có cái đề thi!!!! các anh chị giả hộ em với ạk!!!

Status
Không mở trả lời sau này.
C

cuti_nguxi_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2004-2005

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HOÁ HỌC ( Vòng 1)
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )




Bài I : ( 5 điểm )

1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau:
Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Natri kim loại vào dung dịch B thu dược khí G và kết tủa M ;Cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng với dd BaCl2 vừa tác dụng với dd NaOH.
2. Từ quặng pirit (FeS2), NaCl, H2O, chất xúc tác và các điều kiện cần thiết khác hãy điều chế : dd FeCl3, FeSO4, Fe­2(SO4)3 và Fe(OH)3.

Bài II: ( 4,5 điểm )

Hãy nêu và giải thích bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong từng thí nghiệm sau :
1. Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong (Có nhận xét gì về sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol CO2 ). Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư.
2. Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 96 %.

Cốc A

Cốc B

Bài III : ( 5,5 điểm)

Cho 2 cốc A, B có cùng khối lượng.
Đặt A, B lên 2 đĩa cân. Cân thăng bằng ( như hình vẽ ):
Cho vào cốc A 102 gam AgNO3 ; cốc B 124,2 gam K2CO3.
a. Thêm vào cốc A 100 gam dd HCl 29,3% và 100 gam dd H2SO4 Cốc A

Cốc B

24,5% vào cốc B.

Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc B ( hay cốc A ) để cân lập lại cân bằng?
b. Sau khi cân đã cân bằng, lấy ½ dd có trong cốc A cho vào cốc B. Phải cần thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân lại cân bằng ?

Bài IV: ( 5 điểm )

Hoà tan hỗn hợp A thu được từ sự nung bột Al và S bằng dung dịch HCl lấy dư thấy còn lại 0,04 gam chất rắn và có 1,344 lít khí bay ra ở (đktc). Cho toàn bộ khí đó đi qua dung dịch Pb(NO­3)2 lấy dư, sau phản ứng thu được 7,17 gam kết tủa màu đen.
Xác định phần trăm Al và S trước khi nung.



Cho : Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; H = 1; Pb = 207.


N = 14; O = 16; Ag = 108; K = 39; C = 12





Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2004-2005

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HOÁ HỌC ( Vòng 2)
Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )


Bài I: ( 6,5 điểm )
dd NaCl


giấy quỳ tím


Cl2X

1. Một nguyên tố R có hoá trị IV. R tạo hợp chất khí với Hydro ( khí X ), trong đó Hydro chiếm 25% về khối lượng.
a. Xác định tên nguyên tố R và hợp chất khí X?
b. Trong một ống nghiệm úp ngược vào trong một chậu
nước muối ( có mặt giấy quỳ tím) chứa hỗn hợp khí Cl2, X
( như hình vẽ).Đưa toàn bộ thí nghiệm ra ánh sáng.
Giải thích các +G


A ----> B + G---> E

=> +t -----> A

----> D + M---> F
t0



1800C


H2SO4 đđ


xt: ?


+M

B

D

E

hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng .
2. Cho sơ đồ:






Xác định A,B,D,E,F,G,M (là ký hiệu chất hữu cơ, vô cơ khác nhau ) và viết các phương trình phản ứng, cho biết: A có chứa 2 nguyên tử Cacbon, A được điều chế từ các nguyên liệu có bột hoặc đường bằng phương pháp lên men rượu.

Bài II: ( 5 điểm )
1. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các bình mất nhãn chứa các khí :
C2H4, CO, H2
2. Phân tích m gam chất hữu cơ X chỉ thu được a gam CO2 và b gam H2O. Xác định công thức phân tử của X. Biết rằng: * MX < 87.
* 3a = 11b và 7m = 3(a+b).
Bài III: ( 4,5 điểm )
Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp gồm 2 Hydrocacbon A, B (MA< MB) thu được 4,48 lít khí CO2 và 4,5 gam H2O.
1. Xác định CTPT và tính phần trăm thể tích của A, B .(Các khí đo ở đktc)
2. Nêu phương pháp hoá học làm sạch A có lẫn B.

