CMR đời sống chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn...

  • Thread starter nguyen_xuan_truongvs
  • Ngày gửi
  • Replies 5
  • Views 49,124

N

nguyen_xuan_truongvs

Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

Đây là 1 bài văn nghị luận xã hội.
Em cần nêu rõ các luận điểm trong bài văn này
1. Tầm quan trọng của môi trường trong đời sống của chúng ta
2. Nêu lên vấn đề ô nhiễm môi trường:
- Nguyên nhân ( cần nêu chủ yếu là do ý thức của con người)
- Biểu hiện ( hiện trạng của ô nhiễm)
- Tác hại to lớn ( nên nêu theo tăng tiến từ thấp đến cao)
3. Chứng minh luận điểm đề bài. Vì vậy
dời sống chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người ko có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Phản bác lại: Cho nên chúng ta cần bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm để đời sống không bị tổn hại
- Biện pháp
- Trách nhiệm của cả công đồng
 
H

hiensau99

Bài 1:
* Tìm hiểu đề.
- Vai trò của môi trường đối với con người.
- Khẳng định tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường sống.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.
b. Thân bài:
- Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)
- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:
+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi...
+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)
- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:
+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.
+ Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất...
- Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.
c. Kết bài:
- Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...

Bài 2:

Trái Đất chúng ta là một tạo vật kì diệu. Địa Cầu như người mẹ nuôi chúng ta, luôn chiều chuộng cung cấp cho hàng tỷ đứa con bé nhỏ những điều tuyệt vời nhất. Nơi chúng ta sống, mọi thứ xung quanh đều được dùng 1 từ để diễn tả: “Môi trường” – không phải là một vật thực thể sống nhưng với tầm vóc của nó, nó có sức ảnh hưởng hết sức lớn lao đối với chúng ta. Môi trường, khi hiền hoà, khi dễ chịu, khi lại phẫn nộ, giận dữ - nó dựa vào những hành động chúng ta làm với nó và trả lại đủ - môi trường sẽ cuốn phăng đi mọi thứ đang hiện hữu, để chúng biến mất vào hư vô nếu chúng ta không quan tâm bảo vệ nó. Và khi nó biến mất đi, loài người cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt, đời sống chúng ta sẽ bị tổn hại một cách lớn lao vô cùng. Vì vậy, mỗi người phải có ý thức bảo vệ nó.


II. Thân bài

Nghĩa hẹp: nơi chúng ta sống – môi trường xung quanh chúng ta – nhà , trường,…

Nghĩa rộng: cuộc sống của chúng ta: đất, nước, không khí, rừng, sinh vật,…

Tầm quan trọng của môi trường sống:

Thời gian trôi qua, khi công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, những mẩu sắt thép đã dần thay thế cho những khúc gỗ đơn sơ, và những ánh đèn dầu mập mờ đã không còn nữa, nhường chỗ cho những bóng đèn điện quang sáng rực giữa màn đêm. Mọi người cứ nghĩ thiên nhiên đã không còn vĩ đại như xưa, đều có thể thế bởi những thứ tạo ra từ đôi bàn tay đầy kĩ thuật của con người, rằng gỗ chẳng thể nào sánh được với sắt, hay bóng cây so với quạt máy vẫn còn kém xa.

Nhưng, đã có ai từng tự hỏi kim loại từ đâu mà ra, hay chiếc quạt tiện dụng ấy được cấu tạo từ thứ gì? Câu trả lời lại đơn giản lắm: chúng nằm thành vụn trong lòng đất, như những mẩu rác được hình thành từ xa xưa được chúng ta chọn lọc và chuyển thể. Vậy, không phải là những thứ ta sử dụng hôm nay, đều có nguồn gốc xuất xứ từ môi trường hay sao? Chúng ta đã biết quý trọng chúng chưa, hay ‘được voi đòi tiên’, cứ tiếp tục khai thác chúng để thoả mãn lòng tham vô đáy của mình?


