Chuyện từ ngữ

P

phaodaibatkhaxampham

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Topic này được mở ra với tinh thần tìm lại tình yêu với tiếng Việt " mảnh lụa hứng tâm hồn của chúng ta"

Công việc sẽ được làm trong tp

+ Kể các câu chuyện từ ngữ mà em đã gặp hoặc đọc ở đâu đó ( chấp nhận việc cop va paste;))

+giải quyết thắc mắc về từ ngữ trong Tiếng Việt , các tiếng lóng ......#:-S

Vd: cho em hỏi AQ là thế nào nhỉ , thiên an môn là thế nào ?

tất cả các câu hỏi mọi người sẽ cố hết sức giải thích cho em , về phía tôi , đảm bảo sẽ lục tung tất cả tài liệu đến khi em thoả mãn:D

Hi vọng sẽ có nhiều sự ủng hộ !
Thân ái !
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

:-? em hỏi chị cái nha, k phải là k hiểu, nhưng nó cứ mơ hồ sao ak ^^.

tri túc, tri chỉ, tự tri là j chị nhỉ :D em mới đọc tài liệu gặp nó và cũng lần đầu tiên giáp mặt vs nó :D
 
P

phaodaibatkhaxampham

May mà có thanh google ,xin giải đáp thắc mắc cho em

Tri túc nghĩa chung là " Tự cho cái gì là đủ , không đòi hỏi gì hơn "

Theo kinh phật tri túc giải thích ngắn gọn là "biết đủ " ngiax nó cũng như trên thôi nhưng căn bản khuyên người ta ko

nên sống tham lam , khuyến khích lối sống an bài với số phận

tri chỉ là "biết dừng"

theo cách hiểu của chị là trong cs phải biết lúc nào nên dừng lại đừng cố quá mà người ta thườn nói là quá cố

hai từ này gắn vs điển tích Van Củng -Phạm Lãi sẽ update ở bài sau

"tứ thơ chủ yếu phải chăng vẫn là phản xạ mặc nhiên tự cảm tự tri về tính hữu hạn của kiếp ng trước thiên địa vô thủy vô chung"

Tự tri : tri nghĩa là "biết"

tự là " do chính mình, chính mình "

Tự tri phải chăng chính là chỉ có một mình mình biết ...!
 
Last edited by a moderator:
P

phaodaibatkhaxampham

Nhiều khi tôi nói
+ Thôi mày đừng lo chuyện bao đồng nữa
bạn tôi lại hỏi
+ bao đồng là gì ?
Thật là kì lạ , từ này tưởng ai cũng hiểu mà có người không hiểu

Chyện bao đồng : chuyện của người khác , chuyện của thiên hạ .Người Việt mình còn có câu :ăn cơm cà nói chuyện quốc gia .Tức là chuyện mnhf chưa xong đax nói chuyện của ngừi khác , hay thân phận nhr bé lại hay bàn những chuyện to tát
 
Last edited by a moderator:
P

phaodaibatkhaxampham

Dân Nghệ An rất hay nói " Ai nhủ " , hình như là câu cửa miệng , nay cũng giải thích cho các bạn rõ .

"ai nhủ" tức là " ai bảo" miền Nam là "Ai biểu"

Nghĩa là "Ai bảo làm thế"

Ví dụ bạn đứt tay , dân Nghệ sẽ nói " ai nhủ cầm dao nả"

câu này bạn có thể hiểu là :

có ai bảo cầm dao đâu mà để cho đứt tay

Phù phù , tiếng Việt thật là phức
tạp
 
Last edited by a moderator:
P

phaodaibatkhaxampham

trích báo lao động

Trong "Đôi lời tâm sự thay lời tựa" mở đầu cuốn "Từ điển từ và ngữ" của mình, Giáo sư Nguyễn Lân đã lên tiếng "người

ta" dùng sai nhiều từ, nhất là những từ Hán-Việt, như cấu kết (lẽ ra phải là câu kết mới đúng), mãi dâm (mại dâm), mãn

tính (mạn tính), yếu điểm (điểm yếu), vãn cảnh (vãng cảnh), huyên thuyên (huyên thiên), v.v...
 
Last edited by a moderator:
C

congchuatuyet_2009

chị ơi, nghĩ đi nghĩ lại em ko hiểu từ xa xỉ có nghĩa là gì? chị giải thích giùm em!
 
C

conu

Nhiều người bây giờ vẫn còn dùng sai tiếng Việt gốc.
Như từ bao biện chăngr hạn, thực ra phải là nguỵ biện trong cái văn cảnh đó.
Bao biện mang nghĩa hoàn toàn khác: Ôm đồng, làm hộ, làm thay.
Theo mọi người, đầm đìa là từ láy hay từ ghép. :D
 
P

phaodaibatkhaxampham

Mình vốn biết xa xỉ có nghĩ là tiêu xài hoang phí nhưng đã có người hỏi thì lên Wiktionary tra từ cho chắc

Đây là định nghĩa của nó :Tính từ. xa xỉ. Tốn nhiều tiền mà không thật cần thiết hoặc chưa thật cần thiết. Nhà nghèo mà sắm nhiều thứ xa xỉ. Ăn tiêu xa xỉ. ...

@ conu:Về câu đố của anh , em đang tìm kiếm câu trả lời .Hic ,Nhường câu trả lời thoả đáng cho mọi người
 
K

kachia_17

Tiếng Việt Dễ Thương Nam, Bắc

Tiếng Việt Dễ Thương Nam, Bắc

Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ)
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi

Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc nàm Nấy Nệ

Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắc Vạt tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre,

Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bải, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng

Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê

Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh

Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: Mày Đi! Bắc hô: Cút Xéo.

Bắc bảo: cứ Véo! Nam : Ngắt nó đi.
Bắc gửi Phong Bì, Bao Thơ Nam gói
Nam kêu: Muốn Ói, Bắc bảo: Buồn Nôn !
Bắc gọi Tiền Đồn, Nam kêu Chòi Gác

Bắc hay Khoác Lác , Nam bảo Xạo Ke
Mưa đến Nam Che , gió ngang Bắc Chắn
Bắc khen Giỏi Mắng , Nam nói Chửi Hay.
Bắc nấu thịt Cầy, Nam thui thịt Chó.

Bắc vén Búi Tó, Nam Bới Tóc Lên
Anh Cả Bắc Quên, anh Hai Nam Lú
Nam : Ăn đi Chú, Bắc: Mời anh Xơi!
Bắc mới tập Bơi, Nam thời đi Lội

Bắc đi Phó Hội, Nam tới Chia Vui
Thui thủi Bắc kéo Xe Lôi, một mình Xích Lô Nam đạp
Nam thời Mập Mạp, Bắc cho là Béo
Khi Nam khen Béo, Bắc bảo là Ngậy

Bắc quậy Sướng Phê, Năm rên Đã Quá !
Bắc khoái đi Phà, Nam thường qua Bắc
Bắc nhắc Môi Giới, Nam liền Giới Thiệu
Nam ít khi Điệu, Bắc hay làm Dáng

Tán mà không Thật, Bắc bảo là Điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là Xạo
Bắc nạo bằng Gươm, Nam thọt bằng Kiếm
Nam mê Phiếm, Bắc thích Đùa

Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi Lạc Rang, Nam : Thơm Thơm Đậu Phọng
Bắc xơi Na Vướng Họng, Nam ăn Mãng Cầu Mắc Cổ
Khi khổ Nam tròm trèm Ăn Vụng, Bắc len lén Ăn Vèn

Nam toe toét «hổng chịu đèn», Bắc vặn mình «em chả»
Bắc giấm chua «Cái Ả», Nam bặm trợn «Con Kia»
Nam mỉa «Tên Cà Chua», Bắc rủa «Đồ Phải Gió»
Nam Nhậu Nhẹt Thịt chó, Bắc Đánh Chén Cầy Tơ

Bắc Vờ Vịt Lá Mơ, Nam Thẳng Thừng lá Thúi Đị t
Khi thấm, Nam Xách Thùng thì Bắc Bê Sô
Nam Bỏ Trong Rương, Bắc Tuôn Vào Hòm
Nam Lết Vô Hòm, Bắc Mặc Áo Quan

Bắc Xuýt Xoa "Cái Lan Xinh Cực!",
Nam Trầm Trồ "Con Lan Đẹp Hết Chê!"
Phủ Phê Bắc Trùm Chăn, No Đủ Nam Đắp Mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu...

------------------------------------------

Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt (Nam Bắc như nhau)
Nam bắc Vạt tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre, (như nhau)

Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bải, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng

Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ(Khùng khùng) Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê

Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh

Nhanh nhanh(lẹ lẹ, chứ) Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: Mày Đi! Bắc hô: Cút Xéo.

Bắc bảo: cứ Véo! Nam : Ngắt nó đi.
Bắc gửi Phong Bì, Bao Thơ Nam gói
Nam kêu: Muốn Ói(Mắc ói thì đúng hơn), Bắc bảo: Buồn Nôn !
Bắc gọi Tiền Đồn, Nam kêu Chòi Gác

Bắc hay Khoác Lác , Nam bảo Xạo Ke
Mưa đến Nam Che , gió ngang Bắc Chắn
Bắc khen Giỏi Mắng , Nam nói Chửi (la chứ) Hay.
Bắc nấu thịt Cầy, Nam thui thịt Chó (như nhau, đúng ra người Nam không thích ăn thịt chó).

Bắc vén Búi Tó, Nam Bới Tóc Lên
Anh Cả Bắc Quên, anh Hai Nam Lú
Nam : Ăn đi Chú, Bắc: Mời anh Xơi!
Bắc mới tập Bơi, Nam thời đi Lội

Bắc đi Phó Hội, Nam tới Chia Vui
Thui thủi Bắc kéo Xe Lôi, một mình Xích Lô Nam đạp (Câu này sai, xe lôi là đặc sản của Miền Tây Nam bộ, tớ dân Bắc mà chả biết ở đâu trên đất Bắc có xe lôi?)
Nam thời Mập Mạp, Bắc cho là Béo
Khi Nam khen Béo, Bắc bảo là Ngậy

Bắc quậy Sướng Phê, Năm rên Đã Quá !
Bắc khoái đi Phà, Nam thường qua Bắc
Bắc nhắc Môi Giới, Nam liền Giới Thiệu
Nam ít khi Điệu, Bắc hay làm Dáng (ngược lại mới đúng)
Tán mà không Thật, Bắc bảo là Điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là Xạo
Bắc nạo bằng Gươm, Nam thọt bằng Kiếm
Nam mê Phiếm (Nam ghét giỡn), Bắc thích Đùa

Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi Lạc Rang, Nam : Thơm Thơm Đậu Phọng
Bắc xơi Na Vướng Họng, Nam ăn Mãng Cầu Mắc Cổ
Khi khổ Nam tròm trèm Ăn Vụng, Bắc len lén Ăn Vèn

Nam toe toét «hổng chịu đèn», Bắc vặn mình «em chả»
Bắc giấm chua «Cái Ả», Nam bặm trợn «Con Kia»
Nam mỉa «Tên Cà Chua», Bắc rủa «Đồ Phải Gió»
Nam Nhậu Nhẹt Thịt chó, Bắc Đánh Chén Cầy Tơ

Bắc Vờ Vịt Lá Mơ, Nam Thẳng Thừng lá Thúi Đị t
Khi thấm, Nam Xách Thùng thì Bắc Bê Sô (như nhau)
Nam Bỏ Trong Rương, Bắc Tuôn Vào Hòm
Nam Lết Vô Hòm, Bắc Mặc Áo Quan

Bắc Xuýt Xoa "Cái Lan Xinh Cực!",
Nam Trầm Trồ "Con Lan Đẹp Hết Chê!"
Phủ Phê Bắc Trùm Chăn, No Đủ Nam Đắp Mền ("Phủ phê" là tiếng Nam, "no đủ" thì Nam và Bắc đều được)
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu…

Sưu tầm.
 
J

jun11791

:)) cái bài "Tiếng Việt Dễ Thương Nam, Bắc" kachia sưu tầm ở đâu, post lên hay ghê. Mình từng ở miền nam 15 năm, đọc xong mà nhớ trong đó ghê
 
J

jun11791

Mà tiện thể bạn phaodai... là ng` miền trung, bạn có thể giải thích 1 số từ ngữ ng` trung hay nói ko? Mình rất muốn biết

Ví dụ: mần ăn = làm ăn?
rứa = thế?
mô = nào?
răng = sao?
ni = này?
đúng ko ta :-?
...
 
