Văn Chuyện người con gái Nam Xương

hoangthianhthu1710

Ngày hè của em
Thành viên
22 Tháng sáu 2017
1,583
5,096
629
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành

chi254

Cựu Mod Toán
Thành viên
12 Tháng sáu 2015
3,306
3
4,626
724
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
  • Like
Reactions: hoangthianhthu1710

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
1)Qua cái chết của Vũ Nương tác giả muốn phản ánh điều gì?
2)Em hãy phân tích ý nghĩa của cái bóng trên tường và cái bóng trên dòng sông...
3)Em hãy tìm những chi tiết kì ảo và phân tích ý nghĩa của nó...
1.
-Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với nhiều sự bất công (trọng nam khinh nữ, phân hóa giàu nghèo, chiến tranh phi nghĩa,...).
-Khắc họa rõ nét bức tranh về cuộc đời - số phận của người phụ nữ thời kì đó, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội,....
-Thể hiện niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
-Lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
-Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
2/
Trên tường
-Lần thứ nhất, “cái bóng” trở thành đầu mối, điểm thắt nút của câu chuyện. Mọi nghi ngờ thực chất khởi sinh từ cái bóng.
- Lần thứ hai, “cái bóng” mở mắt cho Trương Sinh về sự thật tội ác do chính chàng gây ra.
=>Cũng chính cái bóng cởi nút, giải tỏa mọi khó khăn, thắc mắc cho Trương Sinh.
-Mặt khác, chiếc bóng tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường bảo đó là cha Đản để dỗ con và làm nguôi ngoai nỗi nhớ – cả nỗi con nhớ cha, cả nỗi vợ nhớ chồng. Như thế, cái bóng trở thành biể tượng của tình chồng vợ gắn bó tuy hai mà một.
-Chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng có thể dẫn tới một bi kịch.
-Chi tiết cái bóng còn là bài học cho những người đàn ông có tính ghen tuông bóng gió, mùa quáng.
Trên sông
-Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.
-rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quán và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống chịu thương chịu khó của người Việt Nam.
3/
-Các chi tiết kì ảo:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến vàgặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.
- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan chonàng ở bến Hoàng Giang. Rồi Vũ Nương hiện ra " ngồi trên kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn,lúc hiện, rồi bỗng chốc biến mất".
=>Được trình bày đan xen vs chi tiết thực làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ nhưng gắn vs đời thực tạo cho người đọc sự tin cậy.
-Ý nghĩa:
- Tạo 1 kết thúc có hậu, mang thể loại đặc trưng của thể loại truyền kì " ở hiền gặp lành", " bị oan sẽ được giải oan"...
- Tô đậm nét vốn có của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con,trọng danh dự,...)
- Tạo kịch tính, tố cáo XHPK bất công buộc con người phải chết, ko có chỗ đứng cho con người lương thiện.
- Gợi lòng nhân đạo của tác giả.
=>Các yếu tố kì ảo đã góp phần làm cho câu chuyện thêm hay, kịch tính, khắc họa rõ tính cách nhân vật,...
=>Tình cảm tác giả qua những chi tiết kì ảo này: tôn trọng. thông cảm, muốn bảo vệ,...
 
  • Like
Reactions: hoangthianhthu1710
Top Bottom