Chuyên đề. PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI

L

lephamthanh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 sắp đến gần.
Nhằm cung cấp thêm tài liệu học tập cho các em học sinh, tôi đã biên soạn lại chuyên đề PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI một cách ngắn gọn, súc tích.
Hi vọng chuyên đề này giúp ích ít nhiều cho các em trong quá trình ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi quan trọng sắp tới happy

Link down file .PDF :

- Tại mediafire : http://www.mediafire.com/download.php?x2ijjiy0cy5

- Tại box.net : http://www.box.net/shared/ybms1bcs4k

LePhamThanh0976053496_PhuongPhap-8.png

LePhamThanh0976053496_PhuongPhap-7.png

LePhamThanh0976053496_PhuongPhap-5.png

LePhamThanh0976053496_PhuongPhap-4.png

LePhamThanh0976053496_PhuongPhap-3.png

LePhamThanh0976053496_PhuongPhap-2.png

LePhamThanh0976053496_PhuongPhap-1.png



Link down file .PDF :

- Tại mediafire : http://www.mediafire.com/download.php?x2ijjiy0cy5

- Tại box.net : http://www.box.net/shared/ybms1bcs4k

Mọi ý kiến trao đổi, các em có thể để comment lại ngay dưới đây hoặc mail về hòm thư : thanh.lepham@gmail.com

Chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của tất cả mọi người big hug

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tham khảo thêm một số tài liệu sau :​

[1]. PGS. Nguyễn Xuân Trường, Dùng phương pháp quy đổi để tìm nhanh đáp số của bài toán hóa học, Tạp chí Hóa Học và Ứng dụng, số 4 (52) / 2006, trang 2 – 3.

[2]. Lê Phạm Thành, Phương pháp mới giải nhanh các bài toán Hóa Học THPT, NXB Hà Nội, 3/2009.

[3]. Lê Phạm Thành, 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn Hóa Học, NXB ĐHSP, 4/2009.

[4]. Lê Phạm Thành, Chuyên đề. Phương pháp quy đổi, truong-truc-tuyen.vn, 2008.

[5]. Lê Phạm Thành, Hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa Học THPT theo cấu trúc đề thi tuyển sinh, NXB Hà Nội, 4/2009.

[6]. Lê Phạm Thành, Tuyển tập 36 đề trắc nghiệm môn Hóa Học, NXB ĐHSP, 5/2009.
 
Last edited by a moderator:
D

dkh_91

có ai giai được bài 2, 4 , 5 , 7, 9 giúp mình săp thi rồi

Mấy bài này thuộc dạng bài quen thuộc năm nào cũng có vài câu :))

Câu 2: Sơ đồ thế này: (CU,S)----->(Cu,CuS,Cu2S,S,N+5)------>(Cu2+,S6+,N+2)--------->(Cu(OH)2, BaSO4)
Đặt nCu=x, nS=y. Ta có hệ 64x+32y=30,4 ; 2x+6y=3.0,9 <=> x=0,3; y=0,35.
nCu(OH)2=nCu ; nBaSO4=nS => m=110,95g.

Câu 4: Fe3O4 tương ứng với Fe2O3+FeO nên hh đã cho tương ứng với FeO và Fe2O3.
Đặt nFeO=x; nFe2O3=y. Ta có nFeO=nFeCl2=0,06 => mFe2O3 => nFe2O3= 0,03.
nFeCl3=2.nFe2O3=0,06 => mFeCl3=9,75g.

Câu 5: Bài này đề ko nói rõ HNO3 có dư hay ko, mình làm với HNO3 dư thui nhá (Chủ yếu là thế)
Sơ đồ (Fe,O2)------(các oxit,Fe,N+5)-------(Fe3+,N+2)
Đặt nFe=x; nO2=y. Ta có: 56x+32y=12.
Fe----->Fe3+ + 3e
O2 + 4e-------2 O2-
N+5 + 3e -------> N+2
Có thêm pt: 3x=4y+0,3. => x=0,18 ; y=0,06. => mFe= 0,18.56= 10,08

T/hợp HNO3 kô biết hết hay dư như đề thì thêm TH có pư Fe + 2Fe3+--->3Fe2+ làm giống trên ra 11,2 kô có trong đáp án => đề thiếu chữ HNO3 dư!!!!!

