[Club văn 9] Nơi hoạt động của nhóm 1.

C

cori

ko sao!!!!!thua keo này ta bày keo khác!!!!!!!!căn bản nhóm chúng ta ít hoạt động!!!!!!

các thành viên cũng ko hay ol hoặc ol mà ko chú ý đến nhóm!!!!!!!!!thế làm sao sôi nổi được!!!!!!!!!
 
T

thuy_078

Thông báo nhóm 1:
- Nhóm trưởng không hoàn thành tốt nhiệm vụ tuần đây chị thay nhóm trưởng là kudi_sinichi,nhóm phó cori.Nhóm trưởng chịu trách nhiệm gửi bài làm vào topic thông báo và gửi bài làm,nhóm phó có nhiệm vụ báo cáo hoạt động của nhóm mình trong tuần đó ngay trong topic của mình (ai hoạt động tốt,ai không tốt,...).Mong rằng sự thay đổi này sẽ giúp nhóm hoạt động tốt.Các em thong báo cho các thành viên khác vào hạot động nhé! (xin lỗi hôm qua ghi nhầm ngày gửi bài ngày gửi bài là 27/9/2010)!
Thân!
 
Last edited by a moderator:
T

thobongkute

Đề thứ hai:
Câu 1 : (3 điểm )
a. Em hãy kể tên các phương châm hội thoại ?
b Chim khôn nói tiếng rảnh rang .
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe .
Câu ca dao khuyên chúng ta tuân thủ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp
Câu 2 : (2 điểm )
Trong các từ ngữ: nói móc, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói mát, nói khoác, nói trống.
Hãy chọn một từ ngữ thích hợp điền vaò mỗi chỗ trống sau:
- Nói quá sự thật hoặc không có trong thực tế, để khoe khoang hoặc đùa vui là .................................................. .
-
Nói chen vào chuyện của người trên là khi không được hỏi đến là:...............
Cho biết mỗi từ ngữ vừa chọn chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3: (5 điểm)
Viết 1 văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói "thất bại là mẹ thành công"
P/S: hạn cuối nộp bài 0h thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010 (các nhóm trưởng chú ý nộp bài đúng thời gian )


[BCùng làm bài nào:D
BÀi 1:
a, Các phương châm hội thoại là: phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự

b,Câu ca dao
Chim khôn nói tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe .

khuyên chúng ta tuân thủ phương châm lịch sự

BÀi 2:

_Nói quá sự thật hoặc không có trong thực tế, để khoe khoang hoặc đùa vui là nói khoác
=> phương châm về chất
_Nói chen vào chuyện của người trên là khi không được hỏi đến là: nói móc
=> phương châm lịch sự
 
C

cori

Nhóm chúng ta vừa rồi chỉ dc 7d điểm thôi!!!
Tuần này mọi người cố gẵng hoạt động sôi nổi lên nhé, phải vượt lên chứ đúng hok nhỉ!!!
Đề tuần này:
Đề thứ hai:
Câu 1 : (3 điểm )
a. Em hãy kể tên các phương châm hội thoại ?
b Chim khôn nói tiếng rảnh rang .
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe .
Câu ca dao khuyên chúng ta tuân thủ phương châm hội thoại nào trong giao tiếp
Câu 2 : (2 điểm )
Trong các từ ngữ: nói móc, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói mát, nói khoác, nói trống.
Hãy chọn một từ ngữ thích hợp điền vaò mỗi chỗ trống sau:
- Nói quá sự thật hoặc không có trong thực tế, để khoe khoang hoặc đùa vui là .................................................. .
- Nói chen vào chuyện của người trên là khi không được hỏi đến là: ...............
Cho biết mỗi từ ngữ vừa chọn chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3: (5 điểm)
Viết 1 văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói "thất bại là mẹ thành công"
P/S: hạn cuối nộp bài 0h thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010 (các nhóm trưởng chú ý nộp bài đúng thời gian )
trả lời:
câu 1:
a) Các phương châm hội thoại là:
+p/c về lượng
+ p/c về chất,
+p/c quan hệ.
+p/c cách thức,
+p/c lịch sự,
+p/c cách thức,
b) câu
: Chim khôn nói tiếng rảnh rang .
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe .

=> khuyên chúng ta tuân thủ p/c lịch sự vì khi giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự,trang nhã.
Câu 2:
- Nói quá sự thật hoặc không có trong thực tế, để khoe khoang hoặc đùa vui là
nói khoác =>
p/c về chất

- Nói chen vào chuyện của người trên là khi không được hỏi đến là: nói leo

=> p/c về lịch sự

còn bài 3 thì cả nhóm cùng suy nghĩ nha!!!!!!!:D

 
Last edited by a moderator:
H

hachiko_theblues

Mình xin lỗi vì bây h mới post bài trong nhóm được :D

Câu 3:

Chuyện xưa kia có một hạt đậu nhỏ sống trong sự bao bọc của gia đình và họ hàng. Rồi một ngày; cơn hỏa hoạn đã cướp đi gia đình bé nhỏ thân yêu của hạt đậu; đẩy nó đến với một vùng đất trơ trụi khô cằn sau đám cháy. Hạt đậu đã cố gắng không biết bao nhiêu lần để vươn lên đón nắng mặt trời; thế nhưng vẫn không biết bao nhiêu lần nó thất bại. Thế nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ; vào một ngày nắng đẹp trời; một mầm cây bé nhỏ xanh tươi đã vươn lên trên đất khô cằn sỏi đá. Câu chuyện ấy đã khiến tôi nghĩ đến một câu tục ngữ của ông cha ta đã để lại"Thất bại là mẹ thành công."

Thành công là gì mà không biết bao nhiêu người vẫn mơ ước tìm đến? Thành công là gì mà biết bao nhiêu con người đã phải hao phí bao nhiêu công sức để đạt được nó? Thành công là gì mà có thể được đổi bằng danh vọng; quyền lực và cả những ước mơ hoài bão? Thành công là khi ai đó chinh phục được những đích đến trong cuộc đời của mình cho dù đường đến vinh quang lắm chông gai. Thành công đồng nghĩa với sự chiến thắng. Thành công là khi vươn đến một lối sống đẹp trong cuộc đời; sống dũng cảm; sống biết yêu thương và sống đầy bản lĩnh.
Song song với thành công là thất bại - Một từ không hề xa lạ đối với bất cứ ai. Thất bại chính là bản chất của thành công. Nhiều người cho rằng thất bại chính là sự thua cuộc. Thế nhưng đó đã là tất cả những định nghĩa về thất bại? Thất bại còn có nghĩa là không thể đạt được cái đích mà mình tự đề ra trong cuộc sống. Với những người cha người mẹ; thất bại là khi con cái hư hỏng không nên người. Với thầy cô; thất bại là khi những người học trò của họ không thấu hiểu hay chú ý đến bài học. Với cầu thủ bóng đá; thất bại là khi họ không thể vươn đến chức vô địch mơ ước. Với người học sinh; thất bại là bỏ cuộc trong một bài kiểm tra quan trọng hay không thể chinh phục giấc mơ đến với giảng đường. Thất bại còn là khi ai đó ngủ quên trong men say chiến thắng mà không trở về với thực tại.
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố." Thật vậy; nếu không có những thất bại thì thành công có trở thành vô nghĩa? Thất bại giúp tôi luyện con người ta trở nên chín chắn hơn; cứng rắn hơn để vững bước hơn trong cuộc đời. Niềm vui của ai đó có trọn khi con đường đến với thành công trải đầy hoa hồng? Thành công chính khởi nguồn từ vô số các thất bại. Điều đó không thể phủ nhận trong thực tế cuộc sống. Thomas Edison là nhà bác học vĩ đại của thế giới. Tuy vậy có ai biết để đạt đến thành công; ông đã phải thất bại nhiều như thế nào. Ông đã từng bị coi khinh và trêu là tối dạ khi còn học ở trường tiểu học. Nhưng chính nhờ hàng loạt các thất bại mà Edison đã trở thành nhà phát minh kiệt xuất của nhân loại. Joanna Rowling - tác giả của bộ truyện Harry Potter nỗi tiếng nhưng có ai biết không biết bao nhiêu lần bản thảo "Harry Potter" bị gửi trả. Dù phải sống bằng tiền trợ cấp của xã hội và một mình nuôi con; bà vẫn âm thầm miệt mài trong sáng tác. Chính niềm tin từ những thất bại đã giúp người phụ nữ nghèo khổ chiến thắng. Pa-ven Ca-rơ-sa-nghin, người thanh niên chân chính của Cách mạng trong "Thép đã tôi thế đấy" dù bị liệt toàn thân (chỉ có hai tay cử động được); mù cả hai mắt nhưng vẫn khao khát; cố gắng không ngừng nghỉ để trở về với công tác kháng chiến. Cuộc đời của anh là một bản anh hùng ca nhưng cũng không kém phần bi kịch. Ngọn lửa sống của anh đã truyền cho khắp các thế hệ thanh niên trên khắp thế gian và trong đó có tôi. "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa; ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta; tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời; sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người..." Nikolai Alexeevich Ostrovsky cũng chính là hóa thân của Paven đã cho tôi niềm tin để đứng lên từ những thất bại của mình. Không phải sợ hãi mà là đương đầu với nó.

Tóm lại; từ bao đời nay; câu tục ngữ vẫn thể hiện sự đúng đắn trong thực tế cuộc sống. Thành công sẽ luôn luôn đến sau những thất bại cho dù đến muộn. Thật đúng với câu nói của Márai Sádor:"Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân mình, bạn không được phép yếu mềm, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất."
 
Last edited by a moderator:
T

thobongkute

Mình làm thử bài 3 nha

MB: Trpng cuộc đời để đạt được những thành công con người không tránh khỏi những thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người có thêm kinh nghiệm để đi đến chiến thắng.Có những người không thể tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình. Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu:"Thất bại là mẹ thành công"

TB:
a, giải thích:
*Nghĩa đen:
_Thất bại là kết quả xấu là sự thiệt hại hư hỏng.Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp.
_Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công
- Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:
* Trong đời, ai cũng phải có đôi lần thất bại.Thực ra chẳng có ai muốn thất bại cả.
Nhưng khi đã thất bại thì thường có 2 loại người với 2 phản ứng khác nhau :
- Có người bỏ cuộc như con chim khi trúng tên thì sợ cây cung.
- Có những người lại quyết tâm làm lại.Chính khi bắt đầu làm lại người ta mới phân tích, mổ xẻ nguyên nhân của thất bại để tránh bị thất bại lần nữa.Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn

b,Tại sao thất bại lại là mẹ thành công?
- Sự mâu thuẫn: Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau
- Nguyên nhân:Thất bại giúp ta nhìn ra sai sót nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung hoàn thiện. Thất bại dạy cho ta cách vượt lên đạt kết quả tốt hơn.Trước thất bại nếu con người không nản chí ngả lòng mà có nghị lực nhìn vào thất bại ấy mà rút kinh nghiệm học hỏi thì chắc chắn thành công sẽ đến giống như câu tục ngữ: " có công mài sắt có ngày nên kim"

c,Tác dụng của thất bại đối với ng` ko có ý chí và ng` có y’ chí:
_ Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn
_quả thật trong lịch sử và cuộc sống đã chứng tỏ điều đó
+Ngày xưa NGuyễn Công Trứ đã rất nhiều lần đj thi nhưng không đỗ. Thất bại liên tiếp nhưng ông vẫn quyết tâm tu dưỡng rùi mài kinh sử. Năm 41 tuôir mới đỗ. Ông quả là tấm gương sáng về nghị lực ý chí vượt qua thất bại để đi tới đích
+Trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật thì thất bại là điều khó tránh. để gặt hái đc thành công có khi người ta phải trải qua cả nghìn lần thất bại. avis dụ ong Ê-đin-sơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới phải trải qua cả nghìn thất bại mới tìm ra chất dùng làm dây tóc bóng đèn
_ Ngày nay việc học hành thi cử rất khó khăn có nhiều học sinh giỏi nhưng không đỗ đại học ngay lần đàu. NHưng nhờ rút kinh nghiệm và kiên trì ôn luyện họ đã thành công
_ mỗi học sinh cúng ta ắt tránh khỏi thâts bại nhưng nếu khiêm tốn học hành ta sẽ thành công. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là những người đag lái con thuyền tri thức vượt biển cả bao la. Chúng ta luôn nhớ câu :"Thất bại là mẹ thành công". GẶp thất bại koo nên nản chí, hãy vững vàng rút kinh nghiệm để đi tới đích.

KB:
Thất bại rèn cho con người ý chí tinh thần và nghị lực đi tới thành công bởi vậy trước thất bại mọi người nên khiêm tốn học hỏi rút kinh nghiệm để đạt đc kết quả tốt trong công việc và cuộc sống




 
C

cori

Chuyện xưa kia có một hạt đậu nhỏ sống trong sự bao bọc của gia đình và họ hàng. Rồi một ngày; cơn hỏa hoạn đã cướp đi gia đình bé nhỏ thân yêu của hạt đậu; đẩy nó đến với một vùng đất trơ trụi khô cằn sau đám cháy. Hạt đậu đã cố gắng không biết bao nhiêu lần để vươn lên đón nắng mặt trời; thế nhưng vẫn không biết bao nhiêu lần nó thất bại. Thế nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ; vào một ngày nắng đẹp trời; một mầm cây bé nhỏ xanh tươi đã vươn lên trên đất khô cằn sỏi đá. Câu chuyện ấy đã khiến tôi nghĩ đến một câu tục ngữ của ông cha ta đã để lại"Thất bại là mẹ thành công."
Thành công là gì mà không biết bao nhiêu người vẫn mơ ước tìm đến? Thành công là gì mà biết bao nhiêu con người đã phải hao phí bao nhiêu công sức để đạt được nó? Thành công là gì mà có thể được đổi bằng danh vọng; quyền lực và cả những ước mơ hoài bão? Thành công là khi ai đó chinh phục được những đích đến trong cuộc đời của mình cho dù đường đến vinh quang lắm chông gai. Thành công đồng nghĩa với sự chiến thắng. Thành công là khi vươn đến một lối sống đẹp trong cuộc đời; sống dũng cảm; sống biết yêu thương và sống đầy bản lĩnh.
Song song với thành công là thất bại - Một từ không hề xa lạ đối với bất cứ ai. Thất bại chính là bản chất của thành công. Nhiều người cho rằng thất bại chính là sự thua cuộc. Thế nhưng đó đã là tất cả những định nghĩa về thất bại? Thất bại còn có nghĩa là không thể đạt được cái đích mà mình tự đề ra trong cuộc sống. Với những người cha người mẹ; thất bại là khi con cái hư hỏng không nên người. Với thầy cô; thất bại là khi những người học trò của họ không thấu hiểu hay chú ý đến bài học. Với cầu thủ bóng đá; thất bại là khi họ không thể vươn đến chức vô địch mơ ước. Với người học sinh; thất bại là bỏ cuộc trong một bài kiểm tra quan trọng hay không thể chinh phục giấc mơ đến với giảng đường. Thất bại còn là khi ai đó ngủ quên trong men say chiến thắng mà không trở về với thực tại.
Nhưng tại sao nói thất bại là mẹ thành công. Đó là một chân lý mà ai cũng phải công nhận nhưng có ai hiểu được hết ý của câu nói này. Người mẹ thường là người cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất như kiến thức. học vấn vào đời hay là những lời khuyên bổ ích.Sự mâu thuẫn nằmg ở câu nói trên. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta đã thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau như một thể thống nhất.Đó là vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung hoàn thiện. Thất bại dạy cho ta cách vượt lên đạt kết quả tốt hơn.Trước thất bại nếu con người không nản chí ngả lòng mà có nghị lực nhìn vào thất bại ấy mà rút kinh nghiệm học hỏi thì chắc chắn thành công sẽ đến giống như câu tục ngữ: " có công mài sắt có ngày nên kim"
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố." Thật vậy; nếu không có những thất bại thì thành công có trở thành vô nghĩa? Thất bại giúp tôi luyện con người ta trở nên chín chắn hơn; cứng rắn hơn để vững bước hơn trong cuộc đời. Niềm vui của ai đó có trọn khi con đường đến với thành công trải đầy hoa hồng? Thành công chính khởi nguồn từ vô số các thất bại. Điều đó không thể phủ nhận trong thực tế cuộc sống. Thomas Edison là nhà bác học vĩ đại của thế giới. Tuy vậy có ai biết để đạt đến thành công; ông đã phải thất bại nhiều như thế nào. Ông đã từng bị coi khinh và trêu là tối dạ khi còn học ở trường tiểu học. Nhưng chính nhờ hàng loạt các thất bại mà Edison đã trở thành nhà phát minh kiệt xuất của nhân loại. Joanna Rowling - tác giả của bộ truyện Harry Potter nỗi tiếng nhưng có ai biết không biết bao nhiêu lần bản thảo "Harry Potter" bị gửi trả. Dù phải sống bằng tiền trợ cấp của xã hội và một mình nuôi con; bà vẫn âm thầm miệt mài trong sáng tác. Chính niềm tin từ những thất bại đã giúp người phụ nữ nghèo khổ chiến thắng. Pa-ven Ca-rơ-sa-nghin, người thanh niên chân chính của Cách mạng trong "Thép đã tôi thế đấy" dù bị liệt toàn thân (chỉ có hai tay cử động được); mù cả hai mắt nhưng vẫn khao khát; cố gắng không ngừng nghỉ để trở về với công tác kháng chiến. Cuộc đời của anh là một bản anh hùng ca nhưng cũng không kém phần bi kịch. Ngọn lửa sống của anh đã truyền cho khắp các thế hệ thanh niên trên khắp thế gian và trong đó có tôi. "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa; ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta; tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời; sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người..." Nikolai Alexeevich Ostrovsky cũng chính là hóa thân của Paven đã cho tôi niềm tin để đứng lên từ những thất bại của mình. Không phải sợ hãi mà là đương đầu với nó.
Tóm lại; từ bao đời nay; câu tục ngữ vẫn thể hiện sự đúng đắn trong thực tế cuộc sống. Thành công sẽ luôn luôn đến sau những thất bại cho dù đến muộn. Thật đúng với câu nói của Márai Sádor:"Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân mình, bạn không được phép yếu mềm, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất.
"
 
C

cori

bài trên tớ đã chỉnh sửa một số chi tiết từ hai bài trên các bạn gửi.Do đó chúng ta có thể lấy bài này để gửi cho ban tổ chức!!!!!!!!!!!ok!!!!!!!!!mong các bạn hãy vào thảo luận nhóm nhiều hơn nữa để giúp nhau có thể hoàn thiện hơn trong các bài tập!!!!!!!
 
K

kudo_sinichi

Tuần vừa rồi do bận một số công việc riêng nên mình chỉ mới gởi tin nhắn đến cho các bạn khác thôi và mình cũng ít thảo luận! Xin lỗi tất cả nhé! Mình sẽ cố gắng thúc đẩy hoạt động của nhóm hơn!
Nhóm mình hãy cố gẵng lên nhé, ko có j là ko có thể!!!:D
* Cám ơn Cori đã gửi bài giúp nha!!!
 
V

vjtran

(Xin lỗi vì đã cắt ngang)
Gửi tập thể nhóm:

Nhằm mục đích để các câu hỏi mỗi tuần của club gần gũi và bám sát với chương trình đang học của từng mem trong mỗi nhóm, club có một thay đổi nhỏ đó là mỗi mem trong nhóm có thắc mắc gì về chuyện bài vở (những câu hỏi trong sách, bài giảng của giáo viên hay một chi tiết nào đó trong tác phẩm…) có thể post những thắc mắc của mình ở topic thắc mắc. Theo đó mod sẽ bám sát hơn với chương trình học và những vấn đề khó khăn chưa giải quyết đc để ra câu hỏi mỗi người để club hoạt động hiệu quả và gần gũi hơn với các mem.

Thân![/
I]
 
K

kudo_sinichi

Mọi người ơi! Club đã hoạt động lại rồi, mọi người cùng cố gắng nhé!!!
Đề tuần này đây:
Câu 1: (2,5 điểm) a, Hãy nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau ?
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
( Quê hương- Tế Hanh)
b, Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chủ tịch)

Tìm những cặp từ trái nghĩa trong dòng thơ đầu. Những cặp từ trái nghĩa ấy giúp em hình dung gì về cuộc sống và làm việc của Bác?

Câu 2 ( 2,5 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về " Lòng khoan dung"
Câu 3 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng " Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy chứng minh ý kiến qua việc phân tích chi tiết "Cái bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
 
T

thobongkute

Câu 1 dễ làm trước nha
a, Biện pháp nhân hoá và ẩn dụ

b,Bài thơ có sử dụng biện pháp ẩn dụ:"sang"
Cặp trái nghĩa trong câu thơ đầu là:"sáng-tối","suối-hang","ra-vào"
Câu thơ cho ta thấy mọi hoạt động đã trở thành nề nếp."suối-hang"là nởi ở bởi khi ấy cách mạng còn trong trứng nước hoạt động chính trị phải bí mật ở vùng sơn cước hẻo lánh.Tuy sống ở rừng đấy kó khăn, gian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan, hoà hợp với thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh
 
C

cori

Mọi người ơi! Club đã hoạt động lại rồi, mọi người cùng cố gắng nhé!!!
Đề tuần này đây:
Câu 1: (2,5 điểm) a, Hãy nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau ?
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
( Quê hương- Tế Hanh)
b, Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chủ tịch)

Tìm những cặp từ trái nghĩa trong dòng thơ đầu. Những cặp từ trái nghĩa ấy giúp em hình dung gì về cuộc sống và làm việc của Bác?

Câu 2 ( 2,5 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về " Lòng khoan dung"
Câu 3 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng " Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy chứng minh ý kiến qua việc phân tích chi tiết "Cái bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.


Câu 1:
a) biện pháp nghệ thuật nhân hoá và ẩn dụ.

b) cặp từ trái nghĩa: sáng - tối; ra- vào ( chắc là hết rồi)
 
S

s0cbay_kut3

Các em tích cực đẩy nhanh việc thảo luận nhóm để cố gắng hoàn thành bài đúng hạn nhé. :)
hiện nay nhóm đã có thêm 2 thành viên mới, hi vọng việc hoạt động của các em tích cực và hiệu quả hơn.
 
S

smile1232001

chào các bạn, mình là THU HÀ hoc lop 9
yahoo: cugiang_96
có thông báo nào liên quan tới nhòm, hãy báo cho mình nhé
 
T

thobongkute

Thử lập ý cho bài 3 có gì mọi người góp ý nha

*Vai trò của chi tiết trong tác phẩm:

_ Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất để tạo nên một tác phẩm, một chi tiết nhỏ có giá trị quan trọng mấu chốt của tác phẩm để người đọc cảm thấy hứng thú dẫn dắt câu truyện từ chi tiết này sang chi tiết khác làm cho bài viết thêm li kì, hấp dẫn thu hút người đọc. Để có đc những chi tiết ấy phải đòi hỏi tác giả có cảm hứng và tài năng nghệ thuật

_Như vậy những Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm

* Trong bài " Chuyện người con gái Nam Xương" không chỉ thành công về nội dung mà còn xuất sắc về nghệ thuật xây dựng tình tiết: chiếc bóng- chi tiết nghệ thuật đắt giá

_Cái bóng xuất hiện lần 1 lầ của Vũ Nương
+Khi Trương Sinh đj lính Vũ Nương ở nhà làm tròn bổn phận dâu hiền vợ thảo.Nhớ chồng, thương con, nàng thường trỏ cái bóng của mình trên vách nói với con bảo là cha nó.Trong thâm tâm nàng muốn cái bóng thay thế Trương Sinh để lúc nào con cũng có cha, vợ cũng có chồng, xa mặt nhưng không cách lòng. Nàng muốn gia đình đoàn tụ, đầm ấm
+Vũ Nương ko thể ngờ bé đản lại tin cái bóng ấy chính là cha mình. Đứa trẻ trong sáng ngây thơ đã có 1 sự hiểu lầm ngộ nhận và chính sự hiểu lamaf ấy dẫn tới nộy bi kịch
+Khi Trương Sinh về bé Đản cương quyết ko nhận cha mà khẳng định cha nó" đêm nào cũng đến mẹ Đản đi cũng đi mẹ Đản ngồi cũng ngồi". Trương Sinh nổi máu ghen tuông bất chấp mọi lời van xin của Vũ Nương chàng vẫn mắng nhiéc đuổi nàng đi. Đau đớn tuyệt vọng Vũ Nương trẫm mình xuống sông
+Thật giả khôn lường cái thiện ý tốt đẹp trở thành thue phamk của nỗi oan khiên. Cái bóng đã thắt nút câu truyện, đó là hình tượng hoá những ngộ nhận của 3 nhân vầt để rồi 1 người chết hai ng` còn lại ân hận suốt đời. Điều này cho thấy hạnh phúc chỉ đc xây dựng trên cơ sở ty chân thành, sự tin tưởng và bình đẳng về giới

_Cái bóng lần 2 là của Trương Sinh
+Sau khi Vũ Nương chết Trương Sinh ngồi vớia bé đản bên ánh đèn dầu. Bé đản chỉ bóng Trương Sinh và bảo cha nó đến.Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ
+Vũ Nương ko hề có lỗi. Thủ phạm của mọi nỗi oan khiên là cái bóng.Chiếc bóng của Trương Sinh đã cởi nút thắt tình huống truyện giải oan cho Vũ Nương trả lại sự trong sạch co tâm hồn và phẩm giá của nàng

_ Chiếc bóng của Trương Sinh khiến câu truyện phát triển sang 1 chặng mới để phần kết thúc câu truyện có hậu hơn.Nỗi oan của VNương đc giải tuy nàng ko thể sống lại đc nữa nhưng nàng đã để lại trong lòng người đọc nhưnữg ohẩm chất cao quý , đẹp đẽ. Chi tiết cái bóng còn giúp tác giả thể 1 chân lí "ở hiền gặp lành" thắp sáng niềm tin vào những điều tốt đẹp. Chiếc bóng tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện.

_Nguyễn Dữ lấy chiếc bóng buộc chặt tình huống và chính nó tự cởi nút thắt tình huống truyện. Cái bóng có vai trò quan trọng tác động đến cấu trúc của tác phẩm đồng thời đóng góp thêr hiện chủ đề: Ca ngợi phẩm chất tố đẹp của Vũ Nương niềm thương cảm sâu sắc trước số phận bất hạnh của nàng, tố cáo xã hội phong kiến tước đi quyền sống , quyền hạnh phúc của con ng`
 
Last edited by a moderator:
C

cori

đề nè các bạn ơi...cùng làm nha...


câu 1:: (2đ)
Nêu các phép tu từ từ vựng đã học?
Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Câu 2: (3 điểm) Việt một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về mái ấm tình thương.
câu 3: (5đ)Em hãy diễn đạt bằng văn xuôi tâm trạng của Thuý Kiều qua tám câu thơ cuối đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
thời gian nộp bài đến 17h thứ tư tuần sau.
 
Top Bottom