- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Trong những năm trị vì của vua Lý Cao Tông, bởi việc ham mê săn bắn, chính sự pháp luật không rõ ràng, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ xây dựng phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi. Lý Cao Tông đi du hành khắp các nơi trong cả nước, đi đến đâu mà có thần linh lại cho xây dựng đền miếu đến đấy.
Năm 1197, Cao Tông cho dựng cung Nghênh Thiềm, đến năm 1203 lại tiếp tục cho xây dựng hàng loạt cung điện. Khi đang xây dở gác Kinh Thiên, có chim khách đến làm tổ, Cao Đường Long cho là điềm báo sắp có vương tộc mới thay thế triều Lý, bèn khuyên can vua: “Trước cốt sửa đức, sau hãy khởi công mới phải.” Nhưng vua lại nghe lời hoạn quan Phạm Bỉnh Di, càng cho xây gấp khiến trăm họ khốn khổ.
Năm 1209, vua Lý Cao Tông nghe lời gian thần Phạm Du, giết Phạm Bỉnh Di. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc khởi binh báo thù cho chủ, đánh vào kinh thành, lập con thứ của Cao Tông là Lý Thầm làm vua. Vua Cao Tông chạy lên Quy Hóa, Thái tử Lý Sảm cùng mẹ và hai em gái chạy về Hải Ấp, nơi Trần Lý cai quản.
Trần Lý và Tô Trung Từ bèn đón thái tử Lý Sảm lập làm vua, tôn xưng là Thắng vương. Thái tử Sảm thấy con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung có nhan sắc bèn lấy làm vợ. Nhân đó Trần Lý được phong làm Minh Tự, Tô Trung Từ làm Điện tiền Chỉ huy sứ.
Biết tin Thái tử Sảm lập triều đình riêng và tự ý phong tước cho Trần Lý, Tô Trung Từ, Phạm Ngu... nên vua Lý Cao Tông ở Quy Hóa muốn đánh dẹp, bèn sai Phạm Du đi để liên lạc với họ Đoàn (Đoàn Thượng, Đoàn Văn Lôi) ở vùng Hồng. Nhưng Du trễ nải công việc, bị quân của hào trưởng Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải giết chết.
Cuối năm 1209, loạn Quách Bốc bị dẹp, Trần Lý tử trận, Tô Trung Từ đón vua Cao Tông về cung. Do Phạm Du đã chết mà thế lực Trung Từ mạnh nên vua Cao Tông buộc phải dựa vào Trung Từ. Đàm Dĩ Mông trước đã hàng phục Lý Thầm và Quách Bốc vẫn không bị trị tội, được làm chức thái úy.
Đầu năm 1210, Cao Tông đau yếu, mới sai người đón Thái tử Sảm về kinh. Tháng 10 năm 1210, Lý Cao Tông chết. Thái tử Sảm nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông.
_____________
Không bàn đến hoàn cảnh, tài trị nước hay những thứ sâu xa khác. Về điểm thái tử Sảm lập triều đình riêng khiến vua cha Lý Cao Tông sai người đánh dẹp, bản thân mình không hiểu sao lại liên tưởng đến Đường Minh Hoàng và con là thái tử Lý Hanh (tức vua Đường Túc Tông). Chắc có lẽ là bởi sự tương đồng ở cái nghi kị giữa cha con với nhau chăng?
Sự biến An Lộc Sơn xảy ra, Đường Minh Hoàng cũng muốn thân chinh đánh giặc, để thái tử Lý Hanh giám quốc, nhưng Dương Quốc Trung tâu rằng Lý Hanh có dã tâm lớn, không thể một lúc phó thác hết chính sự cho được. Ông bèn bỏ lệnh thân chinh.
