Chuyện từ ngữ

J

jun11791

À còn vấn đề này nữa.

Bạn nghĩ sao về việc dạo này chúng ta nói chuyện với nhau hay dùng (thích dùng) từ tiếng Anh, đến nỗi cả tiếng Anh bị sai cũng dùng nữa (vd như chữ xì-tin chẳng hạn, ai cũng nghĩ là tiếng Anh, nên gặp từ style cứ đọc như thê, thực ra đọc đúng là xì-tai, còn xì-tin là đọc theo tiếng Pháp, tiếng Pháp cũng viết là như thế). Dạo này thỉnh thoảng là tiếng Hàn, Nhật,...

Nếu có ai biết câu chuyện về việc người TQ, bất kể là từ nước ngoài nào cũng dịch ra tiếng TQ hết, thì sẽ thấy tinh thần dân tộc của họ cao như thế nào. Dĩ nhiên việc "đòng hóa" như thế, ít nhiều sẽ cản trở việc ng` TQ tiếp cận với tiếng nước ngoài, và từ điển của họ lúc nào cũng phải cập nhật từ mới, ngày một dày, còn chưa kể đến chuyện nhỡ 1 ng` TQ gặp tên 1 ng` nước ngoài nhg ko biết tên ấy, tiếng TQ nói như thế nào ;)) Nhưng thực sự, tinh thần dân tộc của họ rất đáng để học hỏi. Trong khi chúng ta cứ thi nhau ngoại quốc hóa tiếng Việt để cho ... sành điệu (?), nhất là trong lĩnh vực tin học. Thực tế chúng ta vẫn có tiếng Việt dịch ra những từ chuyên môn ở tin học, như chat ....chit (cái từ "chit" này là do ng` mình chế thêm ;))) = tán ngẫu, upload/up = tải lên, download/down = tải về, topic = chủ đề, teenager/teens = thanh thiếu niên, ... Điều này cũng khó tránh khỏi khi cuộc sống cứ hiện đại lên, và có khi chta muốn đánh bài được nhanh hơn nên dùng tiếng Anh.

Nhưng mong rằng dù sao mọi ng` có dùng tiếng Anh nhg vẫn ý thức được giới hạn, khi nào ko nên dùng. Mình rất sợ sẽ bị "đồng hóa" tiếng ANh 1 cách thậm tệ như bên Đài Loan, Hồng Kông, Singapore,... toàn gọi tên nhau bằng tiếng Anh (amen!). Kể cả việc viết chữ "à" lại là "ak/ah", "ừ" thì "uh/uk/uhm", i = y/j ,... Những kiểu viết như thế, nếu dùng trên YM thì được (vì thực ra nước ngoài cũng có kiểu viết tắt mà, vd don't known = dunno,...) nhg thiết nghĩ nếu trên diễn đàn hay trên blog viết văn thì ko nên tí nào! Một lần báo đài đưa tin 1 xã ng` dân tộc Cơ Tu thay vì đặt tên con mình là tiếng Kinh thì lại đặt như tên diễn viên HQ (tên ng` dân tộc Cơ Tu có 2 thành phần, họ thì đặt bằng tiếng Cơ Tu, tên đặt bằng tiếng Kinh)! Trời đất ơi, tiếng Việt mình đâu thiếu gì tên hay tên đẹp mà lại ra nông nổi này cơ chứ , hâm mộ thì vẫn hâm mộ, sao lại phải "bày tỏ" như thế hả trời (mình cũng rất hâm mộ các "anh" HQ nhg chẳng bao giờ nghĩ đặt tên con theo tên HQ cả, thật nực cười)
 
Last edited by a moderator:
P

phaodaibatkhaxampham

Mình khoái tung hứng vs tiếng việt , trừ những lúc như thói quen vẫn nói "up ảnh lên" nhưng tốt nhất cái gì sử dụng được tiếng việt thì sử dụng.Kiểu tiếng anh nửa mùa , cứ đang đọc một bài tiêng việt đang ngon trớn tự nhiên lại chêm vào một từ tiếng anh( khoe từ chăng) là muốn đập tan cái màn hình rồi( đùa đấy , đập rồi ai mua màn hình cho).Thật ra hầu như những từ tiếng anh chúng ta đều có thể phiên ra TV , TV phong phú thế cơ mà , thế nhưng giới trẻ bây giờ lại thích mon men học đòi .Nhất là những truyện kiểu teen story .Thật kinh hồn
 
G

gaup0ng

Ok!trong cuộc sống có rất nhìu trường hợp cười ra nước mắt chỉ vì TÂY TA LÂN LỘN lam ông nói gà bà nói vịt . Đặc biệt là với những người cao tuổi chuyện tay ta lẫn lộn làm các cụ tưởng mình sỏ các cụ khó sử lắm
 
K

kachia_17

Mình đọc được một chủ đề khá hay ( lại bên thư viện ebook ạ :d).Các bạn cùng thảo luận nhé.Kéo cái topic này lên thật cao nào ;).
thachvu said:

