chuyên đề về hóa

M

marymary

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình thấy mấy nhóm mở topic ôn thi đại học nhưng chưa thấy hoạt động gì nên mình mở topic này lập ra các chuyên đề để mọi người thảo luận và đóng góp ý kiến .Mong các bạn hãy đóng góp các chuyên đề giúp việc ôn thi tốt hơn xin post lên 1 số chuyên đề mình sưu tầm được
XENLULOZƠ (CELLULOSE, CHẤT XƠ)

Xenlulozơ hiện diện dạng rắn, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nuớc, kể cả nuớc nóng. Xenlulozơ cũng không bị hòa tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ruợu, ete, axeton (aceton)...Xenlulozơ bị hòa tan trong nước Schweitzer (dung dịch phức chất [TEX][Cu(NH_3)_4]_2^+[/TEX] có màu xanh biếc, xanh dương đậm, do dung dịch [TEX]NH_3[/TEX] hòa tan [TEX]Cu(OH)_2[/TEX]) tạo dung dịch nhớt.

Xenlulozơ có nhiều ở vách tế bào thực vật. Xenlulozơ có nhiều trong bông vải, bông gòn (95-98%), đay, gai, tre, nứa, vỏ dừa... Trong gỗ, Xenlulozơ chiếm khoảnh 40-50%.

Xenlulozơ là một loại polysaccarit (gluxit phức tạp) do các monosaccarit (gluxit đơn giản) là các β-Glucoz liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit (hay glucozit) mà thành. Công thức dạng công thức phân tử của Xenlulozơ là[TEX] (C_6H_{10}O_5)_n[/TEX]. Do mỗi mắt xích của Xenlulozơ có chứa 3 nhóm –OH nên Xenlulozơ còn được viết là [TEX][C_6H_7O_2(OH)_3]_n.[/TEX]

Khối lượng phân tử Xenlulozơ rất lớn, khoảng 1 000 000 – 2 400 000 đvC.
[TEX][C6H7O2(OH)3]n + 3nCH_3COOCOCH_3--------->[C_6H_7O2(OCOCH_3)_3]_n + 3nCH_3COOH[/TEX]
Từ xenlulozơ cũng điều chế được các loại tơ sợi nhân tạo visco, tơ đồng-amoniac (hòa tan xenlulozơ trong nước Schweitzer, tạo dung dịch nhớt, rồi ép dung dịch nhớt này qua những lỗ nhỏ để tạo sợi tơ đồng–amoniac).



Xenlulozơ trong bông, đay, gai, vỏ trái dừa, tre, gỗ...được dùng làm vải (cotton), bện dây thừng, làm giấy viết, vật liệu xây dựng, làm bàn ghế (đồ gỗ)... Xenlulozơ còn được dùng điều chế rượu etylic (thủy phân tạo glucoz, rồi cho lên men rượu).

Công thức cấu tạo của Xenlulozơ do các β-Glucoz liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit (hay β-1,4-glucozit, β-1,4-glicozid, β-1,4-glycoside; β-1,4-glucoside). Do đó Xenlulozơ có mạch thẳng và Xenlulozơ thường gặp có dạng sợi. Sợi bông gòn, bông vải hay sợi xơ dừa mà ta thấy là sự xoắn hay chập vào nhau của vô số các đại phân tử Xenlulozơ chung quanh một trục chung.

Xenlulozơ tác dụng với dung dịch [TEX]HNO_3[/TEX] đậm đặc, có dung dịch H2SO4 đậm đặc làm xúc tác, đun nóng, có thể thu được xenlulozơ mononitrat, xenlulozơ đinitrat, xenlolulozơ trinitrat, do một, hai hay ba nhóm –OH trong mỗi đơn vị mắt xích của Xenlulozơ đã tham gia phản ứng tạo thành nhóm este vô cơ nitrat[TEX] (-ONO_2[/TEX]). Xenlulozơ trinitrat dùng làm thuốc súng không khói (pyrocellulose, guncotton), lựu đạn, mìn.

[TEX][C_6H_7O_2(OH)_3]n + 3nHNO_3--------> [C_6H_7O_2(ONO_2)_3]_n + 3nH2O[/TEX]


Xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic (anhidrid acetic), có H2SO4 làm xúc tác, tạo xenlulozơ monoaxetat, xenlulozơ điaxetat và xenlulozơ triaxetat, tùy theo một hai hay ba nhóm –OH trong mỗi đơn vị mắt xích của xenlulozơ đã tham gia phản ứng tạo nhóm chức este [TEX](-OCOCH_3)[/TEX]. Hỗn hợp xelulozơ điaxetat và xenluozơ triaxetat được dùng làm tơ sợi axetat cũng như phim ảnh.


[TEX][C_6H_7O_2(OH)_3]_n+2nCH_3COOCOCH_3---->[C_6H_7O_2OH(OCOCH_3)_2]_n+2nCH_3COOH[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
M

marymary

một số khái niệm về hóa cơ bản

Một số khái niệm và kiến thức hóa học cơ bản
25/8/2008

1. Nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học là loại nguyên tử (thứ nguyên tử) mà các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học thì có cùng số thứ tự nguyên tử Z (bậc số nguyên tử, số hiệu, số điện tích hạt nhân). Theo thông tin mới nhất, thì hiện nay được biết có 117 nguyên tố học, tức được biết có 117 loại nguyên tử. Tuy nhiên các nguyên tố có Z > 92 là các nguyên tố hóa học nhân tạo, do con người bắn phá các nguyên tố có sẵn mà phát sinh ra nguyên tố mới.

Thí dụ: [TEX] H_2SO_4[/TEX] được tạo bởi 3 nguyên tố hóa học, đó là các nguyên tố hydrogen (loại nguyên tử hydrogen), nguyên tố lưu huỳnh (loại nguyên tử lưu huỳnh) và nguyên tố oxi (loại nguyên tử oxi)


2. Nguyên tử

Nguyên tử là phần nhỏ nhất của một nguyên tố hóa học mà còn giữ được bản chất của nguyên tố đó.

Thí dụ: Phân tử [TEX]H_2SO_4[/TEX] được tạo bởi 3 nguyên tố hóa học (3 loại nguyên tử) và 7 nguyên tử (2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O)

Phân tử [TEX]C_{12}H_{22}O_{11}[/TEX] gồm 3 nguyên tố hóa học (nguyên tố cacbon, nguyên tố hydrogen và nguyên tố oxi) và 45 nguyên tử (12 nguyên tử cacbon, 22 nguyên tử hydrogen và 11 nguyên tử oxi)

Như vậy, nguyên tố là loại nguyên tử, còn nguyên tử là phần nhỏ nhất của nguyên tố.


3. Phân tử

Phân tử là phần nhỏ nhất của một chất (chất nguyên chất) mà còn giữ được tính chất (tính chất hóa học) của chất đó.

Thí dụ: Phần nhỏ nhất của nước mà còn giữ được tính chất của nước là một phân tử nước (H2O). Phần nhỏ nhất của đường mà còn giữ được tính chất của đường (đường saccarozơ, saccharose, sucrose) là một phân tử đuờng [TEX]C_{12}H_{22}O_{11}[/TEX]



Phân tử có thể gồm một nguyên tử tạo nên, như: He, Ne, Na, Cu, Fe (phân tử đơn nguyên tử). Phân tử có thể gồm nhiều nguyên tử tạo nên, như: CH4, HCl, H2, O3, KMnO4 (phân tử đa nguyên tử)
4. Ion

Ion là tập hợp gồm một nguyên tử hay một số nguyên tử có mang điện tích.

Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation.

Ion mang điện tích âm gọi là ion âm hay anion.

Ion dương được tạo ra do một nguyên tử hay một số nguyên tử đã mất bớt điện tử.



Thí dụ: [TEX]Na^+; NH_4^+; Mg^2+; Al^3+; CH_3NH_3^+; Fe^2+; Fe^3+[/TEX]

Ion âm được tạo ra do một nguyên tử hay một số nguyên tử đã nhận thêm điện tử vào.



Thí dụ:[TEX] Cl-; OH-; SO_4^2-; PO_4^3-; CH_3COO-[/TEX]


5. Đơn chất

Đơn chất là chất mà phân tử của nó gồm một nguyên tử hay các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học (cùng một loại nguyên tử).

Thí dụ: [TEX]Ne, Na, H_2, O_2, O_3, P, P_4, S, Cu, Cl_2, N_2, C[/TEX] là các đơn chất


6. Hợp chất

Hợp chất là chất mà phân tử của nó gồm các nguyên tử của ít nhất hai nguyên tố hóa học tạo nên (ít nhất hai loại nguyên tử)

Thí dụ: [TEX]HCl, H_2O, CH_4, C_2H_6O, KMnO_4, C_6H_{12}O_6, C_3H_7NO_2S[/TEX] là các hợp chất


7. Khối lượng nguyên tử (Nguyên tử khối, Nguyên tử lượng)

Khối lượng nguyên tử là khối lượng của nguyên tử đó được tính bằng đơn vị khối lượng nguyên tử. Đơn vị khối lượng nguyên tử hiện nay là đơn vị cacbon (đvC, u, amu, atomic mass unit)



1 đơn vị khối lượng nguyên tử = 1 đvklnt = 1 đvC = 1 u = 1 amu = 1/12 khối lượng của một nguyên tử 12C =1/(6,022.1023) gam = 1,66.10-24 gam



Thí dụ: H có khối lượng nguyên tử bằng 1 (hiểu là 1 đơn vị khối lượng nguyên tử, hay 1 đvC hay 1 u), nghĩa là 1 nguyên tử H có khối lượng bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử 12C hay một nguyên tử H có khối lượng bằng đơn vị gam là 1/(6,022.1023) gam = 1,66.10-24 gam



O có khối lượng nguyên tử bằng 16 đơn vị cacbon, hay một nguyên tử O có khối lượng gấp 16 lần so với 1/12 lần khối lượng của một nguyên tử 12C, hay một nguyên tử O có khối lượng tính bằng gam là 16.1/(6,022.1023) gam = 2,6569.10-23 gam


8. Khối lượng phân tử (Phân tử khối, Phân tử lượng)

Khối lượng phân tử là khối lượng của một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon. Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử.



Thí dụ: Khối lượng phân tử của nước [TEX](H_2O)[/TEX] bằng: 2(1) + 1(16) = 18 (18 đvC; 18 u). Một phân tử H2O có khối lượng gấp 18 lần so với 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị 12C hay 1 phân tử[TEX] H_2O [/TEX]có khối lượng bằng 18/(6,022.1023) gam = 2,989.10-23 gam.


9. Khối lượng ion

Khối lượng ion là khối lượng của một ion tính bằng đơn vị cacbon. Do khối lượng của các điện tử mất đi (tao ion duơng) hay nhận vào (tạo ion âm) rất không đáng kể so với khối lượng nguyên tử nên khối lượng ion bằng tổng khối lượng của các nguyên tử tạo nên ion.

Thí dụ: Khối lượng của ion NH4+ bằng 1(14) + 4(1) = 18 (18 đvC; 18 u) hay 18/(6,022.1023) gam = 2,989.10-23 gam

Khối lượng của ion SO42- bằng 1(32) + 4(16) = 96 (96 đvC; 96 u) hay 96/(6,022.1023) gam = 1,594.10-22 gam


10. Mol

Mol của một chất là một lượng của chất đó mà trong đó có chứa số phần tử nhỏ nhất của chất đó, mà còn giữ được bản chất của chất đó, bằng với số nguyên tử 12C có chứa trong 12 gam 12C. Số nguyên tử 12Ccó chứa trong 12 gam 12C là 6,022.1023 (số Avogadro). Như vậy mol một chất là tập hợp gồm 6,022.1023 phần tử (đơn vị) nhỏ nhất của chất đó nhưng còn giữ được bản chất của chất đó.

Thí dụ: 1 mol H gồm 6,022.1023 nguyên tử [TEX]H[/TEX]

1 mol H2 gồm 6,022.1023 phân tử[TEX] H_2[/TEX]

1 mol H+ gồm 6,022.1023 ion [TEX]H^+[/TEX]

1 mol điện tử gồm 6,022.1023 điện tử (electron)

2 mol OH- gồm 2x6,022.1023 ion [TEX]OH^-[/TEX]

Như vậy khái niệm mol giống như khái niệm chục hay tá trong sinh hoạt thường ngày. Một chục trứng gà là gồm 10 trứng gà. Một tá viết chì là gồm 12 cây viết chì. Tương tự, có thể nói, 1 mol trứng gà gồm 6,022.1023 cái trứng gà. Tổng quát 1 mol chất nào đó (phân tử, nguyên tử, ion,...) gồm 6,022.1023 đơn vị chất đó.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom