Tâm sự Chuyên gia gợi ý cách chọn ngành dễ xin việc: Học ngành có thể làm nhiều nghề

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ps: Hàng năm, luôn có tỉ lệ không nhỏ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng không tìm được việc làm sau khi ra trường. Vậy trong kì tuyển sinh năm 2019, thí sinh nên chọn ngành gì dễ xin việc?

1. Ngành làm được nhiều nghề sẽ dễ xin việc
Chỉ còn ít ngày nữa là học sinh đã tốt nghiệp THPT bắt đầu đăng kí xét tuyển đại học, cao đẳng. Bên cạnh việc lựa chọn trường phù hợp với học lực thì chọn ngành gì dễ xin việc làm là băn khoăn của không ít thí sinh.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn Tuyển sinh - Truyền thông ĐH HUTECH. Bà Dung cho biết, hiện nay, nhiều trường đại học đang chuyển dịch hướng đào tạo giúp sinh viên học một ngành nhưng có khả năng làm nhiều nghề. Xu hướng này giúp sinh viên tăng cơ hội có việc làm, không bị thất nghiệp sau khi ra trường.
Nêu ví dụ về một số ngành có thể làm được nhiều nghề, bà Dung cho hay, cử nhân các ngành ngôn ngữ - văn hóa như Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Đông phương học... với vốn ngoại ngữ và kiến thức văn hóa vững vàng dễ dàng 'lấn sân' sang công việc hướng dẫn viên du lịch và thành công với nghề nghiệp này. Thậm chí, sinh viên ngành này có thể trở thành phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên cho các tờ báo, tạp chí...
Một ví dụ khác, sinh viên ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô sẽ được đào tạo các học phần liên quan đến quản lí dịch vụ ô tô, marketing, tiếp thị... Sinh viên ngành này không chỉ làm kĩ sư chế tạo, vận hành, sửa chữa, kĩ thuật mà hoàn toàn có thể làm tốt các công việc liên quan đến quản lí, truyền thông, sales – marketing... trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô.
"Học một ngành, làm nhiều nghề là sự linh hoạt, năng động mà một lao động trẻ nên có trong 'thời đại liên ngành'. Các bạn trẻ cần chủ động mở rộng những con đường nghề nghiệp tương lai, không nên giới hạn mình trong một công việc duy nhất", bà Dung khuyên các sĩ tử.
Theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, số lượng ngành trong các trường hiện nay ít hơn nhiều so với nghề nghiệp trong xã hội. Vì vậy, theo học tốt một ngành nào đó, các sinh viên vẫn có thể thể làm nhiều nghề.
Ví dụ, cử nhân ngành Công nghệ hóa học có thể theo chuyên ngành hẹp như Công nghệ hóa vô cơ. Bên cạnh đó, sinh viên theo học chuyên ngành này có thể làm ở các vị trí như kĩ sư ở bộ phận R&D; bộ phận QA, QC; nhân viên kinh doanh ở các công ty kinh doanh hóa chất; làm ở các phòng phân tích, kiểm định chất lượng; giảng viên giảng dạy; nhân viên phòng thí nghiệm…
"Trước đây, sinh viên ra trường hay bị bỡ ngỡ do khâu thực tập thực tế doanh nghiệp còn ít. Còn hiện tại các trường theo hướng ứng dụng đều có học kì doanh nghiệp để sinh viên trải nghiệm ở một vài vị trí việc làm. Điều đó giúp các cử nhân dễ thích nghi và có thể làm việc ngay được ở môi trường doanh nghiệp," ông Sơn nói.

2. Cần học nhiều kĩ năng ngoài kiến thức chuyên ngành
Ths. Phạm Doãn Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) cho biết, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 thì các ngành học hiện nay thường mang tính chuyên sâu nhưng được tích hợp với nhiều kiến thức bổ trợ khác. Vì vậy, khái niệm học ngành nào làm đúng ngành đó không còn phù hợp nữa.
Theo ông Doãn Nguyên, kiến thức chuyên ngành chỉ là kiến thức cốt lõi. Để có nhiều cơ hội kiếm việc làm sau khi ra trường, người học cần trang bị cho mình thêm về các kĩ năng khác như kĩ năng mềm, kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng tiếp thu kiến thức hội nhập, ngoại ngữ và tin học…
"Nếu chúng ta trang bị đầy đủ những yếu tố trên thì sẽ có nhiều vị trí công việc mở ra chứ không bó buộc ở ngành mà bản thân đã học.
Những người thất nghiệp là những người chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc của các công ty, doanh nghiệp. Giá trị hành nghề càng cao thì cơ hội nghề nghiệp, thu nhập và sự thăng tiến càng cao và ngược lại", Ths. Phạm Doãn Nguyên nói.
 

VânHà.D

Cựu TMod Cộng đồng|Cựu Phụ trách box "Sách"
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng chín 2018
1,591
6,066
576
Bình Dương
THPT BẾN CÁT
Ps: Hàng năm, luôn có tỉ lệ không nhỏ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng không tìm được việc làm sau khi ra trường. Vậy trong kì tuyển sinh năm 2019, thí sinh nên chọn ngành gì dễ xin việc?

1. Ngành làm được nhiều nghề sẽ dễ xin việc
Chỉ còn ít ngày nữa là học sinh đã tốt nghiệp THPT bắt đầu đăng kí xét tuyển đại học, cao đẳng. Bên cạnh việc lựa chọn trường phù hợp với học lực thì chọn ngành gì dễ xin việc làm là băn khoăn của không ít thí sinh.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS. Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn Tuyển sinh - Truyền thông ĐH HUTECH. Bà Dung cho biết, hiện nay, nhiều trường đại học đang chuyển dịch hướng đào tạo giúp sinh viên học một ngành nhưng có khả năng làm nhiều nghề. Xu hướng này giúp sinh viên tăng cơ hội có việc làm, không bị thất nghiệp sau khi ra trường.
Nêu ví dụ về một số ngành có thể làm được nhiều nghề, bà Dung cho hay, cử nhân các ngành ngôn ngữ - văn hóa như Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Đông phương học... với vốn ngoại ngữ và kiến thức văn hóa vững vàng dễ dàng 'lấn sân' sang công việc hướng dẫn viên du lịch và thành công với nghề nghiệp này. Thậm chí, sinh viên ngành này có thể trở thành phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên cho các tờ báo, tạp chí...
Một ví dụ khác, sinh viên ngành Công nghệ kĩ thuật ô tô sẽ được đào tạo các học phần liên quan đến quản lí dịch vụ ô tô, marketing, tiếp thị... Sinh viên ngành này không chỉ làm kĩ sư chế tạo, vận hành, sửa chữa, kĩ thuật mà hoàn toàn có thể làm tốt các công việc liên quan đến quản lí, truyền thông, sales – marketing... trong các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô.
"Học một ngành, làm nhiều nghề là sự linh hoạt, năng động mà một lao động trẻ nên có trong 'thời đại liên ngành'. Các bạn trẻ cần chủ động mở rộng những con đường nghề nghiệp tương lai, không nên giới hạn mình trong một công việc duy nhất", bà Dung khuyên các sĩ tử.
Theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, số lượng ngành trong các trường hiện nay ít hơn nhiều so với nghề nghiệp trong xã hội. Vì vậy, theo học tốt một ngành nào đó, các sinh viên vẫn có thể thể làm nhiều nghề.
Ví dụ, cử nhân ngành Công nghệ hóa học có thể theo chuyên ngành hẹp như Công nghệ hóa vô cơ. Bên cạnh đó, sinh viên theo học chuyên ngành này có thể làm ở các vị trí như kĩ sư ở bộ phận R&D; bộ phận QA, QC; nhân viên kinh doanh ở các công ty kinh doanh hóa chất; làm ở các phòng phân tích, kiểm định chất lượng; giảng viên giảng dạy; nhân viên phòng thí nghiệm…
"Trước đây, sinh viên ra trường hay bị bỡ ngỡ do khâu thực tập thực tế doanh nghiệp còn ít. Còn hiện tại các trường theo hướng ứng dụng đều có học kì doanh nghiệp để sinh viên trải nghiệm ở một vài vị trí việc làm. Điều đó giúp các cử nhân dễ thích nghi và có thể làm việc ngay được ở môi trường doanh nghiệp," ông Sơn nói.

2. Cần học nhiều kĩ năng ngoài kiến thức chuyên ngành
Ths. Phạm Doãn Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) cho biết, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 thì các ngành học hiện nay thường mang tính chuyên sâu nhưng được tích hợp với nhiều kiến thức bổ trợ khác. Vì vậy, khái niệm học ngành nào làm đúng ngành đó không còn phù hợp nữa.
Theo ông Doãn Nguyên, kiến thức chuyên ngành chỉ là kiến thức cốt lõi. Để có nhiều cơ hội kiếm việc làm sau khi ra trường, người học cần trang bị cho mình thêm về các kĩ năng khác như kĩ năng mềm, kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng tiếp thu kiến thức hội nhập, ngoại ngữ và tin học…
"Nếu chúng ta trang bị đầy đủ những yếu tố trên thì sẽ có nhiều vị trí công việc mở ra chứ không bó buộc ở ngành mà bản thân đã học.
Những người thất nghiệp là những người chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc của các công ty, doanh nghiệp. Giá trị hành nghề càng cao thì cơ hội nghề nghiệp, thu nhập và sự thăng tiến càng cao và ngược lại", Ths. Phạm Doãn Nguyên nói.
Cảm ơn những chia sẻ của thầy, thật sự đây đang là vấn đề đau đầu nhất của chúng em hiện nay, không biết học trường gì ngành gì để sau này ra trường sẽ có việc làm.
 
Top Bottom