co ai biết cách so sánh bán kính nguyên tử của các ion ko .?

S

songlacquan

Re: co ai biết cách so sánh bán kính nguyên tử củ

nile said:
pa` con có ai biết so sánh bán kính nguyên tử của các ion ko , giúp mình với
cái ni mình làm mấy lần rùi
nhưng chả hiểu cơ sở là gì cả
người thì bảo viết cấu hình e dựa vào số lớp mất đi mà so sánh
còn mình thì có 1 kinh nghiệm cứ thằng nào nhiều e hơn thì bán kính nhỏ hơn
kô bít có đúng kô
 
V

vic4ever

Thì trước hết so sánh bán kính của nguyên tử bỏ đi vài e. Theo tui là vậy !
 
S

songlacquan

vic4ever said:
Thì trước hết so sánh bán kính của nguyên tử bỏ đi vài e. Theo tui là vậy !
theo tui các e chuyển động xung quanh vỏ nguyên tử, theo từng lớp và phân lớp thế nên mới có khái niệm lớp e ngoài cùng chứ, nên chắc cách tốt nhất vẫn là viết cấu hình e ra rùi dựa vào số lớp, phân lớp
cái này có ai biết rõ hơn trả lời hộ nha
 
V

vic4ever

Lớp và phân lớp là dựa trên mức năng lượng (chỉ đối với nguyên tử H thì mới phân biệt rõ ràng từng mức năng lượng ứng với từng bán kính bao nhiêu)
 
S

songngu6390

Cái này thì để mình nói cho, mới hỏi thầy mà:
- TH1: Nếu A có số lớp e nhiều hơn B => rA>rB
- TH2: Nếu A & B có cùng số lớp e , cùng điện tích hạt nhân ZA = ZB nhưng số e của A > số e của B => rA< rB
- TH3 : Nếu A & B có cùng số lớp e , cùng số e trong lớp vỏ nhưng đthn của A <thn> rA > rB
 
S

songngu6390

Tui đánh đúng mà ko hiểu sao nó lại ra như vậy . Thôi tui đánh chi tiết nhé : " điện tích hạt nhân của A bé hơn điện tích hạt nhân của B thì bk A lớn hơn bk B "
 
T

thefool

Nguyên nhân bán kính to hay nhỏ là do số lớp e và do lực hút các e về phía nhân.Điện tích hạt nhân càng lớn ,lực hút càng mạnh->bán kính càng nhỏ.
Cách so sánh cụ thể là :
Nếu A có số lớp e lớn hơn B thì bán kính lớn hơn.
Nếu A và B cùng có số lớp e(cùng chu kỳ đó) thì dựa vào điện tích hạt nhân mà so sánh.ZA>ZB thì rA<rB.
Chú ý là cùng số Lớp chứ không phải cùng số e.
 
R

rahimasu

thefool said:
Nguyên nhân bán kính to hay nhỏ là do số lớp e và do lực hút các e về phía nhân.Điện tích hạt nhân càng lớn ,lực hút càng mạnh->bán kính càng nhỏ.
Cách so sánh cụ thể là :
Nếu A có số lớp e lớn hơn B thì bán kính lớn hơn.
Nếu A và B cùng có số lớp e(cùng chu kỳ đó) thì dựa vào điện tích hạt nhân mà so sánh.ZA>ZB thì rA>rB.
Chú ý là cùng số Lớp chứ không phải cùng số e.
cùng chu kì , ZA > ZB chứng tỏ đi về phía phải bảng thì độ âm điện tăng, rA<rB chứ :roll:
 
H

hoanghaily

bán kính nguyên tử cô lập là không xác định vì obitan của e không có giới hạn rõ rệt
bán kính của cation bao giờ cũng nhỏ hơn bán kính của nguyên tử tương ứng rất nhiều
bán kính của anion bao giờ cũng lớn hơn bán kính nguyên tử tương ứng
 
N

nguyenthanhsu

Theo tôi được biết :
Ngoài tính chất của HTTH thì còn có :
-Bán kính ion thì nhỏ hơn bán kính kim loại tương ứng ; So sự mất cân bằng về điện tích giữa hạt nhân và lớp vỏ . Hạt nhân tích điện dương nhiều hơn , dẫn tới sự co rút lớp vỏ => R giảm
Ví dụ : RNa > R Na+
- Đối với nguyên tử phi kim và ion âm của nó thi ngược lại

Chúng ta có thể hiểu nôm na là ion tích càng nhiều điện âm thì bán kính cang lớn và người lại ( Với điều kiện 2 nguyên tố phải trong cùng 1 CK hợac 2 CK liên tiếp )

Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của tôi , có sai sót gì mong mọi người chỉ bảo thêm .
 
