[CLB văn 9] Topic thông báo và Nơi gủi bài làm

P

phiphikhanh

Em xin lỗi chị nộp bài muộn , hôm qua em bận nên không online được , chị thông cảm . Em nộp bài ạ!
Câu 1: (2,5 điểm) a, Hãy nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau ?
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Quê hương- Tế Hanh)
nhân hoá + ẩn dụ

b, Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chủ tịch)

Tìm những cặp từ trái nghĩa trong dòng thơ đầu. Những cặp từ trái nghĩa ấy giúp em hình dung gì về cuộc sống và làm việc của Bác?

Câu thơ đầu gợi mở cuộc sống của hoạt động Bác Hồ trong những ngày đầu mới về nước. Câu thơ diễn tả mọi hoạt động trở thành nề nếp trong cuộc sống của Người. Các cặp từ trái nghĩa khẳng định cuộc sống ung dung lạc quan hoà hợp với thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh
Bài 2.( 2,5 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về " Lòng khoan dung"
Trong cái xô bồ của cuộc sống đôi khi ta tự hỏi lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung là sự hiểu biết,độ lượng với mọi thứ xung quanh mình chăng? Hay lòng khoan dung là sự tha thứ cho những lỗi lầm khuyết điểm của người khác? Phải chăng lòng khoan dung là chỉ có thế? Ra đường, ta thường gặp ông lão luôn nở nụ cười nhân hậu với người đã va phải mình; vào lớp học ta thấy cậu học trò sẵn sàng bỏ qua vết mực lấm lem trên áo mình khi người bạn vô tình quệt phải; về nhà, ta lại thấy mẹ hiền ân cần khi cậu con trai không nghe lời dầm mưa mắc ốm; bạn bỏ qua cho em trai khi lỡ xé rách quyển sách bạn yêu thích , hay là bỏ qua cho chị bạn khi chị ấy lỡ hẹn cùng đi mua sắm với bạn,.... Có lẽ lòng khoan dung đã hình thành và ăn sâu trong tiềm thức mỗi người như thế đấy. Vâng, với tôi có lẽ như vậy là đủ nhưng nếu chúng ta nhìn theo một hướng rộng hơn chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy lòng khoan dung còn là biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, đa dạng của người khác, những dân tộc và đất nước khác.“Hòa bình là mục đích, khoan dung là phương pháp”. Thái độ và những việc làm khoan dung sẽ giúp con người sống chan hòa, nhân ái, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Vâng,lòng khoan dung đến với người ta chỉ đơn giản như thế nhưng ẩn trong đó là một trái tim,một nhịp đập một tấm lòng thật cao cả,thật bao dung. Lòng khoan dung đã góp phần đưa đến mọi người tế bào yêu thương từ trái tim đến tất cả mọi người. Vậy tại sao chúng ta lại không để cho lòng khoan dung của mình được sống dậy và làm cuộc mỗi người ngày tươi đẹp hơn nhỉ?....
Câu 3:(5 điểm): Có ý kiến cho rằng " Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy chứng minh ý kiến qua việc phân tích chi tiết "Cái bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Có thể nói rằng,văn học là một chiếc gương phản ánh rõ nét về cuộc sống.Nó phản chiếu tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý,nó nói lên cái tàn ác đến vô tình của " trái tim đen" hay nó vẽ lên viễn cảnh đáng thương cho thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.Văn học đến với con người và cũng tạo nên trong trái tim người đọc sự cảm thông,đồng cảm hay đôi khi là sự thành công trong việc thể hiện chi tiết đặc sắc của tác phẩm.
Những chi tiết đó đã góp phần ánh lên cuộc sống nội tâm nhân vật hay chỉ đơn giản là thể hiện cái tài của người viết.Bởi vậy,có người đã nói rằng:
"Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn".Liệu ý kiến này có bị coi là sai lầm không với một chi tiết nhỏ và một nhà văn lớn như vậy?