Tiếng Việt không giàu và đẹp như ta tưởng!!!!!
Bạn nói tiếng Việt chúng ta giàu và đẹp. Điều này không mới. Nhiều người đã nói. Nhưng khi hỏi nói giàu và đẹp ở đâu? giàu và đẹp như thế nào? Người ta sẽ rất lúng túng, thậm chí là không thể trả lời được nó đẹp và giàu như thế nào?
Câu trả lời của tôi là tiếng Việt không giàu mà cũng chẳng đẹp. Tôi xin dẫn ra đây mấy dẫn chứng sau đây.
1. Trong tiếng Việt có tới hơn 70%là tiếng Hán hoặc gốc Hán mà người ta thường lừa phỉnh nhau bằng một cụm từ mĩ miều là: đã được việt hóa tối đa. Tôi xin hỏi một thứ tiếng có thể cho là giàu được hay không khi trong vốn từ vựng của nó có một khối lượng khổng lồ như vậy những từ vay mượn. Mà chúng ta nên nhớ rằng những từ vay mượn đó chủ yếu thuộc lớp từ mang tính chất khái quát,trừu tượng.Lại thêm một biểu hiện nữa của sự yếu kém trong tư duy người Việt.
2. Nếu có bạn nào đó học ngoại ngữ, chứ tôi chưa nói đến chuyện bạn là một dịch giả thì bạn sẽ thấy rằng việc chuyển dịch từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt là vô cùng khó khăn. Hẳn nhiên dịch là phản, nghĩa là rất khó tìm thấy sự tương đồng tuyệt đối giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ được chuyển dịch. Tuy nhiên đối với tiếng Việt đó là một vấn đề vô cùng trầm trọng. Việc khó khăn trong việc chon câu đặt chữ là một minh chứng rất rõ cho sự thiếu thốn của tiếng Việt.
3. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Tại sao ngữ pháp Việt Nam lại khó như vậy. Xin thưa bởi vì một lí do rất đơn giản. Nó là thứ ngôn ngữ chưa hoàn thiện.Việc chưa hoàn thiện đó khiến nó trở nên bùng nhùng rối rắm khi người ta áp dụng những khái niệm, phạm trù ngôn ngữ học Tây phương, vốn được sử dụng với những ngôn ngữ, tạm gọi là hoàn thiện. Tôi lẩy ra đây một ví dụ nhỏ. Chẳng hạn trong bảy phạm trù ngữ pháp: số, dạng, cách, thức, thời,....tiếng Việt chúng ta chỉ có 3 phạm trù là có tí ti: là số, dạng, và thời. Điều đau khổ là chúng chỉ đang trên con đường được ngữ pháp hóa. Vì rằng phương thức sử dụng để biểu thị ba phạm trù trên vẫn là phương thức sử dụng từ vựng.tiếng Việt là thứ ngôn ngữ nghiêng về từ vựng. Tiếc thay vốn từ vựng của nó lại vay mượn đến ngót ngét 80%.
Xin hỏi, tiếng Việt giàu và đẹp ở đâu???????
 
T

trinhluan

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc cúa một thứ tiếng đẹp,một thứ tiếng hay.Nói thế có nghĩa là nói rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng,thanh điệu mà cũng rất tế nhị,uyển chuyển trong cách đặt câu.Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm,tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
[...]Tiếng Việt,trong cấu tạo của nó,thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta,đã có thể nhận xét rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.Họ không hiểu tiếng ta,và đó là một ấn tượng,ấn tượng của người "nghe"và chỉ nghe thôi.Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao.Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm.Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo Tiếng Việt),đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp"và"rất rành mạch trong lối nói,rất uyển chuyển trong câu kéo,rất ngon lành trong những câu tục ngữ".Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguên âm và phụ âm khá phong phú.Tiếng ta lại giàu về thanh điệu.Giọng nói của người Việt Nam ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc.Do đó,tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng [...]Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.Là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người,một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội.Về phương tiện này,tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều.Ngữ pháp cũng dần dần trờ nên uyển chuyển hơn,chính xác hơn.Dựa vào đăc tính ngữ âm của bản thân mình,tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới,những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng,để biểu hiện những khái niệm mới,để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế,chính trị,khoa học,kĩ thuật,văn nghệ,...
Chúng ta có thể khẳng định rằng:cầu tạo của tiếng Việt,với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây,là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thanh Mai,Tiếng Việt mội biểu hiện hùng hồn
của sức sống dân tộc,trong Tuyển tập Đặng Thanh Mai,
tập II,NXB Văn học,Hà Nội,1984)
 
J

jun11791

Đây là bài viết tôi viết đập lại cái ý kiến của người gọi là thachvu trên kia:

TIẾNG VIỆT GIÀU VÀ ĐẸP HƠN CHÚNG TA TƯỞNG !!!!!!!!!!

