[CLB- Địa lí] Hai tuần một vấn đề thảo luận

3

321zaq

Địa lí

- Các hiệu ứng nhà kính: làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống trái đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh

- Quá trình công nghiệp hóa, hiến đại hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khi CO2, nếu bầu khí quyển có quá nhiều khí này thì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ bị giữ lại nhiệt làm tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất. Theo tự nhiên thì khí CO2 sẽ đc cây xanh quang hợp để tái tạo ra Oxy nhưng vì rừng bị tàn phá hết rồi nên không đủ cây xanh để phân giải CO2

- Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.

- Rừng bị cháy, núi lửa phun trào cũng tạo ra 1 khối lượng lớn khí CO2

- Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất nên làm băng ở 2 cực trái đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên trái đất cứ như thế và nhiệt độ trái đất ngày càng tăng lên.

- Cho tới bây giờ thì con người không còn khả năng khắc phục nữa. Nếu cắt toàn bộ lượng Co2 đang có trên trái đất đi thì cũng không thể khắc phục đc hậu quả của nó. Và tới bây giờ cứ khoảng 100năm thì nhiệt độ trái đất tăng lên 2độ

Nói tóm lại: nhiệt độ trái đất tăng, nguyên nhân chính là do lượng khí CO2 trên bề mặt trái đất ngày càng nhiều

Con người thải quá nhiều khí CO2 ra môi trường khí quyển tạo ra hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bức sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 + hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC.
Không nên nhầm lẫn hiệu ứng nhà kính nhân loại với việc làm tổn thất đến lớp khí ôzôn ở tầng bình lưu

Trước đây, khi dân số Trái Đất còn ít, công nghiệp chưa phát triển mạnh toàn cầu thì các khí nhà kính như các bon nic, mêtan...chưa nhiều do đó thiên nhiên tự cân bằng được nhiệt bức xạ từ mặt trời xuống trái đất nghĩ là mặt trời cấp nhiệt cho trái đất nhưng trái đất cũng bức xạ nhiệt ngược lại vào khoảng không xung quang trái đất. Mấy chục năm gần đây do côngnghiệp phát triển nên con người đã làm phát sinh quá nhiều khí nhà kính như các bo nic, mê ta, các khí CFC... làm cho lớp khí nhà kính bao quanh trái đất quá nhiều, cản trở việc bức xạ nhiệt từ trái đất vào khoảng không và do vậy mà nhiệt độ trái đất tăng lên
 
C

congchuarungxanh_hg

nguyên nhân đẫn đến việc cháy rừng là:
_Ô nhiễm không khí đang là hiểm hoạ lớn đối với con người
Khi nhiệt độ không khí bao quanh trái đất tăng lên sẽ diễn ra một loạt các ảnh hưởng như:
+ Tác động đến khí hậu: làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất kéo theo nhiều thay đổi khác, trực tiếp và trước hết là ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu (trong các yếu tố khí hậu thay đổi thì nhiệt độ đóng vai trò quan trọng nhất bởi khi nhiệt độ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về luồng gió, lượng mưa và băng tuyết)
+ Tác động đến rừng: nhiệt độ tăng lên làm tăng lượng bốc hơi nước và hô hấp của cây, làm thay đổi tình trạng cạnh tranh chiếm ưu thế trong các hệ sinh thái rừng và kích thích nhanh các mầm bệnh. Hỏa hoạn cũng tăng cùng với sự gia tăng của nhiệt độ; làm thay đổi các luồng vật chất giữa sinh quyển và khí quyển.
+ Tác động đến biển: nước biển dâng cao khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên, nguyên nhân không chỉ do nước đại dương bị giãn nở bởi nhiệt độ mà còn do các tảng băng lớn ở cực bị tan ra. Nếu nước biển dâng lên 50 cm sẽ ảnh hưởng:
~ Xói lạt bờ biển, ngập lụt các vùng đất thấp
~ Gia tăng bão biển, những biến động của sự trầm tích và sự bất thường của thủy triều
~ Gia tăng hiện tượng mặn hóa cửa sông, các vùng đồng bằng, nguồn nước dưới đất, cũng như chất lượng nước
~ Tác động tiêu cực đến thành phần, chủng loại và hiệu suất của hệ sinh thái biển
+ Tác động đến hệ sinh thái tự nhiên: nhiệt độ bề mặt trái đất tăng làm cho khí hậu biến đổi dẫn tới sự thay đổi, phân phối không gian và cấu tạo của các quần thể sinh vật tự nhiên, nhiều hệ sinh thái sữ không có khả năng tự điều chỉnh để thích ứng với những điều kiện biến động quá nhanh chóng
+ Tác động đến nông nghiệp: bởi nó ảnh hưởng tới nhiệt độ, độ ẩm, có nơi quá ngập lụt nhưng có nơi lại hạn hán. Hơn nữa, nhiệt độ tăng còn làm cho đất dẫn tới hiện tượng “chai hóa” từ đó thoái hóa, xói mòn hay tăng độ mặn diễn ra...
+ Tác động đến kinh tế - xã hội và con người: tác động gián tiếp từ nông nghiệp khó khăn dẫn đến thiếu lương thực, nạn đói, người tỵ nạn, chiến tranh nguồn nước... Suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên trực tiếp ảnh hưởng tới bộ phận lớn dân cư sống bằng nguồn nguyên, nhiên liệu, thực phẩm và dược phẩm .... Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng tới du lich (biển) và nguy cơ nhiều bệnh dịch
biện pháp
biện pháp đơn giản và dễ làm nhất là trồng thật nhìu cây xanh, tái tạo lại rừng,......hic, nhưng nó lại còn phụ thuộc vào ý thức của con người nữa, vì vậy thêm nữa là phải tăng cường ý thức bảo vệ môi trường cho con người( nếu cần thiết thì cần phải dùng một biện pháp thật mạnh đối với những người cứng đầu [[:p]] ).........
 
3

321zaq

Cách khắc phục

1- Rải sulfat lên khí quyển

Dựa trên thực tiễn vụ nổ núi lửa Pinatubo (Philippines, 1991), bụi lưu huỳnh tung vào khí quyển đã làm nhiệt độ Trái đất giảm 0,5oC trong hai năm sau đó. Nhưng phải giải quyết các hiệu ứng phụ: không tăng tỉ lệ axit trong đại dương, lỗ thủng ozone không rộng ra và không tạo thêm mây mù trên bầu trời.

2- Trồng các cây lương thực có lá trơn

Diện tích trồng các loài cây lương thực rất lớn. Việc chọn lọc, lai tạo hoặc biến đổi gen để lá các loài cây này trơn và bóng hơn giúp phản chiếu nhiều ánh nắng mặt trời trở lại không gian sẽ làm mặt đất mát hơn.

3- Tạo nhiều mây trắng

Mặt đất mát được là nhờ các tầng mây che phủ và càng mát hơn khi các đám mây trở nên trắng hơn, phản chiếu được nhiều bức xạ mặt trời hơn. Có thể tạo ra mây trắng bằng cách bắn lên không trung các nhân ngưng kết hạt nước. Hơi muối bốc lên từ nước biển là thứ nhân có sẵn nhất.

4- Che bóng Trái đất

Ý tưởng có vẻ táo bạo và đầy nguy hiểm: bắn vào khoảng không cách xa mặt đất hàng triệu triệu đĩa nhỏ tạo nên bóng mờ che địa cầu.

5- Trồng rừng nhân tạo

Một biện pháp tốn kém khác là trồng các rừng cây nhân tạo có khả năng hút mạnh CO2. Chỉ cần trồng 100.000 cây loại này có thể hút hết phát thải ô nhiễm của cả nước Anh.
alps.jpg
Băng tuyết núi Alps (Thụy Sĩ) tan quá sớm (tháng 6-2008) so với trước đây. Hiện tượng này sẽ làm hàng triệu người thiếu nước sinh hoạt

6- Bón sắt cho các đại dương

Nhằm giúp phiêu sinh thực vật biển phát triển mạnh hơn, quang hợp nhiều hơn, nhờ đó hấp thu nhiều hơn khí thải CO2. Thực nghiệm đã bắt đầu, nhưng người ta sợ rằng về lâu dài sẽ làm tăng tỉ lệ axit trong đại dương.