Quả không ngoa mà nói rằng,chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.Cái chi tiết ấy đã vô hình vẽ nên trái tim ấm áp,nồng đượm tình yêu thương của tác giả và nó cũng là thành phần quan trọng trong việc thể hiện vẻ đẹp của văn bản tự sự. Trong một tác phẩm có nhiều chi tiết song để thể hiện thành công ý đồ của tác giả thì chắc hẳn đó là chi tiết đặc sắc và có tính nghệ thuật cao.Phải chăng những chi tiết đó nhất thiết phải bao trùm lên cả tác phẩm và phải mang tính cốt lõi cao? Xin thưa là không phải vậy.Bởi lẽ những chi tiết ấy chỉ là những chi tiết nhỏ,giúp xoáy sâu vào tâm trạng nhân vật trong từng thời điểm nhưng chỉ cần đọc một lần là cả đời không quên được.Có lẽ bạn không tin vào chi tiết nhỏ ấy có thể xoay chuyển và làm nên một nhà văn của công chúng,tôi xin đưa một ví dụ tiêu biểu trong tác phẩm truyền kỳ "Chuyện người con gái Nam Xương". Đó là chi tiết "cái bóng"
Có thể khẳng định rằng,chi tiết "cái bóng" là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện. "Cái bóng" ấy đã tô vẽ nhân vật người vợ hiền thục Vũ Nương qua hai thời điểm: 'Thắt nút' và 'Mở nút'.
"Cái bóng" đã vô tình 'thắt' câu chuyện vào làm một mối khó gỡ bỏ được. Sở dĩ,chi tiết cái bóng đã là đầu mối trực tiếp dẫn đến sự nghi ngờ của Trương Sinh. Người con gái họ Vũ vừa thuỳ mị,nết na lại có tư dung tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn lứa đôi,phải được sống trong gia đình yên ấm nhưng cũng vì "cái bóng" đã khiến nàng phải xa lìa gia đình,gieo mình xuống lòng sông thăm thẳm.Âu cũng là do cái tính đa nghi thái quá của Trương Sinh. Bởi "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình" nhưng đây lại là thái quá,tức chẳng phải nỗi thường tình ấy nữa.Ngay lúc đầu,ngòi bút Nguyễn Dữ đã khiến người đọc ái ngại cho hạnh phúc người con gái hoàn mỹ Vũ Nương rằng cuộc hôn nhân này chỉ mang tính trao đổi,hoàn toàn không mang chút hương vị của tình yêu,hôn nhân mà đây lại là một cuộc sống,một cuộc trao đổi giữa đồng tiền,của kẻ giàu - người nghèo, của phe lắm của nhiều tiền với phe nghèo khó.Cái ái ngại của người đọc dường như đã thành hiện thực khi Trương Sinh trở về,bé Đản nói :"Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư..." Thành ra cái tính đa nghi,hay ghen của Truơng Sinh được lúc bột phát khiến Vũ Nương ra đi,người con mất mẹ,người chồng vắng vợ.Thật là đau đớn biết chừng nào!
Đồng thời,chi tiết "cái bóng" cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh về người vợ sau khi nàng mất.Vũ Nương - một người vợ ngoan hiền,một người con dâu hiếu thảo,một người mẹ thương con mất đi đâu cũng là nỗi thương tiếc lớn. Với Trương Sinh, chàng chẳng nát lòng đi tìm xác vợ đó sao? Chàng chẳng nhớ nhung vợ đến khi ngồi dưới ánh đèn hiu hắt rợn ngợp gian phòng thì mới nhận ra sự thật đó sao? Đó là chi tiết "mở" nút, thắt vào lại mở ra sự ân hận tột độ của người chồng song sự ân hận ấy chẳng thể khiến Vũ Nương quay về dẫu Trưong Sinh có ân hận và lập đàn giải oan cho nàng.Nhưng thế đời vẫn thế và xã hội phong kiến là phải thế!
Chi tiết "cái bóng" cũng vẽ nên khái quát nỗi lòng người vợ xa chồng.Nàng nhớ chồng đến khi "nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".Dường như nỗi nhớ ấy đã thể hiện tình cảm của nàng với chồng,đó là sự đồng nhất trong quan hệ vợ chồng,là nỗi an ủi khi nỗi nhớ dâng trào và cũng vì tình thương con,sợ con vắng cha mà đâm buồn tủi. Đâu chỉ có vậy,cái bóng còn gắn liền với sự ngây ngô của con trẻ,là sự hiểu lầm của người chồng đa nghi,là niềm vui là nỗi buồn là nỗi đau khôn tả xiết.Cái bóng ấy vừa thực vừa ảo như xoáy sâu vào trái tim người đọc với nỗi đồng cảm,sự vị tha.
Tóm lại,với chi tiết cái bóng đã hoàn toàn chứng minh được cho ý kiến : "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Nó đã thể hiện tấn bi kịch của trò đời và vòng xoáy xã hội mà chỉ có văn học mới thể hiện được.Chắc chắn rằng,trong những tác phẩm của những nhà văn lớn,những chi tiết nhỏ ấy mãi đồng hành cùng thời gian và in sâu vào tâm trí người đọc..
 
Last edited by a moderator:
S

s0cbay_kut3

Chị mới nhận được bài của nhóm 2. Nhưng nhóm 1 vẫn chưa thấy nạp bài
Nếu hết ngày hôm nay mà nhóm 1 vẫn chưa có bài thì coi như là chấp nhận thua cuộc nhé.
Chị sẽ xem kĩ bài nhóm 2 và sẽ có bài chưa sớm nhất có thể ( Sr chị không thể post liền được vì ở chỗ chị mới lũ, đường dây mạng chưa ổn định).
 
S

s0cbay_kut3

Chị đánh giá chung về bài làm của nhóm 2: các em biết cách làm bài, đi đúng yêu cầu của đề, bài 1 làm tốt, song ở bài 2 và bài 3, :-? bài làm của các em chưa sâu, chưa khai thác hết mọi ý nghĩa của đề (đặc biệt là bài 3).

Còn đây là nhận xét chi tiết:

Trong cái xô bồ của cuộc sống đôi khi ta tự hỏi lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung là sự hiểu biết,độ lượng với mọi thứ xung quanh mình chăng? Hay lòng khoan dung là sự tha thứ cho những lỗi lầm khuyết điểm của người khác? Phải chăng lòng khoan dung là chỉ có thế? Ra đường, ta thường gặp ông lão luôn nở nụ cười nhân hậu với người đã va phải mình; vào lớp học ta thấy cậu học trò sẵn sàng bỏ qua vết mực lấm lem trên áo mình khi người bạn vô tình quệt phải; về nhà, ta lại thấy mẹ hiền ân cần khi cậu con trai không nghe lời dầm mưa mắc ốm; bạn bỏ qua cho em trai khi lỡ xé rách quyển sách bạn yêu thích , hay là bỏ qua cho chị bạn khi chị ấy lỡ hẹn cùng đi mua sắm với bạn,.... Có lẽ lòng khoan dung đã hình thành và ăn sâu trong tiềm thức mỗi người như thế đấy. Vâng, với tôi có lẽ như vậy là đủ nhưng nếu chúng ta nhìn theo một hướng rộng hơn chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy lòng khoan dung còn là biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, đa dạng của người khác, những dân tộc và đất nước khác.“Hòa bình là mục đích, khoan dung là phương pháp”. Thái độ và những việc làm khoan dung sẽ giúp con người sống chan hòa, nhân ái, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Vâng,lòng khoan dung đến với người ta chỉ đơn giản như thế nhưng ẩn trong đó là một trái tim,một nhịp đập một tấm lòng thật cao cả,thật bao dung. Lòng khoan dung đã góp phần đưa đến mọi người tế bào yêu thương từ trái tim đến tất cả mọi người. Vậy tại sao chúng ta lại không để cho lòng khoan dung của mình được sống dậy và làm cuộc mỗi người ngày tươi đẹp hơn nhỉ?....

bài viết khá tốt. Về hình thức: viết đúng cấu trúc của một đoạn. Về nội dung: Các em viết có cảm xúc, hành văn trong sáng, cơ bản đáp ứng đúng các ý cần đạt. Dẫn chứng phong phú, đi từ cuộc sống xung quanh ra rộng hơn..==> tư duy rất tốt. :)
Nhưng trong bài làm còn đôi chỗ viết lặp, câu văn có phần "sáo":
Lòng khoan dung đã góp phần đưa đến mọi người tế bào yêu thương từ trái tim đến tất cả mọi người

Dẫn chứng các em phong phú nhưng độ thuyết phục chưa cao. vì các em có bước nhảy "hơi xa", đó là từ những việc rất nhỏ, em đã nhảy lên đến việc "rất lớn", khiến cho người đọc thấy hơi "hụt hẫng" (chị dùng từ này không biết đã diễn tả đúng suy nghĩ của chị khi đọc bài của các em hay chưa, tại chị cảm thấy nó hơi.....).

Các em nên có phần lật lại vấn đề, chẳng hạn như đôi khi khoan dung ko phải là cách tốt để giải quyết sự việc khi mà lỗi lầm của ai đó quá lớn, không thể tha thứ..... Thì bài làm của các em sẽ sâu hơn.

Câu 35 điểm): Có ý kiến cho rằng " Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy chứng minh ý kiến qua việc phân tích chi tiết "Cái bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Có thể nói rằng,văn học là một chiếc gương phản ánh rõ nét về cuộc sống.Nó phản chiếu tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý,nó nói lên cái tàn ác đến vô tình của " trái tim đen" hay nó vẽ lên viễn cảnh đáng thương cho thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.Văn học đến với con người và cũng tạo nên trong trái tim người đọc sự cảm thông,đồng cảm hay đôi khi là sự thành công trong việc thể hiện chi tiết đặc sắc của tác phẩm.
Những chi tiết đó đã góp phần ánh lên cuộc sống nội tâm nhân vật hay chỉ đơn giản là thể hiện cái tài của người viết.Bởi vậy,có người đã nói rằng:
"Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn".Liệu ý kiến này có bị coi là sai lầm không với một chi tiết nhỏ và một nhà văn lớn như vậy?
Quả không ngoa mà nói rằng,chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.Cái chi tiết ấy đã vô hình vẽ nên trái tim ấm áp,nồng đượm tình yêu thương của tác giả và nó cũng là thành phần quan trọng trong việc thể hiện vẻ đẹp của văn bản tự sự. Trong một tác phẩm có nhiều chi tiết song để thể hiện thành công ý đồ của tác giả thì chắc hẳn đó là chi tiết đặc sắc và có tính nghệ thuật cao.Phải chăng những chi tiết đó nhất thiết phải bao trùm lên cả tác phẩm và phải mang tính cốt lõi cao? Xin thưa là không phải vậy.Bởi lẽ những chi tiết ấy chỉ là những chi tiết nhỏ,giúp xoáy sâu vào tâm trạng nhân vật trong từng thời điểm nhưng chỉ cần đọc một lần là cả đời không quên được.Có lẽ bạn không tin vào chi tiết nhỏ ấy có thể xoay chuyển và làm nên một nhà văn của công chúng,tôi xin đưa một ví dụ tiêu biểu trong tác phẩm truyền kỳ "Chuyện người con gái Nam Xương". Đó là chi tiết "cái bóng"
Có thể khẳng định rằng,chi tiết "cái bóng" là chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện. "Cái bóng" ấy đã tô vẽ nhân vật người vợ hiền thục Vũ Nương qua hai thời điểm: 'Thắt nút' và 'Mở nút'.
"Cái bóng" đã vô tình 'thắt' câu chuyện vào làm một mối khó gỡ bỏ được. Sở dĩ,chi tiết cái bóng đã là đầu mối trực tiếp dẫn đến sự nghi ngờ của Trương Sinh. Người con gái họ Vũ vừa thuỳ mị,nết na lại có tư dung tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn lứa đôi,phải được sống trong gia đình yên ấm nhưng cũng vì "cái bóng" đã khiến nàng phải xa lìa gia đình,gieo mình xuống lòng sông thăm thẳm.Âu cũng là do cái tính đa nghi thái quá của Trương Sinh. Bởi "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình" nhưng đây lại là thái quá,tức chẳng phải nỗi thường tình ấy nữa.Ngay lúc đầu,ngòi bút Nguyễn Dữ đã khiến người đọc ái ngại cho hạnh phúc người con gái hoàn mỹ Vũ Nương rằng cuộc hôn nhân này chỉ mang tính trao đổi,hoàn toàn không mang chút hương vị của tình yêu,hôn nhân mà đây lại là một cuộc sống,một cuộc trao đổi giữa đồng tiền,của kẻ giàu - người nghèo, của phe lắm của nhiều tiền với phe nghèo khó.Cái ái ngại của người đọc dường như đã thành hiện thực khi Trương Sinh trở về,bé Đản nói :"Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư..." Thành ra cái tính đa nghi,hay ghen của Truơng Sinh được lúc bột phát khiến Vũ Nương ra đi,người con mất mẹ,người chồng vắng vợ.Thật là đau đớn biết chừng nào!
Đồng thời,chi tiết "cái bóng" cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh về người vợ sau khi nàng mất.Vũ Nương - một người vợ ngoan hiền,một người con dâu hiếu thảo,một người mẹ thương con mất đi đâu cũng là nỗi thương tiếc lớn. Với Trương Sinh, chàng chẳng nát lòng đi tìm xác vợ đó sao? Chàng chẳng nhớ nhung vợ đến khi ngồi dưới ánh đèn hiu hắt rợn ngợp gian phòng thì mới nhận ra sự thật đó sao? Đó là chi tiết "mở" nút, thắt vào lại mở ra sự ân hận tột độ của người chồng song sự ân hận ấy chẳng thể khiến Vũ Nương quay về dẫu Trưong Sinh có ân hận và lập đàn giải oan cho nàng.Nhưng thế đời vẫn thế và xã hội phong kiến là phải thế!
Chi tiết "cái bóng" cũng vẽ nên khái quát nỗi lòng người vợ xa chồng.Nàng nhớ chồng đến khi "nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được".Dường như nỗi nhớ ấy đã thể hiện tình cảm của nàng với chồng,đó là sự đồng nhất trong quan hệ vợ chồng,là nỗi an ủi khi nỗi nhớ dâng trào và cũng vì tình thương con,sợ con vắng cha mà đâm buồn tủi. Đâu chỉ có vậy,cái bóng còn gắn liền với sự ngây ngô của con trẻ,là sự hiểu lầm của người chồng đa nghi,là niềm vui là nỗi buồn là nỗi đau khôn tả xiết.Cái bóng ấy vừa thực vừa ảo như xoáy sâu vào trái tim người đọc với nỗi đồng cảm,sự vị tha.
Tóm lại,với chi tiết cái bóng đã hoàn toàn chứng minh được cho ý kiến : "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Nó đã thể hiện tấn bi kịch của trò đời và vòng xoáy xã hội mà chỉ có văn học mới thể hiện được.Chắc chắn rằng,trong những tác phẩm của những nhà văn lớn,những chi tiết nhỏ ấy mãi đồng hành cùng thời gian và in sâu vào tâm trí người đọc..

Bài viết có cảm xúc, luận điểm lớn khá rõ ràng.

Song bài viết của các em thực sự chưa thuyết phục, chưa hoàn toàn đạt đúng yêu cầu của đề.
Phần giải thích câu nói, các em chưa giải thích được khái niệm "chi tiết văn học".
Phải chăng những chi tiết đó nhất thiết phải bao trùm lên cả tác phẩm và phải mang tính cốt lõi cao? Xin thưa là không phải vậy

Đừng khẳng định như thế vì khẳng định đó "chưa đúng" đâu em nhé.

Còn nữa đó là về phần phân tích chi tiết cái bóng, các em làm chưa tốt, chưa nêu hết được các luận cứ (ý nghĩa của chi tiết này), nên bài làm chưa sâu sắc.

Ngày mai chị sẽ post đáp án sơ lược, các em đối chiếu với bài làm để tham khảo nhé. :)
 
S

s0cbay_kut3

Đây là bài chữa:

Câu 1: bài làm của các em tốt, có thể lấy đó làm đáp án.
Câu 2:
viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về Lòng khoan dung

Các ý cần đạt:
+, khoan dung là gì? là tha thứ, là sự rộng lượng đối với người khác, nhất là những người gây ra đau khổ cho mình===> phẩm chất, đức tính cao đẹp của con người.
+, Biểu hiện của Lòng khoan dung:
- Trước hết là cách ứng xử độ lượng, là biết hi sinh, nhường nhịn đối với người khác...
- Cao hơn, khoan dung là tha thứ cho những khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình hoặc xã hội.
+, Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải khoan dung:
- vì đó là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng
- vì khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người đó có thể trở nên tốt đẹp hơn mà bản thân ta cũng được thanh thản===> xã hội tốt đẹp hơn
+, Liên hệ mở rộng
- Khoan dung từ lâu đã là một truyền thông tốt đẹp của dân tộc ta (d/c qua các tp văn học..)
- Khoan dung đối lập với lòng ích kỉ, đố kị, các định kiến...
- Trong những trường hợp nhất định, khoan dung có thể là "thương cho roi cho vọt", hay trước những lỗi lầm không thể tha thứ, khoan dung không phải là cách tốt nhất
- Khoan dung có khi cũng chính là tha thứ cho chính bản thân mình.

câu 3:
Có ý kiến cho rằng " Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy chứng minh ý kiến qua việc phân tích chi tiết "Cái bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

I. Giải thích ý kiến:
+, khái niệm chi tiết: là yếu tố nhỏ nhất làm nên chủ đề tác phẩm
+, "chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn"
- Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù, tầm vóc của người Nghệ sĩ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

II. Chứng minh ý kiến qua việc phân tích chi tiết "cái bóng" trong tp (Đánh giá giá trị của chi tiết "cái bóng"

1. hình ảnh chiếc bóng là một hình ảnh độc đáo, có ý nghĩa trong việc phát triển và dẫn dắt câu chuyện
+, Tạo mâu thuẫn truyện (thắt nút):
Cái bóng xuất hiện lần đầu tiên trong lời nói ngây thơ của bé Đản: "ông cũng là ...." Đó chỉ là một lời nói của đứa trẻ lên 3 nhưng vì tính đa nghi, hay ghen, lại đang trong đau buồn vì mất mẹ, mệt mỏi vì trận mạc nên Trương Sinh đinh ninh vợ hư rồi mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Như vậy, sự xuất hiện "Cái bóng đã làm nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gay gắt, không sao gỡ giải được, dẫn đến kết cục bi thảm: Hạnh phúc gia đình tan nát, Vũ Nương tự tử. Ở đây, chiếc bóng chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng nó lại là đầu mối của câu chuyện bi thảm, vừa tạo nên mâu thuẫn, vừa đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm.
+, Giải quyết mâu thuẫn (mở nút)
Chiếc bóng xuất hiện lần thứ 2 khi 2 cha con vò võ sống trong nỗi đau đơn chiếc. "Cái bóng" này làm cho Trương Sinh thấu tỏ nỗi oan tình của vợ. Mâu thuẫn được giải quyết những hạnh phúc gia đình không còn, lỗi lầm không sao sửa đổi, ân hận cũng đã muộn màng. Như vậy, sự xuất hiện của cái bóng ở đây tô đậm thêm tính bi kịch của tp, làm người đọc xót xa cho số phận của Vũ Nương cũng như số phận bao người phụ nữ mong manh, lay lắt.

====> Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: thắt nút, mở nút, mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý....

2. Chi tiết "Cái bóng" góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm, thể hiện thái độ của Nguyễn Dữ:
- Người đọc hiểu hơn vẻ đẹp của Vũ Nương: Về tầm lòng thương con của người mẹ: Con sinh ra vắng bóng người cha, mẹ không muốn con mình sống trong cô đơn, thiếu thốn tình cảm nên đã chỉ chiếc bóng trên tường là cha, mong sao khỏa lấp cho con sự thiếu thốn, trống vắng tình cảm người cha trong tâm hồn con trẻ. Không những thế, còn thể hiện sự chung thủy của Vũ Nương: chờ đợi chồng dài theo năm tháng, nàng luôn hướng lòng mình đến người chồng ở xa. vì thế, khi chơi đùa với con, nàng muốn cho con hơi ấm đoàn tụ và mình cũng vơi bớt nỗi cô đơn.
- Tai vạ, bi kịch của Vũ Nương cũng trực tiếp nảy sinh từ câu chuyện cái bóng. Nàng đã lấy "hư" làm thực, lấy "bóng" làm hình nên trò chơi trong thương nhớ đó đã dẫn đến một cái chết đau thương của người mẹ hiền, người vợ đức hạnh. Từ hậu quả khôn lường ấy, ta hiểu được số phận mỏng manh của người phụ nữ ngày xưa, họ là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
- "Cái bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất": Khắc hoạ giá trị hiện thực - nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.===> Rung lên hồi chuông cảnh báo cho con người hậu quả của thói ghen tuông, thiếu niềm tin.

====> thể hiện thái độ của tác giả: Thái độ trân trọng, tình cảm xót thương đối với người phụ nữ. Đồng thời lên tiếng cho một bài học nhân sinh: thói ghen tuông mù quáng, sống thiếu niềm tin là con dao nhọn rạch nát hạnh phúc gia đình.

3. Đánh giá:
Trong văn học trung đại, ít có chi tiết nào sáng tạo tài tình như chi tiết "cái bóng", nó xuất hiện hợp lí, đúng lúc. Chứng tỏ tài năng, ngòi bút già dặn của NGuyễn Dữ, góp phần tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện. Đó là chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn- NGuyễn Dữ- Cây bút tài hoa hiếm có trong văn học trung đại.
 
Last edited by a moderator:
T

thuy_078

Đây là đề bài dành cho các em trong tuần này!
câu 1:: (2đ)
Nêu các phép tu từ từ vựng đã học?
Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Câu 2: (3 điểm) Việt một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về mái ấm tình thương.
câu 3: (5đ)Em hãy diễn đạt bằng văn xuôi tâm trạng của Thuý Kiều qua tám câu thơ cuối đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
thời gian nộp bài đến 17h thứ tư tuần sau.
 
Top Bottom