*Đất

Những toà nhà cao tầng ta đang sống, chơi đùa và nghỉ ngơi, phải chăng đều được xây dựng bằng gạch, bằng cát, bằng cốt thép xi măng, mọc lên một khu đất trống.

Đất là mầm móng cho tất cả mọi thứ, là điểm khởi đầu cho những sự vật chúng ta gây dựng nên, là nơi chôn cất bao nhiêu bí mật, là nơi cất giữ thật nhiều khoáng sản.

Con người đã sử dụng bao nhiêu công sức và máy móc đề đào sâu trong lòng đất, tìm kiếm những mỏ dầu, mỏ vàng, rồi khai thác lấy để sử dụng. Có đất, mới có thể mọc cây, đất giúp hạt nảy mầm, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ra hoa kết trái.

Trẻ con quê thường chôn giấu những thứ quý giá của mình xuống lòng đất, hay có một câu chuyện mang tên ‘Cây cúc áo’ kể về một cậu bé chôn một chiếc cúc, hằng ngày tưới nước, hy vọng nó có thể mọc thành cây để có cúc may áo cho ông. Đất đá tạo thành hang động – đó là nhà ở của loài người thời cổ xưa, đồng thời cũng là chỗ trú ngụ cho các động vật sau này.

*Gỗ

!Hay nói đến một khía cạnh khác của đất nước, nơi những người nghèo sống chốn thôn quê, họ sẽ tạo nên mái ấm của mình bằng những cây gỗ đốn được: tre, nứa; lợp nhà bằng lá dừa; kết bằng nuộc lạt. Họ sống bên cạnh những vật liệu chiết xuất từ thiên nhiên, mỗi ngày nhìn thấy cây lúa ngoài đồng – vật nuôi họ sống qua năm qua tháng. Hay những đứa trẻ chăn trâu mỗi buổi chiều nhìn cánh diều sáo trúc bay cao trong không trung, phát ra tiếng vi vu vi vu nghe thật thích tai làm sao.



!Đâu phải ai cũng biết những trang giấy tập mỗi ngày học sinh chúng ta đều sử dụng thực chất là từ gỗ mà ra, hay những chiếc vỏ xe căn bản cũng được làm từ gỗ. Những vật dụng hết sức thân thuộc với con người: hộp sữa, bàn, ghế, đũa ăn cơm, thậm chí cả cây đàn ghi-ta và giấy vệ sinh cũng đều có chung nguồn gốc từ cây cối cả.



!Rồi dần dần, xuất hiện những bọn lâm tặc.

Chúng tham lam, chặt phá cây cối khắp nơi, mỗi nơi chúng đến chỉ còn lại những bãi hoang tàn, trơ trụi. Thật nực cười, làm sao chúng có thể hiểu được mỗi thân cây chúng chặt đi, mỗi gốc cây chúng đốn, chính là một phút giây dẫn chúng đến gần hơn với tử thần, đưa chúng đến cái chết.

!Chúng tham cái lợi trước mắt, và quên mất đi rằng chuyện gì sẽ xảy đến ngày mai, mưa rơi xuống khiến đất bị xói mòn, dòng nước mạnh mẽ tràn xuống miền đồng bằng gây nên lũ lụt, nước sông phá vỡ đê gây hại cho mùa màng.

*Không khí

!Mở rộng vấn đề ra thì sao? Lượng khí CO2 con người thải ra quá lớn so với khí oxy mà cây quang hợp được, dần dần khiến cho bầu không khí trở nên khó thở, nồng nặc đầy ô nhiễm. Sẽ có một ngày nào đó, bọn lâm tặc gào lên: “Trả bầu không khí trong lành lại đây!” và nhận ra rằng mọi việc đã quá trễ. Cảm giác cơn gió lướt qua mặt mỗi sáng đến trường sẽ không còn nữa, hình ảnh những phiến lá xanh tươi lung lay xao động cũng sẽ biến mất không còn chút vết tích nào.