2 bài còn lại cũng kiểu thế thôi cố làm mà luyện tập nhé
 
P

pttd

Bài 7: Qui đổi hỗn hợp ban đầu về là Fe và Cl_2
vậy các quá trình thay đổi oxi hoá là
[TEX]Fe--->Fe^{+3} +3e[/TEX]
a-----------a----3a------(mol)
[TEX]Cl_2+2e---->2Cl^-[/TEX]
b------2b-------2b--------(mol)
[TEX]S^{+6}+2e------>S^{+4}[/TEX]
------------0,4-------0,2------(mol)
[TEX]n_{Fe^{+3} =n_{Fe(OH)_3}=0,3 = a[/TEX]
ta có hệ
[TEX]\left {\begin {{3a- 2y =0,15}\\{56a+71b=m}\\{x=0,3}} [/TEX]
[TEX]=> m=34,55(g)[/TEX]
 
D

dkh_91

Bài 6 nhé:

Bài này tác giả hình như vẫn coi sản phẩm là Fe3+ nhưng theo tớ khi HNO3 vừa đủ sẽ có phản ứng Fe + 2Fe3+ ---> Fe2+ nhưng mà có cái này thì tớ chưa khi nào làm nên tớ chỉ viết bài làm với sản phẩm cuối cùng là Fe3+ nhé.

Sơ đồ: (Fe,O2)------(Oxit sắt,Fe,N+5)------(Fe3+, N+4)
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3= 3.nFe(NO3)3+ nNO2 <=> nNO2=(0,255.2 - 3.0,12)=0,15.
Bảo toàn e cho cả quá trình:
Fe------>Fe3+ + 3e
0,12--------------0,36
O2+4e---------->2 O2-
x---4x
N+5 +1e---------N+4
-------0,15<------0,15
Ta có: 4x +0,15 = 0,36 <=> x= 0,0525
mhh= mFe+mO2 = 6,72+0,0525.32=8,4
VO2=0,15.22,4=3,36
 
D

dkh_91

Bài 9:
Coi hỗn hợp sau khi bị khử bởi CO là 1 hh sản phẩm của pư OXH kô hoàn toàn giữa Fe + O2
Ta có sơ đồ:
(Oxit sắt,CO)--------(Oxit sắt,Fe)------------(Fe3+ , S+4)
<=>(Fe+O2)---------
Bảo toàn e:
Fe----------->Fe3+ + 3e
x-------------------------3x
O2 + 4e---------> 2 O2-
y------4y
S+6 + 2e ----> S+4
--------0,3<------0,15
Ta có hệ pt: 0,3 + 4y = 3x; 56x+32y=16,8 <=> x=0,24.
Hh đầu có 3 oxit có số mol bằng nhau nên ta có thể tính đc số mol mỗi oxit qua nFe.
n oxit=0,24:6=0,04 => mhh=18,56.
Bảo toàn nguyên tố S ta có: nH2SO4=1,5.nFe+nSO2=0,51.
 
T

t0mnu0ng

Bài 6 tớ nghĩ lượng nhỏ Fe dư còn lại sẽ phản ứng hết trước vì số OXH của nó là thấp nhất nên sản phẩm cuối chắc chắn là Fe3+:D
 
T

t0mnu0ng

Bài 7: Qui đổi hỗn hợp ban đầu về là Fe và Cl_2
vậy các quá trình thay đổi oxi hoá là
[TEX]Fe--->Fe^{+3} +3e[/TEX]
a-----------a----3a------(mol)
[TEX]Cl_2+2e---->2Cl^-[/TEX]
b------2b-------2b--------(mol)
[TEX]S^{+6}+2e------>S^{+4}[/TEX]
------------0,4-------0,2------(mol)
[TEX]n_{Fe^{+3} =n_{Fe(OH)_3}=0,3 = a[/TEX]
ta có hệ
[TEX]\left {\begin {{3a- 2y =0,15}\\{56a+71b=m}\\{x=0,3}} [/TEX]
[TEX]=> m=34,55(g)[/TEX]

Sao lại quy doi dc về Cl2 trong khi hh ban dầu ko có ạ. Em thấy nó ko thay dổi số OXH mà :(
 
T

traimuopdang_268

Sao lại quy doi dc về Cl2 trong khi hh ban dầu ko có ạ. Em thấy nó ko thay dổi số OXH mà :(
Đó là cái lạ của pp quy đổi đó ;))

Vì hh ban đầu: chỉ có Fe, FeCl2, FeCl3.

Nói 1 ví dụ đơn giản nha:

C thường quy đổi về kl ví dụ :Fe,, và O

Vậy O cũng đâu thay đổi số oxh (nếu như cách bạn nói ? )

[TEX]O^{0} +2e \Rightarrow O^{-2} [/TEX]

vậy giờ Cl tương tự rồi chứ :)
 
T

t0mnu0ng

Em sợ rồi, biết nhưng chưa hiểu sâu, vận dụng còn kém lắm :(
Có 1 câu trong dề thi thử lần 2 của trường chuyên Nguyễn Huệ, câu này có xài dc quy dổi ko ạ. Nếu ko thì làm ntn. Mọi người chỉ dùm em nha :D: Hòa tan hh gồm 0,18 mol FeS2 và a mol Cu2S bằng dd HNO3 vừa dủ thu dc dd X chỉ chứa muối sunfat và V lít NO (dktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là :
A.44,8 l B.22,4l C.26,88 l d.33,6 l
 
T

tranvanlinh123

Hòa tan hh gồm 0,18 mol FeS2 và a mol Cu2S bằng dd HNO3 vừa dủ thu dc dd X chỉ chứa muối sunfat và V lít NO (dktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là :
A.44,8 l B.22,4l C.26,88 l d.33,6 l

câu này dùng quy đổi ko hay vì có 3ng tố. dùng bảo toàn mol nguyên tố là hay nhất
0,18 mol FeS2----> 0,09 mol Fe2(SO4)3
a mol Cu2S -------->2a mol CuSO4
bảo toàn S ta có a+0,18*2=0,09 *3+2a=>a=0,09 mol
FeS2 - 15e ---->Fe3+ + 2S+6
0,18---2,7
Cu2S - 10e----->2Cu2+ S+6
0,09----0,9
nNO=(2,7+0,9)/3=1,2
=>V=26,88l
 
T

traimuopdang_268

Em sợ rồi, biết nhưng chưa hiểu sâu, vận dụng còn kém lắm :(
Có 1 câu trong dề thi thử lần 2 của trường chuyên Nguyễn Huệ, câu này có xài dc quy dổi ko ạ. Nếu ko thì làm ntn. Mọi người chỉ dùm em nha :D: Hòa tan hh gồm 0,18 mol FeS2 và a mol Cu2S bằng dd HNO3 vừa dủ thu dc dd X chỉ chứa muối sunfat và V lít NO (dktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là :
A.44,8 l B.22,4l C.26,88 l d.33,6 l

LInh oy đó :)

Nếu chưa hiểu kỹ thì nên làm nhiều.

Mà đối với pp quy đổi có 1 lời khuyên là: NÊn hiểu rõ bản chất

vì quy đổi rất rất dễ nhầm. E cần luyện làm nhiều hơn, sẽ ngẫm ra nhiều trường hợp

có một số bài quy đổi kiểu này ra, n quy đổi kiểu khác lại k ra

Chị thấy khi quy đổi, quy đổi an toàn nhất là quy đổi về Nguyên tố:)

những bài về Fe, O đó
 
D

dangminhquan

[FONT=&quot]Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:[/FONT][FONT=&quot]
A. 0,08. B. 0,16. C. 0,18. D. 0,23
ai giúp giải bài này bằng cách qui đổi về nguyên tố Fe, O. Em chỉ mới giải được bài này bằng cách qui đổi về FeO và Fe2O3 thôi:(

[/FONT]
 
N

namnguyen_94

[FONT=&quot]Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:[/FONT][FONT=&quot]
A. 0,08. B. 0,16. C. 0,18. D. 0,23
ai giúp giải bài này bằng cách qui đổi về nguyên tố Fe, O. Em chỉ mới giải được bài này bằng cách qui đổi về FeO và Fe2O3 thôi:(

[/FONT]

bạn ơi,tuỳ vào dữ kiện mà quy đổi thôi.bài này cho số mol FeO bằng số mol Fe2O3 thì ta quy 2 chất đó.nh trong bài ko bik dữ kiện về Fe và O thi ko quy được theo cách này:D
 
D

dangminhquan

[FONT=&quot]Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 với số mol bằng nhau. Lấy a gam X cho phản ứng với CO nung nóng, sau phản ứng trong bình còn lại 16,8 gam hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của a và số mol H2SO4 đã phản ứng lần lượt là:[/FONT][FONT=&quot]
A. 19,2 và 0,87. B. 19,2 và 0,51. C. 18,56 và 0,87. D. 18,56 và 0,51.
giải thế nào ạ ?@-)
[/FONT]
 
H

hienzu

Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 với số mol bằng nhau. Lấy a gam X cho phản ứng với CO nung nóng, sau phản ứng trong bình còn lại 16,8 gam hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị của a và số mol H2SO4 đã phản ứng lần lượt là:
A. 19,2 và 0,87. B. 19,2 và 0,51. C. 18,56 và 0,87. D. 18,56 và 0,51.

hh Y gồm: Fe, FeO; Fe2O3;Fe3O4

Quy đổi hh Y:
Fe (a mol)
Fe2O3 (b mol)

[TEX]\left\{ \begin{array}{l} 56a+160b=16,8 \\ a=\frac{3,36.2}{22,4.3} =0,1 \end{array} \right.[/TEX]

\Rightarrow b=0,07

hh X có số mol = nhau = x (mol)
BTNT Fe
\Rightarrow x+2x+3x=0,1+0,07.2\Rightarrow x=0,04

\Rightarrow m(X)=18,56

\Rightarrow n(H2SO4)=.......................:D
tự tính nốt
 
Top Bottom