Bài IV: ( 4 điểm)
Hỗn hợp khí X gồm 0,09 mol C2H2 ; 0,15 mol CH4 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp khí X với xúc tác Ni ( thể tích Ni không đáng kể ) thu được hỗn hợp Y gồm 5 chất khí. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch Brôm dư thu được hỗn hợp khí A có khối lượng mol phân tử trung bình ( MA) bằng 16. Khối lượng bình đựng dung dịch Brôm tăng 0,82 gam.
Tính số mol mỗi chất trong A.


Cho : C = 12; O = 16; H = 1




cÁc aNh cÁc chỴ cỐ giÚp iEm vỚi ná!!!!
Em cảm Ơn trƯớc vẬy.........
 
Last edited by a moderator:
T

tiendatsc

1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau:
Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Natri kim loại vào dung dịch B thu dược khí G và kết tủa M ;Cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng với dd BaCl2 vừa tác dụng với dd NaOH.
2. Từ quặng pirit (FeS2), NaCl, H2O, chất xúc tác và các điều kiện cần thiết khác hãy điều chế : dd FeCl3, FeSO4, Fe­2(SO4)3 và Fe(OH)3.
Bài 1:ai làm hộ với,đề bài cứ kiểu gì ý.
Bài 2:
[TEX]2H_2O ---> 2H_2 + O_2[/TEX]
[TEX]4FeS_2+11O_2 ----> 2Fe_2O_3+ 8SO_2[/TEX]
[TEX]FeS_2+2H_2 --------> Fe + 2H_2S[/TEX]
[TEX]2SO_2+O_2--->2SO_3(xuctac V_2O_5)[/TEX]
[TEX]SO_3+H_2O -------> H_2SO_4[/TEX]
[TEX]Fe_2O_3+3H_2SO_4--->Fe_2(SO_4)3+3H_2O[/TEX]
[TEX]2NaCl + H_2SO_4 --------> Na_2SO_4+2HCl[/TEX]
[TEX]Fe_2O_3+6HCl--->2FeCl_3+3H_2O[/TEX]
[TEX]Fe_2(SO_4)_3+Fe--->3FeSO_4[/TEX]
[TEX]2NaCl+2H_2O----->2NaOH + H_2 + Cl_2[/TEX](điện phân có màng ngăn)
[TEX]3NaOH+FeCl_3--->Fe(OH)_3+3NaCl[/TEX]
 
G

gororo

1. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau:
Nung nóng Cu trong không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Natri kim loại vào dung dịch B thu dược khí G và kết tủa M ;Cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng với dd BaCl2 vừa tác dụng với dd NaOH.
Do có chữ 1 thời gian và khi td với H2SO4 đ/n vẫn sinh ra khí => Cu dư:
2Cu + O2=>2CuO
Cu + 2H2SO4=>CuSO4 + SO2 + 2H2O
CuO + H2SO4=>CuSO4 + H2O
=>dd B là CuSO4; khí D là SO2

Cho Na vào dd B thì Na p.ư với nước có trong dd
2Na + 2H2O=>2NaOH + H2
NaOH + CuSO4=>Cu(OH)2 + Na2SO4
=>kết tủa M là Cu(OH)2; khí G là H2

Cho SO2 vào KOH, dd muối thu đc vừa td đc với BaCl2, vừa td đc với NaOH=>dd E gồm 2 muối:
SO2 + 2KOH=>K2SO3 + H2O
SO2 + KOH=>KHSO3
K2SO3 + BaCl2=>BaSO3 + 2KCl
2KHSO3 + 2NaOH=>K2SO3 + Na2SO3 + 2H2O
 
G

gororo

Bài II: ( 4,5 điểm )

Hãy nêu và giải thích bằng phương trình phản ứng các hiện tượng xảy ra trong từng thí nghiệm sau :
1. Cho CO2 dư lội chậm qua dung dịch nước vôi trong (Có nhận xét gì về sự biến đổi số mol kết tủa theo số mol CO2 ). Sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư.
2. Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 96 %.
1. - Nước vôi trong đục dần, kết tủa trắng tăng dần đến tối đa
Ca(OH)2 + CO2 => CaCO3 + H2O
- Sau một thời gian kết tủa tan trở lại, sau cùng trong suốt.
CaCO3 + CO2 dư + H2O => Ca(HCO3)2

- Cho tiếp dd Ca(OH)2 vào dd vừa thu được. Dung dịch lại đục ,kết tủa trắng xuất hiện trở lại:
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 => 2CaCO3 + 2H2O
2.
- Ban đầu có khí mùi xốc ( SO2 ) thoát ra do dd H2SO4 rất đặc:
Zn + H2SO4 => ZnSO4 + SO2 + 2H2O
Sau một thời gian thấy xuất hiện kết tủa màu vàng do dd H2SO4 được pha loãng bởi sản phẩm phản ứng có nước tạo ra.
3Zn + 4H2SO4 => 3ZnSO4 + S + 4H2O
- Tiếp đến có khí mùi trứng thối thoát ra.
4Zn + 5H2SO4 => 4ZnSO4 + H2S + 4H2O
- Sau cùng có khí không màu, không mùi thoát ra (H2): Do nồng độ dd H2SO4 trở nên rất loãng.
Zn + H2SO4 => ZnSO4 + H2
Vì đây là cả 1 thanh Zn nên mới có 1 đống p.ư thế này!
 
G

gororo

Bài III : ( 5,5 điểm)

Cho 2 cốc A, B có cùng khối lượng.
Đặt A, B lên 2 đĩa cân. Cân thăng bằng ( như hình vẽ ):
Cho vào cốc A 102 gam AgNO3 ; cốc B 124,2 gam K2CO3.
a. Thêm vào cốc A 100 gam dd HCl 29,3% và 100 gam dd H2SO4 24,5% vào cốc B.
Phải thêm bao nhiêu gam nước vào cốc B ( hay cốc A ) để cân lập lại cân bằng?
b. Sau khi cân đã cân bằng, lấy ½ dd có trong cốc A cho vào cốc B. Phải cần thêm bao nhiêu gam nước vào cốc A để cân lại cân bằng ?
Bài sao mà dài:)|:)|:)|
nAgNO3=102/170=0,6 mol
nHCl=0,8 mol; nK2CO3=0,9 mol; nH2SO4=0,25 mol

Trong cốc A:
AgNO3 + HCl=>AgCl + HNO3
HCl dư: 0,8-0,6=0,2 mol
nAgCl=nAgNO3=0,6 mol
Klg ở cốc A=102 + 100=202g

Ở cốc B:
K2CO3 + H2SO4=>K2SO4 + CO2 + H2O
K2CO3 dư: 0,9-0,25=0,65 mol
=>nCO2=nH2SO4=0,25 mol
klg ở cốc B=124,2 + 100 -0,25.44=213,2g
=>Để cân bằng cần thêm lượng nước là:
mH2O=213,2-202=11,2g

b,klg dd A:=213,2-klg kết tủa=213,2-0,6.143,5=127,1g
=>m 1/2dd A=63,55g
Trong 1/2 ddA có: 0,3 molHNO3 và 0,1 mol HCl( dựa theo tính toán ở trên)
K2CO3 + 2HNO3=>KNO3 + CO2 + H2O
...............2HCl......................................
K2CO3 p.ư=1/2 nHNO3 + 1/2 nHCl=1/2.0,3 + 1/2.0,1=0,2 mol
=>nK2CO3 dư=>nCO2=nK2CO3 p.ư=0,2 mol
=>m dd B=213,2+63,55-0,2.44=267,95g
mA=213,2-63,55=149,65
=>Để cân bằng càn thêm lượng nước:
mH2O=267,95-149,65=118,3 g
 