!Lúc đó, chúng sẽ xót thương những lúc chúng nằm trên bãi cỏ xanh, mắt hướng về bầu trời sâu thăm thẳm, mũi thoang thoảng mùi hương hoa dịu nhẹ mà ngọt ngào, cùng đôi tay chạm vào những cánh hoa mềm mại, mỏng manh. Cảm giác đó, phải chăng là quá dễ chịu – những phút giây mà tâm hồn ta gần như hoà vào chung với thiên nhiên, cùng cảm nhận những sự vật khác trên cõi đời này?



!Có lẽ ai cũng biết, một khi công nghiệp phát triển, đồng nghĩa với việc số lượng xe cộ ngày càng gia tăng. Những chiếc xe đạp nhỏ gọn đã không còn chỗ chen chân vào đời sống bận rộn của người dân các đô thị lớn bé, đồng thời trở nên lạc hậu hơn, vận tốc khó có thể sánh kịp xe máy ngày nay, hay tương lai là những chiếc xe bốn bánh đồ sộ. Cứ thêm một chiếc xe máy, xe hơi được sản xuất ra, cũng như bầu không khí nơi đây phần nào thêm ô nhiễm. Cảnh các em nhỏ được cha mẹ chở đi học, mặt mũi bịt kín để tránh cái khí ngột ngạt khó chịu đã không còn là hiếm lạ, hay một cô gái sức khoẻ yếu ho khù khụ mỗi khi ôtô rồ ga cũng trở nên thân quen.



!Những khu công nghiệp mọc lên như nấm, các ống khói chọc trời dựng lên, thải không biết bao nhiêu khí độc vào không gian mà chưa qua làm sạch. Cái vấn đề này được đề cập tới đâu phải chỉ một lần, thậm chí đã trải qua nhiều năm mà vẫn chưa được giải quyết triệt để. Họ bị mờ mắt bởi những núi tiền, những tờ ngân phiếu đầy con số 0, để quên mất đi sức khoẻ của mình và những người xung quanh. Họ hạnh phúc ôm mộng làm giàu đi ngủ, để quên mất mình đang gây nên ác mộng cho đồng loại của chính bản thân mình.



*Nước

!Lỗ thủng của tầng ozone đang ngày càng rộng ra đến mức báo động. Khi nó không còn, những tia cực tím chiếu xuống làm tan băng ở hai cực Trái Đất, khiến lượng nước biển dâng cao, tạo ra sóng thần gây thiệt hại nạng nề cho đất nước.

!Nhưng nếu nói chuyện gần gũi mà bất cứ ai cũng có thể thấy được, ngày nay, những ‘con sông rác’ đang tràn lan khắp mọi nơi, dòng nước ngày xưa trong xanh mát mẻ bây giờ đục ngầu và bồng bềnh những rác và rác, chưa kể đến mùi hôi bốc lên nồng nặc và xác cá tôm trôi dạt tấp vào hai bên bờ.

![Mỗi khi mùa mưa về, nước sông ồ ạt dâng lên, dòng nước hung hãn như một tên quỷ dữ cuốn trôi đi tất cả mọi sự vật sống, huỷ diệt hết màu xanh yêu thương, khiến bao nhiêu người thiệt mạng, hay may mắn hơn là rơi vào cảnh đường cùng khốn khó, ngày qua ngày sống lay lắt với bệnh tật cùng cơn đói đến nao lòng. ]

!Rồi cứ như là chưa đủ, họ thải những hoá chất độc hại ra con sông đã cung cấp nguồn sống cho họ khi họ còn trẻ thơ. Thông tin về dòng sông Thị Vải đen ngòm ô nhiễm nhờ ai, chắc hẳn các bạn đều đã biết, nhưng tôi sẽ vẫn lấy nó làm điển hình cho điều này. Cứ mỗi lần hình ảnh 11km của con sông bị công ty Vedan ‘giết’, sự tức giận trong tâm tôi lại trỗi dậy, tự hỏi rằng: Bọn họ có còn là người không? Bọn họ bồi thường thật nhiều tiền cho bà con nông dân, nhưng ai có thể bồi thường cho dòng sông tội nghiệp đã mất cái vẻ trong lành vốn có, trước đây là chỗ tắm, chỗ lấy nước, còn bây giờ là nơi khiến mọi người phải nhăn mặt, rùng mình khi nhắc đến? Và những xác của tôm cá hàng đàn nơi đây, ai có thể đền trả lại đây?

!Vụ án dòng sông Thị Vải kết thúc, lại tiếp tục mở ra thêm một ‘dòng sông chết’ khác: sông Ngũ Huyện Khê chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Những xí nghiệp, nhà máy nơi này thải ra một lượng nước độc hại lớn vô cùng mỗi ngày, cho dù đó là nguồn nước chính cho nông dân tưới ruộng. Nhưng chính những người nông dân ấy cũng là một trong những nguyên nhân gây hại cho dòng sông, khi việc họ làm là xả rác xuống dòng nước đáng thương.

[Cứ tưởng tượng một ngày nào đó, khi những toà nhà cao tầng ở Mĩ ngập tràn trong dòng nước lũ, xe hơi trôi nổi lềnh bệnh, con người khóc hét và gào thét trong tuyệt vọng; hay khi tháp Effiel nổi tiếng của thành phố Paris đổ sụp khi có một cơn bão đi qua, những thanh sắt khổng lồ gãy xuống giết chết bao nhiêu người, rồi sau đó để lại một bãi tang hoang đến mức đáng sợ. ]

*Vấn đề nhỏ

Khó ai có thể nhận ra rằng những việc làm nhỏ nhặt như vứt một mẩu giấy rác lại góp phần làm cho môi trường thêm xấu, và cũng không phải ai khi biết điều đó cũng dừng hành vi của mình. Một hồ nước lớn được tạo nên từ triệu triệu giọt nước nhỏ, cũng như trăm ngàn mẩu rác sẽ gây dựng cả một bãi phế thải khổng lồ. Chúng ta cứ làm, và rồi cứ hối hận khi đã quá muộn? Ý thức của người dân quá kém, cùng với tính cách có cái tôi quá cao để không quan tâm đến những người khác, không nhớ rằng những thứ mình xả ra đều phải có người khổ công dọn dẹp.

*Khắc phục
Khi môi trường đã lên đến mức báo động, loài người chúng ta cũng bắt đầu có những cách khắc phục mọi chuyện. Người ở mọi lứa tuổi, mọi nơi đã dần trở nên có ý thức hơn, họ xung phong trồng cây xanh, tự nguyện bỏ một ngày nghỉ ở nhà để vào công viên phụ dọn rác. Họ viết những lời tuyên truyền khắp nơi: “Nước là nguồn tài nguyên quý giá, hãy bảo vệ và sử dụng tiết kiệm.”;”Cùng tái chế rác thải thành những vật dụng hữu ích”;”Phủ xanh đất trống đồi trọc, giữ không khí luôn trong lành.”;...

Các cuộc thi được mở để cho trẻ em và người lớn nhận ra những việc mình cần làm và những thiệt hại đáng kể khi môi trường bị huỷ hoại. Chưa hết, với trí sáng tạo của con người, những đề toán vô cùng thú vị được lan truyền khắp nơi: “Một trường học có 6 vòi nước. Cứ giờ ra chơi có 2 học sinh rửa tay và quên khóa vòi nước. Để nước chảy trong 45 phút. Hãy tính thời gian nước chảy lãng phí trong một buổi học, một tuần học, một tháng học và một năm học?”.

III. Kết bài
!Nêu ý nghĩa của vấn đề: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu con người
không có ý thức bảo vệ môi trường.


