Có ai có bài viết:"Biết chữ để cuộc sống tốt đẹp hơn"gợi ý cho em với

T

thanh_hoa_a8

hãy nêu lên lợi ích của việc học chữ như thế nào? Không có chữ thì cuộc sống của con người sẽ ra sao? Em lấy một vài dẫn chứng về những hậu quả của việc không biết chữ va đưa ra lí do. cuối bà nhớ khăng định vai trò của con chữ vói cuộc sống con người một lần nữa.
 
Y

younglady_9x

Các bạn bên trên đã cung cấp cũng tương đối rồi đó bạn ơi^^! Nếu cần thiết mình nghĩ bạn cũng có thể tham khảo trên google đó, mình thấy trên ấy cũng có nhiều tư liệu tham khảo lắm!
Chúc bạn làm bài tốt!
 
S

stary

Đọc tham khảo nhé bạn:
Tiếng sáo diều

Ông nội tôi nhà nghèo nên không biết chữ.

Bà nội tôi nhà cũng nghèo, nên cũng không biết chữ.

Khi tôi lớn lên, ông bà đã già.

Bố mẹ tôi thường đi công tác vắng nhà, vì thế, tôi lớn lên bằng khoai sắn, muối vừng, bằng cơm chan nước vối của ông bà.

Những đêm trăng miền quê. Tôi ngồi bên ông bà trên chiếc chõng tre đặt giữa sân nhà. Ngửa mặt nhìn bầu trời đầy sao và ánh trăng quê man mác trong tiếng sáo diều vi vu.

Ông tôi vừa rít thuốc lào vừa bảo:

- Lớn lên, chịu khó mà học hành, không biết chữ như ông khổ lắm. Suốt đời làm thuê làm mướn mà không đủ ăn, đủ mặc...

Tiếng sòng sọc của điếu bát và tia lửa đỏ lòm từ chiếc đóm vừa tắt lập lòe như ma trơi bay trong gầm chõng.

Bà tôi bảo:

- Nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sỹ...

Ông bà tôi làm ruộng nuôi bảy người con.

Nhờ cách mạng, các bác, các cô của tôi ai cũng được học hành. Nhưng ai cũng không học lên cao được. Phần vì nhà nghèo, phần vì chiến tranh. Người ra trận, người đi công nhân hỏa tuyến, thanh niên xung phong. Chuyện học hành đều dở dang cả.

Bố tôi được ông cho ăn học lên cấp 3 nhưng phải lên tận tỉnh học. Bố tôi là người duy nhất trong làng được cho đi học cấp 3. Đi bộ mấy chục cây số, quần nâu áo vải, xách theo chai tương, bó củi tìm nhà ở trọ, chiều chiều bắt của ốc...tìm kiếm chút chữ nghĩa...Rồi bố tôi cũng ra trận...

Nhìn vào sự học vất vả ấy, nhiều người dân quê tôi đều bảo: học chả để làm gì. Học nhiều rồi cũng theo sau con trâu cái cày...

Mỗi lần có ai nói vậy, bà tôi lại vừa đập cái quạt nan phành phạch mà rằng:

"Nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ..."

Làng quê những năm chiến trang nghèo và buồn.

Buổi tối sáng trăng, trong tiếng sáo diều, tôi ngồi nghe bà tôi giảng dạy những triết lý "nhân chi sơ, tính bản thiện...". Những gì bà dạy đến giờ tôi còn nhớ.

Thật lạ là hầu hết những câu chuyện của bà đều được bà học thuộc lòng qua truyền khẩu chứ chẳng hề có văn bản nào...

Bà thuộc truyện Kiều làu làu...Bà đọc kinh Chúa Ba...Bà kể tích Mỵ Châu Trọng Thủy...Bà kể chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân có ông Phù Đổng Thiên Vương vươn vai thành khổng lồ...

Bà bảo: Bà chỉ nghe người ta kể lại rồi thuộc thôi, cháu lớn lên sau này đi học, biết chữ mà đọc được sách thì còn nhiều chuyện hay lắm...

Bà còn dạy tôi những lễ nghĩa kính trên nhường dưới. "Của mình không bỏ, của người không tham". Bà bảo "Con chim có tổ, con người có tông", phải biết quý trọng sức lao động. Ăn cơm mà có đánh rơi ra mâm, bà nhặt lên mà bảo: của ngọc thực, không được phung phí, phải tội...Bà bện chổi rơm, dắt tôi mùng một lên quét chùa lấy phước...

Bố tôi ở chiến trường viết thư về. Cả làng xúm vào cùng xem. Sau khi nhờ người đọc xong, ông bà tôi giữ những bức thư như giữ bảo vật. Những lá thư được vuốt phẳng phiu, đựng trong một chiếc hộp sắt tây. Lúc rảnh rỗi, ông tôi lại mở ra ngắm. Ông bảo tôi:

- Thằng cháu mày lớn nhanh đi học để đọc thư bố mày cho ông nghe...