1.
“Trong tiếng Việt có tới hơn 70%là tiếng Hán hoặc gốc Hán”
Xin thưa, đây là câu nói của một người chả biết gì về Quốc ngữ và chữ Hán cả! Thực tế, những ai từng học tiếng Hán đều thấy rằng phiên âm tiếng Hán – Việt của chúng ta không hề giống cách đọc của tiếng Hán của người TQ. Nếu tiếng Việt chúng ta có tới > 70% là tiếng Hán hay gốc Hán thì chắc chắn rằng chúng ta chẳng cần học thì cũng biết nói tiếng TQ và ngược lại, chắc hẳn người TQ cũng chẳng cần học vẫn hiểu người Việt ta nói gì ư???????????!!!!!!!!!!!!!!!! ;)) Nhưng thực tế thì tiếng Việt chúng ta khác xa hoàn toàn tiếng Hán. Ngày xưa, khi ta bị phương bắc đô hộ, bọn chúng quyết tâm “đồng hóa” chúng ta bằng cách ép chúng ta học thứ tiếng của chúng. Nhưng ông bà ta cũng đâu phải “tay vừa” mà dễ dàng bị khuất phục thế cơ chứ ;)) Tuy chữ viết là tiếng Hán nhưng ông bà lại “ngấm ngầm” quy ước cách đọc của riêng mình - đó được gọi là chữ Nôm. Khi ông Alexandre De Rhodes – người Pháp - truyền bá chữ cái Latinh vào nước' ta, chúng ta liền “Latinh hóa” những âm nói chữ Nôm ấy và tự tạo cho mình Quốc ngữ. Chính vì thế mà có thể thấy rằng tiếng Việt hoàn toàn không còn liên quan gì đến tiếng Hán nữa cả - vè mặt chữ viết lẫn cách nói cách đọc. Mà phải nói là “Trong tiếng Việt có tới hơn 70%là tiếng Nôm hoặc gốc Nôm” thì đúng hơn! ;)) Chính chữ Nôm đã góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn nền văn hóa Việt, không bị hòa tan vào nền văn hóa trung hoa. Chữ Nôm chính là bức tường bảo vệ tiếng Việt ta bứt ra khỏi tiếng Hán và tự tung cánh phát triển thành Quốc ngữ ngày nay. Chúng ta có thể vỗ ngực tự hào rằng Người Việt có tiếng Việt, dù rằng ta đã bị bọn TQ đô hộ 1000 năm (hơ hơ hề hề :p)
Thực ra những từ Hán-Việt, chúng ta vẫn có từ thuần Việt để nói, nhưng trong một số trường` hợp thì dùng từ Hán-Việt cho súc tích và nghe trang trọng hơn. Vd: dược sĩ = thầy thuốc, bác sĩ = thầy lang, ngoại thương = buôn bán với nước' ngoài,… Mà nếu đem so tiếng Anh với tiếng Pháp, thì nhiều người sẽ thấy tiếng Pháp có rất nhiều từ viết giống y hệt tiếng Anh, chỉ khác mỗi cách phát âm. Hay như tiếng Nhật vẫn thường có nhiều chữ TQ. Tiếng Hàn thì có khoảng 20% chữ TQ. Chính ra tiếng Anh cũng có một số từ có nguồn gốc… (tự dưng lại quên :D) vd như chữ data, bacteria,…

2.
“Nếu có bạn nào đó học ngoại ngữ, chứ tôi chưa nói đến chuyện bạn là một dịch giả thì bạn sẽ thấy rằng việc chuyển dịch từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt là vô cùng khó khăn.”
==> Nhầm! Điều này càng thêm chứng tỏ người này học ngoại ngữ không tới nơi tới chốn :)) Thử làm một phép so sánh ngược lại, đó là dịch tiếng Việt ra tiếng nước' ngoài thử coi, còn khó hơn gấp trăm lần! Thử lấy các câu thành ngữ làm ví dụ. Nếu người Anh có câu thành ngữ: “Don’t count your chicken before they hatch” nhưng nghe như một lời nói bình thường, ta lại có cách nói uyển chuyển, tạo hình hơn mà cực kì dân gian: “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” (“Ông nghè” là một chức quan nhỏ thời xưa). Người Anh phải lấy câu chuyện xây thành Rome tận Ý: “Rome wasn’t built in a day” để nói lên việc gì cũng không hề dễ dàng thực hiện, cần phải có lòng kiên trì. Nhưng dân ta lại khéo léo, tinh tế khi so sánh điều muốn răn dạy này với công việc của người mài dao kéo: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” khiến cho câu thành ngữ dể hiểu và hình dung hơn nhiều. Nếu người Anh chỉ có một câu đơn thuần “love in the first sight”, thì ta lại có cả một câu mà khi nghe xong đã biết tình yêu đó là tình yêu mạnh mẽ như thế nào mà chỉ cần nhìn một cái là yêu nhau luôn – đó là câu: “Tình yêu sét đánh”. Nếu như người Anh dài dòng với câu: “It will be a piece of cake” thì ta lại có câu ngắn gọn mà vẫn… dư sức biểu cảm: “Muỗi”! Hay như câu “Easy come easy go” tưởng chừng là 1 cấu trúc khá lạ và hay trong tiếng Anh, thì dân ta lại vui đùa với trò chơi “sắp chữ” với câu nói tương đương là “Trời cho trò chơi” – quá hay luôn đúng không nào, cái này chắc chỉ có được ở tiếng Việt mình mà thôi. (Làm mình nhớ tới cách đặt tên nhân vật trào phúng: Nguyễn Y Vân = vẫn y nguyên, hay Vũ Như Cẩn = vẫn như cũ =))) Thử hỏi những câu thành ngữ của mình như thế mà dịch ra tiếng nước' ngoài thì mất cả hay rồi còn gì, trong khi đó dịch qua tiếng Việt lại vô cùng uyển chuyển, thông minh. Hay như bài thơ “Tôi yêu em” mà chúng ta từng được học ở lớp 11. Quả thực khi bài thơ được dịch ra tiếngg Việt thì uyển chuyển hơn nhiều. Mặt khác, sự tinh tế của tiếng Việt ta còn được thể hiện ngay trong tiêu đề bài thơ. Tại sao lại là “Tôi yêu em” mà không phải là “Anh yêu em”? Phải chăng tình cảm ở đây vẫn có một khoảng cách nhất định, từ “em” có vẻ thắm thiết, nhưng từ “tôi” lại có phần xa cách, lạnh lùng. Và đọc bài thơ thì đúng là như thế. Đúng là “việc chuyển dịch từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt là vô cùng khó khăn” . Nhưng tuyệt nhiên đó không phải là do “sự thiếu thốn của tiếng Việt”, mà chỉ đơn giản là vì tiếng Việt quá “giàu”, quá phong phú, đến nỗi ta phải lặn,phải ngụp thật sâu vào biển chữ ấy để mò cho ra một con chữ thích hợp (câu này hình như ảnh hưởng từ câu nói của một nhà văn nào đó thì phải :-?). Học ngoại ngữ người ta còn bảo học cả đời, huống chi là tiếng mẹ đẻ, mà lại dám bảo tiếng Việt “thiếu thốn”!

3.
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.”
Ngữ pháp tiếng Việt đúng có những chỗ rắc rối. Nhưng thực ra ngữ pháp Việt Nam cũng có vài chỗ khá tương đồng với ngữ pháp TQ. Ví dụ như nếu trong tiếng Anh, câu không có động từ là câu hoàn toàn sai ngữ pháp. Nhưng trong tiếng Việt hay trong tiếng hán, có nhiều câu không cần có động từ (vd: Em bé thật mũm mĩm.). Hay như trong tiếng Anh, thường chỉ nói: “a pen”, “two tables”,… thì trong tiếng Việt hay tiếng hán, phải kèm theo lượng từ đứng giữa số từ và danh từ: “một cây bút”, “hai cái bàn”,… Điều này quả thực rất khó khăn cho người nước' ngoài khi học phải nhớ lượng từ của từng danh từ. Nhưng trong tiếng hán, lượng từ nhiều và phức tạp hơn nhiều. Nếu như trong tiếng Việt và tiếng Anh, trong câu thường nói hành động rồi mới tới địa điểm, thời gian. Còn ở tiếng Hán thì ngược lại nên rất khó để nghe. Hơn nữa, tiếng Pháp cũng được coi là thứ tiếng có ngữ pháp phức tạp, với hàng loạt cách chia động từ ở các thì; đồ vật phân thành giống cái và giống đực; cùng nói về một loài vật nhưng con cái có cách viết khác, con đực có cách viết khác; kéo theo hàng loạt sự phức tạp của các thành phần đứng trước danh từ;…


< to be continued - đón xem tiếp ;)) >
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Thanhkpf
P

phamminhkhoi

vì nó giàu nên nó phức tạp. Vì nó đẹp nên nó là sự phối hợp hài hoà giữa các ngôn ngữ khác. Người việt luôn biết cách loại thải. Tiếp pháp, tiếng anh hay bất cứ mộtt hứ tiếng gì khi vào đến việt nam đều trở thảnh tiếng việt nam.
Chân lý đó không có gì phải bàn cãi cả.
Tiếng việt xuất phát từ tiếng hán những khôgn có nghĩa bị đồng lẫn vào tiếng hán; mỗi từ tiếng hán gttrong tiếng việt được hiểu theo một sắc thái riêng, mà chỉ người việt mới hiểu. Chẳng hạn: độc lập là gì. Độc lập với người hán là "đứng một mình", chỉ ở Việt nam nó mới có nghĩa là... độc lập. Bác sĩ tiếng hán nguyên là người "hiển biết rộng", đến việt nam nó mới chuyển qua nghĩa "thầy thuốc"...
Ngay cả cách đọc. cách viết cũng khác nhau
Với tiếng hán, tiếng việt không chỉ có quan hệ vay mượn> Nó còn hơn thế, là kế thừa và phát triển.Từ ngôn ngư hán, nó chuyển thành tiếng vệt, thứ tiếng riêng của việt nam.
2. Đúng là tiếng việt khó dịch nhưng không phải vì nó chán. Những kiểu chơi chữ rất sâu như thế chỉ ở việt nam mới có. Tiếng việt không thiếu. mà vì nó giàu quá, nó quá nhiều nên khó chọn được một từ thích hợp. Tiếng việt dịch sang ngôn ngữ khác khó, thế còn ngôn ngữ khác dịch ra TV thì ra sao. Tiếng anh, tiếng pháp dịch ra tiếng v=ệt sẽ như thế nào ?
 