H

haili66

thanks

songngu6390 said:
Cái này thì để mình nói cho, mới hỏi thầy mà:
- TH1: Nếu A có số lớp e nhiều hơn B => rA>rB
- TH2: Nếu A & B có cùng số lớp e , cùng điện tích hạt nhân ZA = ZB nhưng số e của A > số e của B => rA< rB
- TH3 : Nếu A & B có cùng số lớp e , cùng số e trong lớp vỏ nhưng đthn của A <thn> rA > rB
 
B

bigmove

bán kính nguyên tử do bản chất sóng của e một nguyên tử không thể có một ranh giới hoàn toan rõ rệt một cách gần đúng người ta hình dung nguyên tử như những quả cầu tiếp xúc với nhau khi chúng đứng cạnh nhau trong phân tử hay tinh thể người ta phân biệt thanh 3 dạng
bán kính nguyên tử Van đe Van bằng một nửa khoảng cách giữa hai hạt nhân của nguyên tử thuộc hai nguyên tử khác nhau ở trong tinh thể
bán kính nguyên tử cộng hóa trị bằng một nữa khỏang cách giửa hai hạt nhân của hai nguyên tư liên kết đơn với nhau trong phân tử
bán kính nguyên tử trong kim loại bằng môt nửa khoảng cach giữa hai hạt nhân nguyên tử trong tinh thể kim loại
trên thực tế bán kinh nguyên tư được xác định bằng thực nghiệm theo độ dài liên kết của các nguyên tử
trong một chu kì đi từ trái sang phải điện tích hạt nhân tăng dần nên lực hut giữa hạt nhân va e tăng dần kết quả là bán kính nguyên tử nhỏ dần
trong một nhóm đi từ trên xuống dưới bán kính nguyên tử tăng dần do lớp e tăng dần
 
R

rahimasu

Cho phép mình nói kiểu bình dân : cái này là âm đẩy,dương hút . Ion âm (anion) và e cùng tích điện âm nên 2 đứa đẩy nhau,e bị đẩy ra xa nhân nên bán kính lớn hơn ntử cùng loại. Còn ion dương(cation) hút e lại gần nhân hơn nên bán kính nhỏ hơn nguyên tử cùng loại.
 
B

bigmove

bán kính ion là đại lượng đặc chưng cho độ lớn của ion được coi như có dạng hình cầu đươc xác định bằng cách đo khoảng cách giữa hai hạt nhân gần nhất của cation va anion ở trong tinh thể khoảng cách này là tổng bán kính của hai ion , bán kính ion biến thiên cùng chiều với bán kính nguyên tử
khi nguyên tử kim loai mất bớt e hóa thị để trở thành ion dương (cation) thì kích thước của cation nhỏ hơn rất nhiều so với nguyên tử đặc biệt đối với các cation điện tích cao (nguyên tử mất nhiều e) vì lúc đó nguyên tử mất bớt số e và khi đó số e còn lại bị hạt nhân hút mạnh hơn
ngược lại nguyên tử phi kim thu thêm e trở thành anion thì kích thước của anion lớn hơn nhiều so với nguyên tử vì lúc đó số e tăng làm tăng tương tác giữa các e làm giảm lực hút hạt nhân đối với e lớp ngoài cùng
điện tích hạt nhân ảnh hưởng tới bán kính của các ion cùng đưa về cấu hình khí hiếm Z của nguyên tố nào lớn hơn thì bán kính ion lớn hơn
 
N

nguyennambn

Nếu trong cùng 1 chu kì thì điện tích càng lớn thì lưc hút tĩnh điện càng lớn dẫn đén bán kính nguyên tử càng nhỏ.Còn những trường hợp khác mình chưa gặp có gì thì chỉ bảo thêm
 
Top Bottom