Hiện tượng 5:
theo mình thì cái này áp dụng lực đẩy Ác - si- mét trên tàu nó có nhiều khoảng trống để tăng thể tích phần nước bị chiếm => làm tăng lực đẩy Ác- si - mét, với lại ở lớp 8 mình đã học là vật nổi khi Fa > P
Hiện tượng 3:
để giảm lực và giữ thăng bằng ( thầy mình có giải thích mà mình lỡ quên mất rồi
)
HT1:-Điều này được giải thích là trong cơ thể người có một số chỗ chứa không khí, ví dụ như dạ dày, tai giữa, hộp sọ và những chỗ lõm của xương hàm trên. Áp suất không khí trong các chỗ đó cân bằng với áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài ép lên cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở bên trong cơ thể nở ra, gây nên sự đè ép lên các bộ phận khác nhau và làm cho đau đớn
HT2:- Trước khi trời mưa, áp suất khí quyển thường giảm xuống. Sự giảm áp suất bên ngoài làm cho các tế bào ở chân giãn nở chút ít, chỗ chai cứng lại không thể giãn nở như các phần mềm khác của cơ thể nên đã tạo ra sự kích thích thần kinh và có cảm giác đau.
HT3:- Nhờ co hai chân ở giai đoạn cuối bước nhảy, vận động viên tạo thêm được đường để hãm, và nhờ thế giảm bớt được lực va xuống đất.
HT4: -Cầu vồng
cong bởi … giọt nước cong. Như ở trên đã nói, giọt nước làm cho ánh sáng bị phản chiếu đi bởi các hướng khác khau và do những hạt nước đóng vai trò lăng kính có bề mặt là cong, do vậy kết quả phản chiếu lên các đám mây cũng có hình dạng cong chứ không thẳng
HT5: *khi ở trong nước vật chịu tác dụng của 2 lực:
-trọng lực : P = m.g (hướng xuống)
-lực đẩy ác.simét : F= D.V (hướng lên) (D: khối lượng riêng)
(V :thể tích)
+cái kim V rất bé (mặc dù D khá lớn) nên F < P => chìm
+thuyền V rất lớn (mặc dù D khá lớn) nên F > P => nổi
Hiện tượng 4: cầu vòng bị cong là do hạt nước cong. Vì hạt nước phản xạ ánh sáng trên mặt trời và hạt nước cong nên đường phản chiếu sẽ bị cong
Và đáp án đến rồi:
- Hiện tượng 1:Tại sao ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân khi ở nơi có áp suất thấp,giả sự như trên núi cao?
Chúng ta đều biết trong cơ thể người có một số chỗ chứa không khí, ví dụ như dạ dày, tai giữa, hộp sọ và những chỗ lõm của xương hàm trên. Đương nhiên, áp suất không khí trong đó cân bằng với áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài ép lên(áp suất thấp), cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở bên trong cơ thể nở ra và gây đè ép lên các bộ phận khác nhau , khiến chúng ta có cảm giác đau đớn!
- Hiện tượng 2: Do đâu mà các chỗ chai cứng ở chân lại bị đau trước khi trời mưa?
Trước khi trời mưa, áp suất khí quyển thường giảm xuống. Theo như hiện tượng 1, sự giảm áp suất bên ngoài làm cho các tế bào ở trong chân giãn nở chút ít, tuy nhiên chỗ chai cứng lại không thể giãn nở ra nên đã tạo ra sự kích thích thần kinh và gây nên cảm giác đau.
- Hiện tượng 3: Tại sao lúc rơi xuống, các vận động viên nhảy cao và nhảy xa phải co hai chân lại?
Bởi việc co hai chân, vận động viên tạo thêm được đường để hãm(dừng), và nhờ thế giảm bớt được lực va xuống đất (có thể nói là đỡ đau).
- Hiện tượng 4: Có bạn nào từng thắc mắc: ''Tại sao cầu vồng lại cong?''
Nếu đã học qua Vật lý, bạn cũng biết rằng cầu vồng được tạo ra bởi sự phản chiếu của ánh sáng lên những hạt nước. Như vậy những tia sáng ta nhìn thấy đã bị các giọt nước phản xạ. Khi một tia sáng đi qua một giọt nước nó bị lệch vì chỉ số khúc xạ của nước, phản xạ lên mặt trong của giọt nước, rồi lại bị lệch khi đi ra. Rốt cuộc giữa tia đi vào và tia ra khỏi giọt nước hình thành một góc 42 độ. Nói cách khác, nước đã làm cong ánh sáng và mỗi một tần số (tương ứng với một màu khác nhau) sẽ được phản chiếu dưới một góc khác nhau. Cầu vồng luôn có 7 màu cố định từ ngoài vào trong, trên xuống dưới: đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh da trời, chàm và tím.
Cầu vòng tùy thuộc vào sự chuyển động của giọt nước, của vị trí mặt trời và của người quan sát=> Giọt nước làm cho ánh sáng bị phản chiếu đi bởi các hướng khác khau và do những hạt nước đóng vai trò lăng kính có bề mặt là cong, do vậy kết quả phản chiếu lên các đám mây cũng có hình dạng cong chứ không thẳng.
- Hiện tượng 5: V đi chơi bằng con tàu lớn. Suốt đoạn đường cô cứ thắc mắc tại sao con tàu lớn lại có thể nổi trong khi chiếc kim bé xíu thì không thể nổi trên mặt nước. Hãy giải thích giùm cô nhé!
Cùng nhớ lại định luật Acsimet trong thủy tĩnh học nào :
“Bất cứ vật nào nhúng xuống nước cũng chịu một sức đẩy bằng trọng lượng của thể tích chất nước mà vật chiếm chỗ”.
Cái kim thả xuống nước cũng chịu một sức đẩy Acsimet bằng trọng lượng phần thể tích nước mà kim chiếm chỗ. Giả sử thể tích kim bằng 0,01cm3. Thể tích nước 0,01cm3 có trọng lượng khoảng 0,0001 N. Như vậy sức đẩy Acsimet tác dụng vào kim là 0,0001N. Ta biết trọng lượng riêng của sắt khoảng 78000N/m3 nên trọng lượng của kim khoảng 0,00078N lớn hơn gần 8 lần sức đẩy Acsimet trên, do đó kim phải chìm xuống.
Trong khi đó, con tàu có thể nặng hàng chục nghìn tấn nhưng lại rỗng nên khi thả xuống nước nó chiếm một thể tích rất lớn, sức đẩy Acsimet cũng rất lớn. Sức đẩy này cân bằng với trọng lượng tàu làm
tàu không chìm được.