Sau khi Dương quý phi mất, Đường Minh Hoàng lại muốn chạy tiếp vào Tứ Xuyên, nhưng bị phụ lão giữ lại. Ông bèn để thái tử ở lại trấn an phụ lão ở xung quanh kinh đô còn mình tiếp tục chạy về phía tây. Phụ lão trong thành thất vọng về ông, bèn nảy ý tôn phò thái tử. Sau đó ngày 12 tháng 8, được sự ủng hộ của các đại thần, Lý Hanh lên ngôi hoàng đế tại Linh Vũ, tự xưng là Đường Túc Tông. Túc Tông vọng tôn vua cha làm Thái thượng hoàng.
Lúc đó Thượng hoàng chưa biết việc Túc Tông đã đăng cơ, bèn phong cho một số người con và tướng lĩnh dẫn quân đến phòng thủ một số nơi dưới sự chỉ huy chung của Hoàng thái tử (tức là Túc Tông). Túc Tông được Thượng hoàng phong làm Thiên hạ binh mã nguyên soái, Đô thống Sóc Phương, Hà Đông, Hà Bắc, Bình Lư đẳng tiết độ binh mã để chỉ huy việc khôi phục hai kinh.
Ngày 1 tháng 9, Thượng hoàng đến Thành Đô, Thục quận, lúc bấy giờ bên cạnh ông chỉ còn khoảng 1300 binh sĩ và 24 cung nữ. Sang ngày 10 tháng 9, Thượng hoàng mới nhận được tin trong nước đã có tân đế, quyết định công nhận ngôi vị của Túc Tông, tự xưng Thái thượng hoàng, đổi mệnh lệnh của mình là cáo (thay vì chiếu). Ngày Kỉ Hợi (16 tháng 9), Thượng hoàng triệu bá quan đến tuyên chỉ dụ.
Về sau, để tránh bị nghi ngờ rằng mình và Túc Tông đang đối đầu nhau, Thượng hoàng đã hạ lệnh cho một số văn thần võ tướng được phép rời khỏi Thành Đô, đến Linh Vũ để phụng sự cho Túc Tông.
Ảnh minh hoạ: Cảnh lên ngôi vua Lý Huệ Tông trong Lịch sử Việt Nam bằng tranh tập 20.
Nguồn: Đêm Trăng Sáng, Uống Rượu, Kể Chuyện - 夜明月 喝酒 講故事
Năm 1197, Cao Tông cho dựng cung Nghênh Thiềm, đến năm 1203 lại tiếp tục cho xây dựng hàng loạt cung điện. Khi đang xây dở gác Kinh Thiên, có chim khách đến làm tổ, Cao Đường Long cho là điềm báo sắp có vương tộc mới thay thế triều Lý, bèn khuyên can vua: “Trước cốt sửa đức, sau hãy khởi công mới phải.” Nhưng vua lại nghe lời hoạn quan Phạm Bỉnh Di, càng cho xây gấp khiến trăm họ khốn khổ.
Năm 1209, vua Lý Cao Tông nghe lời gian thần Phạm Du, giết Phạm Bỉnh Di. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc khởi binh báo thù cho chủ, đánh vào kinh thành, lập con thứ của Cao Tông là Lý Thầm làm vua. Vua Cao Tông chạy lên Quy Hóa, Thái tử Lý Sảm cùng mẹ và hai em gái chạy về Hải Ấp, nơi Trần Lý cai quản.
Trần Lý và Tô Trung Từ bèn đón thái tử Lý Sảm lập làm vua, tôn xưng là Thắng vương. Thái tử Sảm thấy con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung có nhan sắc bèn lấy làm vợ. Nhân đó Trần Lý được phong làm Minh Tự, Tô Trung Từ làm Điện tiền Chỉ huy sứ.
Biết tin Thái tử Sảm lập triều đình riêng và tự ý phong tước cho Trần Lý, Tô Trung Từ, Phạm Ngu... nên vua Lý Cao Tông ở Quy Hóa muốn đánh dẹp, bèn sai Phạm Du đi để liên lạc với họ Đoàn (Đoàn Thượng, Đoàn Văn Lôi) ở vùng Hồng. Nhưng Du trễ nải công việc, bị quân của hào trưởng Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải giết chết.
