Sử 12 Chuyên đề ôn tập - Đông Bắc Á và Trung Quốc

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
- Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- Trước 1939, đều bị thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản). Sau 1945 có nhiều biến chuyển.
- Tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Cuối thập niên 90, Hồng Kông và Ma Cao cũng trở về với Trung Quốc (trừ Đài Loan).
- Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38: Đại Hàn dân quốc ở phía Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới phân chia hai nhà nước trên bán đảo.
- Sau khi thành lập, Châu Á xây dựng và phát triển kinh tế, đạt nhiều thành tựu:
+ Từ nửa sau thế kỉ XX, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
+ Trong “bốn con rồng châu Á” thì Đông Bắc Á có đến ba: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
+ Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
+ Trung Quốc cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI có sự tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
+ Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, nên dự đoán “thế kỉ XXI là thế kỉ của châu Á”.

II. TRUNG QUỐC
1. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959)
a. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

- Từ 1946 - 1949, nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản:
+ Ngày 20/07/1946, Tưởng Giới Thạch phát động nội chiến.
+ Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, sau đó chuyển sang phản công và giải phóng toàn bộ lục địa Trung Quốc. Cuối năm 1949, Đảng Quốc dân thất bại phải bỏ chạy ra Đài Loan.
+ Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
- Ý nghĩa:
+ Đối với Trung Quốc: Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành; chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ chế độ phong kiến, quân phiệt, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với thế giới:
* Làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á.
* Có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực.
* Góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
b. Mười năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội
- Nhiệm vụ hàng đầu là: đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.
- Về kinh tế
+ Từ 1950 - 1952: thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, phát triển văn hóa, giáo dục.
+ Từ 1953 - 1957: hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, (sản lượng công nghiệp tăng 140% (1957 so 1952); sản lượng nông nghiệp tăng 25% (so với 1952).
+ Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc.
+ Đời sống nhân dân cải thiện.
- Về đối ngoại
+ Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
+ Ngày 18/01/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
2. Trung Quốc - những năm không ổn định (1959 - 1978)
3. Công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978)

- Tháng 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách kinh tế – xã hội, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng; được nâng lên thành đường lối chung từ Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Nội dung căn bản của đường lối cải cách:
+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm;
+ Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông);
+ Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa;
+ Tiến hành bốn hiện đại hoá nhằm mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Thành tựu:
+ GDP tăng trung bình hằng năm 8%; năm 2000, GDP đạt 1080 tỉ USD, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
+ Về khoa học – kĩ thuật: tháng 10/2003, phóng thành công con tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ, trở thành nước thứ ba trên thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ.
+ Về đối ngoại: cải thiện quan hệ với các nước: thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979); từ những năm 80 (thế kỉ XX), bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Việt Nam; địa vị quốc tế không ngừng được nâng cao.
+ Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7/1997) và Ma Cao (12/1999).​
 
Last edited by a moderator:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
CÂU HỎI ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ
Câu 1: Lập bảng thống kê các thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Thời gianSự kiện
18 – 6 – 1953Nước Cộng hòa Ai Cập được thành lập
Năm 1952Nhân dân Libi giành độc lập
1954 – 1962Nhân dân Angieri đã giành được thắng lợi
1956Tuynidi, Marốc, Xuđăng giành được độc lập
1957Gana giành được độc lập
1958Ghile giành độc lập
196017 nước được trao trả độc lập.
1975Nhân dân Môdămbích, Anggola giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản đã tan rã.
8 – 4 – 1980Nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.
21 - 3 - 1990Namibia tuyên bố độc lập.
11 – 1993Chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ ở Nam Phi.
tháng 4 – 1994Nenxon Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.
[TBODY] [/TBODY]
Câu 2: Hãy nêu khái quát những thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Phong trào đầu độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba:
- Tháng 3 - 1952 với sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba.
- 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài thân Mĩ sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiden Cátxtoro đứng đầu, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước Mĩ Latinh.
- Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba vào tháng 8 – 1961.

+ Từ thập kỷ 60 - 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi:
- Năm 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama.
- Các quốc đảo của vùng biển Caribe lần lượt giành được độc lập: Hamaica, Trinidat, Tobago (1962), Bacbadot (1966). Năm 1983, ở vùng Caribe đã có 13 nước giành độc lập.

+ Cao trào đấu tranh vũ trang mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh đến châu lục này thành "lục địa bùng cháy". Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Venezuela, Colombia, Peru... diễn ra liên tục => chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Câu 3: Hãy nêu những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt là gì?
Những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (18 – 6 – 1953).
- Năm 1952 nhân dân Libi giành độc lập.
- Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954 – 1962) nhân dân Angieri đã giành được thắng lợi.
- Tuynidi, Marốc, Xuđăng giành được độc lập năm 1956, Gana năm 1957, Ghilê năm 1958...
+ Năm 1960 được ghi nhận là năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.
+ Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Anggola trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản đã tan rã.
+ Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền sống của con người:
- 8 – 4 – 1980, nhân dân Nam Rodedia tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabue.
- 21/3/1990, Namibia tuyên bố độc lập.
- Tháng 11 – 1993 chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ ở Nam Phi. Đến tháng 4 – 1994, Nenxon Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.

Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt:
- Xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.
- Bệnh tật và mù chữ
- Sự bùng nổ về dân số, đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài...
+ Tháng 5 - 1963 Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) được thành lập, đến năm 2002 đổi tên thành Liên minh châu Phi (AU).
+ Con đường đi tới tương lai tươi sáng của Châu Phi qua nhiều khó khăn, gian khổ.
Câu 4: Hãy trình bày những thành tựu và khó khăn về kinh tế - xã hội của các nước Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những thành tựu về kinh tế - xã hội của các nước Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền, các nước Mĩ Latinh bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
- Một số nước đã trở thành nước công nghiệp mới như Brazil, Argentina, Mexico.
- Trong những thập kỉ 50 - 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế quốc dân bình quân của nước Mĩ Latinh là 5,5%.
- GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD, năm 1979 tăng lên 599,3 tỉ USD.
+ Với Cuba, sau khi cách mạng thành công, chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ. Năm 1961 Chính phủ Cuba tuyên bố bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạt được nhiều thành tựu to lớn:
- Xây dựng nền công nghiệp với cơ cấu các ngành hợp lí, nền nông nghiệp với sản phẩm đa dạng.
- Đạt thành tựu cao trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao...

Những khó khăn:
+ Đến thập kỷ 80 các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn như: sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng trầm trọng,... dẫn đến biến động về chính trị.
+ Bước sang thập kỷ 90, nền kinh tế của Mĩ Latinh có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên tình hình kinh tế của nhiều nước trong khu vực còn gặp không ít khó khăn.