7- Bắt giữ và chôn lấp carbon

Kỹ thuật này đã được đề cập rất sớm, nhằm chuyển khí thải CO2 từ các nhà máy phát điện chạy than thành chất rắn rồi đem chôn ở các hầm mỏ bỏ hoang. Hi vọng việc này có thể triển khai đại trà từ năm 2015.

8- Trồng tảo trên các kiến trúc cao tầng

Nhằm khai thác khả năng quang hợp của tảo để hấp thu khí thải CO2 trong các thành phố, chuyển hóa thành nhiên liệu để giảm lệ thuộc dầu mỏ. Tảo được trồng trong các ống PBR (photo-bioreactor), phủ bên ngoài các công trình.

Theo Tuổi Trẻ (msnbc)
 
H

happyforyou

Xin lỗi mọi ng' nha, mình đến hơi muộn :D (Tết đến xuân về bận wa' trời)
Mình rất vui là thành viên của CLB, h mình xin đóng góp ý kiến. Các bạn bik oy đấy địa là một trong những môn xã hội. Theo như wan điểm(hình như là hầu hết) của mọi ng' chỉ cần học giỏi 3 môn toán, lí, hoá là đủ oy. Cần j phải học mí môn khô khan như địa, sử (và tui cũng là một trong số ng' đó :D, thật sự thì tui thik môn tự nhiên hơn, có nhìu lúc tui nghỉ chỉ cần học tủ để đủ điểm hs giỏi là đc rui' nhưng đó là một sai lầm lớn) những bạn nào mà có suy nghĩ như tui thì nên bo? đi nhé (lời khuyên của ng' từng trải). Cứ giả sử mà xem nếu 1 nh0k nào đó hỏi bạn "Chị ơi trêm thế giới có bao nhiu chủng tộc?"(câu dễ) --------> khó(bí liền) có quê h0k. Chắc chắn cũng đã có bạn như za^y (đây chỉ là tình huống giả dụ) mong là đừng đến với các bạn trong CLB nói riêng, các bạn trong hocmai nói chung.
Tuy địa có khô khan, là môn học thuộc nhưng nó cũng cần có tư duy. Mún học giỏi môn địa chúng ta có rất nhìu cách nhưng chỉ tuỳ vào từng trường hợp mà áp dụng. Mình học h0k giỏi địa và cũng h0k thik môn nì tí tẹo nhưng khi vào box địa(ở phần đố vui vó thưởng thì mình do chị Trang lập) thì mình rất thik, có nhìu câu mình h0k bik nhưng nhờ các bạn mà mình có thêm thật nhìu kiến thức. Cảm ơn các bạn!!!!!!!!!!!!!!!
Do đó mình đã áp dụng nhìu phương pháp để học tốt môn nì, trông có vẻ rất hiệu wa?. Tuy h0k đc nhìu(vì kinh nghiệm non nớt :D) nhưng các bạn cứ tham khảo thử nhé:
- Phải cố gắng tập trung khi nghe thầy cô giáo giảng, những điều wwan trọng nên ghi vào sổ tay (áp dụng cho nhìu môn học hok riêng j địa)
- H0k nên học tủ, học vẹt. Chỉ cần hỉu ý sau đó tự diễn giải = ý hỉu của mình là cực tốT(bài kiểm tra học kì mình học sơ sơ mà vẫn đc 9 đ nè, nổ wwa' nhi? :))
- Giờ đây thông tin đại chúng rất phát triển đặc biệt là internet => cung cấp nhìu thông tin rất bổ ích và cần thiết.
- Cần nắm vững các loại biểu đồ và cách vẽ chúng.
Mình chỉ có một số kinh nghiệm nên các ban thông cảm hen. Mình thấy các bạn có nhìu kinh nghiệm ghê phải học hỏi mới đc :D
 
H

happyforyou

Giờ là thảo luận chủ đề đầu tiên: " Nguyên nhân Trái đất nóng lên":
- Các bạn bik oy đấy hiện tượng trái đất nóng lên là một trong những vấn đề cần wan tâm nhất hiện nay. Chính vì thế mà ng' ta mới xây dựng nhà trên mặt trăng để thay thế cho Trái đất. Vì h đây băng đã tan ra ở 2 cực, hiện tượng hoang mạc hoá....... xảy ra. Do đâu mà như thế, chính là do con ng' nhân tố wan trọng gây nên(kể cả tôi, cả bạn và cả những ng' h0k có ý thức). Chúng ta gây nên h đây chính chúng ta cũng phải gánh chịu :D. Tại sao nói là do con ng' ư? Con ng' đã làm n~ j:
+ Con ng' đốt rừng làm nương rẫy, hiện tuợng du canh du cư của đồng bào miền núi.... làm phá huỷ rừng, cây xanh ===> hiện tượng xói mòn, bão lũ hằng năm xảy ra triền miên.
+ Con ng' xây dựng nhà máy phục vụ cho cuộc sống của bản thân, từ đó thải ra các chất bẩn, chất đọc hại nó sẽ trôi ra biển, ao , hồ, sông, suối...thấm dần vào lòng đất. Gây ra nhìu bệnh tật cho con ng' (tất cả các sinh vật trên Trái đât nì). Đã có bik bao ng' chết vì ung thư (căn bệnh quái ác) cướp y sinh mạng của ng' dân.
+ Do chiến tranh, các loai vũ khí hoá học, hạt nhân.
+ Bên cạnh hiện tượng nóng lên toàn cầu mà nguyên nhân chính còn gây nhiều tranh luận, các nhà khoa học còn quan sát được một vấn đề thú vị khác liên quan trực tiếp đến hiện tượng này. Theo các số liệu quan trắc toàn cầu, trong giai đoạn 1950-1990 lượng bức xạ mặt trời đến được bề mặt trái đất đã giảm khoảng 4% (và hệ quả là làm giảm nhiệt độ trái đất, ngược lại với hiện tượng nóng lên toàn cầu). Điều này cho thấy có một hiện tượng nào đó ngược lại hiện tượng nóng lên toàn cầu đang tồn tại. Hiện tượng đó được cho là có nguyên nhân từ việc gia tăng hàm lượng các hạt có kích thước li ti trong không khí, gồm hạt hơi nước và các hạt có nguồn gốc chủ yếu từ carbon và sulphat được tạo ra từ hoạt động của con người. (Internet)
Tóm lại bởi môt câu đều là do con ng'. :D
 
Last edited by a moderator:
H

happy_1809

Lỗ thủng ozone trong năm 2000 và 2001
Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), kích cỡ của lỗ thủng trong lớp ozone bảo vệ trái đất ở Nam Cực đã bắt đầu giảm. Diện tích của lỗ thủng trong 2 tuần đầu tháng 10 đã giảm xuống còn chưa tới 18 triệu km.
Lỗ thủng ozone đã đạt tới 28 triệu km2 vào tháng 9/2003, tương đương với diện tích năm 2000. Theo WMO, sự suy giảm này phù hợp với những thay đổi bình thường theo mùa. Trong năm nay, thành phố Ushuaia của Argentina nằm dưới lỗ thủng này 4 lần và chịu mức tử ngoại rất cao vào ngày 6/10. Lỗ thủng năm nay đạt đỉnh hai lần, một lần vào giữa tháng 9 và lặp lại vào cuối tháng. Lỗ thủng năm ngoái là 21 triệu km2.
Trong những năm gần đây, lỗ thủng ozone có xu hướng tiến dần tới mức lớn nhất vào khoảng giữa tháng 9, thỉnh thoảng xảy ra vào cuối tháng 9. Sau đó, nó gần như được lấp đầy trở lại bằng ozone ở xung quanh.
Ánh sáng mặt trời kết hợp với oxy trong khí quyển tạo ra ozone, phần lớn là ở bên trên vùng nhiệt đới. Lỗ thủng ozone hình thành trong gió xoáy vùng cực - loại gió xuất hiện hàng năm trong tầng bình lưu bên trên Nam Cực. Lỗ thủng này là một khu vực mỏng hơn bình thường trong lớp khí bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím từ mặt trời. Nó bắt đầu hình thành vào tháng 8 hàng năm - cuối mùa đông Nam Cực - kể từ giữa những năm 1980, chủ yếu là do ô nhiễm hoá chất. Vào tháng 8, khi mặt trời bắt đầu nhô lên trên Nam Cực sau mùa đông lạnh và tối, nó đẩy nhanh quá trình mất ozone.
Một trong những nguyên nhân gây suy giảm ozone là chlorine và bromine từ các hợp chất hoá học nhân tạo chẳng hạn như chlorofluorocarbons. Chlorofluorocarbons có trong một số bình phun và chất làm lạnh. Tầng ozone suy giảm làm cho các tia tử ngoại (cực tím) có hại tới được bề mặt trái đất. Tiếp xúc quá nhiều với bức xạ tử ngoại có thể gây ung thư da.
Một hiệp ước toàn cầu đã hạn chế việc thải chlorofluorocarbons vào khí quyển. Kết quả là chlorofluorocarbons hiện đang giảm ở phần dưới của tầng khí quyển, đã đạt đỉnh và ổn định ở lớp ozone đặc biệt quan trọng trong tầng bình lưu. Giới khoa học sự đoán phải mất khoảng 50 năm để lỗ thủng đóng kín.

Việt Báo (Theo_VietNamNet)
 
Last edited by a moderator:
C

congchuarungxanh_hg

cho mình hỏi mình học thuộc lòng địa lí roài nhưng chỉ 1 hoặc 2 ngày sau là quên hết không nhớ nổi chữ gì nữa
ai có thể cho em biết cách học thuộc mà lâu quên được không ạ
em thank nhiều
 
T

truongtrang12

cho mình hỏi mình học thuộc lòng địa lí roài nhưng chỉ 1 hoặc 2 ngày sau là quên hết không nhớ nổi chữ gì nữa
ai có thể cho em biết cách học thuộc mà lâu quên được không ạ
em thank nhiều

Có nghĩa là bạn đã và đang học vẹt môn địa lí. Bạn học thuộc bằng cách đọc ra mồm ?Như vậy là bạn sẽ không nắm được bất kì kiến thức nào về bài học. Cũng như con vẹt vậy thôi, nó chỉ biết nói theo tiếng của con người chứ thực chất nó không hiểu về những gì nó nói. Học cũng vậy thôi, nếu chỉ biết nói theo sách giáo khoa mà không hiểu bài học thì sẽ khoong thể nhớ lâu được. Mình đã nói về vấn đề này rồi và cũng có đưa ra cách học của mình. Bạn tham khảo thử và rút ra cách học cho riêng mình nhé ;). Mong rằng cách học bạn rút ra sẽ có ích cho bạn chứ không phải là học hôm nay thì một hai ngày ngày sau lại quên mất. Chúc bạn học tập tốt.

Môn Địa lí là một môn xã hội, không phải người theo đuổi nó là người *** không có tố chất thông minh để học các môn tự nhiên như toán, lí hoá,... Bạn nghĩ như vậy là bạn rất sai lầm. Thực chất người học các Môn xã hội mới cần đòi hỏi sự thông minh, thông minh ở đâu ? Thông minh trong cách học tập, thông minh trong việc chọn lọc các kiến thức để ghi nhớ, thông minh trong cách ứng dụng,....
Nhưng có lẽ đối với học sinh THCS hiện nay thì cũng chưa nghĩ đến cái vấn đề sâu xa đó. Theo như kinh nghiệm học của mình thì như sau :

1. Trên lớp chú ý nghe cô giáo giảng bài ( câu này chắc hẳn ai cũng sẽ nói)
2. Sau buổi học trên lớp về nhà cần xem lại những gì mình đã được học, chắt lọc những vấn đề quan trọng cần ghi nhớ, và có thể ghi nó nó vào một quyển sổ tay.
3. Làm đầy đủ các bài tập trên lớp và bài tập về nhà.
4. Học bài cũ nhưng không học theo kiểu học vẹt mà học theo ý chính, gấp sách giáo khoa và trả lời lại các câu hỏi trong sách vì các câu hỏi này hầu hết là các kiến thức quan trọng cần nắm vững.
5. Đọc kĩ bài mới trước khi đến lớp, thử trả lời các câu hỏi của bài mới xem có chỗ nào không hiểu thì mai đến lớp hỏi ý kiến cô giáo.
6. Cần có sự tìm tòi, khám phá, niềm đam mê ở các Bạn.

Mình chỉ có đóng góp nhỏ như vậy thôi.
Chúc các bạn học tốt !

Thân: truongtrang12
 
B

boy8xkute

Chị Trang nói đúng . Chúng ta ko nên học vẹt môn địa lí mà phải thật tập trung vào bài, hiểu bài, có vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức môn địa và cả các môn khác nữa.

Tại sao mọi người ko thảo luận về vấn đề này nhỉ ???
 
M

mihiro

Theo mihiro thì khi nghe thầy cô giảng bài nên tranh thủ gạch dưới những ý chính có khả năng được cho trong các câu trắc nghiệm hay ra các bài kiểm tra, bài thi.... Nên chắt lọc ý, chỉ gạch những ý chính để tránh tình trạng bị nhầm lẫn kiến thức. Đặc biệt nên hệ thống chúng lại thành một tập đề cương riêng để tiện học bài và ôn đi ôn lại nhiều lần, chuẩn bị tâm lý để giải quyết các câu hỏi "khó nuốt"!
Chăm vẽ
Vẽ biểu đồ, vẽ nước Việt Nam... nhưng mấy ai biết rằng chỉ cần dành chưa tới vài chục phút mồi ngày tập vẽ là đã an tâm khi "dc" kt rồi đấy ^^. Hình lược đồ Việt Nam cũng không hẳn là quá khó đối với học sinh nhà mình, chỉ cần chăm và siêng năng luyện kỹ thuật vẽ thì chắc chắn sẽ thành công ngay thôi. Nên nhớ phải thật ghi đúng tỉ lệ và chính xác để tránh bị trừ điểm một cách đáng tiếc =.=!
Năng trả bài
Theo kinh nghiệm của mình thì thường trả bài đột xuất, hay ko kt đầu giờ thì cũng phải kt cuối giờ. Nếu các bạn (anh, chị) chăm học bài và siêng năng tích cực xung phong trả bài trước thì không những gặt hái được thật nhiều điểm mười mà còn ôn luyện được lượng kiến thức hiện giờ của mình. Ngày nào cũng học và nên xem lại kiến thức cũ để có thể nhớ rõ và nắm vững lượng kiến thức trong SGK! Không khó để có thể thuộc bài, chỉ cần hiểu thật chắc và vững kiến thức trên lớp thì khi về nhà việc học chẳng có gì là khó khăn cả.
Bạn bè là vàng ^^
Học từ bạn bè cũng là cách giúp nâng cao khả năng đạt điểm tuyệt đối trong bộ môn Địa này đấy. Hãy tận dụng những khỏang thời gian rảnh để cùng bạn bè tranh luận về các câu hỏi nhận xét, các câu phân tích lược đồ. Nếu muốn nâng cao thêm thì nên làm quen và chia sẻ câu hỏi cùng những bạn nằm trong đội tuyển học sinh giỏi Địa của trường, chắc chắn mọi người sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu hiệu và cần thiết cho việc học của mình đấy.
Môn Địa không cần phải quá thông minh mới có thể đạt được kết quả cao, chỉ cần bạn chăm chỉ, chịu khó tìm tòi và năng học bài thì chắc chắn bạn sẽ thành công ngay thôi.
*** Lưu ý: đừng quá lười đối với môn này, tuy là phụ nhưng nếu điểm cao thì sẽ nâng đỡ dc phần nào của điểm trung bình các môn cộng lại và ko chỉ học sgk, mọi người nên coi thêm sách nâng cao hay tìm hiểu thêm bên ngoài để mở mang và bổ sung kiến thức mình hiện có!!!. Mihiro chỉ có bấy nhiêu thôi, kinh nghiệm này cũng học từ các anh chị đời trước.... ^^
 
T

truongtrang12

Vấn đề thảo luận : Làm thế nào để có một môi trường sống xung quanh chúng ta thật tốt, có lợi cho sức khoẻ và sự phát triển của con người chúng ta ?
 
S

starfish_blue_sea

Để có 1 môi trường sống xung quanh thật tốt, có lợi cho sức khoẻ và sự phát triển của con người:
- Một môi trường xanh, sạch đẹp: trồng nhiều cây xanh, nhất là ở đường phố và các vùng đồi trọc; không vứt rác bừa bãi.. Nếu nói theo 1 vấn đề xa hơn thì cần cắt giảm khí thải xe cộ, khí thải và nước thải công nghiệp (việc này chúng ta chưa có khả năng:()
Tớ chưa biết làm cách nào khác nữa cả
Mời mọi người cho ý kiến:D
 
Top Bottom