Hóa Chuyên đề VI: Ancol - Phenol

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,705
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHUYÊN ĐỀ IV - PART 1 - ANCOL
I. Định nghĩa:
Ancol ( Rượu ) là hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa một hay nhiều nhóm $-OH$ ( nhóm hidroxyl ) liên kết với gốc hidrocacbon no.
II. Phân loại rượu :
Có 3 cách phân loại rượu :
  • Theo số nhóm $-OH$ ( rượu đơn chức, đa chức,... )
Ví dụ: Rượu đơn chức : $CH_3OH$
Rượu đa chức : $C_2H_4(OH)_2, C_3H_5(OH)_3$

  • Theo gốc hidrocacbon ( rượu no, không no, thơm )
Ví dụ: Rượu no : $CH_3OH$
Rượu không no : $CH_2=CH-CH_2-OH$
Rượu thơm : $C_6H_5-CH_2-OH$

  • Theo bậc C gắn với nhóm $-OH$
Ví dụ: Rượu bậc 1: $CH_3OH$
Rượu bậc 2 : $CH_3-CH(OH)-CH_3$

III. Công thức tổng quát của một số rượu:

Tên rượu​
Công thức tổng quát​
Rượu bất kì​
$C_xH_yO_z$ hoặc $C_xH_y(OH)_z$
hoặc $C_nH_{2n+2-2k-z}(OH)_z$ ( k là số liên kết pi )
Rượu no đơn chức​
$C_nH_{2n+1}OH$ ( $n \geq 1$ )​
Rượu no đa chức​
$C_nH_{2n+2-z}(OH)_z$ ( $n \geq z \geq 2$ )
hoặc $C_nH_{2n+2}O_z$
Rượu không no đơn chức có một nối đôi​
$C_nH_{2n-1}OH (n \geq 3)$. Nếu $n=2$ thì:
$CH_2=CH-OH \rightarrow CH_3CHO$ ( hiện tượng chuyển vị )
Rượu thơm​
$C_6H_5-CH_2-OH$ : Rượu benzylic
[TBODY] [/TBODY]
IV. Danh pháp
1. Danh pháp thông dụng:
$CH_2(OH)-CH_2(OH)$ : etylen glicon
$CH_2(OH)-CH_2(OH)-CH_2(OH)$ : glixerol

2. Danh pháp góc chức:
Tên gọi = "Ancol" + Gốc hidrocacbon + "ic"
Ví dụ: $CH_3OH$ : ancol metylic
$CH_2=CH-CH_2-OH$; ancol anlylic
$C_6H_5CH_2OH$ : ancol benzylic

3. Danh pháp quốc tế:
Tên gọi = Gốc hidrocacbon + Vị trí nhóm chức + "ol"
$CH_3-CH_2-CH(OH)-CH_3$: Butan 2-ol

V. Tính chất vật lý
- Rượu tan vô hạn trong nước vì tạo liên kết hidro với nước. Khi mạch C tăng, tính tan giảm dần.
- Rượu có nhiệt độ sôi cao hơn so với hidrocacbon hoặc dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử tương đương do tạo liên kết hidro giữa các phân tử rượu.

VI. Tính chất hóa học:
(1) Phản ứng thế H

$R(OH)_n + nNa \rightarrow R(ONa)_n +\frac{n}{2}H_2$
Ta có : $n_{OH}= n_{Na}=2n_{H_2}$

(2) Phản ứng với $Cu(OH)_2$
Điều kiện : Có ít nhất 2 nhóm $OH$ kế cận trở lên
$2R(OH)_n + Cu(OH)_2 \rightarrow [R(OH)_{n-1}O]_2Cu + 2H_2O$

(3) Phản ứng với $HX$
$R(OH)_n + nHBr \rightarrow RBr_n + nH_2O$

(4) Phản ứng tách nước
+ Tách nước tạo ete

Điều kiện : $H_2SO_4$ đặc, $140^o C$
$R-OH + OH-R' \rightarrow R-O-R' + H_2O$
Ta có :
$n_{ete}=n_{H_2O}=\frac{1}{2}n_{ancol}$
$m_{ancol}=m_{ete}+m_{H_2O}$

Lưu ý:
  • Tách $n$ Ancol $\rightarrow $ thu được nhiều nhất $\frac{n(n+1)}{2} ete$
  • Nếu các ete tạo thành có số mol bằng nhau thì các ancol phản ứng có số mol bằng nhau
+ Tách nước tạo anken
Điều kiện : $H_2SO_4$, $170^o C$
$C_nH_{2n+1}OH \rightarrow C_nH_{2n} + H_2O$ ( $n\geq 2$ )


Một số phản ứng tách nước đặc biệt:

[tex]HO-CH_{2}-CH_{2}-OH\rightarrow CH_{3}CHO+ H_{2}O[/tex]
[tex]HO-CH_{2}-CH(OH)-CH_{2}-OH \rightarrow CH_{2}=CH-CHO + 2H2O[/tex]