C

conu

@ jun11791: quả thật khi đọc bài của em, anh thấy rất hả hê. :))
Ai có nhãn quan tiêu cực về chính tiếng mẹ đẻ của mình cần phải xem lại. :D
Đây đúng là sở trường của dân khối D, đem những nền tảng của kiến thức ngữ văn kết hợp với kiến thức ngoại ngữ, làm 1 phép đối sánh giữa các ngôn ngữ, từ tư duy biện chứng, dám phản biện, em đã có bài viết đầy tự hào, rất thuyết phục cả tình cả lý, để mọi người thấy được thật sự vẻ đẹp, vị thế của tiếng Việt giữa 1 rừng ngôn ngữ. Đáng khen! =D>< :p
Mỗi chúng ta cần yêu hơn, cần nâng niu trân trọng thứ tiếng gắn bó với mình hàng ngày, đó là tiếng Việt.
Ngôn ngữ là bề nổi của tư duy, tấm gương phản chiếu đời sống, phong hoá, truyền thống, tinh thần của cả 1 dân tộc. Chính vì thế, nội sinh và ngoại nhập của ngôn ngữ ẩn chứa rất nhiều điều phức tạp, thú vị, chúng ta ko thể phân tích, cân đo đong đếm chỉ bằng cách suy đoán logic thuần tuý 1 cách cứng nhắc, máy móc. Để có 1 sự giải mã thoả đáng, buộc phải có sự liên hệ, tức là cái nhìn bao quát hệ thống trước khi đi vào phân tích. Và trên hết để có đc những liên hệ tích cực, phải có 1 tình yêu thật sự dành cho tiếng Việt :)
 
J

jun11791

1. TIẾNG VIỆT RẤT GIÀU

Chữ “giàu” ở đây, trước hết thể hiện qua bảng chữ cái tiếng Việt. Với số lượng chữ cái đơn cũng chữ cái ghép “hùng hậu” như thế, tiếng Việt đáp ứng đủ nhu cầu một âm tiết tương ứng với một chữ cái duy nhất. Vd: ở tiếng Anh, cùng là phụ âm ghép “ch” nhưng trong “Christmas” đọc là /k/, trong “chopsticks” lại đọc là /ch/. Các nguyên âm cũng không bị biến đổi cách đọc. Vd: trong tiếng Anh, nguyên âm “e” có khi đọc là /i/, khi là /e/ hoặc /3/,… Đặc điểm chữ cái tiếng Việt: “có sao nói vậy” - cũng đơn giản và chân thành như chính người Việt ;)) (chứ như tiếng Hán, biết viết biết đọc chưa chắc biết nói, biết nói chưa chắc biết đọc, vì chữ tượng hình của TQ là gì có một quy tắc đọc, học chữ nào biết chữ đó thôi, đó là còn chưa kể nhiều chữ có cùng một cách đọc – hèn chi TQ gian thế ;)))

Thứ hai, tiếng Việt cũng rất giàu âm điệu, âm sắc. Tiếng Pháp cùng lắm cũng chỉ có “e” đọc là /ơ/, “é” đọc là /ê/, “è” đọc là /e/, “u” đọc là /uy/ (tròn môi). Tiếng Việt thì làm được nhiều hơn thế. “A, ă, â, e, ê, u, ư, o, ơ” là các chữ cái có thể nói là “sáng chế” có 1-0-2 :)p) của Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, tiếng Việt còn có các thanh điệu. Thanh điệu làm cho mỗi từ ngữ tiếng Việt trong một câu nói, đoạn văn cứ ngỡ là những nốt nhạc trong một bài ca nào đó. Cách sắp xếp các nguyên âm và phụ âm ở đuôi từ tạo ra âm ngân như vần “-ương”, “-ang”,… hay âm vang như “-inh”, “-anh”, “-at”,… hoặc vần luyến láy như “-uyên”, “-iên”,… Đó là còn chưa kể đến hệ thống từ tượng thanh, tượng hình, từ láy. Thông qua đặc điểm này của tiếng Việt mà thấy các cụ nhà ta xưa rất sáng tạo, phá cách và có khiếu quan sát, mô phỏng, học hỏi ấy chứ.

2. TIẾNG VIỆT RẤT ĐẸP

“Đẹp” ở đây, trước hết là sự tinh tế của mỗi ngôn từ.

Cùng một ý nghĩa, nhưng với mỗi từ khác nhau, lại mang một sắc thái biểu cảm khác nhau, thậm chí nhiều khi chỉ khác có mỗi một chữ cái mà thôi. Vd: chữ “tham” và “ham”. Chỉ khác mỗi chữ “t” mà ý nghĩa biểu cảm đã khác rồi. “Ham” thường nói về những cái tích cực, còn “tham” lại là sự thái quá của “ham” và mang nghĩa tiêu cực.

Ngoài ra, cùng nói về “thích” nhưng chúng ta có vô vàn sắc thái để biểu lộ: thinh thích, thích, thích thú, rất thích, cực kì thích, thích mê ly, mê tít thò lò,… “Hôi” thì có hôi hám, hôi thối, hôi tanh, hôi rình. “Xanh” thì có xanh xanh, xanh mơn mởn, xanh rờn, xanh rì, xanh lá mạ, xanh chồi biếc, xanh xao, xanh au, xanh um, xanh ngọc bích, xanh da trời, xanh nước' biển, xanh lam, xanh sẫm, xanh nhạt,…

Về hình thức từ ngữ, từ tiếng Việt dài nhất cũng chỉ có 7 chữ cái là từ “nghiêng”. Nhưng kể cả chỉ có một chữ cái thì mức độ biểu cảm cũng rất hay. Vd: a, á, à, ạ, ả, ơ, ớ, ờ, ợ, í, ị, í ị ì i, ừ, ư, ê, ề.

Tiếng Việt của chúng ta tuy đã có thanh điệu nhưng từ ngữ cũng có vô số từ thể hiện mức độ cảm xúc, tình cảm. Vd: chứ lị, thôi, nhỉ, ư, chăng, rất, cực kì, quá, quá ta, quá trời quá đất luôn, thấy mồ, uồy, uầy, í, xời, úi giời ơi, ạ, dạ, ha, thực, làm sao… Bạn sẽ cảm thấy rất thích thú nếu như một người nước' ngoài nào đó học tiếng Việt mà nói chuyện có những từ biểu cảm như thế.

Quả thực khi đặt những con chữ tiếng Việt lên tang giấy, có cảm giác như chúng đang nhảy múa trước mắt chúng ta (câu này hình như cũng bị ảnh hưởng từ ai đó :-?)


Tôi may mắn được bố mẹ cho học tiếng Pháp và tiếng Trung, mới thấy tiếng Việt mình tuyệt vời làm sao! Dường như ngôn ngữ Việt là sự chắt lọc những gì tinh túy từ 2 thứ ngôn ngữ mà chúng ta từng bị ép học, để rồi thêm vào công thức chế biến của người Việt, thành ra chữ Việt Nam hiện nay chúng ta may mắn được học. Chủ đề tranh luận này cũng là cơ hội để chúng ta có dịp nhìn lại “vẻ đẹp tiềm ẩn” của tiếng Việt nói riêng, của nền văn hóa Việt nói chung mà lâu nay chúng ta vẫn còn lãng quên ít nhiều. Cũng cho thấy tầm quan trọng của việc giao lưu, trao đổi mà vẫn phải giữ gìn bản sắc :) ^-^\/
 
J

jun11791

Sau đây là 2 bài phản biện của chủ đề này ng` ta từng tranh luận bên thuvien-ebook.com mà mình cảm thấy hay nhất ;) (cái này chắc kachia_17 đọc rồi ;)))

Bài thứ nhất

Mình muốn góp vài nhỏ thôi.
Thứ 1: bạn nói tiếng Việt vay mượn quá nhiều, bạn thử tìm hiểu xem thứ tiếng được coi là phổ biến nhất hiện nay tiếng Anh có bao nhiêu từ thuần ANh nhé (hi vọng con số đó trên 5%). mức ngay cả người Anh cũng nhận xét về tiếng Anh thế này:
The problem with defending the purity of the English language is that English is about as pure as a cribhouse whore. We don't just borrow words; on occasion, English has pursued other languages down alleyways to beat them unconscious and rifle their pockets for new vocabulary.
<James D. Nicoll>
Thứ 2: về khó khăn trong việc dịch mà bạn nói có lẽ là dịch từ tiếng Anh, tiếng Pháp hay từ một ngôn ngữ phương Tây nào nên gặp vấn đề. Điều đó thực ra là dễ hiểu vì văn hóa ta quá khác nhau. Thêm một dẫn chứng: bạn có thấy việc dịch tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc hay tiếng Nhật chẳng hạn thường ít gặp vấn đề hơn sang tiếng Anh chứ và ngược lại chứ?
Bạn nói tiếng Việt thiếu từ để dịch một số tiếng của ngôn ngữ khác? Vậy mà thầy mình từng bó tay đầu hàng không dịch được chữ "tình" hay chữ "nghĩa" ra tiếng Anh đấy. Thêm một dẫn chứng: bạn có thấy việc dịch tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc hay tiếng Nhật chẳng hạn thường ít gặp vấn đề hơn sang tiếng Anh chứ?
Thứ 3: về vấn đề ngữ pháp. Đây đúng thực là một vấn đề lớn trong tiếng Việt chúng ta, nhưng mình không đồng ý cách bạn chỉ ra khiếm khuyết tiếng Việt đó, cách làm mà đã đưa việc giảng dạy TV thực sự đi vào ngõ cụt: nhìn Tiếng Việt dưới góc độ ngữ pháp phương Tây, cũng bắt ép nó theo cấu trúc này nọ để rồi những câu không phân tích được đành gọi là câu đặc biệt, hoặc cho là sai ngữ pháp. Bạn có chắc cách đánh giá đó phù hợp với mọi ngôn ngữ không?
Theo thiển ý của mình, điều rắc rối nhất là tuy dùng kí tự Latin (ảnh hưởng Tây Phương) nhưng Tiếng Việt vẫn mang ảnh hưởng rất lớn của những ngôn ngữ châu Á (thiên về từ vựng, ngữ pháp đơn giản, chẳng hạn Hoa ngữ, Nhật ngữ,...).
Mình nghĩ bạn có ý tốt khi đặt ra một câu hỏi rất hay (để người khác tự nhìn lại mình lúc nào cũng là cách rất hay). Hy vọng có thể tiếp tục trao đổi cùng bạn.
Tái bút: mình thật sự tự hào về việc sau 1000 năm bị đô hộ, ta vẫn không bị người Hán đồng hóa thật sự. Đặc biệt là sau khi một người bạn Singapore của mình nói rằng bạn ấy không ngờ Việt Nam lại giữ cho mình được một ngôn ngữ riêng chứ không phải một thứ Hoa Ngữ được kí hiệu bằng kí tự Latin như bạn ấy đọc trong một số sách báo. Bạn ấy còn tỏ ra ghen tị khi người Việt có "Vietnamese" còn bạn ấy chỉ có Singaporian là cách gọi vui tiếng Anh theo kiểu Singapore mà thôi.


