Sử 7 Chuyện về vua Gia Long

Đăng Khoa 2k7

Học sinh
Thành viên
13 Tháng một 2019
86
81
46
17
Đắk Nông
THCS Nguyễn Công Trứ

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Không biết SGK dạy sao, đây là quan điểm của mình:

- Thời đó nước mình với Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng: cùng chế độ chính trị, cùng hệ tư tưởng, cùng truyền thống văn hóa. Còn thế giới phương Tây vẫn là gì đó xa lạ mà người Á Đông với cái tính tự mãn cao luôn cho họ là "man di". Quy luật rất dễ hiểu thôi: ai có nhiều điểm giống mình và mình có thể hiểu được họ thì mình sẽ ưu tiên chơi với họ. Giải thích thêm 1 chút:
+ Cùng chế độ chính trị: cùng là chế độ phong kiến, quyền lực tập trung ở trung ương.
+ Cùng hệ tư tưởng và văn hóa: Tư tưởng Khổng Giáo, Đạo Giáo và Phật giáo đã bám rễ hàng ngàn năm ở mảnh đất này rồi, tư tưởng của phương Tây du nhập vào đe dọa phá hủy trật tự vốn có của xã hội, nó ảnh hưởng từ hệ thống chính trị đến nếp sống của từng gia đình, từng con người...v...v.... Người Á Đông lại rất ngại thay đổi.

- Suốt hơn 2000 năm, Trung Hoa vẫn là 1 ông lớn trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, không tỏ ra thuần phục họ thì khó tránh khỏi nạn binh đao. Nếu họ phát binh xâm lược thì những nước ở bên kia bán cầu dù mạnh thế nào chăng nữa nhưng nước xa sao cứu được lửa gần?
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Cần phải xét đến 1 số vấn đề sau đây:
1. Với Pháp: Gia Long từng cầu đến Pháp vào năm 1787 tuy nhiên vì nhiều lý do về chính trị và mâu thuẫn giữa quan chức ngoại giao với Bá Đa Lộc mà bên Pháp đã đơn phương bác bỏ hiệp ước Versailles- bản hiệp ước đc đánh giá là mang lại cực nhiều lợi ích với Pháp, chính sự kiện này đã phần nào khiến cho Nguyễn Vương có những cái nhìn thiếu thiện cảm hơn về Pháp. Về sau, khi Bá Đa Lộc có nhặt nhạnh 1 số người phiêu lưu đến giúp nhưng đó chỉ là bộ khung để Nguyễn Vương phát triển và ông giáo sĩ và những người này luôn có nhiều yêu sách về tôn giáo và chính trị khiến Gia Long càng tăng cường cảnh giác, việc chọn lựa Minh Mệnh kế ngôi thay vì Hoàng tôn con Thái tử Cảnh cũng là 1 động thái khẳng định điều này.
2. Xiêm : Từng giúp đỡ Gia Long rất nhiều trong cuộc chiến nhưng Gia Long chỉ đơn thuần coi Xiêm là 1 nước ngang hàng hay 1 đối thủ cạnh tranh ở xứ Nông Nại chứ k phải thượng quốc
3. Anh: nước này đối chọi gay gắt với Pháp hiện tại nên Gia Long khá e dè dù vẫn duy trì thái độ khá ôn hòa, bên cạnh đó Anh từng không ít lần đề xuất với Tây Sơn một bản hiệp ước tương tự Hiệp ước Versailles nên căn bản cũng là 1 nguy cơ trong mắt Gia Long
4. Thanh: Gia Long lựa chọn thần phục Trung Hoa bởi rất nhiều lý do phức tạp:
- TRung Hoa mà hiện là nhà Thanh là 1 đế quốc hùng mạnh có sức ảnh hưởng rất lớn và phức tạp đến Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và là hình mẫu về tổ chức quản lý nhà nước, luật pháp...
- Nhà Thanh có nhiều các vấn đề nội ưu, ngoại hoạn khá tương đồng với nhà Nguyễn nên có thể nhìn vào để học tập và áp dụng
- Trong hệ tư tưởng của tầng lớp sĩ phụ và quan lại Việt Nam đặc biệt ở Bắc Hà, Trung Hoa là thượng quốc chính thống, một quân chủ muốn danh chính ngôn thuận cần có sắc phong và công nhận từ Trung Hoa, điều đó tương đương với cam kết bảo vệ và không xâm lược.
-Gia Long muốn chính thức được công nhận để loại bỏ đe dọa từ các thế lực phù lê, tàn dư tây sơn và đế quốc của ông có thể tiếp cận với thương mại của TQ
 
  • Like
Reactions: Đăng Khoa 2k7
Top Bottom