Văn Chuyện người con gái Nam xương

HoàngChâuPhúcThuận

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng mười 2017
4
0
1
21
TP Hồ Chí Minh

luctuthien@hocmai.com

Học sinh chăm học
Thành viên
28 Tháng chín 2017
202
148
84
21
Hà Tĩnh
Tôi là Trương Sinh, một chàng trai con nhà hào phú sống ở Nam Xương, cả đời sống nghèo khó nhưng tôi không ôm mộng có thể đổi đời mà chỉ có một ước mong nhỏ bé, đó là xây dựng được một mái ấm hạnh phúc cùng với một người vợ hiền, một người con thơ. Đối với tôi cuộc sống giản dị đơn sơ như vậy đã quá hạnh phúc, viên mãn rồi. Đến tuổi lập gia đình, tôi vẫn phân vân lựa chọn người có thể cùng mình đồng cam cộng khổ. Đúng lúc đó có người giới thiệu với tôi về Vũ Thị Thiết, nói đó là người con gái xinh đẹp, nết na, rất thích hợp để lấy về làm vợ.

Sau đó tôi đã đến nhà hỏi cưới Vũ Thị Thiết, quả như lời đồn, nàng là một cô gái xinh đẹp, hiền dịu lại thêm tính tình nết na, đoan trang. Ngay lần đầu gặp mặt thì tôi đã đem lòng yêu thương nàng và mong muốn có thể cưới nàng về làm vợ. Nhưng ban đầu nàng đã từ chối lời cầu hôn của tôi, không phải nàng ghét bỏ gì tôi mà là vì cha nàng đã đến tuổi xế chiều, nàng không yên tâm để cha sống cô đơn, lạnh lẽo một mình. Nhưng trước những lời khuyên ngăn, tác thành của người cha, nàng đã đồng ý làm vợ tôi, tôi rất hạnh phúc và cũng rất cảm kích đối với người cha của nàng, lúc đó tôi đã tự nhủ sẽ yêu thương cha nàng như cha của mình.

Đám cưới của chúng tôi diễn ra ngay sau đó, đến giờ tôi vẫn vô cùng áy náy vì không thể cho nàng một đám cưới tử tế hơn, bởi đám cưới của chúng tôi cũng chỉ là mâm cơm canh mời làng xóm láng giềng, biết nàng sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi khi làm vợ của tôi nên tôi đã hứa với nàng sẽ chăm sóc, yêu thương nàng đến suốt cuộc đời này, mang lại cho nàng hạnh phúc. Cuộc sống của chúng tôi sau đó vô cùng hạnh phúc, hài hòa, bất kể có khó khăn gì trong cuộc sống thì tôi đều cùng vợ mình chia sẻ, nên những khó khăn không còn đáng sợ như trước nữa.

Hạnh phúc của chúng tôi như được nhân đôi khi vợ tôi sinh thành ra bé Đản- kết tinh tình yêu của chúng tôi. Hạnh phúc của chúng tôi dường như không thể trọn vẹn hơn thế được nữa, tôi vô cùng hài lòng về gia đình nhỏ của mình. Mọi việc nếu cứ êm đềm, phẳng lặng như vậy thì tốt biết bao, bởi không lâu sau đó biến cố đã ập đến gia đình chúng tôi. Đó là khi tôi được tin mình phải lên đường đi lính, vì đó là lệnh của triều đình nên tôi không thể không theo, nếu chống lại thì không chỉ có tôi mà vợ con, mẹ già của tôi cũng sẽ bị liên lụy, trách phạt.

Cuộc chiến tranh này tôi hoàn toàn không muốn tham gia, không phải bởi tôi ham sống sợ chết mà bởi nó không phải một cuộc chiến tranh chính nghĩa, nếu đơn thuần là cuộc đấu tranh chống lại quân ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng thì tôi sẽ vui vẻ, tự nguyện chấp nhận. Cuộc chiến tranh giữa những thế lực chính trị chỉ nhằm một mục đích xâm lấn đất đai, quyền lợi kinh tế của nhau, làm cho cuộc sống của những người dân vô tội lầm than, tang tóc không tưởng. Và hơn hết, chính cuốc chiến tranh này là nguyên nhân gây ra đổ vỡ ra đình tôi, cùng với bản tính đa nghi của tôi đã gây ra đau khổ tột cùng cho Vũ Nương, khiến nàng vì phẫn uất mà tìm đến cái chết.
Tôi không thể yên tâm để lại vợ hiền, con thơ cùng với mẹ già ở nhà một mình, tôi biết Vũ Nương sẽ hết lòng chăm sóc mẹ mình cũng như nuôi dưỡng bé Đản khôn lớn thành người, nhưng dẫu sao nàng cũng chỉ là một người phụ nữ, đâu thể đảm đương nhiều công việc, gánh nặng gia đình như vậy. Thương xót, lo lắng cho nàng nhưng tôi cũng không biết làm gì hơn mà chỉ ân cần căn dặn nàng ở nhà chú ý sức khỏe, chăm sóc cho mẹ và con trai. Lời nàng nói với tôi lúc lên đường làm tôi vô cùng xúc động, nghẹn ngào: “
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày trở về chàng mang theo hai chữ bình yên”.

Tôi xúc động bởi chính tấm lòng yêu thương, nhân hậu ở Vũ Nương, nàng lúc nào cũng quan tâm đến tôi mà không hề mảy may lo sợ cuộc sống khó khăn mà mình phải một mình gánh vác lúc tôi vắng nhà. Có được những lời động viên của nàng tôi sẽ chiến đấu, bảo vệ mình, bảo vệ hạnh phúc của chúng tôi. Vào trong chiến trường sống trong mưa bom bão đạn, chỉ cần một khắc bất cẩn thì tôi cũng có thể hi sinh như bao đồng đội ngoài kia. Nhưng tôi không thể lơ là, bởi tôi còn phải chiến đấu, còn phải thực hiện lời hứa trở về bình an với Vũ Nương. Tôi vượt qua mọi gian khó, mong nhanh chóng kết thúc chiến tranh để có thể trở về.

Nhưng tôi cũng không hề biết cuộc sống ở nhà Vũ Nương đã vất vả ra sao, một tay nàng chăm sóc cho mẹ già, con thơ lại phải chăm sóc nhà cửa, ruộng vườn, làm ra kinh tế. Tôi đã nghe những người hàng xóm kể lại khi tôi đi, mẹ lâm bệnh nặng, thuốc thang bao nhiêu cũng không khỏi, nhưng Vũ Nương chưa từng rời khỏi mẹ một bước, cũng không từ bỏ việc chạy chữa cho mẹ dù không có hi vọng gì, cả khi mẹ tôi gọi vào căn dặn, khuyên can không nên thuốc thang tốn kém nữa thì Vũ Nương vẫn một mực chạy đôn chạy đáo vay tiền khắp nơi, chỉ mong có tiền thuốc cho mẹ.

Khi mẹ tôi mất thì Vũ Nương đã lo hậu sự chu đáo, thay phần tôi báo hiếu, lo lắng cho mẹ. Cuối cùng chiến tranh đã kết thúc, tôi có thể trở về nhà, tôi bồi hồi, hạnh phúc lắm nhưng hay tin mẹ mất thì đau lòng khôn nguôi. Một hôm tôi dẫn bé Đản ra thắp hương mộ mẹ thì bé Đản đã hỏi tôi một câu vô cùng bất ngờ: “Chú là ai vậy?”, tuy bất ngờ và buồn bã nhưng không thể trách bé được, bởi tôi xa nhà từ khi con còn đỏ hỏn, trong cuộc sống của mình chỉ có mẹ và bà. Tôi dịu dàng xoa đầu con mà đáp “Bố là bố của con đây”. Bât ngờ hơn nữa là bé Đản đã phủ định tất cả “Chú không phải bố của Đản, bố Đản chỉ đến vào ban đêm, cùng mẹ con Đản trò chuyện”.

Nghe câu nói ngây thơ của con, sự giận dữ trong tôi bùng nổ không thể kiểm soát, tôi vốn là một người nóng tính và đa nghi, sống lại gia trưởng nên không cho phép vợ của mình hư hỏng như vậy. Mặt khác, khi tôi ngày nhớ đêm mong thì ở nhà nàng lại phản bội tôi, tôi không thể chấp nhận một người vợ như vậy. Toi vào nhà lớn tiếng chửi mắng Vũ Nương, trong lúc giận dữ tôi đã đánh nàng và đuổi nàng đi, không cho nàng cơ hội giải thích, biện minh cho mình. Vì phẫn uất nàng ra sông Hoàng Giang trầm mình xuống sông tử tự.

Buổi tối hôm Vũ Nương đi, bé Đản chỉ vào bóng của tôi trên tường và nói là cha Đản đến, lúc ấy tôi mới biết mình hiểu lầm Vũ Nương, tôi chạy vội ra khỏi nhà, tìm kiếm nàng nhưng không kịp nữa. Một người hàng xóm đến nói với tôi gặp nàng ở Thủy cung, nàng kêu tôi lập đàn trên sông thì nàng sẽ trở về. Quả nhiên nàng đã trở về, tôi đã nói xin lỗi bằng tất cả lòng chân thành, hối lỗi của mình, Vũ Nương cũng đã đồng ý nhưng nàng đã không thể trở về được nữa. Giờ đây chỉ còn mình tôi sống với nỗi trăn trở, hối hận đến cuối cuộc đời vì những lỗi lầm không thể tha thứ của mình.
 

Cửu Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng ba 2017
362
387
119
Bình Định
Trung tâm đào tạo THẢ THÍNH
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả quê ở Nam Xương. Vừa mới đến tuổi đôi mươi mẹ tôi bèn cưới vợ cho. Vợ tôi tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Tôi có tính hay ghen đối với vợ tôi phòng ngừa thái quá. Vợ tôi cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm Thành, bắt nhiều lính tráng. Tôi tuy con nhà dòng nhưng không có học tên đã ghi trong sổ khai tráng phải đi sung binh loạt đầu. Lúc tôi ra đi mẹ có dặn rằng:

Nay con phải tạm đi tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh đừng nên thăm miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn để dành người ta, có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống đất vâng lời dạy. Vợ thì rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng:

Lang quân đi chuyến này thiếp chẳng mong đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.

Vợ tôi nói đến đây mọi người đều đẫm lệ.

Rồi đó chén đưa vừa cạn dứt áo chinh phu, ngước mắt trông lên đã đẫm nỗi buồn ly biệt. Bấy giờ vợ tôi đương có thai. Sau khi tương biệt được mười ngày thì sinh được một đứa con trai đặt tên là Thằng Đản.

Ngày qua tháng lại thấm thoát đã nửa năm. Mẹ tôi không phải không muốn đợi tôi về mà là tuổi già sức yếu cộng thêm nhớ con mà sinh ốm. Vợ tôi hết sức thuốc thang chăm lo chu đáo nhưng mẹ đã không qua khỏi. Vợ tôi hết lời thương xót phàm việc mà chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra.

Qua sang năm sau giặc Chiêm chịu trói, quân nước kéo về. Tôi mới về thì mẹ đã từ trần, con vừa học nói. Tôi hỏi mộ mẹ rồi dắt con nhỏ đi thăm, song nó không chịu gào khóc. Tôi dỗ dành:

Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Con tôi nói:

Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên gạn hỏi nó nói:

Khi ông chưa về đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính tôi hay ghen nghe con nói vậy tin chắc đinh ninh là vợ hư, không còn cách gì tháo cởi ra được.

Về đến nhà tôi mắng vợ một bữa cho hạ giận, Vợ tôi khóc mà rằng:
Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Xum họp chưa thỏa chăn gối, phân phôi vì đọng việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết…..Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin trần bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Tôi vẫn không tin. Vợ tôi gạn hỏi việc kia ai nói nhưng tôi vẫn không nói ra là lời con nói. Tôi thường mắng mở và đuổi vợ ra khỏi nhà, bà con hàng xóm đến can cũng không có tác dụng gì.

Bị tôi đánh đuổi ra khỏi nhà vợ tôi bị rơi vào ngõ cụt. Vợ tôi tắm rửa sạch sẽ rồi ra Hoàng Gia ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho.

Nếu đoan tranh giữ tiết một lòng một dạ với chồng con thì khi chết xin được làm Mỵ Nương, cỏ Ngu Mỹ. Nếu lừa chồng dối con thì nguyện làm mồi cho cá. Nói xong vợ tôi gieo mình xuống sông mà chết.

Tuy tôi rất tức giận vì nàng không thủy chung nhưng nàng chết đi tôi cũng vô cùng thương tiếc tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một mình gà trống nuôi con vắng vẻ lạnh lẽo đêm đến tôi bấc đèn tàn, không sao ngủ được chợt con tôi nói rằng:

Cha Đản lại đến rồi!

Tôi hỏi đâu. Nó chỉ vào bóng tôi trên vách.

Thì ra tôi đi vắng vợ tôi thường đùa chỉ bóng mình mà bảo là cha. Bấy giờ tôi mới hiểu ra nỗi oan của vợ nhưng chẳng làm gì được nữa.

Cùng làng với vợ tôi có người tên là Phan Lang một đem chiêm bao thấy người con gái áo xanh , đến kêu xin tha mạng. Sáng dậy nhặt được một con rùa hắn ta nhớ đến giấc mơ hôm qua bèn phóng sinh cho con rùa. Phan Lang đi đánh cá và bị lật thuyền thây hắn trôi dặt và được một cô Vũ Nương cứu sông. Cô ấy bảo là người cùng làng với Lang, Vũ Nương sai sứ giả đưa Phan Lang lên khỏi nước, Vũ Nương cũng gửi một chiếc hoa vàng và dặn:

Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một dàn giải oan ở bến sông,đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.

Về đến nhà Phan đem kể lại chuyện này cho tôi ban đầu tôi cũng không tin nhưng khi nhậ được chiếc hoa vàng tôi mới tin. Đây thật sự là vật dụng của vợ tôi.

Tôi bèn theo lời Phan lập một dàn giải oan trên bến sông. Vợ tôi hiện lên thật nhưng lúc ẩn lúc hiện.Tôi vội gọi nhưng nàng vẫn ở giữa dòng sông mà nói với vào:

Thiếp cảm ơn, ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về lại được nhân gian nữa.

Trong phút chốt cảnh tượng tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vào tâm can tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chông mẹ con phải li biệt mãi mãi. Sai lâm của tôi không thể nào cứu chữa được nữa. Tôi mong mọi người hãy nhìn vào tôi mà rút ra bài học cho chính bản thân mình. Đã là vợ chông thì hãy thương yêu tin tưởng lẫn nhau có như vậy hạnh phúc mới bền vững mãi mãi được.
 
Top Bottom