Quy tắc tách nước zaixep :
Nhóm $-OH$ ưu tiên tách cùng H liên kết C bậc cao hơn​
Ví dụ: [tex]CH_3-CH_2-CH(OH)-CH_3 \xrightarrow[H_2SO_4d]{170^oC}[/tex]
Sản phẩm chính : $CH_3-CH=CH-CH_3+H_2O$
Sản phẩm phụ: $CH_3-CH_2-CH=CH_2+H_2O$

(5) Phản ứng oxi hóa
+ Không hoàn toàn : Tác dụng với $CuO$

Ancol bậc 1 tác dụng với $CuO \rightarrow $ Andehit
Ancol bậc 2 tác dụng với $CuO \rightarrow $ xeton
Ancol bậc 3 không tác dụng với $CuO$
Ví dụ :
$CH_3 -CH_2-OH + CuO \overset{t^o}{\rightarrow} CH_3-CHO+Cu+H_2O$
$CH_3-CH(OH)-CH_3 + CuO \overset{t^o}{\rightarrow} CH_3-COO-CH_3+H_2O+Cu$
+ Phản ứng hoàn toàn : Tác dụng với $O_2$ tạo $CO_2$ và $H_2O$

---------------------------------------------
Xem thêm : Chuyên đề I : Sự điện li
Chuyên đề II : Cacbon - Silic
Chuyên đề III: Dãy điện hóa & dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối
Chuyên đề IV : Polime VÀ VẬT LIỆU POLIME
Chuyên đề V. Cacbohidrat
 
Last edited:

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,705
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
BÀI TẬP:
Dạng 1: Chuỗi phản ứng
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) $CH_2(OH)-COONa \overset{1}{\rightarrow} CH_3OH \overset{2}{\rightarrow} CH_3ONa \overset{3}{\rightarrow} CH_3OH \overset{4}{\rightarrow} CH_3Cl$
b) $CH_3OH \overset{1}{\rightarrow} HCHO \overset{2}{\rightarrow} HCOOH$
$HCHO \overset{3}{\rightarrow} A \overset{4}{\rightarrow} C_2H_5OH$
 
Last edited:

PrfD

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tám 2021
39
70
31
19
Du học sinh
Ở đâu đó
BÀI TẬP:
Dạng 1: Chuỗi phản ứng
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) $CH_2(OH)-COONa \overset{1}{\rightarrow} CH_3OH \overset{2}{\rightarrow} CH_3ONa \overset{3}{\rightarrow} CH_3OH \overset{4}{\rightarrow} CH_3Cl$
b) $CH_3OH \overset{1}{\rightarrow} HCHO \overset{2}{\rightarrow} HCOOH$
$HCHO \overset{3}{\rightarrow} A \overset{4}{\rightarrow} C_2H_5OH$
a) (1) $CH_2(OH)-COONa +NaOH \xrightarrow[CaO]{t^oC} CH_3OH+Na_2CO_3$
(2) $CH_3OH + Na \rightarrow CH_3ONa+Na_2CO_3$
(3) $CH_3ONa+HCl \rightarrow CH_3OH+NaCl$
(4) $CH_3OH+HCl \rightarrow CH_3Cl+H_2O$
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
BÀI TẬP:
Dạng 1: Chuỗi phản ứng
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) $CH_2(OH)-COONa \overset{1}{\rightarrow} CH_3OH \overset{2}{\rightarrow} CH_3ONa \overset{3}{\rightarrow} CH_3OH \overset{4}{\rightarrow} CH_3Cl$
b) $CH_3OH \overset{1}{\rightarrow} HCHO \overset{2}{\rightarrow} HCOOH$
$HCHO \overset{3}{\rightarrow} A \overset{4}{\rightarrow} C_2H_5OH$
b)
(1) $CH_3OH+CuO \rightarrow HCHO +H_2O$

(2) $HCHO +\frac{1}{2}O_2 \rightarrow HCOOH$

(3) $HCHO \xrightarrow[Ca(OH)_2]{} C_6H_{12}O_6$

(4) $C_6H_{12}O_6 \rightarrow 2C_2H_5OH+2CO_2$ ( phản ứng lên men rượu )
 

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,705
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
DẠNG 2: Tìm công thức của ancol
Bài 1: Cho 15,6 gam hỗn hợp ancol ( rượu ) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là:
A. $C_3H_5OH$ và $C_4H_7OH$
B. $CH_3OH$ và $C_2H_5OH$
C. $C_3H_7OH$ và $C_4H_9OH$
D. $C_2H_5OH$ và $C_3H_7OH$
Bài 2: X là một ancol ( rượu ) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam $CO_2$. Công thức của X là:
A. $C_3H_7OH$
B. $C_3H_6(OH)_2$
C. $C_3H_5(OH)_3$
D. $C_2H_4(OH)_2$
Bài 3: Đun nóng một rượu đơn chức X với dung dịch $H_2SO_4$ đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỷ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là:
A. $C_4H_8O$
B. $CH_4O$
C. $C_2H_6O$
D. $C_3H_8O$
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Bài 2:
[TEX]C_xH_yO_z \rightarrow xCO_2 + \dfrac{y}{2} H_2O[/TEX]
[TEX]0,05[/TEX] ----------- [TEX]0,05x[/TEX] ------ [TEX]\dfrac{0,05x}{2}[/TEX] (mol)

[TEX]n_{CO_2}=0,05x=\dfrac{6,6}{44}=0,15(mol)[/TEX]

[TEX]\rightarrow x = 3[/TEX]

[TEX]n_{O_2}=0,175(mol) \rightarrow n_O=0,35(mol)[/TEX]

Bảo toàn [TEX]O[/TEX]: [TEX]0,05z+0,35=0,15.2+\dfrac{0,05y}{2}[/TEX]

[TEX]\rightarrow 2z +2 = y[/TEX]

[TEX]\rightarrow C_3H_6(OH)_2[/TEX]
 

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,705
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
Em thử 2 câu này nhé
Bài 1 :
Gọi CTTQ :ROH
$n_{Na}=0,4$=>$n_{RONa}=0,4$=>$n_{ROH}=0,4$
=>$M_{ROH}=39$
Xét đáp án=>Câu B
Bài 3 :
$d_{X/Y}>1$=>pư tách nước
$\frac{X}{X-18}=1,6428$
=>X=46($C_2H_6O$)=>Câu C
Bài 2:
[TEX]C_xH_yO_z \rightarrow xCO_2 + \dfrac{y}{2} H_2O[/TEX]
[TEX]0,05[/TEX] ----------- [TEX]0,05x[/TEX] ------ [TEX]\dfrac{0,05x}{2}[/TEX] (mol)

[TEX]n_{CO_2}=0,05x=\dfrac{6,6}{44}=0,15(mol)[/TEX]

[TEX]\rightarrow x = 3[/TEX]

[TEX]n_{O_2}=0,175(mol) \rightarrow n_O=0,35(mol)[/TEX]

Bảo toàn [TEX]O[/TEX]: [TEX]0,05z+0,35=0,15.2+\dfrac{0,05y}{2}[/TEX]

[TEX]\rightarrow 2z +2 = y[/TEX]

[TEX]\rightarrow C_3H_6(OH)_2[/TEX]
Hai e làm đúng rồi nè JFBQ00182070329AJFBQ00182070329A
Tiếp tục thử sức với dạng tiếp với 2 bài khá đơn giản nhé​


Dạng 3: Phản ứng với $H_2SO_4$ đặc
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 ancol ( đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng) thu được 8,96 lit $CO_2$ và 11,7 gam $H_2O$. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với $H_2SO_4$ đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là:
A. 6,5 g
B. 7,85g
C. 7,4 g
D. 5,6 g
Bài 2: Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với $H_2SO_4$ đặc thu được anken Y. Phân tử khối của Y là:
A. 56
B. 70
C. 28
D. 42
 

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,481
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
Bài 1:
$n_{CO_2}=0,4$ ; $n_{H_2O}=0,65$
0,4<0,65=>ancol no
=>$n_{ancol}=0,25$=>$n_O(ancol)=0,25$
BTKL=>$m_{ancol}=10,1g$
$2ROH \rightarrow ROR + H_2O$
0,25-------------------------------0,125
BTKL=>$m_{ete}=7,85g$=>Câu B
Bài 2:
Y là anken => X đơn chức =>X có 1O
$M_X=\frac{16}{26,667}.100=60 $
=>$M_Y=60-18=42 $=>Câu D
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
PHENOL

I. Định nghĩa, phân loại và tính chất vật lý
1. Định nghĩa
Phenol là dẫn xuất hiđrocacbon thơm trong đó 1 hay nhiều nguyên tử H của nhân benzen thay thế bằng nhóm –OH.

ly-thuyet-phenol-1.PNG

2. Phân loại
* Những phenol mà phân tử có chứa 1 nhóm OH thì phenol thuộc loại monophenol.
Ví dụ: phenol, o- crezol, m- crezol, p-crezol, ...
* Những phenol mà phân tử có chứa nhiều nhóm OH thì phenol thuộc loại poliphenol.
Ví dụ:

ly-thuyet-phenol-a01.PNG

3. Tính chất vật lý
- Phenol là chất tinh thể không màu, nóng chảy ở nhiệt độ $42^{o}$C.
- Ở nhiêt độ thường, phenol ít tan trong nước, khi đun nóng độ tan tăng lên. Khi đun nóng ở nhiệt độ $70^{o}$C trở lên thì tan vô hạn trong nước. Phenol tan nhiều trong rượu, ete, clorofom, …
- Phenol độc, có tính sát trùng, làm bỏng da.

II. Tính chất hóa học
- Nhân hút e, –OH đẩy e.
1. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH

* Tác dụng với kim loại kiềm:

$C_6H_5OH$ + Na → $C_6H_5ONa$ (Natri phenolat) + 1/2 $H_2$↑

* Tác dụng với bazơ:

$C_6H_5OH$ (rắn, không tan) + NaOH → $C_6H_5ONa$ (tan, trong suốt) + $H_2O$
→ Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
Chú ý: tính axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím, thứ tự: nấc II của $H_2CO_3$ < phenol < nấc I của $H_2CO_3$.
⇒ Có phản ứng:
$C_6H_5ONa$ (dd trong suốt) + $H_2O$ + $CO_2$ → $C_6H_5OH$ (vẩn đục) + $NaHCO_3$
$C_6H_5OH$ + $Na_2CO_3$ → $C_6H_5ONa$ + $NaHCO_3$

2. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen

ly-thuyet-phenol-a02.PNG

+ Phản ứng với H2:

ly-thuyet-phenol-3.PNG

+ Phản ứng trùng ngưng với fomandehit:

ly-thuyet-phenol-4.PNG
III. Ứng dụng và điều chế
1. Ứng dụng
- Phần lớn phenol dùng để sản xuất poli phenol – fomandehit.
- Điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc nổ (2,4,6- trinitrophenol), chất kích thích sinh trưởng thực vật, chất diệt cỏ, diệt sâu bọ, …

2. Điều chế

- Từ nhựa than đá:

ly-thuyet-phenol-a03.PNG

- Trong công nghiệp điều chế đồng thời phenol và xeton như sau:

ly-thuyet-phenol-a04.PNG
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
BÀI TẬP PHẦN PHENOL

Câu 1. X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là
A. 5. B. 4 C. 6. D. 3.
Câu 2. Một dung dịch X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch X phản ứng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là
A. $C_7H_7OH$. B. $C_8H_9OH$.
C. $C_9H_{11}OH$. D. $C_9H_{11}OH$.

Câu 3: Cho chuỗi phản ứng sau:
$C_6H_5CH_3$ [tex]\xrightarrow[Br_{2}(1:2)]{as}[/tex] → X NaOH dd→ Y
Vậy tên của X và Y lần lượt là:
A. 1-brom-4-metylbenzen và 4-metylphenol
B. 1-brom-2-metylbenzen và 2-metylphenol
C. đibrom metylbenzen và phenyl metandiol
D. đibrom metylbenzen và andehit benzoic.

Câu 4: Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol:
1. phenol là hợp chất có vòng benzen và có một nhóm –OH.
2. phenol là hợp chất chứa một hay nhiều nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen.
3. phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.
4. phenol tan trong nước lạnh vô hạn.
5. phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natriphenolat.
A. 1, 2, 3, 5.
B. 1, 2, 5.
C. 2, 3, 5.
D. 2, 3, 4.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anlyl clorua ; 0,3 mol benzyl bromua ; 0,1 mol hexyl clorua ; 0,15 mol phenyl bromua. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 28,7. B. 57,4. C. 70,75. D. 14,35.

Câu 6: Cho dãy chuyển hoá sau:
Benzen [tex]\xrightarrow[C_{2}H4]{t^{o},xt}[/tex] X [tex]\xrightarrow[Br_{2}]{as(1:1)}[/tex] Y [tex]\xrightarrow[KOH]{C_{2}H_{5}OH,t^{o}}[/tex] Z (trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính)
Tên gọi của Y, Z lần lượt là
A. 2-brom-1-phenylbenzen và stiren. B. 1-brom-2-phenyletan và stiren.
C. 1-brom-1-phenyletan và stiren. D. benzylbromua và toluen.

Câu 7: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 8: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên?
A. 7. B. 10. C. 3. D. 9.

Câu 9: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân thơm $C_6H_5$- trong phân tử phenol làm cho phenol
A. dễ tham gia phản ứng thế trong nhân thơm. B. khó tan trong nước.
C. tác dụng được với dung dịch kiềm. D. có tính độc.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí $CO_2$ lấy chất hữu cơ vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Cho ancol etylic tác dụng với Na lấy chất rắn thu được hòa tan vào nước lại thu được ancol etylic.
D. Cho ancol metylic đi qua $H_2SO_4$ đặc ở 170ºC tạo thành ankan.
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT PHẦN PHENOL
Câu 1. X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là
A. 5. B. 4 C. 6. D. 3.
Đáp án A
$m_C$ : $m_H$ : $m_O$ = 21 : 2 : 4
=> $n_C$ : $n_H$ : $n_O$ = 1,75 : 2 : 0,25 = 7 : 8 : 1.

Ứng với CTPT này có 5 đồng phân:

dang-bai-tap-ve-phenol-trong-de-thi-dai-hoc-co-giai-chi-tiet-2.PNG

Câu 2. Một dung dịch X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch X phản ứng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là
A. $C_7H_7OH$. B. $C_8H_9OH$.
C. $C_9H_{11}OH$. D. $C_9H_{11}OH$.
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Gọi số mol $Br_2$ là x mol
Áp dụng BTKL:
5,4 + 160x = 17,25 + 81x => x = 0,15
=> $n_{X}$ = 0,05 mol
=> M = 108 => CT: $C_7H_7OH$

Câu 3: Cho chuỗi phản ứng sau:
$C_6H_5CH_3$ [tex]\xrightarrow[Br_{2}(1:2)]{as}[/tex] → X NaOH dd→ Y
Vậy tên của X và Y lần lượt là:
A. 1-brom-4-metylbenzen và 4-metylphenol
B. 1-brom-2-metylbenzen và 2-metylphenol
C. đibrom metylbenzen và phenyl metandiol
D. đibrom metylbenzen và andehit benzoic.
Đáp án D
Hướng dẫn

125-cau-trac-nghiem-dan-xuat-halogen-ancol-phenol-nang-cao-47.PNG

Câu 4: Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol:
1. phenol là hợp chất có vòng benzen và có một nhóm –OH.
2. phenol là hợp chất chứa một hay nhiều nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen.
3. phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.
4. phenol tan trong nước lạnh vô hạn.
5. phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natriphenolat.
A. 1, 2, 3, 5.
B. 1, 2, 5.
C. 2, 3, 5.
D. 2, 3, 4.
Đáp án C
Hướng dẫn
1. sai : có thể là ancol thơm.
2. đúng.
3. đúng.
4. sai : phenol ít tan trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66oC
5. đúng. phenol phản ứng NaOH tạo natriphenolat là muối tan tốt trong dung môi phân cực.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anlyl clorua ; 0,3 mol benzyl bromua ; 0,1 mol hexyl clorua ; 0,15 mol phenyl bromua. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 28,7. B. 57,4. C. 70,75. D. 14,35.
Đáp án C
Hướng dẫn: Khi đun sôi hỗn hợp X trong nước thì chỉ có anlyl clorua và benzyl bromua bị thủy phân.
$C_6H_5CH_2Br$ → HBr → AgBr
$CH_2=CH–CH_2Cl$ → HCl → AgCl
=> $m_{kết tủa}$= $m_{AgBr}$ + $m_{AgCl}$ = 70,75g

Câu 6: Cho dãy chuyển hoá sau:
Benzen [tex]\xrightarrow[C_{2}H4]{t^{o},xt}[/tex] X [tex]\xrightarrow[Br_{2}]{as(1:1)}[/tex] Y [tex]\xrightarrow[KOH]{C_{2}H_{5}OH,t^{o}}[/tex] Z (trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính)
Tên gọi của Y, Z lần lượt là
A. 2-brom-1-phenylbenzen và stiren. B. 1-brom-2-phenyletan và stiren.
C. 1-brom-1-phenyletan và stiren. D. benzylbromua và toluen.
Đáp án: C
Hướng dẫn: X : $C_6H_5CH_2CH_3$
Y : $C_6H_5CH(Br)CH_3$ (thế vào gốc no, ưu tiên thế vào C bậc cao)
Z: $C_6H_5CH=CH_2$

Câu 7: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Đáp án: B
Hướng dẫn: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, anlyl clorua.
Chú ý: các gốc clorua thì td được với HCl.

Câu 8: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên?
A. 7. B. 10. C. 3. D. 9.
Đáp án: D
Hướng dẫn: CTPT: $C_7H_8O_2$ . Theo bài ra có 2 nhóm -OH
Rượu- phenol (3 đp); phenol-phenol (6 đp)

Câu 9: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân thơm $C_6H_5$- trong phân tử phenol làm cho phenol
A. dễ tham gia phản ứng thế trong nhân thơm. B. khó tan trong nước.
C. tác dụng được với dung dịch kiềm. D. có tính độc.
Đáp án: C

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí $CO_2$ lấy chất hữu cơ vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Cho ancol etylic tác dụng với Na lấy chất rắn thu được hòa tan vào nước lại thu được ancol etylic.
D. Cho ancol metylic đi qua $H_2SO_4$ đặc ở 170ºC tạo thành ankan.
Đáp án: C
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
BÀI TẬP PHẦN PHENOL ( TIẾP THEO)
Câu 11: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng: phenol, stiren và rượu benzylic là
A. Na B. dd NaOH C. dd $Br_2$ D. Qùy tím

Bài 12: Chọn phát biểu sai
A. Phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic
B. Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brôm tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol.
C. Do nhân bezen hút điện tử khiến –OH của phenol có tính axit
D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rất yếu.

Câu 13: Phản ứng chứng minh nguyên tử H trong nhóm -OH của phenol ($C_6H_5OH$) linh động hơn rượu là
A. dd $Br_2$. B. dd kiềm. C. Na kim loại. D. $O_2$.

Câu 14: Đun chất sau với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư (tº cao, p cao).

ly-thuyet-ve-dan-xuat-halogen-ancol-phenol-1.PNG

Sản phẩm hữu cơ thu được là:

ly-thuyet-ve-dan-xuat-halogen-ancol-phenol-2.PNG

Câu 15: Tên của hợp chất dưới đây là:

bai-tap-dong-phan-ten-goi-1.PNG

A. 2-clo-4-metyl phenol B. 1-metyl-3-clo phen-4-ol
C. 4-metyl-2-clo phenol D. 1-clo-3-metyl phen-4-ol

Câu 16: Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ thơm X (C, H, O) tác dụng với 400 ml dung dịch MOH 1M (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn khan Y. Đốt cháy toàn bộ lượng rắn khan Y bằng $O_2$ dư; thu được 8,96 lít $CO_2$ (đktc); 3,6 gam nước và 21,2 gam $M_2CO_3$. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 3 B.4 C.5 D.6

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm etanol và phenol có tỉ lệ mol 3:1, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thì thu được 15 gam kết tủa, lấy dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 7,5 gam kết tủa nữa. Khối lượng bình đựng dung dịch nước vôi sẽ:
A. khối lượng bình tăng 18,6g
B. khối lượng bình tăng 9,3g
C. khối lượng bình giảm 18,6g
D. khối lượng bình giảm 9,3g

Câu 18: Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm phenol (C6H5OH) và axit axetic tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch X và 33,1 gam kết tủa 2,4,6-tribromphenol. Trung hòa hoàn toàn X cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 33,4 B. 21,4 C. 24,8 D. 39,4

Câu 19: Cho phản ứng hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anhyđrit axetic và phenol với tỷ lệ mol 1:1 được hỗn hợp sản phẩm X. Toàn bộ X phản ứng với dung dịch NaOH dư được 30,8 gam muối khan. Tính m
A. 23,4 gam B. 21,56gam
C. 30,84 gam D. 22,8 gam

Câu 20: Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 9,4 gam. B. 0,625 gam.
C. 24,375 gam. D. 15,6 gam.
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT PHẦN PHENOL(TIẾP THEO)
Câu 11: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng: phenol, stiren và rượu benzylic là
A. Na B. dd NaOH C. dd $Br_2$ D. Qùy tím
Đáp án: C

Bài 12: Chọn phát biểu sai
A. Phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic
B. Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brôm tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol.
C. Do nhân bezen hút điện tử khiến –OH của phenol có tính axit
D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rất yếu.
Đáp án: B
Phenol phản ứng với brom là phản ứng thế ở vòng thơm.

Câu 13: Phản ứng chứng minh nguyên tử H trong nhóm -OH của phenol ($C_6H_5OH$) linh động hơn rượu là
A. dd $Br_2$. B. dd kiềm. C. Na kim loại. D. $O_2$.
Đáp án: B

Câu 14: Đun chất sau với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư (tº cao, p cao).

ly-thuyet-ve-dan-xuat-halogen-ancol-phenol-1.PNG

Sản phẩm hữu cơ thu được là:

ly-thuyet-ve-dan-xuat-halogen-ancol-phenol-2.PNG

Đáp án: C

Câu 15: Tên của hợp chất dưới đây là:

bai-tap-dong-phan-ten-goi-1.PNG

A. 2-clo-4-metyl phenol B. 1-metyl-3-clo phen-4-ol
C. 4-metyl-2-clo phenol D. 1-clo-3-metyl phen-4-ol
Đáp án: A

Câu 16: Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ thơm X (C, H, O) tác dụng với 400 ml dung dịch MOH 1M (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn khan Y. Đốt cháy toàn bộ lượng rắn khan Y bằng $O_2$ dư; thu được 8,96 lít $CO_2$ (đktc); 3,6 gam nước và 21,2 gam $M_2CO_3$. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 3 B.4 C.5 D.6
Đáp án A
Ta có: $n_{MOH}$= 0,4; nCO2= 0,4; $n_{H_2O}$= 0,2
ta có 2M + 60 = 21,2/0,2
=> M là Na
nC trong Y= 0,4 + 0,2=0,6
=> Y có 6C => X có 6C
nH trong Y= 0,2 . 2 = 0,4 => Y có 4 H
=> X là phenol có 2 nhóm OH nên số đồng phân của X là 3

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm etanol và phenol có tỉ lệ mol 3:1, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thì thu được 15 gam kết tủa, lấy dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 7,5 gam kết tủa nữa. Khối lượng bình đựng dung dịch nước vôi sẽ:
A. khối lượng bình tăng 18,6g
B. khối lượng bình tăng 9,3g
C. khối lượng bình giảm 18,6g
D. khối lượng bình giảm 9,3g
Đáp án : A
Ta có:
$C_2H_5OH$: 3x mol ------> 6x mol $CO_2$ + 9x mol $H_2O$
$C_6H_5OH$: x mol ------> 6x mol $CO_2 + 3x mol $H_2O$
=> m bình tăng = m sản phẩm cháy = 12x.(44 + 18)
Có: $n_{CO_2}$ = $n_{CaCO_3}$ + 2$n_{Ca(HCO_3)_2$ = 0,3 mol
=> 12x = 0,3
=> m bình tăng = 0,3.( 44+18) = 18,6 g

Câu 18: Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm phenol (C6H5OH) và axit axetic tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch X và 33,1 gam kết tủa 2,4,6-tribromphenol. Trung hòa hoàn toàn X cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 33,4 B. 21,4 C. 24,8 D. 39,4
Đáp án: B
Ta có: $C_6H_5OH$ + 3$Br_2$ -> $C_6H_2OHBr_3$ + 3HBr
$CH_3COOH$ + $Br_2$ : không xảy ra
dung dịch X : $CH_3COOH$ ; HBr
$CH_3COOH$ + NaOH -> $CH_3COONa$ + $H_2O$
HBr + NaOH -> NaBr + $H_2O$
Theo đề : $n_{kết tủa}$ = 0,1(mol) = $n_{phenol}$ ; $n_{NaOH}$ = 0,5(mol) ;
$n_{HBr}$ = 0,3(mol) ; $n_{CH_3COONa}$ = 0,5 - 0,3 = 0,2
$m_{hỗn hợp}$ = 94.0,1 + 60.0,2 = 21,4(gam)

Câu 19: Cho phản ứng hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anhyđrit axetic và phenol với tỷ lệ mol 1:1 được hỗn hợp sản phẩm X. Toàn bộ X phản ứng với dung dịch NaOH dư được 30,8 gam muối khan. Tính m
A. 23,4 gam B. 21,56gam
C. 30,84 gam D. 22,8 gam
Đáp án: B
Ta có x mol (CH3CO)2O và x mol C6H5OH phản ứng với nhau sau đó phản ứng hết với NaOH được 2x mol CH3COONa và x mol C6H5ONa.
=> 2x.82 + 116x = 30,8.
=> x = 0,11=> m = (0,11.102) + (0,11.94)= 21,56 gam

Câu 20: Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 9,4 gam. B. 0,625 gam.
C. 24,375 gam. D. 15,6 gam.
Đáp án: A
Ta có:
$C_6H_5OH$ + NaOH -> $C_6H_5ONa$(tan) + $H_2O$
Lớp chất tan này nằm ở phía dưới do có khối lượng riêng lớn , lớp chất lỏng ở phía trên chính là benzen không tan
=> $m_{C_6H_6}$ = d.v=19,5.0,8 =15,6 (gam)
=> $m_{C_6H_5OH}$ = 25-15,6 =9,4 (gam)
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
BÀI TẬP PHẦN PHENOL

Câu 1. X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là
A. 5. B. 4 C. 6. D. 3.
Câu 2. Một dung dịch X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch X phản ứng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là
A. $C_7H_7OH$. B. $C_8H_9OH$.
C. $C_9H_{11}OH$. D. $C_9H_{11}OH$.

Câu 3: Cho chuỗi phản ứng sau:
$C_6H_5CH_3$ [tex]\xrightarrow[Br_{2}(1:2)]{as}[/tex] → X NaOH dd→ Y
Vậy tên của X và Y lần lượt là:
A. 1-brom-4-metylbenzen và 4-metylphenol
B. 1-brom-2-metylbenzen và 2-metylphenol
C. đibrom metylbenzen và phenyl metandiol
D. đibrom metylbenzen và andehit benzoic.

Câu 4: Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol:
1. phenol là hợp chất có vòng benzen và có một nhóm –OH.
2. phenol là hợp chất chứa một hay nhiều nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen.
3. phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.
4. phenol tan trong nước lạnh vô hạn.
5. phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natriphenolat.
A. 1, 2, 3, 5.
B. 1, 2, 5.
C. 2, 3, 5.
D. 2, 3, 4.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anlyl clorua ; 0,3 mol benzyl bromua ; 0,1 mol hexyl clorua ; 0,15 mol phenyl bromua. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 28,7. B. 57,4. C. 70,75. D. 14,35.

Câu 6: Cho dãy chuyển hoá sau:
Benzen [tex]\xrightarrow[C_{2}H4]{t^{o},xt}[/tex] X [tex]\xrightarrow[Br_{2}]{as(1:1)}[/tex] Y [tex]\xrightarrow[KOH]{C_{2}H_{5}OH,t^{o}}[/tex] Z (trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính)
Tên gọi của Y, Z lần lượt là
A. 2-brom-1-phenylbenzen và stiren. B. 1-brom-2-phenyletan và stiren.
C. 1-brom-1-phenyletan và stiren. D. benzylbromua và toluen.

Câu 7: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 8: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên?
A. 7. B. 10. C. 3. D. 9.

Câu 9: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân thơm $C_6H_5$- trong phân tử phenol làm cho phenol
A. dễ tham gia phản ứng thế trong nhân thơm. B. khó tan trong nước.
C. tác dụng được với dung dịch kiềm. D. có tính độc.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí $CO_2$ lấy chất hữu cơ vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Cho ancol etylic tác dụng với Na lấy chất rắn thu được hòa tan vào nước lại thu được ancol etylic.
D. Cho ancol metylic đi qua $H_2SO_4$ đặc ở 170ºC tạo thành ankan.
1.A 2. A
3.D 4.C 5.C
 

Quinnie0301

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2021
56
530
66
21
Bình Định
BÀI TẬP PHẦN PHENOL ( TIẾP THEO)
Câu 11: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng: phenol, stiren và rượu benzylic là
A. Na B. dd NaOH C. dd $Br_2$ D. Qùy tím

Bài 12: Chọn phát biểu sai
A. Phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic
B. Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brôm tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol.
C. Do nhân bezen hút điện tử khiến –OH của phenol có tính axit
D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rất yếu.

Câu 13: Phản ứng chứng minh nguyên tử H trong nhóm -OH của phenol ($C_6H_5OH$) linh động hơn rượu là
A. dd $Br_2$. B. dd kiềm. C. Na kim loại. D. $O_2$.

Câu 14: Đun chất sau với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư (tº cao, p cao).

ly-thuyet-ve-dan-xuat-halogen-ancol-phenol-1.PNG

Sản phẩm hữu cơ thu được là:

ly-thuyet-ve-dan-xuat-halogen-ancol-phenol-2.PNG

Câu 15: Tên của hợp chất dưới đây là:

bai-tap-dong-phan-ten-goi-1.PNG

A. 2-clo-4-metyl phenol B. 1-metyl-3-clo phen-4-ol
C. 4-metyl-2-clo phenol D. 1-clo-3-metyl phen-4-ol

Câu 16: Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ thơm X (C, H, O) tác dụng với 400 ml dung dịch MOH 1M (M là kim loại kiềm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn khan Y. Đốt cháy toàn bộ lượng rắn khan Y bằng $O_2$ dư; thu được 8,96 lít $CO_2$ (đktc); 3,6 gam nước và 21,2 gam $M_2CO_3$. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 3 B.4 C.5 D.6

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm etanol và phenol có tỉ lệ mol 3:1, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thì thu được 15 gam kết tủa, lấy dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 7,5 gam kết tủa nữa. Khối lượng bình đựng dung dịch nước vôi sẽ:
A. khối lượng bình tăng 18,6g
B. khối lượng bình tăng 9,3g
C. khối lượng bình giảm 18,6g
D. khối lượng bình giảm 9,3g

Câu 18: Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm phenol (C6H5OH) và axit axetic tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch X và 33,1 gam kết tủa 2,4,6-tribromphenol. Trung hòa hoàn toàn X cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 33,4 B. 21,4 C. 24,8 D. 39,4

Câu 19: Cho phản ứng hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm anhyđrit axetic và phenol với tỷ lệ mol 1:1 được hỗn hợp sản phẩm X. Toàn bộ X phản ứng với dung dịch NaOH dư được 30,8 gam muối khan. Tính m
A. 23,4 gam B. 21,56gam
C. 30,84 gam D. 22,8 gam

Câu 20: Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 9,4 gam. B. 0,625 gam.
C. 24,375 gam. D. 15,6 gam.
16. A
17.A
18.B
19.B
20.A
 

Quinnie0301

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2021
56
530
66
21
Bình Định
BÀI TẬP PHẦN PHENOL

Câu 1. X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là
A. 5. B. 4 C. 6. D. 3.
Câu 2. Một dung dịch X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dung dịch X phản ứng với nước brom (dư) thu được 17,25 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là
A. $C_7H_7OH$. B. $C_8H_9OH$.
C. $C_9H_{11}OH$. D. $C_9H_{11}OH$.

Câu 3: Cho chuỗi phản ứng sau:
$C_6H_5CH_3$ [tex]\xrightarrow[Br_{2}(1:2)]{as}[/tex] → X NaOH dd→ Y
Vậy tên của X và Y lần lượt là:
A. 1-brom-4-metylbenzen và 4-metylphenol
B. 1-brom-2-metylbenzen và 2-metylphenol
C. đibrom metylbenzen và phenyl metandiol
D. đibrom metylbenzen và andehit benzoic.

Câu 4: Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol:
1. phenol là hợp chất có vòng benzen và có một nhóm –OH.
2. phenol là hợp chất chứa một hay nhiều nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen.
3. phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.
4. phenol tan trong nước lạnh vô hạn.
5. phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natriphenolat.
A. 1, 2, 3, 5.
B. 1, 2, 5.
C. 2, 3, 5.
D. 2, 3, 4.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anlyl clorua ; 0,3 mol benzyl bromua ; 0,1 mol hexyl clorua ; 0,15 mol phenyl bromua. Đun sôi X với nước đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chiết lấy phần nước lọc, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 28,7. B. 57,4. C. 70,75. D. 14,35.

Câu 6: Cho dãy chuyển hoá sau:
Benzen [tex]\xrightarrow[C_{2}H4]{t^{o},xt}[/tex] X [tex]\xrightarrow[Br_{2}]{as(1:1)}[/tex] Y [tex]\xrightarrow[KOH]{C_{2}H_{5}OH,t^{o}}[/tex] Z (trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính)
Tên gọi của Y, Z lần lượt là
A. 2-brom-1-phenylbenzen và stiren. B. 1-brom-2-phenyletan và stiren.
C. 1-brom-1-phenyletan và stiren. D. benzylbromua và toluen.

Câu 7: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 8: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên?
A. 7. B. 10. C. 3. D. 9.

Câu 9: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân thơm $C_6H_5$- trong phân tử phenol làm cho phenol
A. dễ tham gia phản ứng thế trong nhân thơm. B. khó tan trong nước.
C. tác dụng được với dung dịch kiềm. D. có tính độc.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí $CO_2$ lấy chất hữu cơ vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Cho ancol etylic tác dụng với Na lấy chất rắn thu được hòa tan vào nước lại thu được ancol etylic.
D. Cho ancol metylic đi qua $H_2SO_4$ đặc ở 170ºC tạo thành ankan.
6.C
7.B
8.D
9.C
10.C
 
Top Bottom