L

laco

Bài 1:ai làm hộ với,đề bài cứ kiểu gì ý.
Bài 2:
[TEX]2H_2O ---> 2H_2 + O_2[/TEX]
[TEX]4FeS_2+11O_2 ----> 2Fe_2O_3+ 8SO_2[/TEX]
[TEX]FeS_2+2H_2 --------> Fe + 2H_2S[/TEX]
[TEX]2SO_2+O_2--->2SO_3(xuctac V_2O_5)[/TEX]
[TEX]SO_3+H_2O -------> H_2SO_4[/TEX]
[TEX]Fe_2O_3+3H_2SO_4--->Fe_2(SO_4)3+3H_2O[/TEX]
[TEX]2NaCl + H_2SO_4 --------> Na_2SO_4+2HCl[/TEX]
[TEX]Fe_2O_3+6HCl--->2FeCl_3+3H_2O[/TEX]
[TEX]Fe_2(SO_4)_3+Fe--->3FeSO_4[/TEX]
[TEX]2NaCl+2H_2O----->2NaOH + H_2 + Cl_2[/TEX](điện phân có màng ngăn)
[TEX]3NaOH+FeCl_3--->Fe(OH)_3+3NaCl[/TEX]
Phương trình 7 ko đúng bạn à.....
đk để pư ấy xr là chất tạo thành phải có kết tủa hoặc khí bay ra chứ??????
 
T

tiendatsc

Phương trình 7 ko đúng bạn à.....
đk để pư ấy xr là chất tạo thành phải có kết tủa hoặc khí bay ra chứ??????
Đk dể p.ứ xảy ra là axit tạo thành phải yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit tham gia p/ứ (hoặc có khí thoát ra )
Trong trường hợp này,HCl dễ bay hơi hơn H2SO4 nên pt đó koh sai
 
Last edited by a moderator:
T

tiendatsc

1. - Nước vôi trong đục dần, kết tủa trắng tăng dần đến tối đa
Ca(OH)2 + CO2 => CaCO3 + H2O
- Sau một thời gian kết tủa tan trở lại, sau cùng trong suốt.
CaCO3 + CO2 dư + H2O => Ca(HCO3)2

- Cho tiếp dd Ca(OH)2 vào dd vừa thu được. Dung dịch lại đục ,kết tủa trắng xuất hiện trở lại:
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 => 2CaCO3 + 2H2O
2.
- Ban đầu có khí mùi xốc ( SO2 ) thoát ra do dd H2SO4 rất đặc:
Zn + H2SO4 => ZnSO4 + SO2 + 2H2O
Sau một thời gian thấy xuất hiện kết tủa màu vàng do dd H2SO4 được pha loãng bởi sản phẩm phản ứng có nước tạo ra.
3Zn + 4H2SO4 => 3ZnSO4 + S + 4H2O
- Tiếp đến có khí mùi trứng thối thoát ra.
4Zn + 5H2SO4 => 4ZnSO4 + H2S + 4H2O
- Sau cùng có khí không màu, không mùi thoát ra (H2): Do nồng độ dd H2SO4 trở nên rất loãng.
Zn + H2SO4 => ZnSO4 + H2
Vì đây là cả 1 thanh Zn nên mới có 1 đống p.ư thế này!
Tại sao ý b ZnSO4 t.d với H2SO4 ra đc S và H2S ạ?
Cô em nói khi cho KL mạnh t/d với H2SO4 đn thì có thể ra S và H2S nhưng chỉ đc viết p/ứ khi ĐB yêu cầu,còn lại thì chỉ ra SO2 mà ?
 
G

gororo

PT đó đúng rồi, nhưng đk là NaCl ở dạng rắn và H2SO4 đặc nóng, trong truờng hợp này ko nên dùng cách đó!
2NaCl + 2H2O =>(điện phân dd có màng ngăn)H2 + 2NaOH + Cl2
2H2 + O2 =>2H2O
4FeS2 + 11O2 => 2Fe2O3 + 8SO2 ( t0C)
2SO2 + O2 => 2SO3 ( xt: V2O5, t0C)
SO3 + H2O => H2SO4
Fe2O3 + 3H2 => 2Fe + 3H2O ( t0C)
Điều chế FeCl3 : 2Fe + 3Cl2 => 2FeCl3 ( t0C), cho vào H2O
Điều chế FeSO4: Fe + H2SO4(loãng) => FeSO4 + H2
Điều chế Fe2(SO4)3: Fe2O3 +3H2SO4 => Fe2(SO4)3 +3H2O
Điều chế Fe(OH)3: FeCl3 + 3NaOH => Fe(OH)3 + 3NaCl
 
G

gororo

Tại sao ý b ZnSO4 t.d với H2SO4 ra đc S và H2S ạ?
Cô em nói khi cho KL mạnh t/d với H2SO4 đn thì có thể ra S và H2S nhưng chỉ đc viết p/ứ khi ĐB yêu cầu,còn lại thì chỉ ra SO2 mà ?
Ở đây là do mình tư duy thôi em ạ: cả 1 thanh Zn cho vào dd H2SO4 đậm đặc.
Ở đây anh mở rộng thêm cho em là dd H2SO4 càng loãng thì số oxi hóa của S càng thấp!
Bạn đầu tạo SO2 (S có số oxi hóa +4) do H2SO4 rất đặc, sau đó nồng độ axit giảm dần do H2SO4 mất đi trong quá trình p.ư=> tiếp tục tạo ra S( số oxi hóa=0), sau p.ư này, dd lại loãng hơn=>tạo H2S (S có số oxi hóa -2), sau p.ư này dd H2SO4 đã rất loãng và nhiệt độ dd cũng giảm=>tạo H2
 
K

kunngocdangyeu

Moi nguoi gioi thiet. Giup pan tui voi' . neu cac a( chi ) co bai` j` hay thi` post len cho ca nha cug` giai nha:khi (69):------:khi (67):------:khi (16):
 
C

cuti_nguxi_9x

em thử làm kiểu này có đúng không nhá:
Bài I : ( 5 điểm )
1. ( 2,25 điểm )
2Cu + O2 = 2CuO ( t0C) (1) (0,25 điểm)
Do A tác dụng với H2SO4 đđ thu được khí D: Chứng tỏ chất rắn A có Cu dư.
Cudư + 2H2SO4 đđ = CuSO4 + SO2 + 2H2O (2) (0,25điểm)
CuO + H2SO4 đđ = CuSO4 + H2O (3) (0,25 điểm)
2Na + 2H2O = 2NaOH + H2 (4) (0,25 điểm)
CuSO4 + 2NaOH = Cu(OH)2 + Na2SO4 (5) (0,25 điểm)
Do dd E vừa tác dụng được với dd BaCl2, tác dụng với dd NaOH:
Chứng tỏ dd E có chứa 2 muối
SO2 + KOH = KHSO3 (6) (0,25 điểm)
SO2 + 2KOH = K2SO3 + H2O (7) (0,25 điểm)
( hoặc : KHSO3 + KOH dư = K2SO3 + H2O )
2KHSO3 + 2NaOH =K2SO3 + Na2SO3 + 2H2O (8) (0,25 điểm)
K2SO3 + BaCl2 = BaSO3 + 2KCl (9) (0,25 điểm)
2. ( 2,75 điểm )
2NaCl + 2H2O H2 + 2NaOH + Cl2 (1) (0,5 điểm) 2H2O 2 H2 + O2 (2) (0,25 điểm)
4FeS2 + 11O2 = 2Fe2O3 + 8SO2 ( t0C) (3) (0,25 điểm)
2SO2 + O2 = 2SO3 ( xt: V2O5, t0C) (4) (0,25 điểm)
SO3 + H2O = H2SO4 (5) (0,25 điểm)
Fe2O3 + 3H2 = 2Fe + 3H2O ( t0C) (6) (0,25 điểm)
Điều chế FeCl3 : 2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3 ( t0C), cho vào H2O (7) (0,25 điểm)
FeSO4: Fe + H2SO4(loãng) = FeSO4 + H2 (8) (0,25 điểm)
Fe2(SO4)3: Fe2O3 +3H2SO4 = Fe2(SO4)3 +3H2O (9) (0,25 điểm)
Fe(OH)3: FeCl3 + 3NaOH = Fe(OH)3 + 3NaCl (10)(0,25 điểm)
 
C

cuti_nguxi_9x

Bài II: (4,5 điểm )
1. ( 2,5 điểm )
- Nước vôi trong đục dần, kết tủa trắng tăng dần đến tối đa ( max). (0,25 điểm)
Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3 + H2O (1) (0,25 điểm)
- Sau một thời gian kết tủa tan trở lại, sau cùng trong suốt. (0,25 điểm)
CaCO3 + CO2 dư + H2O = Ca(HCO3)2 (2) (0,25 điểm)
Nhận xét: Khi n = n n = max (0,5 điểm)
Khi n = 2n n = 0 (0,5 điểm)
- Cho tiếp dd Ca(OH)2 vào dd vừa thu được. Dung dịch lại đục ,kết tủa trắng xuất hiện trở lại, sau thời gian có tách lớp.
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3 + 2H2O (3) (0,25 điểm)
2. ( 2 điểm )
- Ban đầu có khí mùi xốc ( SO2 ) thoát ra. (0,25 điểm)
Zn + H2SO4đđ = ZnSO4 + SO2 + 2H2O (1) (0,25 điểm)
- Sau một thời gian thấy xuất hiện kết tủa màu vàng ( S ): Do dd H2SO4 được

pha loãng bởi sản phẩm phản ứng có nước tạo ra. (0,25 điểm)
3Zn + 4H2SO4 = 3ZnSO4 + S + 4H2O (2) (0,25 điểm)
- Tiếp đến có khí mùi trứng thối thoát ra. (0,25 điểm)
4Zn + 5H2SO4 = 4ZnSO4 + H2S + 4H2O (3) (0,25 điểm)
- Sau cùng có khí không màu, không mùi thoát ra ( H2 ): Do nồng độ dd H2SO4 trở nên rất loãng. (0,25 điểm)
Zn + H2SO4 loãng = ZnSO4 + H2 . (0,25 điểm)
 
Last edited by a moderator:
C

cuti_nguxi_9x

Bài IV: ( 5 điểm)
2Al + 3S = Al2S3 (1) (0,25 điểm)
T/h 1: Hỗn hợp A gồm: Al2S3 và Al dư.
Theo gt A tdụng dd HCl dư, sp’còn 0,04 gam chất rắn (Vô lý): T/h 1 loại (0,25 điểm)
T/h 2: Hỗn hợp A gồm: Al2S3 và S dư.
Al2S3 + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2S (2) (0,25 điểm)
H2S + Pb(NO3)2 = PbS + 2HNO3 (3) (0,25 điểm)
n = 1,344 : 22,4 = 0,06mol (0,25 điểm)
Từ (3): n = n = 0,06mol (Vô lý) : T/h 2 loại (0,25 điểm)
Vậy T/h 3: Hỗn hợp A phải gồm:Al2S3, Aldư, Sdư.( pứ xãy ra không h/toàn) (0,25 điểm)
2Aldư + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2 (2/ ) (0,25 điểm)
Ta có: n = 0,06mol; m = 0,04gam (0,25 điểm)
Từ (3): n = 0,03mol n = 0,06 - 0,03 = 0,03mol (0,5 điểm)
Từ (1,2): n = n = 0,03 : 3 = 0,01mol (0,25 điểm)
Từ (1): n = 2n = 2 . 0,01 = 0,02mol (0,25 điểm)
n = 3n = 3 . 0,01= 0,03mol (0,25 điểm)
Từ (2/ ): n = n = . 0,03 = 0,02mol (0,25 điểm)
m = ( 0,02 + 0,02 ). 27 = 1,08 gam
m = 0,03.32 + 0,04 = 1 gam
Vậy : % m = = 51,92% (0,25 điểm)
% m = 48,08% (0,25 điểm)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom