[club chung] nơi hoạt động của các thành viên 10+11

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thuy_078

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các mem 10 +11 thân mến!
Đây là pic chung của toàn thể thành viên đã đăng kí trong pic 10:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=114871 và pic 11: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=115044.Do có nhiều mem đăng kí nhưng khi lập nhóm không chịu hoạt động nên mod quyết định lập chung hai nhóm để dễ quan lí và các mem dễ dàng hoạt động hơn.Trong pic này,mỗi tuần sẽ có 2 đề bài tập được ra dành cho từng lớp (học khối lớp nào thì thảo luận đề bài của khối lớp đó,riêng 11 có thể thảo luận đề lớp 10 cũng được).Và đây cũng là pic chuyện bài vở của các bạn có thắc mắc gì trong quá trình học tập các bạn có thể hỏi tai đây và sẽ được ưu tiên giúp đỡ của các thành viên cũng như các mod.Trong quá trình thaỏ luận,nếu mem nào hoạt động tốt mod sẽ xem xét để các bạn góp sức cho box văn.

Danh sách các mem thành viên hiện tai (các mem khác nếu đăng kí sẽ được bổ sung sau)
- Lớp 10 topic đăng kí:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=114871
fly..fly..
hip.chickenz
cobeghetmua_th_1995

ooookuroba
seta_soujiro
cuncon_baby
kothechiuduoc
ndluong1995
rain.princess
lynkberry
Forever_l0v3_1907
anhsao320
hoaithuong0602
mrkinhcan*

- Lớp 11:topic đăng kí :http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=115044
sky9x
ly94
thanhkimnguyen264
cobeiuvan
baby_ljnh_kute
ilovemyfriendforever
invisible102 *
lucky_star114 *
* các thành viên mới được thêm vào.
.

p/s:chỉ thành viên mới được gửi bài và trả lời tại đây.những mem khác nếu muốn thảo luận phải đăng kí trong topic.

mọi thắc mắc các bạn gửi vào đây:
- Lớp 10: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=114938
- Lớp 11: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=112609
 
Last edited by a moderator:
P

phamminhkhoi

Đây là các đê fbài tuần này

For 10: Vầng trăng trong thơ Bác

For 11: Nghệ thuật kí được thể hiện trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"
 
Last edited by a moderator:
O

ooookuroba

E sẽ post câu trả lời ở đâu ạ ? :eek:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
T

thuy_078

Đây là topic hoạt động của các bạn.các bạn post câu trả lời và thảo luận tại pic này !
thân!
p/s: lần sau thắc mắc không được gửi tại đây!
 
Last edited by a moderator:
O

ooookuroba

Đây là các đê fbài tuần này

For 10: Vầng trăng trong thơ Bác (1)

For 11: Nghệ thuật kí được thể hiện trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"


(1) Bài làm

____Nói đến trăng, người ta nghĩ ngay đến cái gì đó, nó trừu tượng lắm. Nó hữu hình mà siêu việt thật đấy. Trăng trong thơ cũng vậy. Trăng là vùng mộng mơ của muôn đời con người thi sĩ. Câu nói của tiền nhân quả thật linh ứng với những ai đã trót ôm mộng văn chương. Có lẽ bởi thế nên, chị Hằng đã quyến rũ bao khách văn chương để trong thơ ca cổ kim đông tây luôn rười rượi ánh trăng như thế. Từ những nhà thơ nổi tiếng nhất của Trung Quốc như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy,…đến những cây đại thụ của thi ca Nhật Bản, không ai lại không xao xuyến trước vẻ đẹp của trăng. Trăng và thơ đi liền với nhau trong thi tứ như nhiều nhà thơ đầy cảm xúc.

Bác Hồ của chúng ta cũng không ngoại lệ. Thơ Bác có một nét đặc trưng riêng mà không có một nhà thơ nào có được. Đó là sự hoà quyện giữa cách mạng và trữ tình. Hai yếu tố lồng ghép muôn đời tạo nên tâm hồn người thi sĩ.

____Các thi sĩ Việt dành cho trăng một địa vị trang trọng trong thơ. Từ ánh trăng trong ca dao:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Đến câu thơ tuyệt tác về ánh trăng mùa hè của Nguyễn Du:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Rồi ánh trăng tình tứ của Hàn Mặc Tử:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Ðợi gió đông về để lả lơi.
Thế nhưng, phải đến Hồ Chí Minh trong Nguyên tiêu chúng ta mới có một vầng trăng tròn đầy, viên mãn đến lạ. Đó là "Nguyên tiêu":
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.


Đó là "Ngắm trăng":
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song thích khán thi gia

Và đó là "Đối trăng"
Song ngoại nguyệt minh lung cổ thụ,
Nguyệt di thụ ảnh đáo song tiền,
Quân cơ, quốc kế thương đàm liễu,
Huề chẩm song bàng đối nguyệt miên.

Trăng trong thơ Bác được cảm nhận bằng một tình yêu nghệ sĩ nồng nàn. Vầng trăng ấy thì sáng - Nó không để ngắm nhìn thôi, nó chính là ngọn đuốc nồng cháy soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, bao dung đến bao nhiêu. Trăng vốn thực nó đã đẹp bởi tạo hoá tròn đầy, còn Bác đẹp về tâm hồn, về nhân cách. Nơi Bác là một tình thương bao la. Thế nên những vẻ đẹp lành thường tìm đến nhau. Trăng trong thơ Đường là ảm đạm một màu sẫm, trăng ấy buồn thảm. Tuy nhiên, xét cho cùng, đấy là nghệ thuật của một con người bản xứ, thế thôi. Ở Bác - trăng không có bất kỳ ảm đạm, càng không có chút buồn thảm như thơ Đường, trăng trong thơ Bác hướng tới cách mạng, nói khác đi, chủ thể trữ tình ở đây là cách mạng. Ở Nguyên tiêu, Bác vui với cảnh non sông, đất nước, với ánh trăng ngàn Việt Bắc giữa đêm rằm tháng giêng thiêng liêng, với mùa xuân đầy hứa hẹn của dân tộc. Bài thơ hay là ở cái tứ thơ chặt chẽ và cái hình tượng đẹp đẽ "nguyệt mãn thuyền" - Cái đẹp của thiên nhiên hòa nhập với vẻ đẹp cốt cách, tâm hồn và trí tụê của Người. Sau khi việc quân, việc nước đã bàn xong, trong lòng Bác cảm thấy thanh thản nhẹ nhàng hơn, người lại làm thơ, làm thơ vì đất nước, làm thơ vì dân tộc, vì hơn triệu triệu con người đang mong chờ độc lập tự do.

Ở Ngắm trăng, khi đọc đến bài thơ này, người ta thường bỏ quên đi một thứ: "Thi hứng" Vì xét cho cùng, toàn bài thơ nó cũng giản đơn thôi, ngay cả tựa thơ cũng thế. Nó đơn giản chỉ là ngắm trăng, một cử chỉ mang tính thường xuyên của mỗi con người đêm đêm. Hầu như đêm nào mà chẳng có trăng? Trăng khuyết, trăng non, trăng rằm,... Xét đến cùng, đấy là trăng đó thôi... Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa. Nguyễn Khuyến xưa kia làm thơ uống rượu là vì có một Dương Khuê, nay Bác cũng làm thơ, cũng uống rượu đó, nhưng là với vầng trăng, vầng trăng thi sĩ. Cách ngắm trăng của Bác phần nào giống Nguyễn Duy:

Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng....

Rưng rưng đến nói không thành lời, bây giờ là nước mắt dưới hàng mi. Trăng cứ tròn vành vạnh thuỷ chung thế kia, mà con người thì lại vô tình vô nghĩa. Nguyễn Duy ngước nhìn vầng trăng với một tâm trạng hối lỗi ăn năn. "Ánh trăng" ấy xét cho cùng vẫn mang dáng dấp một câu chuyện ngụ ngôn ít lời mà giàu hàm nghĩa. Còn "Ngắm trăng", Người vẫn thong dong uống rượu rồi làm thơ, làm thơ rồi uống rượu. Quá trình con người cầm tù thế mà chẳng giống cầm tù. Hoá ra, trăng nó giúp con người nhiều đến lạ.

Và còn nhiều nữa, nhiều nữa những bài thơ của Bác về trăng. Một nét chung vô cùng dễ nhận ra, đó là những bài thơ ấy của Bác đều mang một màu sắc vui tươi, không có gì gọi là buồn thảm. Điều này có nói ra cũng chẳng có gì đặc biệt, nếu như không nói đến khoảng không gian làm những bài thơ ấy là trong tù. Bác - Một tình thương bao la. Thơ của Bác không chỉ tả cảnh thiên nhiên mà còn phản ánh trí tuệ, tâm hồn của Người. Trăng trong thơ của Bác tràn ngập ánh trăng xuân của chiến khu Việt Bắc và bao la bát ngát tình trên khắp núi sông đất Việt. Trăng trong thơ Bác thật đẹp và thi vị, đọc Trung thu, Vọng nguyệt,... ta có thể thấy Người dù bận trăm công nghìn việc vẫn dành cho thiên nhiên nói chung và trăng nói riêng một nơi neo đậu trong trái tim, tâm hồn mình, bởi vậy nên trăng và thơ, trăng và người đã đồng cảm nỗi niềm của nhau.

____Đọc lại tập thơ "Nhật kí trong tù" của Bác, ta dễ dàng nhận ra hình ảnh vầng trăng là hình ảnh thường trực rất nhiều trong thơ của Người. Với Bác Hồ, mỗi bài thơ viết về trăng đều khác nhau và mỗi bài đều mang một vẻ đẹp rất riêng. Nhưng hoá ra nó lại có nhiều điểm chung khi ta lặng đi để mà suy ngẫm về những vẻ đẹp trong trăng. Những vẻ đẹp rất riêng ấy chính là nhờ được khúc xạ qua tâm hồn yêu thiên nhiên của Người. Dù đi đâu, về đâu, đến bất cứ nơi nào, thơ ca của nơi ấy không tài nào sánh được với những bài thơ trăng của Hồ Chí Minh.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Những bài thơ về trăng của Bác e học ở năm lớp 7. Giờ qua 3 năm rồi ít có đọc lại nên vài chỗ còn sai, làm cũng không thật sát với đề bài nên mong mọi người thông cảm ^^~
 
Last edited by a moderator:
L

lucky_star114

mấy bạn có thể giúp mình phân tích bài tự tình và thương vợ trong sgk lớp 11 được hok? ( bài kiểm tra 15' của mình đó)
 
M

meobachan

For 11: Nghệ thuật kí được thể hiện trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh"

Lê Hữu Trác xuất thân trong một gia đình, giỏi binh thư, võ nghệ. Làm quan dưới thời chúa Trịnh được một thời gian, ông nhận thấy xã hội thối nát, cương thường lỏng lẻo, ông liền viện cớ cáo quan về nuôi mẹ già. Từ đấy ông đi sâu vào nghiên cứu y học, đúc kết thành bộ sách gồm sáu mươi sáu quyển với nhan đề “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. Quyển cuối cùng của bộ sách này là một tác phẩm văn học đặc sắc: Thượng kinh kí sự, ghi lại những cảm nhận của bản thân trước hiện thực và cảnh vật con người mà mình tận mắt chứng kiến kể từ khi nhận được lệnh trở về kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán cho đến lúc xong việc. “Thượng kinh kí sự” là một tác phẩm kí độc đáo của Lê Hữu Trác, đánh dấu sự phát triển mới của thể kí Việt Nam thời trung đại, được thể hiện rất đặc sắc qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.

Như đã biết, Kí là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh, đòi hỏi sự trung thực, chính xác. Kí bao gồm nhiều thể loại văn như bút kí, kí sự, phóng sự, du kí, hồi kí, nhật kí, … Trong số đó, kí sự thiên về ghi chép tỉ mỉ , chi tiết sự việc, câu chuyện có thật và đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởng, nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái đặc biệt, thú vị của kí là ở những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả.

Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh. Lê Hữu Trác sử dụng người trần thuật ngôi thứ nhất để trực tiếp tiếp cận cung cách sinh hoạt xa hoa của chúa Trịnh. Mở đầu đoạn trích là một sự kiện cụ thể, chân thực, Tính chất kí trong bút pháp của Lê Hữu Trác thể hiện rõ ở cách ghe tỉ mỉ sự việc, thời gian. Nhà văn kết hợp biện pháp kể khách quan với nghệ thuật gợi không khí nhằm làm nổi bật hành động khẩn trượng, gấp gáp của nhân vật: “Mồng một tháng hai. Sáng tinh mơ, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi chạy ra mở cửa. Thì ra một người đầy tớ quan Chánh Đường” … Rõ ràng, Lê Hữu Trác không chỉ chú trọng ghi sự việc, diễn ý mà con tái tạo sự sống trong tính hoàn chỉnh của nó. Ở đây “trong việc có người”, người gắn chặt với cảnh, với môi trường hoạt động cụ thể khiến người đọc có thể hình dung được rất rõ một cảnh huống đặc biệt đang xảy ra.

Khi tự sự, tả người. tác giả không vay mượn những khuôn mẫu, chất liệu có sẳn mà hướng tới khai thác chất liệu đời thường. Ở đây, lời đối thọai của nhân vật người đầy tớ được thể hiện một cáh tự nhiên, đúng với vị thế chức phận của hắn: “Có thánh chỉ triệu cụ vào. Quan truyền mệnh hiện đang ở nhà cụ lớn con, con vâng mệnh chạy đến đây báo tin …”

Lê Hữu Trác coi trọng việc kể lại có ngọn ngành, chuộng sự thật, ưa sắp xếp cho đầy đủ mạch lạc, có đầu có cuối, nên dường như cứ một đoạn hay một câu nói về hành động của tên đầy tớ lại là lời tự thuật về hành động, cảm nhận của Lê Hữu Trác: “Nghe tiếng gõ cửa … tôi chạy ra …”, “người đầy tớ nói …tôi bèn”, “tên đầy tớ chạy … tôi bị xóc một mẻ, khổ không nói hết.”. Mạch văn chặt chẽ nhờ sự thể hiện thành công cái logic nhân quả của sự kiện, hành động.

Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một thầy thuốc lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới lạ. Không gian nghệ thuật của tác phẩm ngày càng được mở rộng hơn theo bước chân, và cách nhìn của nhân vật xưng “tôi” .Bức tranh toàn cảnh về phủ chúa Trịnh không chỉ có bề rộng mà còn có chiều sâu, với một sức gợi mạnh mẽ.

Theo nhân vật “tôi” quanh cảnh ở phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ- không ở đâu sánh bằng: Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa với những hành lang quanh co nối tiếp nhau,ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác. Khuôn viên phủ chúa rộng, có trạm dừng chân được kiến trúc thật kiểu cách, với cảnh trí thiên nhiên kì lạ. Trong vườn, chim kêu ríu rít,danh hoa đua thắm,gió đưa thoang thoảng mùi hương. Bên trong là những Đại đường, gác tía với kiệu son, võng điều. Đồ dùng của chúa được son son thiếp vàng, đồ dùng tiếp khách ăn uống cũng đều là mâm vàng, chén bạc, của ngon vật lạ…. Đến nội cung của thế tử phải trải qua 6 lần trướng gấm. Nơi ở của thế tử rất sang trọng,có sập thếp vàng, ghế rồng bày nệm ấm ,xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt… Đoạn tả cảnh nội cung Thế tử khá kĩ lưỡng, giá trị hiện thực sâu sắc – tái hiện một cuộc sống âm u, thiếu sinh khí, thiếu siức sống.



Lê Hữu Trác khéo kết hợp tả tập trung với điểm xuyết, chọn lọc được những chi tiết đắt, nói lên quyền uy tối thượng cùng nếp sống hưởng thụ cực kì xa xỉ của gia đình chúa Trịnh Sâm. Giọng kể khách quan, trang nghiêm, đan xen với thái độ ngạc nhiên và hàm ý phê phán kín đáo chúa Trịnh .Nhà văn khéo kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca. Bài thơ vịnh cảnh, tả việc của Lê Hữu Trác ý tứ sâu xa, lời thơ hóm hỉnh ,ẩn giấu một nụ cười châm biếm, mỉa mai.

Lời nhận xét trong văn phẩm khá đa dạng: Trước tiên Lê Hữu Trác đánh giá khái quát vẻ đẹp. Tiếp theo nhận xét về cảnh giàu sang. Tiếp nữa nêu ấn tượng về cách bày trí, kiến trúc kiểu cách. Nhà văn dừng lại bình giá tỉ mỉ,sắc sảo các đồ dùng xa hoa từ nhà Đại đường đến Gác tía. Lời đánh giá nào của lê Hữu Trác cũng đích đáng,tinh tế và có chừng mực. Nói tác phẩm giàu chất trữ tình vì thế.


Tác giả quan sát các công trình kiến trúc, cảnh trí thiên nhiên qua hình khối, dáng vẻ kích cỡ, tả khuôn viên chủ yếu qua những ấn tượng về hương thơm âm thanh, kể về mức độ xuất hiện của thị vệ, quân sĩ để nhấn mạnh vẻ trang nghiêm của nơi đây. Lê Hữu Trác đặc biệt ưa tả đường đi, lối vào phủ chúa. Ta có cảm tưởng đằng sau mỗi cánh cửa là một bức tranh .Đoạn trích gồm nhiều bức tranh với những mảnh màu tối sáng, nhạt đậm khác nhau, nối liền nhau .


Qua mấy lần cửa đầu tiên, trước mắt tác giả giống như một cảnh tiên huyền ảo, cây cối um tùm, hương hoa thơ mộng. Đi tiếp, cảnh giàu sang của phủ chúa được bày ra chân thật,đầy đủ hơn. Càng đi sâu vào trong, Lê Hữu Trác càng có dịp quan sát không gian nội thất, không gian cao rộng của lầu gác với các đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, nhất là được biết cái phong vị của nhà đại gia.


“Vào phủ chúa Trịnh” trở thành một quá trình tiếp cận sự thật đời sống xa hoa vương giả hơn là thăm bệnh,chữa bệnh. Thăm bệnh, chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán tưởng chỉ như một cái cớ, một dịp may giúp người viết kí hoàn thiện bức tranh về cuộc sống thâm nghiêm, giàu sang đầy uy quyền.


Lê Hữu Trác tổ chức điểm nhìn trần thuật linh hoạt. Có đoạn sự việc được kể theo quan sát của nhân vật xưng tôi. Có đoạn nhà văn để cho nhân vật quan truyền chỉ miêu tả,giới thiệu. Người đọc có cảm tưởng không chỉ có Lê Hữu Trác dẫn ta vào phủ chúa để tự do quan sát ngắm nhìn mà cả những kẻ hầu cận chúa cũng đưa ta thâm nhập, khám phá sự thật ở “Đông cung”. Những đoạn nhân vật tôi độc thoại toát lên cái nhìn sắc sảo và sự cảm nhận tinh tế. Những đoạn kể tả, cho thấy nhân vật tôi bao quát được một không gian rộng lớn, nắm bắt được thần thái, bản chất của sự vật hiện tượng. Trong tư cách một người thầy thuốc quê mùa, nhân vật tôi luôn tỏ ra là một người hoà nhã kính nhường, ham học hỏi y thuật của đồng nghiệp . Sự đối lập về vị thế so với các vị lương y của sáu cung hai viện,không khiến nhân vật tôi trở nên nhỏ bé, trái lại càng tôn cao hơn nhân cách và tài năng của nhân vật này . Vẻ đông đúc của lương y nơi triều đình tự phơi bày hết sự thực ở phú chúa đang tồn tại một hệ thống quan lại bất tài, ăn bám .


Như vậy, nghệ thuật kí trong đoạn trích “vào phủ chúa Trịnh” đã góp phần quan trọng vào việc phê phán sự lộng quyền, xa hoa của chúa Trịnh Sâm, đồng thời thể hiện tiếng cười thâm trầm và thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của Lê Hữu Trác.
 
M

meobachan

Sao các smod không tiếp tục đưa chủ đề thảo luận nữa nhỉ? Để club Ngữ văn 11 chìm xuống thế à :)
 
T

thuy_078

Đề bài cho các em.Chị sẽ cập nhật nhiều đề thi cho các em tham khảo và làm thử!
1/Bày tỏ ý kiến của mình về vai trò của người tài đức đối với đất nước qua vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442:
" Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp".
2/Câu 1: (3 điểm).
Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Nêu ngắn gọn những đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Câu 2: (7 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ cảnh ngày hè của nhà thơ Nguyễn Trãi.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom