[CLB - Địa lí] Mỗi ngày một bài tập.

  • Thread starter truongtrang12
  • Ngày gửi
  • Replies 156
  • Views 26,185

L

linh_tinh_96


Lớp 8 : Đặc điểm về vùng biển ở lãnh thổ Việt Nam
*) diện tích, giới hạn
diện tích vào khoảng 1 triệu km2, là một bộ phận của biển đông, giáp với Trung quốc, Philippin, Bru-nây, Malaixia, Xingapo, Indonexia, giáp với các biển Xulu ( qua eo Balabac và eo Mindoro), Giava ( qua eo Gaspa và eo Calimanta)
*) khí hậu, hải văn
Chế độ nhiệt: trung bình khoảng 23 độ C
Chế độ gió:
+ Có 2 mùa gió : tháng 10 -> tháng 4 là gió mùa đông bắc, tháng 5 -> tháng 9 là gió mùa tây nam
Chế độ mưa: từ 1100->1300 mm/năm
Dòng biển: có hai dòng biển là dòng biển mùa đông và dòng biển màu hạ
Thủy triều: chủ yếu là nhật triều
Độ măn: khoảng 30-33 phần nghìn
*) tài nguyên: tài nguyên phong phú bao gồm dầu mỏ, hải sản,...
*)môi trường khá trong lành
 
A

a.anh88

đông bắc ; có địa hình núi thấp, nằm ở ngạn sông hồng ,đi từ dãy núi con voi đến vùng đồi ven biển QN.vùng núi nàynổi bật với hình cánh cung núi lớn và vùng đồi phát triển rộng . ĐỊa hình cãctơ phổ biến.
tây bắc : nằm giữa soong hồng và sông cả, là những dãy núi cao.Những sơn nguyên cao hiểm trở song song và kéo dài theo hướng TB-ĐN. ở đây còn có những ĐB trù phú nằm giữa vùng núi cao.
 
M

making123

Lớp 11 : Nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản ?

mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản không đông đều , chủ yếu ở trên đảo Hô-cai đô., dân số của họ chiếm tỉ lệ khá cao , là trung tâm phát triển mũi nhọn của Nhật.
 
T

truongtrang12

Lớp 7 : So sánh đặc điểm của 3 khu vực Châu Phi ?
happy_1809 said:
Bắc Phi:
- ở rìa tây bắc là dãy núi trẻ At-lat
-các đồng bằng ven biển và sườn núi hướng về phía biển có mưa khá nhiều nên rừng sồi, dẻ mọc rậm rạp. Vào sâu nội địa, lượng mưa giảm dần: xavan, rừng thưa, cây bụi...
-tiếp xuống phía nam là hoang mạc Xahara, khí hậu rất khô và nóng, lượng mưa hằng năm ko quá 50mm. thực vậy chỉ có những bụi cỏ gai thưa thớt cằn cỗi. ở những ốc đảo, thực vật chủ yếu là cây chà là.
Trung Phi:
-phần phía Tây chủ yếu là các bồn địa, có 2 môi trường tự nhiên khác nhau:
+ môi trường xích đạo ẩm: khí hậu nóng, mưa nhiề, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh quanh năm chiếm dt tích lớn, mạnh lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước
+môi trường nhiệt đới gồm 2 dải nằm ở phíc bắc và nam môi trường xích đạo ẩm, lượng mưa giảm rõ rệt, trong năm có 1 mùa mưa 1 mùa khô, độ ẩm ko đủ nên rừng thưa, xavan phát triển
-phía đông có độ cao lớn nhất châu Phi. Trên bề mặt các sơn nguyên có cá đỉnh núi cao, nhiều hồ kiến tạo sâu, dài. Đông Phi có khí hậu gió mùa xích đạo. trên các sơn nguyên quanh năm mát dịu, hình thành xavan công viên độc đáo, có nhiều khoáng sản
Nam Phi: khí hậu Nam Phi ẩm và dịu hơn Bắc Phi nhờ:
-dt nhỏ
-phần phía đông nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm móng ẩm, mưa tương đối nhiều


Đồng ý với em, nhưng nếu em biết tóm gọn hơn chút nữa thì sẽ tốt hơn.Không nên dài dòng quá.Và em nên nêu được hướng địa hình của 3 khu vực này nữa.

Lớp 8 : Đặc điểm về vùng biển ở lãnh thổ Việt Nam?

linh_tinh_96 said:
*) diện tích, giới hạn
diện tích vào khoảng 1 triệu km2, là một bộ phận của biển đông, giáp với Trung quốc, Philippin, Bru-nây, Malaixia, Xingapo, Indonexia, giáp với các biển Xulu ( qua eo Balabac và eo Mindoro), Giava ( qua eo Gaspa và eo Calimanta)
*) khí hậu, hải văn
Chế độ nhiệt: trung bình khoảng 23 độ C
Chế độ gió:
+ Có 2 mùa gió : tháng 10 -> tháng 4 là gió mùa đông bắc, tháng 5 -> tháng 9 là gió mùa tây nam
Chế độ mưa: từ 1100->1300 mm/năm
Dòng biển: có hai dòng biển là dòng biển mùa đông và dòng biển màu hạ
Thủy triều: chủ yếu là nhật triều
Độ măn: khoảng 30-33 phần nghìn
*) tài nguyên: tài nguyên phong phú bao gồm dầu mỏ, hải sản,...
*)môi trường khá trong lành


Em nêu không được rõ lắm,cần phải nêu được tầm ảnh hưởng của mỗi đặc điểm nữa nhé.Em tham khảo thử bài này :
  • Diện tích,giới hạn: Vùng biển VN là một phần của Biển Đông.Biển Đông là một biển lớn,tương đối kín,nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,là biển nóng và là nơi giao tranh của các hướng gió, các khối khí.
  • Chế độ gió: Trên biển Đông, gió thổi theo hướng ĐB chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4.Các tháng còn lại trong năm chủ yếu là gió hướng ĐN.Gió ở biển thổi mạnh hơn gió ở trong đất liền một cách rõ rệt.Tốc độ của gió 5-6 m/s và cực đại lên tới 50 m/s chính điều này đã tạo nên những đợt sóng lớn cao có thể là 10m và cũng có thể hơn.
  • Chế độ nhiệt: Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn trong đất liền.Biên độ nhiệt thấp, nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt biển là trên 23°C
  • Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển ít hơn ở trong đất liền, đạt từ 1100-1300 mm/năm .Sương mù thường xuất hiện vào cuối Đông đầu Hạ.
  • Dòng biển: Dòng biển lạnh chảy từ TBD vào biển Đông qua eo biển BASi giữa Đài Loan và Phi-lip-pin theo hướng ĐB - TN. Dòng biển nóng chảy từ TBD vào Biển Đông dọc theo quần đảo Phi-lip-pin theo hướng TN - ĐB.
  • Chế độ thuỷ triều: Là nét đặc sắc của vùng biển VN, ở ven bờ biển nước ta thì có chế độ thuỷ triều khác nhau.
  • Độ mặn hay còn gọi là độ muối: Bình quân của biển Đông là 30-33­‰
Lớp 8 : So sánh địa hình khu vực Đông Bắc và địa hình khu vực Tây Bắc
a.anh88 said:
đông bắc ; có địa hình núi thấp, nằm ở ngạn sông hồng ,đi từ dãy núi con voi đến vùng đồi ven biển QN.vùng núi nàynổi bật với hình cánh cung núi lớn và vùng đồi phát triển rộng . ĐỊa hình cãctơ phổ biến.
tây bắc : nằm giữa soong hồng và sông cả, là những dãy núi cao.Những sơn nguyên cao hiểm trở song song và kéo dài theo hướng TB-ĐN. ở đây còn có những ĐB trù phú nằm giữa vùng núi cao


Đông Bắc :
  • Vị trí : Tả ngạn sông Hồng -Quảng Ninh
  • Độ cao : Thấp hơn so với vùng Tây Bắc
  • Hướng : vòng cung
  • Đặc điểm : 4 cánh cung núi quy tụ tại đây.
  • Núi : Tây Côn Lĩnh cao 2419m
  • ĐÓn gió mùa ĐB
  • Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu
Tây Bắc :
  • Vị trí : Nằm ở khu vực Hữu ngạn sông Hồng - sông Cả.
  • ĐỊa hình : Cao hơn vùng Đông Bắc.
  • Hướng : Tây Bắc Đông Nam
  • Núi : Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m
Lớp 11 : Nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản ?
making123 said:
mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản không đông đều , chủ yếu ở trên đảo Hô-cai đô., dân số của họ chiếm tỉ lệ khá cao , là trung tâm phát triển mũi nhọn của Nhật.

Bổ sung : Tập trung chủ yếu ở ven biển, trung tâm công nghiệp đồng thời là những hải cảng.Đặc biệt phía Thái Bình Dương.
 
T

truongtrang12

Ngày :03/03/2010

Câu hỏi cho ngày hôm nay.

Lớp 5 : Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ ?

Lớp 6 : Đường đồng mức là gì ? Ý nghĩa và giải thích ?

Lớp 7 :Tại sao dân cư Châu Phi lại phân bố không đồng đều ?

Lớp 8 : Nêu hiểu biết của bạn về ASEAN.

Lớp 9 : Phân tích vai trò giao thông ở vùng DHNTB đối với việc phát triển kinh tế của vùng DHNTB và các vùng lân cận ?

Lớp 10 : Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) Phân biệt lớp vỏ trái đất với lớp vỏ địa lí ?

Lớp 11: Nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình;sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản?

Lớp 12 : Hãy tìm ra sự khác nhau trong chuyên môn hoá công nghiệp giữa TDVMNBB với TN ?
 
M

mihiro

Ngày :03/03/2010


Câu hỏi cho ngày hôm nay.

Lớp 7 :Tại sao dân cư Châu Phi lại phân bố không đồng đều ?

Theo em vì châu phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới nhưng đại bộ phận nằm ở giữa chí tuyến bắc và nam đường bờ biển châu phi lại ít bị cắt xẻ giống như châu mĩ, châu phi có địa hình long mang hai bên là hai dãy núi lớn cao đồ sộ nên ngăn cản sự ảnh hưởng biển vào đất liền lại còn có dg xích đạo vắt ngang qua nên gió tín phong thổi ra hai phía =>khô nóng
kết luận: dân số châu phi không hoặc ít người ở rừng rậm xích đạo, hoang mạc,...trong khi đó lại tập trung ở ven các con sông lớn và những nơi có nhiều mưa
====> dân cư Châu Phi phân bố không đồng đều
 
M

mattroitinhyeu_142

Lớp 7 :Tại sao dân cư Châu Phi lại phân bố không đồng đều ?
- Dân cư châu phi phân bố rất không đồg đều, phụ thuộc chặt chẽ vào các đặc điểm tự nhiên
- Đa số dân cư sống ở nt
- Các tp lớn trên 1 triệu dân thường tập chung ở ven biển.
Chả biết sao nữa :(
 
L

letrang3003

Ngày :03/03/2010


Lớp 8 : Nêu hiểu biết của bạn về ASEAN.

Được thành lập : 8/8/1967
*) Mục tiêu của ASEAN:
-Giữ hòa bình, an ninh, ổn định khu vực
-Để xây dựng một cộng đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế xã hội.
+nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước kém phát triển về:
Đào tạo nghề , chuyển giao công nghệ , đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm,...
+Tăng cường trao đổi hàng hóa
+Xây dựng các tuyến đường sắt
+Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Kong
*)Nguyên tắc :Tự nguyện tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và hợp tác toàn diện khẳng định vị trí của mình trên thương trường Quốc tế.
Khó khăn:
khủng khoảng kinh tế+xung đột tôn giáo +thiên tai=Sự đoàn kết , hợp tác cùng giải quyết của các nước trong ASEAN
 
A

a.anh88

hiệp hội ÁEAN được thành lập 8/8/1967 có những mục tiêu thay đổi theo thời gian:
- trước năm 90 liên kết về quân sự là chính.
- từ năm 90 cho tới nay đoàn kết giữ vững hoà bình ổn định khu vực xây đựng 1 cộng đồng hoà hợp cùng phát triển .
Nguyên tắc : tự nguyện , hợp tácc toàn điện , hơn ttrọng chủ quyền của nhau.
 
H

happy_1809

lớp 7: theo em, dân cư ở châu Phi phân bố ko đồng đều vì:
- Tình hình phát triển kinh tế rất ko đồng đều.
- hạn hán, khí hậu khắc nghiệt...
- ảnh hưởng của các loai địa hình
- ở các vùng đông đúc là do đất đai màu mỡ, điều kiện sống thuận lợi hơn... (thường là ở ven biển hoặc ven các con sông lớn)
- tập tính lạc hậu: du canh du cư
 
T

thanchetgoiemlasuphu93

Lớp 11: Nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình;sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản?
*địa hình: phân lớn là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
*sông ngòi: ngắn, dốc, có giá trị về thuỷ điện
*bờ biển: có các dòng biển nóng lạnh chạy qua tạo ngư trường lớn, bờ biển khúc khuỷu
chị xin lỗi nha
lâu nay ít vào clb quá
 
T

truongtrang12

Lớp 7 :Tại sao dân cư Châu Phi lại phân bố không đồng đều ?
mihiro said:
Theo em vì châu phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới nhưng đại bộ phận nằm ở giữa chí tuyến bắc và nam đường bờ biển châu phi lại ít bị cắt xẻ giống như châu mĩ, châu phi có địa hình long mang hai bên là hai dãy núi lớn cao đồ sộ nên ngăn cản sự ảnh hưởng biển vào đất liền lại còn có dg xích đạo vắt ngang qua nên gió tín phong thổi ra hai phía =>khô nóng
kết luận: dân số châu phi không hoặc ít người ở rừng rậm xích đạo, hoang mạc,...trong khi đó lại tập trung ở ven các con sông lớn và những nơi có nhiều mưa
====> dân cư Châu Phi phân bố không đồng đều


Chị hi vọng em sẽ không làm cho chị thất vọng trong những bài tập tiếp theo :)

mattroitinhyeu_142 said:
- Dân cư châu phi phân bố rất không đồg đều, phụ thuộc chặt chẽ vào các đặc điểm tự nhiên
- Đa số dân cư sống ở nt
- Các tp lớn trên 1 triệu dân thường tập chung ở ven biển.
Sơ sài quá :)

happy_1809 said:
lớp 7: theo em, dân cư ở châu Phi phân bố ko đồng đều vì:
- Tình hình phát triển kinh tế rất ko đồng đều.
- hạn hán, khí hậu khắc nghiệt...
- ảnh hưởng của các loai địa hình
- ở các vùng đông đúc là do đất đai màu mỡ, điều kiện sống thuận lợi hơn... (thường là ở ven biển hoặc ven các con sông lớn)
- tập tính lạc hậu: du canh du cư
:-? EM nên nêu sự tác động đến nó một cách trực tiếp. Mình vừa giải thích vừa chứng minh luôn em nhé ;)
Lớp 8 : Nêu hiểu biết của bạn về ASEAN.
letrang3003 said:
Được thành lập : 8/8/1967
*) Mục tiêu của ASEAN:
-Giữ hòa bình, an ninh, ổn định khu vực
-Để xây dựng một cộng đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế xã hội.
+nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước kém phát triển về:
Đào tạo nghề , chuyển giao công nghệ , đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm,...
+Tăng cường trao đổi hàng hóa
+Xây dựng các tuyến đường sắt
+Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Kong
*)Nguyên tắc :Tự nguyện tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và hợp tác toàn diện khẳng định vị trí của mình trên thương trường Quốc tế.
Khó khăn:
khủng khoảng kinh tế+xung đột tôn giáo +thiên tai=Sự đoàn kết , hợp tác cùng giải quyết của các nước trong ASEAN


a.anh88 said:
hiệp hội ÁEAN được thành lập 8/8/1967 có những mục tiêu thay đổi theo thời gian:
- trước năm 90 liên kết về quân sự là chính.
- từ năm 90 cho tới nay đoàn kết giữ vững hoà bình ổn định khu vực xây đựng 1 cộng đồng hoà hợp cùng phát triển .
Nguyên tắc : tự nguyện , hợp tácc toàn điện , hơn ttrọng chủ quyền của nhau.
Tham khảo bài của chị nhé ;)

  • Năm 1967 hiệp hội hình thành với các nước Đông Nam Á: Thái Lan; Ma-lai-xi-a; In-đô-nê-xi-a; Phi-lip-pin và Sin-ga-po.
  • Năm 1984 Thêm đất nước Bru-nay.
  • Năm 1995 Thêm Việt Nam
  • Năm 1997 Thêm Lào, Mi-an-ma
  • Năm 1999 Thêm Cam-pu-chia
Từ khi thành lập hiệp hội ASEAN cho đến nay có thể chia làm 3 giai đoạn :
  1. Giai Đoạn 1: Trong 25 năm đầu tiên mục tiêu chính của hiệp hội là hợp tác về quân sự.
  2. Giai Đoạn 2: Từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, mục tiêu chung là hoà bình, an ninh, ổn định khu vực và phát triển đồng đều.
  3. Giai đoạn 3: Cuối thế kỉ XX cho đến nay các nước ASEAN gặp một số khó khăn như khủng khoảng kinh tế, mâu thuẫn tôn giáo, thiên tai nên đã có sự đoàn kết, hợp tác toàn diện, chặt chẽ hơn để giải quyết những khó khăn đó.

Lớp 11: Nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình;sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản?

thanchetgoiemlasuphu93 said:
*địa hình: phân lớn là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
*sông ngòi: ngắn, dốc, có giá trị về thuỷ điện
*bờ biển: có các dòng biển nóng lạnh chạy qua tạo ngư trường lớn, bờ biển khúc khuỷu
chị xin lỗi nha
lâu nay ít vào clb quá
- Địa hình: 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Lớn nhất là đồng bằng ở đảo Hôn Su
- Khí hậu: từ cận nhiệt đới đến ôn đới gió mùa
- Sông ngòi: ngắn và dốc, có giá trị về thuỷ điện
- Biển và bờ biển: Vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh chảy qua tạo nên ngư trườngg lớn; bờ biển khúc khuỷ thuận lợi cho việc xây dựng cảng
- Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, ít đất trồng, thường xuyên xảy ra thiên tai
 
T

truongtrang12

Ngày :04/03/2010


Câu hỏi cho ngày hôm nay :


Lớp 5 : Nêu hiện trạng của môi trường hiện nay.

Lớp 7 :Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn của Bắc Phi ?

Lớp 8 : Nêu sự khác nhau về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, về dân cư, xã hội cũng như về kinh tế của hai nước Lào và Cam-pu-chia.

Lớp 9 : Phân tích vai trò giao thông ở vùng DHNTB đối với việc phát triển kinh tế của vùng DHNTB và các vùng lân cận ?

Lớp 10 : Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) Phân biệt lớp vỏ trái đất với lớp vỏ địa lí ?

Lớp 11 : Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.

Lớp 12 : Hãy tìm ra sự khác nhau trong chuyên môn hoá công nghiệp giữa TDVMNBB với TN ?
 
M

mihiro

Lớp 7 :Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn của Bắc Phi ?

Theo em nghĩ
- Nam Phi có gió đông nam thổi từ biển vào, Bắc Phi thì không.
- 3 mặt của Nam Phi giáp với biển và đại dương.
- Diện tích Nam Phi bé hơn Bắc Phi nên khi chí tuyến đi ngang hai khu vực thì Bắc Phi sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn Nam Phi.
- Nam Phi có các dòng biển nóng phía đông nam như dòng biển nóng Mũi Kim và Mô-Dăm-Bích mang theo hơi ẩm dẫn đến mưa nhiều nên không khí cũng dịu đi.
 
H

happy_1809

lớp 7: phần lớn bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn Bắc Phi là do:
- Diện tích nhỏ.
- Phần phía đông nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng ẩm, mưa tương đối nhiều.
- Ở Nam Phi, ko chịu ảnh hưởng của những đợt gió khô và nóng từ đại lục Á-Âu thổi ra hằng năm như ở Bắc Phi.
- Phía Tây của Bắc Phi do có dòng biển lạnh chảy ven bờ nên ảnh hưởng của biển ko vào sâu được trong đất liền.
 
Last edited by a moderator:
S

starfish_blue_sea

Lớp 7:
Nam Phi có khí hậu ẩm và dịu hơn Bắc phi vì:
- Phần phía đông Nam phi chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương nên mưa nhiều, thời tiết ẩm
- Ở Bắc Phi, phần phía Tây chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên không khí khô và nóng, mưa không vào tới đất liền----> hoang mạc phát triển

p/s: các bạn ở trên làm có phần đầy đủ hơn nhưng em chỉ nghĩ được có đến thế thui:(
 
T

truongtrang12

Nhắc lại một lần nữa nhé !

@ all : Mọi người vào làm bài tập trong CLB thì làm được đến đâu thì làm tuyệt đối không sử dụng nguồn kiến thức không phải là của mình. Còn là ai thì người đó tự rõ.Mong rằng đây là lần nhắc nhở cuối cùng.
 
A

a.anh88

Sự khác nhau là:vị trí địa lí
Lào có S= 236.8Km2 ,không giáp với biển .
Cam-pu-chia S=181km2 ,PhíaTB giáp vịnh thái lan.
Điều kiện tự nhiên :
Lào có 90% là cao nguyên và núi còn lại là ĐB . dạng địa hình chủ yếu là cao nguyên và núi tạp trung chủ yếu phía B-N
Cam-pu-chia có 75% là ĐBcong lại là núi và cao nguyên .Dạng địa hình chủ yếu là đồng bằng chủ yêú phân bố ở ven biển và phía ĐB.
ĐIều kiện dân cư:
Lào có số dân là 5.5 tiệu người . tỉ lệ gia tăng là 2.3% .mật độ dân số là 119 người/km2 .có các dân tộc như lào ,thái,mông.... với ngôn ngữ chủ yếu là lào theo đạo phật ,tỉ lệ ko biết chữ là 56%,thu nhập bình quân là 317 ,tỉ lệ dân thành thị là 17%.
Cam-pu-chia có số dân là 12.3 tiệu người . tỉ lệ gia tăng là 1.7% .mật độ dân số là 119 người/km2 .có các dân tộc như Khơ me, việt ,hoa,...với ngôn ngữ chủ yếu là Khơ me theo đạo phật ,tỉ lệ ko biết chữ là 35%,thu nhập bình quân là 280 ,tỉ lệ dân thành thị là 16%
 
T

truongtrang12

Hôm nay mọi người tiếp tục làm đề của ngày hôm qua. Suy nghĩ và bổ sung thêm những ý còn thiếu. Bài làm khá là sơ sài ! Cần khắc phục tình trạng này ngay nhé :)
 
Top Bottom