Sử 11 Chuyên đề sử Việt

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1945
1. Nêu ngắn gọn một số sự kiện thể hiện âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trước năm 1858. Giải thích vì sao vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lại đẩy mạnh hoạt động thăm dò và tiến hành xâm lược Việt Nam?
Âm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII, ngày càng xúc tiến mạnh mẽ, đặc biệt là từ thế kỉ XIX.
- Từ các TK XVII, XVIII, cùng với các thương nhân, giáo sĩ người Đức, TBN, BĐN, các thương nhân, giáo sĩ Pháp cũng sang VN vừa để buôn bán, truyền giáo vừa để thăm dò chính trị.
- Cuối TK XVIII, Hiệp ước Vecxai (1787) giữa Bá Đa Lộc (đại diện cho Nguyễn Ánh) và hầu tước Mongmoranh (đại diện cho vua Luis 16) đã bộc lộ rõ âm mưu XL VN của Pháp. Tuy nhiên, năm 1789, Đại Cách mạng TSP lật đổ Hoàng gia đã không giúp họ thực hiện ngay âm mưu đó.
- Đầu TK XIX: Khi nhà Nguyễn thành lập, hoạt động của các giáo sĩ Pháp ngày càng ráo riết hơn, tham gia vào khuấy động vụ bạo loạn chính trị. (vận động con trai hoàng tử Cảnh nối ngôi Gia Long, khuyến khích sự chống đối của Lê Văn Duyệt đối với vua Minh Mạng, đứng đằng sau cuộc khởi nghĩa chống triều đình của Lê Văn Khôi, kích động sự bất mãn (con trưởng vua Thiệu Trị) để âm mưu gây ra vụ bạo động chống Tự Đức năm 1848... ). Rơi vào cái bẫy khiêu khích của Pháp, TĐ Huế liên tiếp ban bố các chỉ dụ cấm đạo. Mượn cớ đó, TDP nhiều lần đưa tàu chiến đến VN và khiêu khích về quân sự.
- Ngày 2/12/1852, Lui Bônapác lên ngôi Hoàng đế. Nền Đế chế thứ hai là một hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp: bên trong ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài ráo riết đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
- Đến tháng 9/1856, mâu thuẫn Anh - Pháp tạm thời hòa hoãn, cùng với đó là báo cáo của các thương nhân và giáo sĩ về tình hình ngày càng suy đốn của Triều đình Huế, Napôlêông III mới dám ra mặt hành động.
- Ngày 16/9/1856, tàu chiến Catina đến Đà Nẵng, phái viên của Pháp cầm quốc thư sang Việt Nam nhưng Triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp.
- Ngày 26/9/1856, tư bản Pháp nổ súng bắn phá các đồn lũy, khóa tất cả các đại bác trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi.
- 24/10/1856, tàu chiến Caprixiơ lại cập bến Đà Nẵng để thương lượng với Triều đình Huế nhưng cũng bị cự tuyệt.
- 23/1/1857, phái viên của Napôlêông III là Môngtinhi cập bến Đà Nẵng, yêu cầu được tư do truyền đạo và buôn bán. Thực chất đây là một chuyến “dọn đường” cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc sẽ quay lại đánh chiếm Việt Nam.
- 22/4/1857, Napôlêông III quyết định cử ra Hội đồng Nam Kì để xét lại hiệp ước Vécxai đã được kí kết năm 1787 giữa Bá Đa Lộc (đại diện cho Nguyễn Ánh) và Môngmôranh (đại diện cho Lui XVI) ( Âm mưu muốn dựa vào văn kiện bán nước đầu tiên của Nguyễn Ánh để “hợp pháp hóa” việc mang quân sang chiếm Việt Nam.
- Tháng 7/1857, Napôlêông III quyết định vũ trang can thiệp vào Việt Nam. Tư bản Pháp lấy cớ trả thù việc Triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến Catina đem đến hồi tháng 9/1856 đã “làm nhục quốc kì Pháp”. Mặt khác chúng lấy cớ “bênh vực đạo”, “truyền bá văn minh công giáo” để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Việt Nam.
Những hành động trên chỉ là cái cớ để Pháp tiến đánh xâm lược Việt Nam một cách hợp pháp.
- Nguyên nhân sâu xa khiến tư bản Pháp cuối thế kỷ XIX đẩy mạnh hoạt động thăm dò và tiến hành xâm lược Việt Nam chính là do nhu cầu thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc của chủ nghĩa tư bản Pháp khi đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc chủ nghĩa; đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với địch thủ cổ truyền là tư bản Anh.
- Bên cạnh đó, những năm cuối thế kỉ XIX, triều đình Huế đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, chính sách đối ngoại không phù hợp, có thể lợi dụng được.
( Thực dân Pháp tiến hành các hành động thăm dò và khai thác thuộc địa.
2. Nêu khái quát tình hình Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX, từ đó nêu quan điểm của mình về những mặt tích cực, hạn chế trong chính sách chính trị, kinh tế, xã hội của nhà Nguyễn trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp.
a. Tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:
- Chính trị:
+ Ngay sau khi lên ngôi (1802), Gia Long đã thi hành những biện pháp trả thù đối với nhà Tây Sơn hết sức tàn bạo. Những người có công giúp nhà Tây Sơn bị trừng trị, thậm chí tru di tam tộc. Ông đã sử dụng những hình phạt thời trung cổ đối với nhà Tây Sơn: voi giày, ngựa xéo, vạc dầu, đày đi xa…
+ Về chính thể, Nguyễn Ánh tự xưng là Thiên tử, thay trời trị dân, có 4 quyền không ai thay thế được: phế, đoạt, phiếm, tru. Để tránh hậu họa về sau, nhà Nguyễn đề ra tứ bất: không hoàng hậu, không Trạng nguyên, không Tể tướng, không phong tước vương cho người ngoài họ. Quyền lực của triều đình nằm trong tay một số cận thần của nhà vua. Rường cột của chế độ xã hội là các địa chủ phong kiến ở các địa phương.
+ Nhà Nguyễn thẳng tay đàn áp những người không cùng phụ trách, tắm máu những cuộc khởi nghĩa nông dân.
+ Về đối ngoại: thần phục nhà Thanh và giữ lệ cống nạp đối với Thiên triều và tự mình coi nước mình là phiên thuộc. Tuy nhiên, đối với một số bộ tộc nhỏ bé hoặc một số nước trong khu vực, nhà Nguyễn tự coi mình là nước lớn, coi những nước không có chữ Nho, không theo đạo Nho là những nước kém văn minh.
- Về kinh tế:
+ Trong suốt thời kì nhà Nguyễn tồn tại đã cố gắng phát triển kinh tế nông nghiệp. Thành tựu lớn nhất của họ là mở rộng diện tích canh tác, những huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Son (Ninh Bình) là do Nguyễn Công Trứ mộ dân khai hoang. Trong thời kì các chúa, vua Nguyễn, vùng đất Nam Kì đã được khai hoang phục hóa, biến nó thành vựa lúa lớn nhất cả nước.
+ Ngành thủ công nghiệp trong thời Nguyễn cũng có bước phát triển, một số làng nghề, phố nghề, làng buôn đã xuất hiện. Tuy vậy, ngành thủ công nghiệp vẫn vấp phải những luật lệ phức tạp của triều đình.
+ Thương nghiệp: các chợ phiên vẫn được duy trì nhưng một số mặt hàng bị cấm không được buôn bán, trong đó có 2 loại nhà nước kiêng kị nhất: diêm sinh và sắt thép. Buôn bán với nước ngoài, nhất là với phương Tây bị cấm đoán. Đối với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, thỉnh thoảng nhà nước cũng phái thuyền đi giao lưu.
( Chính vì vậy, nội và ngoại thương nhà Nguyễn tuy có bước phát triển nhưng hết sức chậm chạp.
+ Ngành khai mỏ cũng có hoạt động nhưng chủ yếu do người Trung Quốc làm.
+ Nhà nước là thế mạnh của nhà Nguyễn, nhưng thiên tai mất mùa thường xuyên. Do đó, đời sống nhân dân hết sức cực khổ. Thời Tự Đức, hàng nghìn ha đất ở vùng đồng bằng trù phú nhất bị bỏ hoang, dân phiêu tán khắp nơi lên vùng núi.
- Tài chính:
+ Vì trong thời kì nhà Nguyễn, ruộng đất hầu như rơi vào tay tư nhân, số lượng công nhân ở các địa phương bị triệt tiêu nên nhà nước không còn nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Để có tiền chi dùng, nhà Nguyễn đã áp dụng những biện pháp tiêu cực: bán quan mua tước, cho những kẻ phạm tội chuộc tội bằng tiền…
- Văn hóa:
+ Vẫn duy trì Nho giáo, Nho học, coi đây là bệ đỡ của nền chính trị trung ương. Vì vậy, trong suốt thời kì của nhà Nguyễn, Nho giáo được đề cao. Các trường Nho học được mở để đào tạo nhân tài cho đất nước. Lối học “tầm chương trích cú” không đào tạo ra người đủ tài năng để cứu vãn sự khủng hoảng, lạc hậu của dân tộc.
- Xã hội:
+ Thời kì quân chủ nói chung, nhà Nguyễn nói riêng thường phân người dân làm 4 loại: sĩ, nông, công, thương. Sĩ và nông được coi trọng.
+ Vì quan niệm như vậy nên đất nước không thể vượt ra khỏi hạn chế về kinh tế trong thời kì quân chủ. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình tiếp tục nổ ra. Chỉ tính từ thời Gia Long đến tự Đức (1802 – 1848) đã có hơn 400 cuộc khởi nghĩa chống triều đình. Điều đó cho thấy thời Nguyễn diễn ra một cuộc khủng hoảng thực sự về xã hội.
+ Trong nội bộ triều đình cũng có vấn đề (“khủng hoảng cung đình”): đầu tiên là do việc không lập con trưởng mà lập con thứ lên làm vua đã dẫn đến lục đục trong nội bộ. Đến thời Tự Đức, cuộc khủng hoảng cung đình đã dẫn đến một cuộc khởi nghĩa lớn nhằm phế truất Tự Đức (1866) – cuộc khởi nghĩa Chày Vôi.
- Tôn giáo:
+ Nhà Nguyễn, đặc biệt từ thời Minh Mạng đã đề ra chính sách cấm đạo hết sức hà khắc vì bản thân các giáo sĩ phương Tây can thiệp sâu vào chính trị: lôi kéo, ủng hộ giáo dân chống lại triều đình.
+ Suốt từ 1825 – 1848, nhà vua liên tiếp ra đạo dụ để cấm đạo, trừng trị các chức sắc của Thiên Chúa Giáo: hơn 100 giáo sĩ Pháp, hơn 10 giáo sĩ Tây Ban Nha và một số người Việt.
+ Chính sách về tôn giáo của triều Nguyễn là một hình thức tự vệ tiêu cực. Nó khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, những biện pháp mà triều Nguyễn thi hành không những không thể loại bỏ được Thiên Chúa giáo, đạo đức xã hội vì vậy cũng không được cải thiện.
b. Đánh giá:
- Tích cực:
+ Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.
+ Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.
+ Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực
- Hạn chế:
+ Chính sách ngoại giao, hạn chế sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài.
+ Chính sách ngoại thương hạn chế kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Chính sách cấm đạo khắt khe của nhà Nguyễn là cái cớ để Pháp xâm lược Việt Nam.
+ Khoa học – kĩ thuật có ít những thành tựu về kĩ thuật và khoa học tự nhiên.
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Nêu khái quát các mốc sự kiện chính trong quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884. Từ các sự kiện đó nêu quan điểm đánh giá của mình về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
a. Các mốc sự kiện chính trong quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884:
- Chiều 31-8-1858 Liên quân Pháp - TBN kéo tới dàn trận tại cửa biển Đà Nẵng. Ban đầu kế hoạch của chúng là “Đánh nhanh thắng nhanh”.
- 1-9-1858, chúng cho người gửi tối hậu thư buộc trấn thử Trần Hoàng Hải trả lời trong vòng 2 giờ sau. Nhưng chưa hết thời gian thì chúng đã bắn đạn bác rèn các đồn Điện Hải, An Hải,…
- 1-9-1858: Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.
- 2-1859: Pháp kéo vào Gia Định
- 24-2-1861: Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Sau đó, Pháp chiếm Định Tường – Biên Hòa -Vĩnh Long
- 6-1862: Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
- 6-1867: Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
- 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.
- 20-11-1873: Pháp đánh thành Hà Nội lần I.
- 25-4-1882 : Pháp đánh thành Hà Nội lần II.
- 18-8-1883: Hạm đội Pháp đánh Thuận An.
Điều ước Hác - măng công nhận sự bảo hộ của Pháp.
- 1884: Hiệp ước Pa- tơ -nốt.
b. Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước:
Có nhiều quan điểm trái chiều trong việc mất nước cuối thế kỉ XIX, có ý kiến nói mất nước là tất yếu, nhà Nguyễn không phải chịu trách nhiệm trong việc để mất nước. Cũng có ý kiến cho rằng mất nước là không tất yếu, nhà Nguyễn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trong việc này.
Thực ra, nguy cơ mất nước là có thể tránh khỏi, bởi:
- Xét trên thực tế chiến trường, không phải lúc nào ta cũng thua và có những cơ hội thắng hoàn toàn.
- Xét về khả năng: ta có thể tránh được mất nước nếu triều đình làm 3 việc:
+ Bỏ chính sách bảo thủ, lạc hậu, cải tổ bộ máy nhà nước, chấn chỉnh quân đội, tiến hành cải cách canh tân để tránh khỏi tình trạng “sức mòn lực kiệt”.
+ Điều đình những mối quan hệ xung đột giữa địa chủ và nông dân, nhà nước với nhân dân, có kết nhà nước với nhân dân.
+ Từ bỏ chính sách đối ngoại đóng cửa với các nước phương Tây.
Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn đã làm được gì trong hơn nửa thế kỉ trị vì?
- Tích cực:
+ Nhà Nguyễn có thi hành một số chính sách tiến bộ, điển hình là khai hoang.
+ Có tổ chức chiến đấu, phòng ngự ở giai đoạn đầu (Có ý thức trong việc tổ chức chống Pháp).
+ Có những cố gắng nhất định tránh nguy cơ mất nước hoàn toàn: hoạt động ngoại giao chuộc đất, cử người ra nước ngoài học kĩ thuật hi vọng cứu nước chống Pháp.
- Hạn chế:
+ Những chính sách của nhà Nguyễn trên các mặt bên cạnh yếu tố tích cực còn mang những mặt hạn chế, làm cho “sức mòn lực kiệt”, trở thành miếng mồi béo bở cho nước Pháp.
+ Trong quá tình kháng chiến, triều đình áp dụng các biện pháp bị động, thiếu linh hoạt sáng tạo, bỏ lỡ các cơ hội.
+ Triều đình không thống nhất, thậm chí lục đục mâu thuẫn chia rẽ, trong đó người đứng đầu là Tự Đức bạc nhược do dự không quyết đoán.
+ Triều đình rất mơ hồ ảo tưởng về âm mưu sâu xa của thực dân Pháp.
+ Trong các đối sách của mình, triều đình chỉ lo bảo vệ quyền lợi của dòng họ, không hợp tác với nhân dân.
+ Hi vọng vào sự giúp đỡ của nhà Thanh, ảo tưởng vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.
+ Chính sách bao hàm nhiều yếu tố “cực đoan”.
Cứ như vậy, triều đình Nguyễn trượt dài trên những sai lầm, lần lượt các hiệp ước đầu hàng Pháp được kí kết, và để mất nước hoàn toàn vào năm 1884.
Tóm lại, trách nhiệm để mất nước vào tay Pháp cuối thế kỉ XIX không hoàn toàn là do nhà Nguyễn, nhưng nhà Nguyễn phải chịu một phần trách nhiệm không nhỏ.
4. Nêu nguyên nhân, nội dung của Hiệp ước 1862. Hãy đánh giá tính chất và hệ quả của bản hiệp ước này.
Hiệp ước Nhâm Tuất hay hòa ước Nhâm Tuất là hiệp ước bình đẳng được ký kết vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Hiệp ước ký kết giữa đại diện triều Nguyễn, đại diện của Pháp và đại diện của Tây Ban Nha. Hiệp ước này ký kết là sự mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở nước Việt Nam.
Nguyên nhân của Hiệp ước:
- Tâm lí sợ địch, không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân, không biết sử dụng sức mạnh của nhân dân để kháng chiến chống Pháp.
- Triều đình sợ mất ngai vàng, chỉ lo cho lợi ích của dòng họ mình mà hòa hoãn với Pháp ở Nam Kỳ để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung Kì (quân Lê Duy Phụng). Triều đình nhà Nguyễn vì quyền lợi giai cấp quên đi nền độc lập của dân tộc, đồng thời chỉ lo cho sự an nguy của gia tộc chứ không nghĩ tới hậu quả và không có lòng tin vào nhân dân.
Nội dung Hiệp ước:
Hòa ước Nhâm Tuất đã được ký kết với Pháp vào ngày 5/6/1862, trên một con tàu của Pháp đậu trên sông Sài Gòn. Đại diện triều đình Huế có 2 người: Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp. Đại diện quân Pháp là đô đốc Giơnizy và Pha-lăng-ca Gút-tie-rê. Nội dung tóm lược của hiệp ước như sau:
- Thừa nhận nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
- Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế chừng nào triều đình triệt phá được các cuộc kháng Pháp diễn ra ở đây.
- Cho Pháp tự do buôn bán tại 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
- Tàu Pháp kiểm soát hết tất cả sông chính và nhánh xung quanh Sài Gòn cũng như trên sông Cửu Long.
- Triều đình Huế phải trả chiến phí tương đương 4 triệu đô la cho Pháp và Tây Ban Nha.
Tính chất và hệ quả:
- Về mặt tính chất mà nói, về phía thực dân Pháp và Tây Ban Nha là một Hiệp ước ăn cướp. Bản Hiệp ước cũng vi phạm thô bạo chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, làm cơ sở hành quân tiến hành những bước xâm lược tiếp theo.
- Về phía triều đình Huế, đây là một Hiệp ước bán nước, cắt đất cầu hòa. Nước ta đã mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước. Đồng thời nó cũng mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn. Điều này để lại những di hại vô cùng to lớn trong những năm tháng tiếp theo.
- Bản Hiệp ước này cũng là sự phản bội của triều đình đối với phong trào kháng Pháp của nhân dân. Sau hiệp ước, ngọn cờ chống thực dân Pháp xâm lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân, tạo thành nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX.
- Với bản Hiệp ước Nhâm Tuất này, Việt Nam không chỉ mất đất, mất dân mà nhiều năm sau đó, những người lao động Việt Nam đã phải nai lưng làm việc và triều đình đã phải sử dụng rất nhiều biện pháp, thậm chí tiêu cực để có tiền trả chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha.
( Hiệp ước đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát, không chủ động tấn công địch của triều đình nhà Nguyễn, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng Thực dân Pháp.
Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 được xem như bản hiệp ước đầu hàng, văn kiện bán nước đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn, cũng là cơ sở cho thực dân Pháp xâm lược lâu dài nước ta.
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
. Nêu ngắn gọn quá trình Pháp mở rộng đánh chiếm ra Bắc Kỳ vào năm 1873. Giải thích tại sao phải tới năm 1873 thực dân Pháp mới đánh ra Bắc Kỳ? Mục tiêu chính là gì?
a. Quá trình Pháp mở rộng đánh chiếm ra Bắc Kỳ vào năm 1873
- Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (gồm ba tỉnh miền Đông: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước. Chúng phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta, liên lạc với Giăng Đuy-puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng biển Trung Quốc - Việt Nam. Ngoài ra, Pháp còn lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc, kích động họ nổi lên chống triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp đến.
- Tháng 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán, dù chưa được phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi được đóng quân trên bờ sông Hồng, có nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa sang Vân Nam. Lính Pháp và thổ phỉ dưới trướng Đuy-puy còn cướp thuyền gạo của triều đình, bắt quan, lính và dân ta đem xuống tàu; khước từ lời mời tới thương thuyết của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương. Chớp cơ hội triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp ở Sài Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.
- Ngày 11-10-1873 Pháp cử hạm đội gồm 2 tàu chiến và gần 100 dưới sự chỉ huy của Garnier ra Hà Nội hội quân với Đuypuy. Ngày 16-11-1873, Garnier liền tuyên bố mở cửa sông Hồng, áp dụng biểu thuế quan mới. Sáng 19-11, hắn gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu đầu hàng, giải tán quân đội, nộp thanh… nhưng Nguyễn Tri Phương không trả lời thì mờ sáng 20-11-1873 quân Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng đưa quân đi chiếm các tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Kì lần lượt bị chiếm: Hưng Yên (23-11), Phủ Lí (26-11), Hải Dương (3-12), Ninh Bình (5-12) và Nam Định (12-12).
- Do sự chống trả yếu ớt của triều đình nhà Nguyễn, chỉ trong vòng một tháng, nhiều tỉnh thành lớn nhỏ miền đồng bằng Bắc Kì đã bị quân Pháp chiếm đóng. Nhưng đi đến đâu thì chúng cũng bị nhân dân ta đánh trả quyết liệt của nhân dân địa phương (ở Nam Định nhiều văn thân sĩ phu như Nguyễn Mậu Kiến và hai con trai Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Hữu Bản đã tụ họp hàng nghìn nghĩa quân đánh giặc vùng Trực Ninh rồi kéo sang Nam Định xây dựng căn cứ chống Pháp. ở các nơi khác nghĩa quân cũng đánh cho địch những đòn nặng nề. Hoàng Tá Viêm, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc).
- Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gácniê tử trận.
( Kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp thất bại.
b. Tới năm 1873 thực dân Pháp mới đánh ra Bắc Kỳ và mục tiêu chính
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ 1873 xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.
- Sau khi đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kì, quân Pháp phải đối mặt với nhiều cuộc khỏi nghĩa: Phan Trung Trực, Pham Liêm, Phan Tôn… ( Pháp cần bình định lại các vùng đã chiếm đóng.
- 1870 chiến tranh Pháp – Phổ, Pháp – Ý bùng nổ.
- 1871 Công xã Paris của công nhân nổ ra.
( tình hình nước Pháp khó khăn, thường xuyên phải duy trì 1 lực lượng quân đội mạnh ở biên giới với nước Phổ
- Sang năm 1873, dù chưa phải là lức thuận lợi để tiến đánh Bắc Kì nhưng Pháp quyết định đánh ra Bắc kì vì nhận thấy quân Anh và quân Đức lúc đó đang có động thái xâm lược Bắc Kì.
- Theo một số ý kiến khác:
+ Pháp đã thám hiểm con đường Mekong vượt lên Vân Nam nhưng bị thất bại.
+ 1867 vào Tây Nam Trung Quốc qua sông hồng một tên bán vũ khí (Jeam Dupuy) cho Trung Quốc chống lại chính quyền Trung Quốc đã vận chuyển thành công vũ khí từ sông Hồng lên Trung Quốc và người này đã báo với Pháp
( từ đó Pháp có ý định chiếm Bắc kì biến Bắc kì trở thành bàn đạp, căn cứ quân sự.
+ Vì Bắc kì có nguồn khoáng sản, mỏ, tài nguyên phong phú Pháp cần dùng nhiên liệu để cung cấp cho các cuộc chiến và cũng do sự nhòm ngó của quân Anh, Đức, quân Mãn Thanh.
+ Pháp muốn dùng vũ lực để tấn công Bắc kì đẻ buộc nhà Nguyễn đồng ý nhượng nốt 3 tỉnh miền tây nam kì ( đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì.
+ Mục tiêu cuối cùng là ngược sông Hồng lên vùng Vân Nam Trung Quốc, Trung Quốc là cái đích đến cuối cùng của Thực dân Pháp.
6. Nêu nguyên nhân, nội dung của Hiệp ước 1874. Hãy đánh giá tính chất và hệ quả của bản hiệp ước này.
Nguyên nhân:
- Về phía ta: nhìn chung có 3 nguyên nhân chính:
+ Triều đình Huế quá đề cao cũng như lo sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
+ Triều đình Huế muốn hoà với Pháp nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp mình.
+ Triều đình Huế ảo tưởng vào những lời đường mật của thực dân Pháp, đó là dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
- Về phía Pháp:
+ Pháp còn muốn nhiều hơn nữa, không chỉ dừng lại ở 3 tỉnh Nam Kì như trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Chúng ra những yêu sách ngang ngược với triều đình Huế, đưa quân chiếm lần lượt các tỉnh Bắc Kỳ, ngang nhiên vi phạm các thỏa thuận trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký.
+ Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc. Bên cạnh đó, Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội.
+ Do nước Pháp đang có nhiều khó khăn nội bộ sau chiến tranh Pháp – Phổ và sau sự kiện Công xã Pari không thể can thiệp tới chiến trường VN xa xôi để giúp đỡ TDP ở Đông Dương gỡ rối.
+ Thực dân Pháp lo ngại sau TQ, Anh can thiệp vào Bắc Kì VN để ngăn chặn Pháp phát triển thế lực.
( Vì vậy, mong muốn cấp thiết nhất trước mắt của TDP là một cuộc thương thuyết nghị hòa sớm. Điều này được thể hiện bằng việc Pháp lần lượt trả lại cho triều đình Huế các thành Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định và Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.
Nội dung Hiệp ước:
- Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874 bao gồm 22 điều với nội dung chính:
+ Thừa nhận cho Pháp được chiếm đóng cả 6 tỉnh Nam Kì của Việt Nam.
+ Từ nay, đường lối ngoại giao của nước An Nam phải chiều theo đường lối ngoại giao của nước Cộng hòa Pháp.
+ Ở trên lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì Việt Nam, xếp đặt một chức quan Tổng Trú sứ của nước Cộng hòa Pháp. Và ở mỗi tỉnh của Bắc Kì và Trung Kì sẽ cử một viên quan của nước Pháp gọi là Công sứ để cai trị. Riêng ở Bắc Kì, triều đình Huế sẽ cử một viên quan gọi là Phó vương để cai trị.
+ Người Pháp có quyền xây dựng các lực lượng đồn trú ở những nơi mà họ thấy cần thiết, được mở cửa hàng, bến cảng, phố xá và được hoạt động giao thương tự do ở trên sông Hồng.
- Cụ thể hơn nội dung bản hiệp ước này bao gồm:
+ Điều 1: Pháp và An Nam hợp tác hòa bình, hữu nghị, bền vững.
+ Điều 2: Pháp thừa nhận quyền độc lập An Nam.
+ Điều 3: Chính sách ngoại giao của An Nam cần phù hợp với chính sách ngoại giao của nước Pháp.
+ Điều 4: Pháp tặng một số thiết bị quân sự, cố vấn quân sự cho An Nam.
+ Điều 5: Triều đình An Nam công nhận chủ quyền của Pháp đối với các tỉnh Nam Kỳ.
+ Điều 6: Pháp miễn An Nam không phải trả tiền chiến phí cũ còn thiếu.
+ Điều 7: An Nam cam kết trả nợ số tiền chiến phí còn thiếu nước Tây Ban Nha bằng thu nhập thuế quan.
+ Điều 8: Ban bố đại xá đối với tài sản của công dân Pháp và An Nam làm tay sai.
+ Điều 9: Cho phép truyền đạo Gia tô tại An Nam.
+ Điều 10: Triều đình An Nam có thể mở một trường cao đẳng ở Sài Gòn đặt dưới quyền giám sát của Pháp.
+ Điều 11: Triều đình An Nam mở các cảng biển theo yêu cầu của Pháp.
+ Điều 12: Người Pháp hay người An Nam sống tại Nam Kỳ được quyền tự do kinh doanh.
+ Điều 13: Pháp có quyền mở lãnh sự tại các thương khẩu mới mở của An Nam.
+ Điều 14: Nhân dân An Nam có thể tự do buôn bán đi lại tại khu vực Nam Kỳ đã thuộc sở hữu của Pháp.
+ Điều 15: Người dân An Nam dân Pháp hay công dân nước ngoài cần đăng ký cơ quan Trú Sứ Pháp nếu muốn sinh sống, du lịch tại An Nam.
+ Điều 16: Các tranh chấp giữa công dân Pháp và ngoại quốc đều do Pháp xử lý.
+ Điều 17: Các vi phạm pháp luật của người Pháp và người ngoại quốc sẽ được người Pháp giải quyết.
+ Điều 18: Khi có người vi phạm pháp luật ở Pháp trốn sang An Nam thì người An Nam cần truy lùng và giao cho Pháp và ngược lại.
+ Điều 19: Người Pháp và ngoại quốc qua đời trên lãnh thổ An Nam và ngược lại sẽ được trao trả tài sản cho người thừa kế.
+ Điều 20: Một năm sau hiệp ước Pháp sẽ bổ nhiệm một viên Trú Sứ tại An Nam.
+ Điều 21: Hiệp ước năm 1874 thay thế cho hiệp ước năm 1862.
+ Điều 22: Hiệp ước năm 1874 được thực hiện một cách vĩnh viễn.
Đi kèm với Bản Hiệp ước ngày 15/3/1874, thực dân Pháp còn buộc triều đình Huế kí một bản Hiệp ước thương mại mà người ta gọi là Hiệp ước Êmêdơ gồm 10 điều khoản.
Tính chất và hệ quả:
- Bản Hiệp ước 15/3/1874, triều đình Huế đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc và lợi ích của nhân dân, một lần nữa cho thấy sự hèn yếu của triều đình Huế, đặc biệt là sau cái chết của Garnie, họ đã không biết lợi dụng cơ hội đó phát động kháng chiến toàn dân để đuổi quân Pháp ra khỏi Bắc Kì.
- Hiệp ước Giáp Tuất tuy nói là “Hòa ước” giữa hai nước nhưng hầu như chỉ mang đến lợi ích cho thực dân Pháp. Bản Hiệp ước này mang nhiều mâu thuẫn vô lý cho thấy sự ngang ngược và hống hách của thực dân Pháp.
- Bản Hiệp ước không những thừa nhận cho Pháp được chiếm cả 6 tỉnh Nam Kì Việt Nam, đặc biệt là 3 tỉnh miền Tây vốn đã bị thực dân Pháp chiếm năm 1867, thực ra chúng đã bội ước so với bản Hiệp ước 1862.
- Với bản Hiệp ước này, thực dân Pháp đã dấn thêm một bước: đặt các chức quan cai trị ở Bắc Kì và Trung Kì Việt Nam.
- Cũng với bản Hiệp ước này, thực dân Pháp vẫn tiếp tục được ở lại Bắc Kì, ở những địa điểm xung yếu để chúng tiếp tục chuẩn bị, tiến hành chiến tranh xâm lược vào những năm tiếp theo.
( Hiệp ước Giáp Tuất cho thấy sự yếu đuối, bất lực của Triều đình Huế. Nước ta đã mất đi phần quan trọng trong chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại. Biến đất đai, đồng bào nước Nam thành thuộc địa và nô lệ của Pháp.
Hiệp ước Giáp Tuất đã biến nước ra thành một nửa thuộc địa của Pháp. Tạo ra cơ hội để Pháp đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta, xâm lược và bành trướng thể hiện sự ngang ngược và hống hách của mình. Mở đường cho sự xâm lược của Pháp đối với nước ra trong những năm sau này.
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Nêu nguyên nhân, nội dung của Hiệp ước Harmand năm 1883. Hãy đánh giá tính chất và hệ quả của bản hiệp ước này.
Hiệp ước Quý Mùi hay còn được gọi là Hòa ước Harmand. Đây là tên gọi dựa theo năm ký kết đó là năm Quý Mùi 1883 và dựa theo danh tính người Pháp soạn bản dự thảo này. Hiệp ước Quý Mùi được ký kết vào ngày 25/8/1883 giữa đại diện của Pháp và đại diện triều Nguyễn tại triều đình Huế.
Hoàn cảnh ra đời Hiệp ước:
- Hiệp ước Harmand được ký kết trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn vô cùng rối ren.
+ Từ đầu thập niên 1880, tình hình ở Bắc Kỳ vô cùng rắc rối khi Pháp liên tiếp gây hấn. Đến năm 1882, thủ phủ Hà Nội thất thủ, Pháp chiếm đóng toàn miền Trung châu Bắc Kỳ. Một số tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc cũng bị đặt vào tình thế báo động. Lúc này, triều đình Huế đã gửi thư viện cầu đến nhà Thanh và nhà Thanh dưới danh nghĩa giúp nhà Nguyễn để mở cuộc chiến tranh Pháp – Thanh. Quân Việt tại các tỉnh Bắc Kỳ cũng phối hợp với quân Thanh đánh Pháp.
+ Trong khi đó, vua Tự Đức băng hà vào ngày 19/7/1883. Không có con nối ngôi nên các quan phụ chính tranh giành quyền lợi. Vua Dục Đức trị vì được 3 ngày từ 20 đến 23/7. Tiếp đó vua Hiệp Hòa ở ngôi được 4 tháng sau cũng bị phế truất. Lợi dụng tình thế rối ren đó của triều Nguyễn, ngày 20/8/1883 quân Pháp đã tấn công chiếm lấy cửa biển Thuận An.
( Sự kiện Pháp chiếm cửa biển Thuận An đã chặt đứt con đường giao thông bằng thủy lộ chính lên kinh đô Huế.
- Trước tình hình đó, Thượng thư bộ lại Nguyễn Trọng Hợp được triều đình Huế cử ra Thuận An điều đình với Pháp. Đôi bên tạm đình chiến trong 48 giờ. Tổng ủy Jules Harmand của Pháp lập tức đi Huế và gửi tối hậu thư buộc triều đình Huế phải: rút hết quân ở 12 pháo đài, dỡ bỏ toàn bộ chướng ngại vật trên sông Huế, phá hủy vũ khí, giao nộp lại 2 tàu chiến Pháp đã tặng trước đây. Quân Pháp do Hác Măng đưa ra cho Nguyễn Trọng Hợp một văn bản được dự thảo sẵn và tuyên bố nếu không đồng ý thì sau 24 giờ sẽ khai hỏa đánh lên kinh thành.
- Trong thư Harmand đề rất rõ “Đế quốc An Nam, hoàng triều, cùng các vương công, đại thần sẽ tự tuyên án tử hình cho chính mình. Cái tên Việt Nam sẽ bị xóa khỏi lịch sử…” . Trước tình hình đó, Nguyễn Trọng Hợp buộc phải đại diện cho triều đình Huế ký hiệp ước gọi là Hiệp ước Harmand, hay còn gọi là hiệp ước Quý Mùi.
Nội dung hiệp ước:
Nội dung của Hiệp ước Harmand đã được Pháp soạn thảo sẵn với mục đích thôn tính nước Đại Nam, đặt Đại Nam dưới sự bảo hộ chặt chẽ của Pháp. Những nội dung cơ bản và quan trọng nhất của Hiệp ước là:
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm.
- Tại Huế sẽ đặt chức Khâm sứ để thay mặt Chính phủ Pháp, viên quan này có quyền gặp nhà vua vào bất kì lúc nào nếu cần thiết.
- Tại Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác có đặt chức Công sứ, có quân đội bảo vệ và có quyền kiểm soát việc tuần phòng, quản lí việc thuế vụ, giám sát mọi sự thu chi, phụ trách việc thuế quan.
- Khu vưc do triều đình cai trị “như cũ” chỉ còn lại từ Khánh Hòa ra tới Đèo Ngang, tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kì, ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì. Nhưng ngay trong khu vực này, các việc thương chính, công chính cũng đều do Pháp nắm.
- Về quân sự, triều đình Huế buộc phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp. Phải triệu hồi binh lính từ Bắc Kỳ về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
Tính chất và hệ quả:
- Đây được xem là hiệp ước đầu hàng của triều đình Huế, nước ta đã mất quyền độc lập tự do, chính thức trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Hiệp ước Harmand chứng tỏ sự bạc nhược, suy yếu của triều đình Huế. Triều đình đã chính thức đầu hàng, chấp nhận sự xâm lược áp bức của Pháp trên đất nước ta. Đồng nghĩa với việc triều đình từ bỏ trách nhiệm và tổ chức lãnh đạo đấu tranh.
- Việc ký kết hiệp ước đó về cơ bản không hề làm thay đổi tình hình của nước ta. Vì thực chất từ trước thực dân Pháp đã đặt ách đô hộ ở nước ta và triều đình Huế cũng đã thể hiện sự bạc nhược của mình. Tuy nhiên, với hiệp ước này thì chính thức xác nhận việc thực dân Pháp vẫn nham hiểm đô hộ nước ta và triều đình Huế thì đầu hàng, cam tâm làm tay sai cho giặc.
- Chính hiệp ước này đã khiến cho phong trào chống Pháp của nhân dân ta ngày càng trở nên sôi sục.
Nhằm xoa dịu nhân dân cũng như mua chuộc các quan lại của triều đình Huế, quân Pháp đã chủ động đề nghị kí thêm hiệp ước Patenotre vào ngày 06/06/1884. Mục đích của hiệp ước Patenote chính là đặt quyền bảo hộ lâu dài của Pháp ở nước ta.
8. Nêu nguyên nhân, nội dung của Hiệp ước Patenotre năm 1884. So sánh điểm giống và khác nhau giữa Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884.
Nguyên nhân dẫn tới Hiệp ước:
- Sau khi ký kết Hiệp ước Harmand năm 1883, nội bộ triều đình lục đục; các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi đều nối tiếp lên ngôi nhưng chỉ cai trị được trong thời gian rất ngắn.
- Việc triều đình ký hòa ước 1883 đã làm quần chúng nhân dân phẫn nộ trước sự đầu hàng của vua quan nhà Nguyễn, các phong trào đấu tranh của quần chúng phản đối sự nhu nhược của nhà Nguyễn được nổ ra ngày càng mạnh mẽ.
- Lúc này, tiềm lực quân sự, kinh tế của Pháp ngày càng mạnh:
+ Ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp đánh nhau với quân Thanh và đuổi được phần lớn quân Thanh về nước.
+ Từ cuối 1883 đến giữa năm 1885, thực dân Pháp cho quân chiếm Tuyên Quang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa… Tuy nhiên, ở một số tỉnh quân Thanh vẫn chiếm giữ đe dọa sự có mặt của quân Pháp ở Bắc Kỳ.
+ Cuối cùng, hai quân Pháp – Thanh đã đi đến thỏa thuận bằng việc ký kết Hòa ước Thiên Tân 1885, trong đó có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam và quân Thanh cam kết rút khỏi Bắc Kỳ.
- Sau khi đánh bại quân Thanh, người Pháp làm chủ tình thế, bắt nhà Nguyễn ký bản hiệp ước Patenotre ngày 6/6/1884, nội dung hiệp ước Patenotre về cơ bản là giống Hiệp ước Hác măng (hiệp ước Quý Mùi), chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kỳ nhằm lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn và xoa dịu dư luận.
Nội dung Hiệp ước:
Hiệp ước Patenotre được ký kết vào ngày 6/6/1884 tại kinh đô Huế bởi đại diện Cộng hòa Pháp là Bộ trưởng Jules Patenôtre – đặc phái viên và đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp tại Bắc Kinh và đại diện Hoàng đế An Nam: Nguyễn Văn Tường – đệ nhất phụ chính đại thần, toàn quyền đại thần Phạm Thận Duật và Phó toàn quyền đại thần Tôn Thất Phán
Nội dung hiệp ước Patenotre gồm 19 điều khoản, gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- An Nam chấp nhận sự bảo hộ của Pháp (kể cả những người dân An Nam ở nước ngoài), Pháp sẽ đại diện cho An Nam trên quan hệ ngoại giao (kể cả với Trung Quốc).
- Các tỉnh nằm ở giữa ranh giới Nam Kỳ cho đến Ninh Bình (Trung Kỳ) vẫn thuộc quyền cai trị của quan chức An Nam; nhưng các vấn đề về hải quan, công chánh cần phải có sự chỉ đạo thống nhất, các dịch vụ cần phải sử dụng nhân viên người Âu Châu. Trong giới hạn này, cho phép việc mở cửa buôn bán với mọi quốc gia tại các cảng Tourane, Quy Nhơn, Xuân Đài, Đà Nẵng; những cảng mở thêm cửa trong tương lai phải có sự thống nhất của cả hai bên.
- Viên công sứ toàn quyền sẽ ở trong nội thành Huế với một đội quân để chủ trì quan hệ ngoại giao, điều hành công việc của bộ máy bảo hộ.
- Những người nước ngoài thuộc bất cứ quốc tịch nào tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ đều đặt dưới quyền tài phán của người Pháp.
- Các hoạt động kinh tế và công tác thuế quan sẽ do người Pháp nắm giữ và điều hành.
Ngoài ra, một số nội dung khác đều tương tự như Hiệp ước Harmand được ký kết trước đó.
Đánh giá chung về nội dung Hiệp ước:
- Hiệp ước Patenotre là hiệp ước cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn; về cơ bản, không làm thay đổi tình hình nước ta, nước ta vẫn bị Pháp đô hộ, triều đình Huế vẫn đầu hàng, làm tay sai cho giặc.
- Việc triều đình nhà Nguyễn ký kết với người Pháp hiệp ước Patenotre đã chấm dứt triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đặt Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp cho đến cách mạng tháng 8 năm 1945.
So sánh Hiệp ước Harmand và Hiệp ước Patenotre:
- Sự giống nhau:
+ Hai hiệp ước Harmand và Patenotre đều được kí kết dưới áp lực quân sự của quân Pháp, đồng thời đánh dấu sự thất bại và đầu hàng của giai cấp phong kiến nước ta trước tư bản Pháp.
+ Cả hai hiệp ước đều do triều đình Huế kí kết với Pháp tại Huế.
+ Trên cả hai hiệp ước thì không đặt toàn bộ lãnh thổ dưới sự đô hộ của Pháp. Tuy thế, chúng đều chia nước ta thành 3 khu vực địa lý. Trên lý thuyết thì Bắc Kỳ thuộc sự cai quản của triều đình Huế nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Nam Kỳ là thuộc địa hoàn toàn của Pháp. Còn Trung Kỳ hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn cai quản. Tuy thế nhưng Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm chủ quyền nước ta trước sự bất lực của triều Nguyễn.
- Sự khác nhau:
+ Hiệp ước Harmand: Được xem là tiền thân của hiệp ước Patenotre, bao gồm 27 điều khoản. Sự cai quản của Pháp ở hiệp ước này là quá mạnh mẽ, chính vì thế đã gây ra sự phản ứng lớn của vua quan trong triều lẫn nhân dân.
+ Hiệp ước Patenotre: Đây là hiệp ước có 19 điều khoản, với phần nào mục đích xoa dịu sự bất bình từ dư luận cũng như sự phản đối từ vua quan nhà Nguyễn. Nội dung hiệp ước Patenotre là Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình trở vào đến Hà Tĩnh (ở phía Bắc) và Bình Thuận ở phía Nam cho nhà Nguyễn.
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
9. Trình bày khái quát nội dung của một số đề xuất canh tân đất nước ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Lý giải tại sao các đề xuất canh tân đó bị thất bại?
a. Hoàn cảnh:
- Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng: kinh tế kiệt quệ, tài chính trống rỗng; quan lại và địa chủ bóp nghẹt nhân dân; đời sống của nhân dân thêm khốn cùng. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra.
- Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị mở rộng xâm lược nước ta.
- Trước vận nước nguy nan, một số quan lại, sĩ phu tiến bộ (Đinh Văn Điền, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch…) đã đề nghị cải cách duy tân đất nước.
b. Những đề nghị cải cách, duy tân tiêu biểu cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam:
- Năm 1868, Đinh Văn Điền, một người theo Công giáo ở Yên Mô (Ninh Bình), đề nghị việc mở mang khai mỏ, đóng tàu, biệt đãi người phương Tây, khai thông việc buôn bán; học tập binh thư, binh pháp, huấn luyện quân đội theo lối mới…
- Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) để thông thương với bên ngoài, xây dựng một “Hương Cảng của Việt Nam”.
- Năm 1872, Viện Thương bạc đề nghị mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Đồ Sơn…
- Từ năm 1877 – 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng triều đình các bản “Thời vụ sách”, đề xuất những ý kiến nhằm giải quyết những yêu cầu bức thiết của thời cuộc.
- Đặc biệt, những năm 1863 – 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi gần 60 bản điều trần, đê nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại; phát triển công thương, tài chính; chấn chỉnh võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục… Những đề nghị của ông đã gây được tiếng vang lớn trong xã hội nước ta lúc đó.
Quan điểm canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ:
- Kịch liệt phê phán những người bảo thủ, chỉ khư khư giữ lấy thói cũ làm cho đất nước luẩn quản trong vòng lạc hậu và yếu kém.
- Phân tích và khẳng định tính tất yếu của sự gặp gỡ, giao lưu giữa hai nên văn minh Phương Đông và phương Tây.
- Cho rằng canh tân đất nước là một yêu cầu bức thiết của lịch sử dân tộc.
- Con đường cứu nước phải tìm trong thiên hạ: theo gương Nhật, tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây.
- Việt Nam có nhiều lợi thế, tài năng để có thể phát triển nếu biết tận dụng, phát huy “sở trường” và hạn chế “sở đoản”.
- Về quân sự: là người chủ hòa nhưng ông đã đặt vấn đề “ cải tu võ bị” lên hàng đâu bằng cách:
1. Phải coi trọng lý thuyết về quân sự.
2. Phải coi trọng người lính.
3. Chú ý đào tạo cán bộ chỉ huy.
4. Phải chỉnh đốn uy thế quốc gia về quân sự.
5. Phải ngầm xây dựng lực lượng trong vùng địch chiếm đóng, đánh úp để giành lại những vùng đã mất.
- Về ngoại giao:
1. Phải thực hiện chính sách ngoại giao đa phương.
2. Đề nghị hòa với Pháp để khống chế họ và chờ đợi cơ hội vì chưa đủ điều kiện để đuổi Pháp ngay được.
3. Tìm một nước trung gian cho cuộc gặp gỡ Việt – Pháp.
4. Cần giao thiệp với các cường quốc để biết họ, biết mình và tùy cơ ứng biến.
5. Liên hệ với Yphanho để tìm hiểu tình hình hiện thời các nước Pháp, Phổ thế nào hướng đi của các nước Anh, Nga.
6. Phải trị nước bằng pháp luật, hạn chế quyền hành của vua, thận trọng trong việc tuyển chọn quan lại.
- Về cải cách hệ thống quan chế:
Lên án hệ thống quan chế hiện thời (10 con Dê 9 người chăn, 1 con Ngựa 9 người giữ; quan lại phần lớn bất tài; tệ tham quan ô lại,…)
( Phải thay đổi bằng cách:
1. Đổi mới học thuật, đào tạo quan lại theo lối mới.
2. Phải trị nước bằng pháp luật; hạn chế quyền hành của vua; thận trọng trong việc tuyển chọn quan lại.
- Về ổn định chính trị - xã hội:
1. Phải có công bằng.
2. Có hệ thống pháp luật chặt chẽ.
3. Đối với kẻ có tội, bọn lười biếng, phải cải tạo bằng lao động.
4. Lập trại tế bần, lập trường dạy trẻ miến phí, nhà dưỡng lão, nơi phục hồi nhân phẩm.
c. Nội dung cơ bản:
- Về chính trị: chấn chỉnh bộ máy quan lại; huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; mở rộng quan hệ ngoại giao với bên ngoài.
- Về kinh tế: Chăm lo phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp; Tiếp nhận khoa học – kĩ thuật tiên tiến của phương Tây. Mở cửa buôn bán với nước ngoài.
- Xã hội: bãi bỏ những tập tục lạc hậu, cải tổ giáo dục…
d. Kết cục và nguyên nhân dẫn đến kết cục:
Hầu hết các đề nghị cải cách đều không được thực hiện. Vì:
- Đại bộ phận vua quan triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp. Những người có tư tưởng cải cách không nắm quyền lực…
- Bản thân các đề nghị cải cách có những hạn chế. Nội dung các đề nghị cải cách nhỏ lẻ, rời rạc, thiếu tính thuyết phục. Riêng đề nghị của Nguyễn Trường Tộ tuy “sâu sắc, có tình có lí” nhưng vì bản thân ông theo Công giáo nên Tự Đức e ngại…
- Các đề nghị cải cách thiếu sự đồng thuận từ trên xuống dưới.
- Hoàn cảnh và điều kiện đất nước lúc đó không thuận lợi cho cải cách:
+ Đất nước khủng hoảng toàn diện, lại đang có chiến tranh, tiềm lực suy yếu nghiêm trọng.
+ Ý thức hệ phong kiến tồn tại quá lâu, quá sâu sắc nên khó thay đổi một sớm một chiều.
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là yếu tố chủ quan, sự thiếu quyết tâm của triều đình, ý thức duy tân yếu, chưa đủ thắng tư tưởng bảo thủ.
e. Ý nghĩa lịch sử:
- Các nhà cải cách đã nhìn thấy rõ sự bảo thủ trì trệ của đất nước, mong muốn đưa nước ta phát triển giàu mạnh, đủ sức bảo vệ đất nước. Đó là tư tưởng tiến bộ, phù hợp với thời đại.
- Các nhà cải cách đều mong muốn đất nước được cường thịnh, thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc sâu sắc.
- Có tác dụng tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân sôi nổi, mở rộng khắp Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Để lại những bài học kinh nghiệp cho công cuộc cải cách, duy tân đất nước sau này.
10. Nêu khái quát một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến 1884. Hãy đánh giá kết quả, tính chất và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa này.
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
- Khởi nghĩa Trương Định
- Khởi nghĩa Trần Thiện Chính
- Khởi nghĩa Lê Huy
- Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực
- Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân
- Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển
- Trận Cầu Giấy năm 1873 và năm 1883
Kết quả:
- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra kéo dài nhưng liên tiếp thất bại.
- Tuy thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ được ý chí chiến đấu, lòng dũng cảm, căm thù giặc của nhân dân ta.
- Đồng thời, các cuộc khởi nghĩa đã làm chậm quá trình Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa, gây cho Pháp nhiều khó khăn và tổn thất.
Tính chất: là các phong trào yêu nước, tuy nhiên khởi nghĩa tự phát, lẻ tẻ bị động. Do tính chất như vậy nên các cuộc khởi nghĩa diễn ra chưa có sự liên kết và dẫn đến thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Triều đình không có đường lối kháng chiến chống Pháp đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hòa, hèn nhát, không đoàn kết với nhân dân mà ngược lại còn quay sang đàn áp phong trào của nhân dân.
- Quần chúng nhân dân chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, chưa thống nhất, chứa có đường lối đúng đắn và giai cấp tiên phong lãnh đạo.
- Sự tương quan lực lượng chênh lệch đặc biệt là chênh lệch về trang bị vũ khí. Trong khi quân Pháp được trang bị vũ khí tiên tiến hiện đại thì quân ta lại dùng gậy gộc đồ tự chế để chiến đấy không được huấn luyện.
 
Top Bottom