CLB Mê Vật lí [CLB Mê Vật Lí] Hiện tượng vật lí

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
+ THÍ NGHIỆM 1: Thắp nến từ xa

giphy-1468319062920.gif
Khi thắp nến, ngọn lửa sẽ đồng thời làm sáp nến bay hơi. Sự bay hơi này vẫn còn kể cả khi thổi tắt nến. Và nếu trong lúc này chúng ta bổ sung một nguồn nhiệt vào khói, lửa sẽ theo hơi sáp lan xuống và thắp sáng ngọn nến.
+ THÍ NGHIỆM 2: Xoắn nước " đứng im " trước không trung.

giphy-downsized-large-1468319051744.gif

Trong thí nghiệm này, nguồn nước được gắn với một bộ loa. Sóng âm chính là nguyên nhân khiến dòng nước biến thành đường xoắn ốc.
Sóng âm ở đây có tần số rung gần như tương đồng với tốc độ ghi hình của máy quay. Sự tương đồng này đã đánh lừa não bộ, khiến dòng nước dường như đứng im giữa không trung.
 

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
Gợi ý thêm về phần các nhà khoa học cho các em về phần nhà kho học thứ 2 nhé!!
+ Gợi ý:
  • Có chỉ số IQ cao
  • nghiên cứu " Vật lí lý thuyết"
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Sau khi xem hết các bài viết của mọi người a thấy có nhiều bài được các e đăng không liên quan đến câu hỏi mà a nhựt đưa ra những bài viết này có thể coi là spam. Nhưng đây là lần đầu nên a chỉ xóa những bài viết đó đi và chưa phạt gì cả.Nhưng không có nghĩa là bọn a không xử lí những vi phạm tương tự vào lần sau vì thế các e chú ý nội quy dđ cũng như CLB để tránh mắc lỗi tương tự.
 
Last edited:

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
- Nhà khoa học thứ nhất:
+ Gợi ý:
  • Từng đạt được giải nobel
  • Là nhà khoa học vật lí được lấy tên trường ở Việt Nam
Marie Curie
- Nhà khoa học thứ hai:
+ Gợi ý:
  • Là một nhà khoa học có chỉ số IQ cao
  • Và ông là nhà khoa học còn sống đến thời điểm hiện tại. ( tính đến năm 2016 )
Albert Einstein
 

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
25
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
CÂU TRẢ LỜI:
Hoạt động 1:
- Hiện tượng 1: ở Mùa đông không có tuyết rơi cây cối có thể chết cóng. Lớp tuyết phủ dẫn nhiệt kém nên có khả năng giữ cho nhiệt độ của cây cao hơn.
- Hiện tượng 2: ở Trong nhà tắm độ ẩm của không khí cao hơn nhiều so với trong phòng, vì vậy cường độ bốc hơi của mồ hôi bị giảm đi, và người ta cảm thấy như nhiệt độ tăng lên.
- Hiện tượng 3: Màng ống nghe được áp sát vào cơ thể là để nghe được rõ. Quần áp và lớp không khí giữa cơ thể và quần áo hấp thụ mất một phần đáng kẻ năng lượng âm
- Hiện tượng 4: vào lúc vận động viên trượt tuyết rơi khỏi núi lấy đà thì toàn thân có vị trí gần như thẳng đứng. chính để nhằm mục đích đảm bảo mức độ vững vàng khi vận động viên tiếp xúc với bề mặt sườn núi, nên người trượt tuyết nhất thiết phải khom người xuống sao cho đường trục đi qua trọng tâm của người có vị trí gần vuông góc với núi lúc hạ xuống đất. Khi quay tay, tay trái theo chiều chiều kim đồng hồ , còn tay phải ngược chiều kim đồng hồ --> vận động viên trượt tuyết dựa theo định luật bảo toàn momen động lượng, đã quay toàn thân theo hướng ngược lại.
- Hiện tượng 5: tiếng kêu sinh ra do sự cọ sát của chân vào cánh. Ở chân côn trùng này có nhiều khe, ở cánh có nhiều gai góc

HOẠT ĐỘNG 2:
- Nhà khoa học 1: Marie Curie
- Nhà khoa học 2: Stephen Hawking

HOẠT ĐỘNG 3:

- THÍ NGHIỆM 1:

giphy-1468319062920.gif


Trò ảo thuật này bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, chỉ cần nhanh tay và đúng thời điểm.

Khi thắp nến, ngọn lửa sẽ đồng thời làm sáp nến bay hơi. Sự bay hơi này vẫn còn kể cả khi thổi tắt nến. Và nếu trong lúc này chúng ta bổ sung một nguồn nhiệt vào khói, lửa sẽ theo hơi sáp lan xuống và thắp sáng ngọn nến.

THÍ NGHIỆM 2:
Nước bao giờ cũng chảy từ cao xuống thấp và theo một đường duy nhất nếu đổ giữa không trung. Điều này đã thuộc về định luật vật lý, không có ngoại lệ.

Nhưng mà theo thí nghiệm dưới đây thì không phải thế

giphy-downsized-large-1468319051744.gif


Dòng nước trong ảnh trên biến thành hình xoáy ốc và dường như trở nên tĩnh lặng ngay giữa không trung ở những khung hình cuối.

Nguyên nhân thì cũng đơn giản nhưng sẽ không ai nghĩ đến. Trong thí nghiệm này, nguồn nước được gắn với một bộ loa. Sóng âm chính là nguyên nhân khiến dòng nước biến thành đường xoắn ốc.

Nhưng chưa hết đâu. Sóng âm ở đây có tần số rung gần như tương đồng với tốc độ ghi hình của máy quay. Sự tương đồng này đã đánh lừa não bộ, khiến dòng nước dường như đứng im giữa không trung.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Cùng nhau giải thích các hiện tượng của tuần này nào mn.
HT.6.Khi vẩy nước vào thanh sắt ở nhiệt độ 100 độ C và 1 thanh sắt đã nung đỏ thì nước ở thanh sắt nào sẽ bay hơi nhanh hơn? Vì sao?

HT.7.Hai người bạn ở 1 khoảng cách khá xa nhau thì khi gọi nhau. Hỏi âm thanh sẽ nghe rõ hơn ở vùng khí nóng (như sa mạc) hay vùng khí lạnh (như trên mặt băng)?

HT.8.Hai vật bất kì luôn hút nhau bởi lực hấp dẫn . Vậy tại sao bàn ghế hay tủ đặt trong phòng dù hút nhau tại sao không di chuyển?

HT.9
.Cho 1 chiếc gậy dài, hãy tìm trọng tâm của chiếc gậy mà không dùng thêm bất kì dụng cụ khác?

HT.10
.Bạn hãy giải thích hiện tượng khi ta cọ xát bóng đèn neon thì ta sẽ thấy đèn sáng trong 1 thời gian ngắn?
 
Last edited:

Hoàng Vũ Nghị

Cựu Mod Toán | Yêu lao động
Thành viên
3 Tháng tám 2016
2,297
2,640
486
20
Vĩnh Phúc
HT6:
Em nghĩ là thanh sắt nung đỏ có nhiệt độ cao hơn 100 độ C nên nước ở thanh sắt này bay hơi nhanh hơn
HT9:
Theo em ,đó là do lực hút của trái đất mạnh hơn và còn do lực ma sát nghỉ
 
Last edited by a moderator:

Thích học

Học sinh
Thành viên
19 Tháng tám 2017
83
44
49
Phú Yên
HT1.Khi vẩy nước vào thanh sắt ở nhiệt độ 100 độ C và 1 thanh sắt đã nung đỏ thì nước ở thanh sắt nào sẽ bay hơi nhanh hơn? Vì sao?
Mình nghĩ là như nhau vì 100 độ C là nhiệt độ mà nước sẽ hóa hơi hoàn toàn
HT2.Hai người bạn ở 1 khoảng cách khá xa nhau thì khi gọi nhau. Hỏi âm thanh sẽ nghe rõ hơn ở vùng khí nóng (như sa mạc) hay vùng khí lạnh (như trên mặt băng)?
Ở vùng lạnh sẽ rõ hơn, vì nhiệt độ thấp độ ẩm trong không khí sẽ cao, sẽ truyền âm tốt hơn
HT3.Hai vật bất kì luôn hút nhau bởi lực hấp dẫn . Vậy tại sao bàn ghế hay tủ đặt trong phòng dù hút nhau tại sao không di chuyển?
Bởi vì lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật, mà bàn, ghế,.. có khối lượng nhỏ nên lực hấp dẫn giữa chúng vô cùng nhỏ nên không thể kàm chúng di ch
 

thanhbinh2002

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2016
316
176
126
22
Cùng nhau giải thích các hiện tượng của tuần này nào mn.
HT1.Khi vẩy nước vào thanh sắt ở nhiệt độ 100 độ C và 1 thanh sắt đã nung đỏ thì nước ở thanh sắt nào sẽ bay hơi nhanh hơn? Vì sao?

HT2.Hai người bạn ở 1 khoảng cách khá xa nhau thì khi gọi nhau. Hỏi âm thanh sẽ nghe rõ hơn ở vùng khí nóng (như sa mạc) hay vùng khí lạnh (như trên mặt băng)?

HT3.Hai vật bất kì luôn hút nhau bởi lực hấp dẫn . Vậy tại sao bàn ghế hay tủ đặt trong phòng dù hút nhau tại sao không di chuyển?

HT4.Cho 1 chiếc gậy dài, hãy tìm trọng tâm của chiếc gậy mà không dùng thêm bất kì dụng cụ khác?

HT5.Bạn hãy giải thích hiện tượng khi ta cọ xát bóng đèn neon thì ta sẽ thấy đèn sáng trong 1 thời gian ngắn?
HT6: Giọt nước trên thanh sắt được nung ở 1000C bốc hơi nhanh hơn. Giọt nước trên thanh sắt đã nung đỏ chói bốc hơi chậm hơn vì khi đó xung quanh giọt nước xuất hiện một lớp hơi nước bao bộc, lớp hơi nước này dẫn nhiệt kém nên giọt nước cứ nhảy bắn lên bắn xuống trong một khoảng thời gian. Trong khi đó ở thanh sắt kia , giọt nước lan tràn tức khắc và bốc hơi ngay.
HT7: Âm thanh sẽ nghe rõ hơn ở vùng nóng vì khi ở nhiệt độ [tex]35 ^{\circ} C[/tex] thì tốc độ truyền âm là [tex]351,88 m / s[/tex] còn khi ở nhiệt độ [tex]−25 ^{\circ} C[/tex] thì tốc độ truyền âm là [tex]315,77 m / s[/tex] ,trên thực tế, trong khí lý tưởng, tốc độ âm thanh chỉ phục thuộc vào nhiệt độ, không phải áp suất hay khối lượng riêng. Không khí gần như là khí lý tưởng. Nhiệt độ không khí thay đổi với độ cao, tạo ra thay đổi trong tốc độ âm thanh.
HT8: [tex]F = G . m_{1} . m_{2} . \frac{1}{r ^{2}}[/tex] với [tex]G =6,67 . 10 ^{- 11}[/tex] Từ biểu thức của lực hấp dẫn ta thấy, do khối lượng của bàn, ghế, tủ, giường khá nhỏ, chỉ vài chục kilôgam rất nhỏ, mặt khác hệ số hấp dẫn G cũng rất nhỏ. Vì vậy lực hút giữa các vật rất yếu, không thắng nổi lực ma sát nghỉ, do đó không có khả năng gây ra gia tốc cho các vật. Trong ví dụ cụ thể sau ta sẽ thấy sự bé nhỏ đó của lực hấp dẫn:Trong lớp học có hai sinh viên có cùng khối lượng là 50kg, đứng cách nhau 1m thì lực hấp dẫn giữa hai sinh viên này:
có thể thấy lực này quá nhỏ.
HT9: Ta có thể dùng 1 ngón tay nâng ở điểm nào đó trên thân gậy, cứ điều chỉnh sao cho có thể giữ gậy thăng bằng thì điểm ngay đầu ngón tay chính là trọng tâm
HT10: Để khí trong đèn neon phát sáng phải tạo nên một điện trường trong đèn. Do kết quả của ma sát khi cọ tay lên ống thuỷ tinh của đèn neon mà phát sinh ra những điện tích. điện trường của chúng làm cho đèn sáng trong khoảng khắc.
 
Last edited by a moderator:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Hầu như câu trả lời của các em đều có ý đúng, nhất là @thanhbinh2002 hầu như các câu trả lời đều đúng, và giải thích chính xác, mỗi tội hơi dài 1 chút. Hôm nay a sẽ đăng đáp án 5 hiện tượng tuần trước:
HT.6: Giọt nước trên thanh sắt được nung ở [tex]100^C[/tex] bốc hơi nhanh hơn. Giọt nước trên thanh sắt đã nung đỏ chói bốc hơi chậm hơn vì khi đó xung quanh giọt nước xuất hiện một lớp hơi nước bao bộc, lớp hơi nước này dẫn nhiệt kém nên giọt nước cứ nhảy bắn lên bắn xuống trong một khoảng thời gian.
HT.7 Sóng âm truyền trong không khí bao giờ cũng xảy ra hiện tượng khúc xạ giống như ánh sáng. Trong vùng không khí lạnh, sóng âm bị khúc xạ mạnh lên phía trên và lan vào không trung còn ở trong vùng không khí nóng sóng âm bị khúc xạ về phía mặt đất rồi mới phản xạ về không khí vì vậy trong vúng khí lạnh âm thanh sẽ nghe rõ hơn.
HT.8 Vì lực hút giữa các vật rất yếu và không thắng nổi lực ma sát
HT.9 Đặt cây gậy thăng bằng trên cạnh của bàn tay, Vì sự cân bằng xảy ra khi trọng tâm của vật chính là điểm tựa của vật
HT.10 : Kết quả của ma sát khi cọ tay lên ống thuỷ tinh của đèn neon mà phát sinh ra những điện tích. điện trường của chúng làm cho đèn sáng trong khoảng khắc.
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Vì nếu cứ tiếp tục thảo luận như tuần trước a thấy sẽ rất rối và sau này xem lại rất bất tiện nên a sẽ tách chủ đề này thành 2 chủ đề nhỏ tại phòng thảo luận đó là [CLB Mê Vật Lí] Hiện tượng vật lí và các nhà khoa học vĩ đại[CLB Mê Vật Lí] Phòng thí nghiệm Vật lí . Topic [CLB Mê Vật Lí] Hiện tượng vật lí và các nhà khoa học vĩ đại cũng sẽ được chuyển về phòng thảo luận các e nhé.Vì vậy yêu cầu tất cả hội viên click "Watch Forum" theo mục B12 Hướng dẫn sử dụng diễn đàn để không bỏ lỡ tin tức từ CLB nhé.
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Cùng nhau giải thích các hiện tượng của tuần này và cùng nhau thảo luận về các thí nghiệm tại đây nào.

HT.11
. Ở chỗ tối dùng bàn tay khô vuốt lông mèo, có thể thấy những tia sáng rất nhỏ xuất hiện giữa bàn tay và lông mèo. Hiện tượng gì đã xảy ra?

HT.12
. Tại sao khi mắc đầu một dây dẫn bằng thép và một dây dẫn bằng nhôm vào một điện kế, còn đầu kia của dây cắm vào một quả chanh hay một quả táo tươi thì điện kế lại cho biết là có dòng điện chạy qua?

HT.13. Những con chim đậu trên dây điện cao thế lại không bị nguy hiểm

HT.14. Khi trồng cây trên đường phố cần phải đặt các cây con theo đường thẳng. Người ta đã vận dụng tính chất gì của tia sáng?

HT.15. Tại sao mắt mèo phát sáng trong bóng tối?
 
Last edited:

Hoàng Vũ Nghị

Cựu Mod Toán | Yêu lao động
Thành viên
3 Tháng tám 2016
2,297
2,640
486
20
Vĩnh Phúc
HT11 :đó là do sự cọ xát . Khi tay khô cọ vào lông mèo sẽ sinh ra điện và khi ở trong tối t có thể nhìn thấy các tia điện nhỏ rực sáng .
HT12 ; Do chim có bàn chân nhỏ nên chỉ đậu ở 1 dây điện ,cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện được và cũng không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật
HT13:Định luật truyền thẳng ánh sáng
Em không chắc lắm ạ có gì xin được sửa chữa
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
HT11 :đó là do sự cọ xát . Khi tay khô cọ vào lông mèo sẽ sinh ra điện và khi ở trong tối t có thể nhìn thấy các tia điện nhỏ rực sáng .
HT12 ; Do chim có bàn chân nhỏ nên chỉ đậu ở 1 dây điện ,cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện được và cũng không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng nên chúng không bị điện giật
HT13:Định luật truyền thẳng ánh sáng
Em không chắc lắm ạ có gì xin được sửa chữa
Cứ mạn dạn đưa ra ý kiến của mình đi e, có gì sai a và mọi người sẽ chỉ cho nhé. Nhưng bạn khác đâu rồi , sao chưa vào thảo luận vậy nhỉ @hanh2002123 @Trung Lê Tuấn Anh @Kim Kim @thanhbinh2002 @Thích học @Lưu Thị Thu Kiều @Hoàng Vũ Nghị @WindyTA @tienlong142
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Kim Kim
Top Bottom