Rồi ông tôi lặng lẽ đến gặp cô giáo Bằng đang dạy lớp vỡ lòng trong xóm xin cho tôi đi học. Cô giáo bảo tôi chưa đủ tuổi, đợi một hai năm nữa. Chuyện này lan ra cả xóm. Mọi người bàn tán:

- Học làm gì mà cho đi học sớm thế không biết.

Ở quê tôi, trẻ con lớn lên thường phải giúp việc nhà nên có đưa 9-10 tuổi vẫn không đi học. Nhiều nhà viện lý do này lý do phải bế em, xay thóc giã gạo, phải làm ruộng hợp tác mà quên luôn chuyện cho con đi học. Thầy cô có đến nhà vận động thì bảo: đợi khi nào em nó lớn thì cho anh em nó đi học cả một thể...

Tôi chưa đủ nhận thức để hiểu được giá trị của việc biết chữ. Nhưng tôi muốn ông tôi vui nên cũng thích đi học. Tôi theo mấy anh chị lớn đến lớp vỡ lòng ngồi học mót. Cô giáo Bằng có lẽ nể ông tôi nên cũng chẳng đuổi. Rồi tôi được nhận vào học. Ngay khi được đi học lớp vỡ lòng, tôi đã rất cố gắng để sớm biết chữ...

Lá thư đầu tiên gửi ra chiến trường cho bố, tôi đã viết trong ánh đèn dầu leo lét. Cô tôi cầm tay tôi uốn từng nét chữ mà những con chữ vẫn to như củ lạc và nguệch ngoạc như gà bới...

Ông tôi ngồi trên chõng tre vừa hút thuốc lào vừa lặng lẽ nhả khói. Ánh mắt lim dim nhìn tôi ra chiều thích thú.

Lá thư ấy gửi đi và cả nhà nóng lòng chờ đợi. Hôm nhận được thư của bố tôi gửi từ chiến trường về, cả làng đều phấn khởi cùng tụ tập trong sân nhà ông để đọc thư.

Ông tôi nấu nồi nước chè xanh mời bà con trong xóm rồi trịnh trọng mở chiếc hộp sắt tây lấy ra lá thư mới nhận lúc chiều.

Trái với mọi lần, ông tôi bảo:

- Phần đọc thư để dành cho cháu tôi. Nó biết chữ rồi, để nó đọc thư bố nó.

Tôi ghé sát vào ngọn đèn dầu, dán mắt vào trang giấy để đánh vần từng chữ. Mặc dù tôi đọc còn ê a lắm, đọc chữ mà chẳng hiểu nghĩa. Nhưng dường như mọi người đang kiên nhẫn lắng nghe từng âm ngô nghê tôi phát ra:

- ...cho a ...con...a gửi lời...a thăm ....a bà con...háng xòm...

Mọi người cười ồ:

- Bà con hàng xóm chứ...

Sau lần ấy, ông tôi sắm cho tôi đủ thứ: sách vở, bút chì xanh đỏ, tẩy...bà tôi cắt một cái vỏ bao ngồi cặm cụi khâu cho tôi một chiếc túi rết để đựng sách. Mấy anh em tôi thường móc cái túi có mấy quyển vở ấy vào một cái "xe kéo" làm bằng chạc ba cây sắn, buộc dây rồi kéo đến lớp. Chiếc xe chạy trên đường tung bụi mù mà tôi tưởng tượng như xe đang nhả khói. Trong bước chạy rầm rập, miệng đứa nào cũng luôn "roẻn roẻn" như đang lái chiến xa ra trận...

Mỗi ngày đến trường với tôi thật sự là một ngày vui...

Hôm tôi nhận được giấy khen của nhà trường gửi về, ông bà tôi vui lắm. Ông bảo tôi:

- Ngày xưa ông đi làm thuê để cho bố mày đi học cấp ba. Bố mày có học, đi chiến trường chắc là đánh Mỹ giỏi. Mày bây giờ phải học giỏi nữa. Sau này đánh đuổi Mỹ đi rồi thì kiến thiết đất nước...

Tết trông trăng năm ấy, bà tôi đi chợ Giật mua cho tôi một ông phỗng bằng giấy. Tôi ngồi trông trăng cùng ông bà trên chõng tre, thưởng thức hương bưởi quê mà như nếm cả tình thương yêu của ông bà. Ánh trăng vàng và tiếng sáo diều đã đưa giấc mơ tôi về một miền xa thẳm...

Ông bà nội tôi giờ không còn nữa nhưng những kỷ niệm của thời thơ ấu đã theo tôi trên những bước đường và đã sống cùng tôi như một khoảng riêng của một miền kỹ ức. Cho đến tận bây giờ, tiếng sáo diều và những đêm trăng quê bên chõng tre vẫn còn vi vút trong tâm hồn tôi...
 
M

misschip

nêu dẫn dắt khi xa xưa không bít chữ thỳ bị thực dân Pháp ép buộc này. Ko bít chữ dễ bị lừa dối này. Ko đọc đc các tin tức. Trẻ em miền núi ít bít chữ => cố gắng học.
 
Top Bottom