Cuối năm 1209, loạn Quách Bốc bị dẹp, Trần Lý tử trận, Tô Trung Từ đón vua Cao Tông về cung. Do Phạm Du đã chết mà thế lực Trung Từ mạnh nên vua Cao Tông buộc phải dựa vào Trung Từ. Đàm Dĩ Mông trước đã hàng phục Lý Thầm và Quách Bốc vẫn không bị trị tội, được làm chức thái úy.
Đầu năm 1210, Cao Tông đau yếu, mới sai người đón Thái tử Sảm về kinh. Tháng 10 năm 1210, Lý Cao Tông chết. Thái tử Sảm nối ngôi, tức là Lý Huệ Tông.
_____________
Không bàn đến hoàn cảnh, tài trị nước hay những thứ sâu xa khác. Về điểm thái tử Sảm lập triều đình riêng khiến vua cha Lý Cao Tông sai người đánh dẹp, bản thân mình không hiểu sao lại liên tưởng đến Đường Minh Hoàng và con là thái tử Lý Hanh (tức vua Đường Túc Tông). Chắc có lẽ là bởi sự tương đồng ở cái nghi kị giữa cha con với nhau chăng?
Sự biến An Lộc Sơn xảy ra, Đường Minh Hoàng cũng muốn thân chinh đánh giặc, để thái tử Lý Hanh giám quốc, nhưng Dương Quốc Trung tâu rằng Lý Hanh có dã tâm lớn, không thể một lúc phó thác hết chính sự cho được. Ông bèn bỏ lệnh thân chinh.
Sau khi Dương quý phi mất, Đường Minh Hoàng lại muốn chạy tiếp vào Tứ Xuyên, nhưng bị phụ lão giữ lại. Ông bèn để thái tử ở lại trấn an phụ lão ở xung quanh kinh đô còn mình tiếp tục chạy về phía tây. Phụ lão trong thành thất vọng về ông, bèn nảy ý tôn phò thái tử. Sau đó ngày 12 tháng 8, được sự ủng hộ của các đại thần, Lý Hanh lên ngôi hoàng đế tại Linh Vũ, tự xưng là Đường Túc Tông. Túc Tông vọng tôn vua cha làm Thái thượng hoàng.
Lúc đó Thượng hoàng chưa biết việc Túc Tông đã đăng cơ, bèn phong cho một số người con và tướng lĩnh dẫn quân đến phòng thủ một số nơi dưới sự chỉ huy chung của Hoàng thái tử (tức là Túc Tông). Túc Tông được Thượng hoàng phong làm Thiên hạ binh mã nguyên soái, Đô thống Sóc Phương, Hà Đông, Hà Bắc, Bình Lư đẳng tiết độ binh mã để chỉ huy việc khôi phục hai kinh.
Ngày 1 tháng 9, Thượng hoàng đến Thành Đô, Thục quận, lúc bấy giờ bên cạnh ông chỉ còn khoảng 1300 binh sĩ và 24 cung nữ. Sang ngày 10 tháng 9, Thượng hoàng mới nhận được tin trong nước đã có tân đế, quyết định công nhận ngôi vị của Túc Tông, tự xưng Thái thượng hoàng, đổi mệnh lệnh của mình là cáo (thay vì chiếu). Ngày Kỉ Hợi (16 tháng 9), Thượng hoàng triệu bá quan đến tuyên chỉ dụ.
Về sau, để tránh bị nghi ngờ rằng mình và Túc Tông đang đối đầu nhau, Thượng hoàng đã hạ lệnh cho một số văn thần võ tướng được phép rời khỏi Thành Đô, đến Linh Vũ để phụng sự cho Túc Tông.


Ảnh minh hoạ: Cảnh lên ngôi vua Lý Huệ Tông trong Lịch sử Việt Nam bằng tranh tập 20.
Nguồn: Đêm Trăng Sáng, Uống Rượu, Kể Chuyện - 夜明月 喝酒 講故事