Sử Chuyện hài thời Chiến tranh Biên giới 1979: Muốn đầu hàng cũng phải họp nghị quyết

buihung_201093@yahoo.com.vn

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng bảy 2014
89
83
71
30
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tại mặt trận Cao Bằng, hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7/3/1979 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng. Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận Cao Bằng hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch... Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ.
Ngày 14/3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.
Đại đội sơn cước ra hàng này, thuộc Trung đoàn bộ binh 448, Sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô.
Đơn vị còn có đầy đủ cả bộ sậu: Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng… và đầy đủ vũ khí trang bị. Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một người là tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức, người kia là phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người.
Đại đội sơn cước này luồn quá sâu vào đất ta. Khi đến Minh Tâm – Nguyên Bình- Cao Bằng, đại đội này dừng chân trên một mỏm đồi đá. Nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng.
Chính vì vậy, Chi ủy chi bộ đại đội này đã tiến hành họp cấp ủy mở rộng, có ghi Nghị quyết đàng hoàng.
Đầu tiên là họp chi ủy (có thêm 2 lãnh đạo trung đoàn tham gia) để ra nghị quyết. Có nghị quyết của chi ủy rồi, thì chi ủy và ban chỉ huy đại đội sơn cước này mới cử 3 lính mang cờ trắng, đi xuống chân núi, xin gặp chỉ huy của ta để thương thảo đầu hàng.
(Nói cho công bằng, tại thời điểm ấy, quân ta cũng’giật cả nẩy mình’ vì bất ngờ. Đột ngột từ đâu xuất hiện một tốp thám báo sơn cước trang bị đầy mình ở giữa trận địa của ta thì cũng khá là bàng hoàng).
Bên ta đồng ý nhưng vẫn bố trí hỏa lực canh chừng. Ba tên trở lên hang núi nơi chúng cố thủ. Ta chờ mãi không thấy chúng xuống liền bắn một phát ĐKZ82 cảnh cáo. Rồi sau thì cũng thấy chúng lũ lượt kéo xuống. Toàn bộ đại đội sơn cước, gồm cả 2 cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn tới đốc chiến, là tròn 104 tên.
Lý do quân Trung Quốc lâu không xuống hàng, thì té ra là, các ‘đồng chí’ Trung Quốc hết sức tuân thủ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Tức là, sau khi ra nghị quyết của chi ủy và cử 3 lính đi xuống thương thuyết, biết chắc là được việc rồi, thì chúng còn phải họp chi bộ để ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đó họp Chi đoàn Thanh niên để quán triệt nghị quyết của chi bộ. Rồi chi đoàn cũng ra nghị quyết bằng văn bản. Tiếp đến sau cùng là họp Hội đồng quân nhân để cho các ‘đồng chí’ không phải là Đảng viên-Đoàn viên quán triệt nốt. Nên mới lâu thế.
Sau này, khi được trao trả, nhờ việc ra hàng là tuân thủ theo các kiểu nghị quyết của tập thể Đảng, Đoàn, nên từng cá nhân chỉ huy cũng được nhẹ đôi phần khi bình xét kỷ luật.
Khi ra hàng, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết. Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này:
-‘….Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin, là: “Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể”. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc….’
Qua việc đại đội sơn cước này ra hàng, ta đã thu được nguyên vẹn toàn bộ trang bị của một đại đội sơn cước, từ trang bị vũ khí cho đến cả giày chuyên dùng để leo núi đá. Hiện nay, một số trang bị của chính đại đội này đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân đội tại Hà Nội.
————
Một số chuyện về các chỉ huy của quân Trung Quốc ở đơn vị này, sau khi ở trong trại tù binh của ta tại Thái Nguyên:
1/Chính trị viên đại đội Phùng Tăng Mẫn, khi chưa lâm trận, ý hẳn cũng muốn phấn đấu theo lý tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc nên đã đặt bí danh là Hồng Trị (Chính trị viên đỏ). Khi trở thành tù binh thì trở nên sợ sệt, yếu đuối, chẳng thấy vai trò chính trị viên đâu nữa, chỉ luôn đáp ứng yêu cầu của cán bộ hỏi cung, hỏi gì khai nấy, lại luôn cố gắng ‘làm thân’ với cán bộ chiến sĩ trong trại. Có lần phải ra khai cung sớm, bữa sáng chưa kịp ăn, bị kiến bò vào. Khi trở về, thấy cơm bị kiến bò, anh ta khóc ngon lành, than vãn mãi về việc bị kiến ăn tranh mất suất cơm. Khi được hỏi có yêu cầu gì đối với trại, anh ta chỉ đề nghị được ăn cơm nóng một chút, thức ăn nhiều dầu mỡ muối hơn một chút, vì người Tứ Xuyên hình như ăn mặn hơn người của trại.
2/Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, thân hình to cao, trông bên ngoài có vẻ chất phác, luôn cố gắng sửa bớt cái giọng Tứ Xuyên nặng c***h để cán bộ nghe được dễ hơn. Anh ta đã có kinh nghiệm khi gặp cán bộ khai thác mà cứ nói nặng tiếng địa phương là phiền lắm. Quả cái tiếng Tứ Xuyên rất khó nghe, cán bộ ta hỏi cung- nghe nhiều thành quen mới hiểu nổi, chứ vị khách nào mới đến phỏng vấn thì nghe gà hóa cuốc là việc thường tình. Có lần cán bộ hỏi cung lên trại, anh ta mới gặp đã khóc nức nở kể chuyện bị oan ức vì một cán bộ mới đến nghe không rõ, cứ khăng khăng bảo anh ta ‘ngoan cố, không thành khẩn khai báo’. Anh ta sợ bị cho là không thành khẩn thì sau này hết chiến tranh có thể sẽ không được trao trả về nước với gia đình, hoặc sẽ bị đối xử kinh khủng thế nào đó chưa biết được.
3/Tham mưu phó trung đoàn tên là Phó Bồi Đức, khá thạo tin về quân sự, nói giọng dễ nghe, nhiều người xác nhận thuộc loại ‘thật thà khai báo’, anh này thường nói mình vốn đang mang bệnh rối loạn nhịp tim, đang xin ra quân thì bị điều động đi đánh Việt Nam, chứ thực lòng không muốn đi tí nào. Anh ta còn nói, nghe trên tuyên truyền Việt Nam khiêu khích Trung Quốc, nhiều lần quấy rối, đánh sang biên giới Trung Quốc thì cũng biết vậy thôi, quân khu Thành Đô có ở biên giới đâu mà nói là thật hay không. Khi đơn vị đánh sang đất Cao Bằng của Việt Nam thì trên lại bảo đấy là ‘phản kích, dạy Việt Nam bài học xong rồi sẽ rút quân’. Trên bảo đơn vị trung đoàn 448 này vào đất Việt Nam để yểm hộ bộ đội rút quân… Vì vậy, Phó Bồi Đức cứ tiếc hùi hụi, giá không mắc kẹt với bộ đội Cao Bằng thì chẳng bao lâu nữa sẽ được lệnh rút về. Chỉ mong nhanh chóng ra quân để nghỉ ngơi và chữa cái bệnh tim thôi. (Cán bộ trại cũng đã cho thầy thuốc khám bệnh, xác minh đúng anh ta có bệnh tim và đã cấp cho ít thuốc).
4/Phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương, ngoài những tin tức quân báo đã cung cấp, khi nói chuyện có tính tâm sự với cán bộ trại, anh ta thường than thở: mình nay đã quá tuổi phát triển, sức khỏe lại kém, đã thuộc vào loại cán bộ quá độ, không còn tiền đồ gì (trông anh ta quả cũng hơi hom hem, tuổi áng chừng trên 40 thật); lần này đơn vị bị điều đi đánh trận là bản thân rất bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị gì, ra đi mà trong lòng hoang mang, bối rối… Anh ta lo lắng nhiều cho sự sống chết của bản thân vì ở nhà còn gánh gia đình rất nặng. Còn việc có tin hay không những tuyên truyền của chính phủ và quân đội về lý do phải ‘dạy bài học cho Việt Nam’, thì anh ta nói: đời mình đã trải qua quá nhiều phong trào, quá nhiều vận động rồi, bây giờ chẳng thiết tin hay không tin cái gì cả.

Nguồn: Tk Noron.vn : Rukahn

1648047304668.png
 
Top Bottom