Bài thứ hai

Mình không dám nói tiếng Việt giàu và đẹp hơn các tiếng khác, nhưng ít ra không bao giờ phải xấu hổ về sự "nghèo nàn" của tiếng mẹ đẻ cả. Ba lập luận mà bạn thachvu đưa ra không thuyết phục cũng như không có tham khảo rõ ràng. Xin trả lời bạn từng điểm như sau:

1. "Trong tiếng Việt có tới hơn 70%là tiếng Hán hoặc gốc Hán": bạn suy nghĩ quá thô sơ về tiếng Việt mà không lấy dẫn chứng ngay từ cuộc sống. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao nhiêu người, hoặc nghe những người khác nói chuyện, bạn thử ước tính xem có bao nhiêu từ Hán Việt trong đó. Nếu bạn dùng đến 70% từ Hán Việt khi nói chuyện hàng ngày thì e mọi người xung quanh sẽ thấy bạn "không bình thường" đó.
Ngoài ra, bạn nên phân biệt giữa chữ viết với tiếng nói. Chữ viết hay hệ thống ký hiệu ngôn ngữ của một dân tộc có thể thay đổi khá nhanh (Việt Nam đã từng dùng chữ Hán, chữ Nôm và giờ là chữ Quốc ngữ) nhưng tiếng nói thì không thể thay đổi dễ dàng. Người ta ước tính 1000 năm thì ngôn ngữ một dân tộc mới thay đổi khoảng 20%. Nói vậy để bạn hiểu rất nhiều từ Hán Việt được người Việt phát âm khác xa so với người Trung Quốc, gọi là mượn mà cũng không phải là mượn vậy. Bởi hiện tại cả phát âm lẫn chữ viết đều cách xa nhau.
Tham khảo cho vấn đề này, bạn có thể xem tác phẩm "Lột trần Việt ngữ" của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Đọc quyển đó bạn còn có thể biết nhiều từ tiếng Hán là mượn phiên âm từ tiếng Việt mà sang.

2. "chuyển dịch từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt là vô cùng khó khăn": bạn nói "đúng" nhưng mà câu chính xác phải là "chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là vô cùng khó khăn". Nếu bản thân bạn thấy khó khăn khi dịch (ví dụ tiếng Anh) sang tiếng Việt dù trình độ tiếng Anh khá thì đó là do bạn không giỏi tiếng Việt thôi. Bạn đã đọc bao nhiêu tác phẩm văn học kinh điển được dịch sang tiếng Việt rồi? Nếu chưa đọc (hoặc đọc mà không học) thì đừng nói tiếng Việt không giàu và đẹp. Vấn đề khó khăn khi dịch hai ngôn ngữ là vấn đề chung, không riêng gì của tiếng Việt. Xin dẫn một câu nói thú vị, "bản dịch giống như một cô gái mà nếu đẹp thì không chung thủy, chung thủy thì không đẹp". Chung thủy ở đây là dịch chính xác về mặt kỹ thuật.

3. "Tại sao ngữ pháp Việt Nam lại khó như vậy. Xin thưa bởi vì một lí do rất đơn giản. Nó là thứ ngôn ngữ chưa hoàn thiện": một ngôn ngữ chưa hoàn thiện và "không giàu" (như bạn nói) thì phải "dễ" học mới đúng thưa bạn. Ngữ pháp Việt Nam không khó, mà là linh hoạt, cho phép biểu đạt một ý nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Cái này gọi là "giàu" đấy bạn, ngôn ngữ nào mà chỉ cho phép nói theo một cách duy nhất thì không thể gọi là giàu tính biểu đạt được.
Có thể bạn thấy ngữ pháp Việt Nam khó vì bạn chưa học hết. Sách giáo khoa dạy ngữ pháp của Việt Nam hiện nay dùng mô hình ngữ pháp châu Âu (cụ thể là tiếng Pháp) áp dụng cho tiếng Việt. Còn có nhiều mô hình khác cho ngữ pháp tiếng Việt mà bạn có thể tham khảo, điển hình là các nghiên cứu, bài viết của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Cao Xuân Hạo (ông vừa mới mất).

Phản bác bạn thachvu như vậy nhưng mình cũng đồng ý với bạn một điểm. Đó là học sinh Việt Nam được thầy cô nói chơi chơi là tiếng Việt giàu và đẹp mà không dạy cụ thể giàu và đẹp như thế nào. Nếu được học kỹ lưỡng hay đọc các tác phẩm về tiếng Việt nhiều hơn, có thể bạn đã không cảm thấy tự ti về tiếng mẹ đẻ của mình đến thế.



Ờ mà có khi cũng nhờ bạn thachvu nói ra suy nghĩ của mình mà mới có tranh luận phản biện được như thế, ko thì bẳt đầu bằng 1 bài gợi ca tiếng Việt thì có khi ko sôi nổi bằng ;)) Mõi thứ tiếng đều có cái hay & dở riêng của nó hết á, mỗi tội là phải biết trân trọng mà phát huy cái đẹp ;))
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

@ jun11791: quả thật khi đọc bài của em, anh thấy rất hả hê. :))
Ai có nhãn quan tiêu cực về chính tiếng mẹ đẻ của mình cần phải xem lại. :D
Đây đúng là sở trường của dân khối D, đem những nền tảng của kiến thức ngữ văn kết hợp với kiến thức ngoại ngữ, làm 1 phép đối sánh giữa các ngôn ngữ, từ tư duy biện chứng, dám phản biện, em đã có bài viết đầy tự hào, rất thuyết phục cả tình cả lý, để mọi người thấy được thật sự vẻ đẹp, vị thế của tiếng Việt giữa 1 rừng ngôn ngữ. Đáng khen! =D>< :p
Mỗi chúng ta cần yêu hơn, cần nâng niu trân trọng thứ tiếng gắn bó với mình hàng ngày, đó là tiếng Việt.
Ngôn ngữ là bề nổi của tư duy, tấm gương phản chiếu đời sống, phong hoá, truyền thống, tinh thần của cả 1 dân tộc. Chính vì thế, nội sinh và ngoại nhập của ngôn ngữ ẩn chứa rất nhiều điều phức tạp, thú vị, chúng ta ko thể phân tích, cân đo đong đếm chỉ bằng cách suy đoán logic thuần tuý 1 cách cứng nhắc, máy móc. Để có 1 sự giải mã thoả đáng, buộc phải có sự liên hệ, tức là cái nhìn bao quát hệ thống trước khi đi vào phân tích. Và trên hết để có đc những liên hệ tích cực, phải có 1 tình yêu thật sự dành cho tiếng Việt :)

huhu lời khen của anh làm em "phởn" quá ;))

Bổ sung thêm ý nữa ạ, khi xem xét, phân tích cái gì đó, cũng cần xét nó trên n` phương diện. Giống như trong 1 bộ phim về ngành báo, trg đó nhân vật nhà báo phản diện đưa ra câu nói mà em thấy rất tâm đắc: "Đúng - sai không quan trọng, mà quan trọng là đủ hay còn thiếu" (thực ra câu này 1 thời gian sau em mới hiểu được ;)) )
 
P

phalaibuon

Bằng vốn kiến thức hạn hẹp của mình và sự tiện lợi , nhanh chóng và đáng tin cậy của google , các sách tham khảo , tài liệu mà PLB có , PLB sẽ tiếp tục duy trì topic này .


Thân ái !
 
C

congchualolem_b

Có một từ mãi em k hiểu đc. Sao cứ phải là "sông ngòi", "đất đai"?? Sao phải chêm một từ ở phía sau? Từ đó có ý nghĩa gì???
 
P

phalaibuon

- " Sông ngòi " và " Đất đai " thường được sử dụng khi ta muốn nói đến sự khái quát .



" Đất đai " là tất cả đất được sử dụng , đất trồng trọt .
Từ này còn có nghĩa là khoảng mặt đất tương đối rộng lớn.

vd như : Đất đai ở đây rất màu mỡ .




- Các từ này theo chị nghĩ đều là từ ghép hợp nghĩa . Vì vậy ta có thể suy ra ý nghĩa của các từ phía sau ^^.
 
C

congchualolem_b

Chỉ tại em k hiểu, cứ để "sông" cũng đc, sao trong mỗi bài địa lí luôn ghi là "sông ngòi", ngòi là cái chi em cũng chẳng hiểu :( phần Tiếng Việt là em *** nhất:(
 
P

phalaibuon

Ngòi : đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm , hồ .

Từ điển tiếng Việt giải thích như vậy.


Nếu chỉ nói sông thì ko đủ độ khái quát ^^.
 
K

kachia_17

Hồi tết vào Nam mới được tai nghe các từ này :))
Ví như trái mận trong nam tức trái roi ngoài này , làm mình tưởng bở ( tại khoái mận hơn :)) ) .
Mà trẻ con trong Nam toàn xưng con :x , đứa nào gặp mình cũng xưng con hết :)) . Sắp tới có cháu bao giờ biết nói cũng bắt xưng con =)) .
 
C

congchualolem_b

Chuyện từ ngữ nhiều khi cười ra nước mắt:) Nhớ có 2 bác từ Bắc vào Nam thăm con, lúc xuống ở bến xe miền Tây, Bác chẳng biết đi đường nào, 2 bác hỏi thăm mọi ng xung quanh: "Tôi bị đậu phộng đường các bác ạ!" :)) Chả là trong Nam gọi đậu phộng, còn Bắc gọi là lạc ;)) lạc đường lại ra thành đậu phộng đường :))
 
Top Bottom