Sinh 10 chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

phuonglinh208206

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng mười 2021
3
1
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Thế nào là lên men và vì sao nó lại hữu dụng đối với nhiều vi sinh vật? ATP có được tạo ra trong quá trình lên men không?
2, Bằng cách nào vi sinh vật có thể nhận được cacbon và năng lượng từ lipit và protein. Thế nào là β oxi hóa và chuyển vị amin?
3,Mô tả quang hợp được thực hiện bởi sinh vật nhân thực và cyanobacteria. Nêu sự khác nhau trong quang hợp của vi khuẩn màu lam và vi khuẩn màu tía với quang hợp của sinh vật nhân thực.
 

Haanh250123

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
6 Tháng ba 2021
387
608
91
Thái Bình
THPT Chuyên Thái Bình
Xin chào và chúc bạn buổi trưa khỏe mạnh:>
Hình như bạn cũng lớp 10 mà sao học nhanh thế nhỉ?:(. Không biết bạn học trường gì vậy?
Mình sẽ hỗ trợ từ một chút kiến thức được học cộng với những gì mình đọc được trên mạng nha. Có vấn đề gì thì mình cũng thảo luận nhé^^

1. - Lên men là phương thức thu nhận hóa năng không cần sự có mặt của oxi, chuỗi truyền e hay không có hô hấp tế bào.
Nó hữu dụng đối với nhiều vi sinh vật vì không cần oxi, chuỗi truyền e-> Phù hợp với cấu tạo, chức năng đơn giản của vi sinh vật, đặc biệt phù hợp với sinh vật kị khí
- ATP có được tạo ra trong quá trình lên men nhờ photphorin hóa cơ chất, NAD+ được tái sinh liên tục

2.- Lipid phân giải thành glicerol và acid béo, acid béo tạo thành acetylCoA, glicerol tạo thành acid pyruvic
Protein thì phân giải thành axit amin, axit amin lại tạo thành các axit trong chu trình crep
-Oxy hóa bêta là quá trình phân giải các axít béo thành Acetyl-CoA, thành phần quan trọng cho chu trình crep.
Chuyển vị amin: axit amin + axit xeto -> Axit amin mới + axit xeto mới

3.- Quá trình tổng quát: 6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
Quá trình quang hợp được chia làm 2 pha: pha sáng và pha tối
+ Pha sáng
– Diễn ra ở màng tilacôit (hạt grana trong lục lạp), cần ánh sáng.
– NLAS được các sắc tố quang hợp hấp thu qua chuỗi truyền êlectron quang hợp để tổng hợp ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2 (có nguồn gốc từ nước).
NLAS + H2O + NADP+ + ADP + Pi → NADPH + ATP + O2
+ Pha tối
– Diễn ra tại chất nền lục lạp (strôma) ,không cần ánh sáng.
– Sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 (cố định) thành cacbohyđrat.
– Có một số con đường cố định CO2: C3, C4, CAM. Trong đó, con đường C3 là con đường phổ biến nhất (chu trình Canvin).

- Khác nhau: Ở thực vật, quá trình quang hợp chủ yếu được thực hiện nhờ diệp lục (chlorophyll). Sắc tố này thường chứa trong các bào quan gọi là lục lạp
Vi khuẩn lam quang dưỡng không sử dụng chlorophyll mà dùng một sắc tố tương tự là bacteriochlorophylls
Vi khuẩn tía không sử dụng nước làm chất khử, mà dùng hydro sulfide và cũng không sinh oxy trong quá trình quang hợp mà tạo ra lưu huỳnh

Chúc bạn học tốt~
 
  • Like
Reactions: phuonglinh208206
Top Bottom