Câu 4: Hãy nêu sự kiện lịch sử chủ yếu của khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Quá trình giành và bảo vệ độc lập:
  • Khác với Châu Á và Phi, nhiều nước ở Mĩ latinh đã sớm dành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
  • Sau chiến tranh, Mĩ tìm cách biến khu vực này thành "sân sau" của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ => cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba. Ngày 1/1/1959, Cuba giành độc lập, chế độ độc tài thân Mỹ bị lật đổ.
  • Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, 8/1961 Mĩ đề xướng tổ chức Liên Minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ latinh. Tuy nhiên từ các thập niên 60 - 70 phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi
  • 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi, buộc Mĩ phải trả lại kênh đào vào năm 1999
  • Do phong trào đấu tranh mạnh mẽ, các nước thuộc vùng biển Caribe lần lượt giành độc lập. Và đến năm 1983, đã có 13 quốc gia dành độc lập tại vùng biển này.
  • Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Venezuela, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Ni ca ra goa, Chilê, En Xanvađo… diễn ra liên tục, dẫn đến kết quả lật đổ các chính quyền độc tài, thiết lập các chính phủ dân tộc dân chủ.
+ Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:
  • Sau khi khôi phục độc lập, giành được chủ quyền, các nước Mĩ latinh bước vào thời kì xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, một số nước đã trở thành nước công nghiệp mới.
  • Đến thập niên 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị
  • Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực hơn: lạm phát giảm, đầu tư nước ngoài đạt khối lượng lớn.
  • Tuy nhiên, tình hình kinh tế ở nhiều nước còn gặp không ít khó khăn.
Câu 5: Vì sao nói Cuba là "Hòn đảo anh hùng"?
Cuba được gọi là hòn đảo anh hùng vì:
  • Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Caribe, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba được mệnh danh là hòn đảo anh hùng trong công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước.
a. Đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc:
  • Tháng 3 năm 1952, được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa nhân toàn thể nhân dân Cuba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt.
  • Ngày 26- 7 - 1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của Phi - đen Cat-xto-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu cho giai đoạn mới của cách mạng Cuba - giai đoạn đấu tranh vũ trang.
  • Bị chính quyền Ba-ti-xta trục xuất, năm 1955, Phi - đen Cat-xto-rô cùng các đồng chí của mình sang Mexico hoạt động. Tại đây ông tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ về nước chiến đấu.
  • Tháng 11 - 1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma, bị địch phát hiện nhưng ông cùng các đã kiên cường chiến đấu, xây dựng căn cứ ở vùng núi Xi-e-ra Ma-e-xto-ra.
  • Từ năm 1958, lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội Ba-ti-xta.
  • 1-1-1959, lực lượng cách mạng của cuộc tấn công đánh chiếm Thủ Đô La-ha-ba-na chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cuba giành được thắng lợi.
  • Ý nghĩa:
    • Cách mạng Cuba thắng lợi đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập, xóa bỏ chế độ thuộc địa kiểu mới và mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước.
    • Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh.
    • Cuba xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh.
b. Xây dựng đất nước:
  • Tháng 4 năm 1961, được sự giúp đỡ của Mĩ, quân phản động lưu vong đã đổ bộ lên mạng điểm Hy rôn hòng tiêu diệt cách mạng Cuba. Quân và dân Cuba đã anh dũng đánh trả, tiêu diệt 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ, bảo vệ thành quả cách mạng.
  • Chính giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Phi đen đã tuyên bố với thế giới: Cuba tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hệ thống chủ nghĩa xã hội đã vươn dài sang Mĩ La tinh.
  • Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cuba bắt tay vào xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa:
    • Tiến hành cải cách ruộng đất.
    • Quốc hữu hóa xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ.
    • Tiến hành xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
    • Xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống các ngành hợp lý, một nền nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, thể thao phát triển mạnh.
  • Mặc dù bị Mỹ bao vây cấm vận, nhưng với ý chí của toàn dân cùng với những cải cách và sự điều chỉnh của chính phủ, nền kinh tế Cuba có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng ngày càng một gia tăng.
=> Với những thành tựu trong cuộc chiến đấu và trong xây dựng đất nước, Cuba xứng đáng là "hòn đảo anh hùng".
Câu 6: So sánh giữa các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ Latinh ? Vì sao có sự khác biệt đó ?
+ So sánh:
- Châu Á, Phi chống lại đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc, giành độc lập chủ quyền.
- Khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân chủ qua đó giành lại độc lập chủ quyền dân tộc.

+ Có sự khác biệt, vì:
- Châu Á, Phi là các nước nửa thuộc địa, thuộc địa hay phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản, độc lập chủ quyền bị mất nên họ đứng lên đấu tranh giành độc lập.
- Còn khu vực Mĩ Latinh vốn là những nước cộng hòa độc lập nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ, vì vậy nhiệm vụ của họ là đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân chủ qua đó giành lại độc lập chủ quyền dân tộc
 
Top Bottom