Last edited by a moderator:
K

kachia_17

:)) cái bài "Tiếng Việt Dễ Thương Nam, Bắc" kachia sưu tầm ở đâu, post lên hay ghê. Mình từng ở miền nam 15 năm, đọc xong mà nhớ trong đó ghê

À, bài đó tớ trích từ mấy anh bên thuvien-ebook, còn nguồn gốc thật thì chịu :).
Thếm mấy bài đọc cũng khá thú vị:

Đường tròn là cái bùng binh
Ổ bi (bạc đạn), cân vành (bắt căm)
Đờn cò Tây (cái vĩ cầm)
Nói nói lắp lắp (cà lăm ấy mà)
Thuyền anh: chở Dứa lên bờ
Ghe em: Thơm chín cũng đang chờ người mua
Nói nhanh là nói búa xua
Đèn Cầy (không phải chỉ thắp cho bọn Cầy)

---------------------------------
Có một ông người Bắc, sau khi giải phóng vào miền nam chơi. Đi dạo quanh phố phường, chợ búa thăm quang cảnh miền Nam.

Vào chợ Bà Chiểu ông hỏi mua:
- Bán cho hai ký "nạc".
Bà bán đậu phọng chỉ qua hàng thịt heo, nói ông qua đó mua nạc đi.
Mặt cau có, ông nghĩ bà này chảnh, không cần, ông qua hàng bên nói lớn:
- Bán cho 2 ký nạc!
Bà bán thịt heo đưa ngay cho ông hai ký nạc và đòi tiền. Dùng giằng một hơi, không trả lại được vì ông là người mua mở hàng, làm mất "mì xưa" là không xong, lại thêm thấy bà đó lăm lăm cặp "song đao" hơi ngán, ông đành phải mua. Trả tiền xong, chỉ qua bà bán "nạc" hàng bên ông hỏi:
- Vậy đó là cái gì?
Bà bán thịt đáp:
- Đó là đậu phọng.

Xách 2 ký nạc trên tay, lòng bực bội nặng trĩu, vừa đi vừa suy nghĩ "nạc là đậu phọng"?
Đi một hồi đến xế trưa thì không biết mình đang ở đâu. Gặp ông xích lô, ông la lớn:
- Bác "xích nô" ơi cứu em! em bị "đậu phọng" đường zồi!
Ông xích lô nhìn chằm chằm, chẳng hiểu mô tê thế nào đạp đi một mạch để lại sau lưng tiếng gọi kêu cứu!
- Bác "xích nô" ơi cứu em! em bị "đậu phọng" đường zồi!

---------------------------------
Bạn tham khảo thêm TẠI ĐÂY nhé.
 
J

jun11791

điểm mấu chốt của câu chuyện trên là ng` Bắc nói ngọng "n" thành "l" nên muốn mua "lạc" thì lại nói là "nạc". Mà "lạc = đậu phông" => "lạc đg`" vô tình trở thành "đậu phộng đg`" =))

Bố mình cũng từng bị trưòng hợp hiểu lầm như sau:
Bố mình sống trong kia nên tuy nói giọng bắc nhưng từ ngữ thì dùng theo kiểu nam. Thế là hồi mới đầu ra lại HN, vào quán nước bên đg`, bố tớ gọi thuốc lá, còn gọi thêm đậu phộng. Cô quán nước chưa kịp hiểu là gì, cô bán đậu phụ rán kế bên đã nói, ở đây chỉ có đậu rán thôi (mà thực tế thì cô hàng nưóc có "lạc" thì bố tôi mới gọi ấy chứ)

Rồi cả tớ với những ngày đầu học lớp 10 ở HN. Khi cô điểm danh, ai cũng "Có ạ", mình tớ "Dạ có". Lúc cả lớp đồng thanh "Vâng ạ", thì tớ lại "Dạ". Rồi khi mượn cây bút, tập, gôm thì lúc đầu chẳng ai hiểu (ko hiểu là cố tình hay vô ý đây ;))), toànphari dịch ra từ từ là cái viết, quyển vở, cục tẩy. Có lần còn bị hỏi "ủa" là cái gì (cái này nói theo thói quen từ nhỏ, cũng chẳng hiểu nó nghĩa là gì, chỉ biết khi nào ngạc nhiên hay thắc mắc cái gì thì thốt ra thôi ;)) Ljai còn, ng` miền nam hay nói có chữ "dạ" ở cuối câu. Vd như: "Ủa, mày nói cái dì dạ?". Ng` Băc mà nghe câu hỏi này chắc cũng ko hiểu gì luôn, có khi còn hỏi, sao câu hỏi lại có "dạ thưa" ở đây nữa ;)) Có lần quen gọi người bán hàng là " dì ", một hôm quên mất, gọi vậy (thay vì gọi "cô"), ng` bán hàng tròn mắt nhìn mình chứ. Người miền nam nói chuyện hay xưng con cho gần gũi, nhưng người bắc lại ko quen lắm

Nhưng mà xem ra người bắc hay viết sai lỗi chính tả hơn ;)) nhất là chữ "d" với "gi" hay "r", vì cả 3 chữ này người bắc đều đọc là "gi"

Nhưng ngôn ngữ miền trung thì chịu thua, nhất là Huế, Quảng Bình, Quảng Trị,... chưa vào đó sống bao giờ
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

trích báo lao động Trong "Đôi lời tâm sự thay lời tựa" mở đầu cuốn "Từ điển từ và ngữ" của mình, Giáo sư Nguyễn Lân đã lên tiếng "người ta" dùng sai nhiều từ, nhất là những từ Hán-Việt, như cấu kết (lẽ ra phải là câu kết mới đúng), mãi dâm (mại dâm), mãn tính (mạn tính), yếu điểm (điểm yếu), vãn cảnh (vãng cảnh), huyên thuyên (huyên thiên), v.v...

trong này, "điểm yếu" với "yếu điểm" hay bị hiểu lầm nhất.

CÒn chữ "cảm ơn", nhiều người hay đọc chệch thành "cám ơn" nghe chẳng có ý nghĩa gì cả!!!

Như địa danh "Bến dược" ở Củ Chi, nhiều người cho rằng chính ra đây phải tên là "Bến vượt" vì hồi chiến tranh đó là nơi đưa các chiến sĩ du kích vượt sông, nhg do tiếng địa phương nên chữ "vượt" nói chệch thành "dược". Cũng may là chữ "Việt Nam" ko ai nói sai như vậy.

 
J

jun11791

À mình hỏi luôn về chữ " i " và " y "

Trừ 1 số từ bắt buộc phải dùng " i " và "y" chứ ko nghĩa nó khác nhau, như "thúy" và "thúi"

Nhg nếu việc dùng 2 chữ cái này ko có gì khác nhau về nghĩa (quốc kì và quốc kỳ) thì ta thường ưu tiên dùng " y " đúng ko? Vì hồi trước năm lớp 9 học văn, cố thấy 1 bạn viết chữ " mĩ " bắt sửa lại thành chữ "mỹ" mà mình thấy cũng có khác là mấy???
 
G

gaup0ng

Chui! chuyen nay hay cho em chen chan vao co duoc khong:D
 
Last edited by a moderator:
T

tuanh038

Mà tiện thể bạn phaodai... là ng` miền trung, bạn có thể giải thích 1 số từ ngữ ng` trung hay nói ko? Mình rất muốn biết

Ví dụ: mần ăn = làm ăn?
rứa = thế?
mô = nào?
răng = sao?
ni = này?
đúng ko ta :-?
...
chỵ ơi, "NỎ" phải rồi
cái đoạn mô= nào ấy
mô = đâu chứ "NỎ" fải mô=nào
 
G

gaup0ng

Em ở gần Đồng Kị,mấy anh chị có biết,bạn em ai cũng bảo là bị ngọng chữ "n" và "l",nhưng chỗ em ở ai cũng thế nên em ko piết, đến khi đi học cấp ba bạn bè ai cũng trêu ngại lắm nhưng em sửa hoài mà ko có được ,chỉ vài câu ở trường để ý em mới ko nhầm còn về nhà lại nhầm ko à làm sao đây:(
 
Top Bottom