu khối lượng m lăn trên một cái nêm khối lượng M đặt trên mặt bàn nằm ngang. Mặt nêm tạo với mặt bàn một góc α. Quả cầu lăn không ma sát và không trượt trên nêm. Hệ số ma sát của nêm lên mặt bàn bằng không. Tìm gia tốc chuyển động của nêm trên mặt bàn.

MÌNH CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU LẮM Ạ <3 <3 <3
Mình không chắc đề này cho học sinh cấp 3 :(
Mình thử câu 9 xem sao ha
câu 9:

upload_2021-10-1_0-25-34.png

Phân tích lực như trên.
Ta có phương trình Momen đối với quả cầu: $M = I\gamma \Rightarrow mg.R.\sin \alpha = \frac{2}{5}mR^2.\gamma \Rightarrow \gamma = \frac{5g\sin\alpha}{2R}$
Gia tốc tiếp tuyến của quả cầu là $a_t = \gamma R = \frac{5g\sin\alpha}{2}$
Lực ma sát là $F_{ms1} = F{ms2} = m.\frac{a_t}$
Phản lực tác dụng lên quả cầu: $N_1 = mg\cos\alpha$

Ta thấy lực ma sát và phản lực sẽ tạo ra gia tốc cho nêm. Do đó ta có:
$a_n = \frac{F_{ms2} \cos\alpha + N_2 \sin \alpha}{M} = \frac{7m}{4M}.g.\sin 2\alpha$

Nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại hỏi để được chúng mình giải đáp nhé ;)
Bạn có thể xem thêm tại đây nhé.
Tham khảo thêm Thiên đường kiến thức nữa nè
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì
Top Bottom