Xem thêm ở: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=137752
 
T

trankute02

thank you very much!!. :eek:

Bai viet cua hiensau99 hay wa, chac chan ninh se coa nhiu y hay cho bai van cua minh lem. Moi ng nho doc & ung ho bai van cua hiensau99 nka!!:D:D:D:)]:)]:)]>:D<>:D<>:D<
 
K

k3m_dau_tay

dug la hay that do ban gioi wa ak@};-:)>-mih se lam bai van nay chac nhiu y ma hay lem do ak
 
P

poater

Sông Mississippi, ngày 17-1-2013

Kính gửi ngài Harvey Schiller kính mến

Khi viết bức thư này cho ngài, tôi thật sự rất lo lắng. Là một vị chủ tịch của liên đoàn bóng chày thế giới, ắt hẳn ngài còn có hàng tá công việc bề bộn chưa xong, nhưng tôi mong ngày hãy dành chút ít thời gian quí báu của mình để đọc bức thư của tôi như ngài đang đọc nỗi lòng của tất cả cư dân trên hành tinh xanh này.

Tôi là một chú cá bé nhỏ giữa dòng sông Mississippi rộng lớn, nơi mà loài người các ngài, những “thần đồng” của tạo hóa đang dần dần hủy hoại, dồn họ hàng nhà cá đã từng đông đúc chúng tôi tới bờ vực của sự tuyệt chủng.

Tôi được biết tới ngài và môn bóng chày qua chị Mưa và cũng biết được rằng đất nước chúng tôi đã phát minh ra môn bóng chày. Tôi rất phấn khởi và hạnh phúc khi nghe được tin này. Nhưng sự phấn khởi ấy không kéo dài được lâu.

Ngài có biết là vì sao không? Từ những sự kiện gần đây, tôi mới nhận ra rằng: “Bảo vệ nước như một trận chung kết bóng chày, giữa lòng tham vô tận của con người và sự sống của tất cả sinh vật trên hành tinh này.” Và kết quả của nó cũng chỉ là thắng, hoặc bại. Kết quả của trận đấu này, không ai khác ngoài con người các ngài có thể quyết định nó.

Có thể ngài sẽ cười vì cho rằng nguồn nước quanh ta vô tận, nhưng ngài đã lầm, nó chỉ là một nguồn tài nguyên có hạn mà thôi,nhưng lòng tham lam cũng con người mới là vô tận.

Vài trăm năm trước đây, trước khi những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên mảnh đất châu Mĩ trù phú này, chúng tôi đã có một cuộc sống an lành và hạnh phúc, nhưng khi họ đến “khai hóa” mảnh đất này, thì mọi chuyện đã không còn tốt đẹp như trước. Những con tàu đầu tiên tiên được đóng, những nhà máy đầu tiên được xây dựng đã khiến nguồn nước trong xanh của chúng thôi thành một thứ nước hôi thối và dơ bẩn.

Chúng tôi đến giờ vẫn chưa hiểu được thứ mà các ngài cần là gì, là những thùng nước đen ngòm mà các ngài gọi là “dầu”,hay là những tờ giấy có đề số mà các ngài gọi là “tiền”. Mà dù đó có là gì đi chăng nữa thì các ngài của không được làm tổn hại đến một hệ sinh thái từng rất khổng lồ của Mississippi , đến người Mẹ thiên nhiên.

Chúng tôi cũng không hiểu con người các ngài làm gì, mà chỉ sau khi các ngài tới xây dưng những công trình thủy điện cạnh dòng suối một thời gian thì nó đã nhanh chóng cạn khô, rồi sau này, từng con suối, con sông khác rồi cũng nhận một kết cục như thế.

Ngài có biết, nước đối với chúng tôi là sản vật vô cùng quí giá mà tạo hóa ban cho, nhưng chỉ vì chút lợi nhuận loài người các ngài đã sẵn sàng làm ô nhiễm nguồn nước, đầu độc “giọt sữa của Mẹ thiên nhiên”.

Tôi nói cho ngài nghe chuyện này, có lẽ ngài sẽ không tin nhưng một ổ bánh mì mà ngài nhâm nhi vào mỗi buổi sáng cần tới 65 lít nước. Hãy tưởng tượng 7 tỉ người trên cùng ăn bánh mì, thì lúc này đất Mẹ phải bỏ ra tận 445 tỉ lít nước. Thế mà lượng nước mà con người các ngài làm ô nhiễm còn gấp 2,3 lần như vậy.

Nếu nói đến công dụng của nước, thì có lẽ chẳng có cuốn bách khoa nào liệt kê hết được. Nhưng chừng ấy công dụng của nước cũng chưa thể khiến con người các các ngài ngừng hủy hoại nó. Và, không chỉ riêng loài cá chúng tôi, mà “Lục địa đen”, châu lục đứng thứ ba về cả diện tích lẫn dân số đang có nguy cơ đối diện với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Vậy mà tại khu sông Mississippi này đây, hàng ngày vẫn có những kẻ vui cười đếm tiền và đứng nhìn những đồng loại của mình đang chết dần mòn vì thiếu nước rồi tiếp tục tàn phá dòng nước một cách không thương tiếc.

Không chỉ tại châu Phi mà còn rất, rất nhiều nơi cần nước sạch. Thế mà những công trình thủy điện cản dòng nước gây hạn hán cả một vùng, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống và sinh hoạt của người dân lại ngày càng mọc lên. Măc cho đời sống của người dân khó khăn, các nhà thầu vẫn cứ tiếp tục khai thác (đúng hơn là vơ vét) cho đến khi không còn gì có thể khai thác được.

Tại sao con người các ngài lại có thể đối xử với nước như vậy? Không ai hết ngoài con người các ngài có thể trả lời câu hỏi này. Có thể các ngài sẽ nói là vì lợi nhuận kinh tế, hoặc vì hoàn cảnh gia đình,…Nhưng tất cả các câu trả lời này chỉ là lời ngụy biện cho lòng tham của con người các ngài thôi.

Nếu 65 triệu năm trước, trái đất chúng ta đã chứng kiến loài khủng long bị tuyệt chủng vì thiên thạch đâm vào thì giờ đây đất mẹ lại phải chấp nhận sự tuyệt chủng một lần nữa, nhưng không phải vì những biến cố ngoài vũ trụ mà là vì những đứa con “thần đồng” của mình.

Thôi nói đến đây có lẽ ngài sẽ ngao ngán vì những vấn đề về nước sạch, vậy ta hãy chuyển sang môn bóng chày, môn mà ngài khá giỏi. Như tôi đã nói ở đầu bức thư, bảo vệ nước- trận đấu sinh tử. Con người các ngài đã và sẽ tiếp tục thải những chất thải độc hại xuống biển, sông, khiến nó trở thành một “kho chứa rác công nghiệp”. Những bãi biển đẹp rất nên thơ ngày nào với những cơn sóng lăn tăn mà chị Mưa đã kể giờ trở thành những dòng nước dơ bẩn vì lẫn với các chất thải của con người.

Hi vọng những điều mà tôi nói ngài sẽ ghi nhớ. Bóng chày là môn thể thao vua tại các nước phát triển, từng đường bóng của nó khiến mọi người say mê chăm chú theo dõi. Tại sao ngài không dùng môn thể thao này để tuyên truyền việc bảo vệ nước. Tại sao ngài lại không khuyến khích các cầu thủ và các câu lạc bộ đổi màu và lô gô của áo thành những biểu tượng bảo vệ nước. Những người hâm mộ sẽ làm theo những thần tượng của họ. Và các câu lạc bộ, các cầu thủ sẽ trở thành những đại sứ bảo vệ nước.

Vẫn chưa muộn để mang lại nước sạch cho cư dân trên hành tinh, không chỉ từ những hội nghị lớn mà còn từ những hành động nhỏ bé của chúng ta. Với tư cách là một người hâm mộ môn bóng chày và là một cư dân trên hành tinh xanh này, tôi khuyên các bạn rằng, bảo vệ nước là bảo vệ môn bóng chày và bảo vệ sự sống của chúng ta.

Ký tên


Đây là bài viết về việc bảo vệ nước
 
Top Bottom