Sử 12 Chuyên đề: Liên Xô và các nước Đông Âu ( 1945-2000 )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU. (1945 - 2000)
I. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70):
a. Thành tựu chủ yếu:
- Trong cuộc chiến tranh chống PX, Liên Xô phải gánh chịu những tổn thất to lớn về người và của. Sau chiến tranh lại bị các nước đế quốc chống phá về mọi mặt. Tuy nhiên, với khí thế của người chiến thắng và bằng tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực.
+ Kinh tế:
- Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ).
- Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than thép vv; đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
+ Khoa học – kĩ thuật:
- Chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về trình độ khoa học-kĩ thuật của Liên Xô và phá vỡ thế độc quyền của Mỹ về vũ khí nguyên tử; là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo và phóng tàu vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
+ Về xã hội: Tỷ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động cả nước, 3/4 dân số có trình độ trung học và đại học.
+ Chính sách đối ngoại:
- Thực hiện chính sách đối ngoại bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới: đi đầu trong
cuộc đấu tranh vì hòa bình và an ninh thế giới; kiên quyết chống lại âm mưu và chính sách xâm lược của các nước đế quốc.
- Ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh; giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Ý nghĩa
- Những thành tựu trên là không thể phủ nhận, là kết quả của chế độ XHCN, là công sức của nhân dân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết, nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế, làm cho Liên Xô trở thành nước XHCN lớn nhất, là thành trì của hoà bình thế giới và chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
2. Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và công cuộc xây dựng CNXH (từ 1945 đến nửa đầu thập kỷ 70.
- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu thành lập trong những năm 1944 – 1945,
- Công cuộc xây dựng CNXH (1950-1975) đạt được những thành tựu to lớn: Từ những nước nghèo, các nước Đông Âu đã trở thành những quốc gia công – nông nghiệp
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu.
- Quan hệ kinh tế, khoa học- kĩ thuật: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập 8/1/1949.
- Quan hệ chính trị – quân sự: Tổ chức Hiệp ước Vácsava thành lập ngày 14/5/1955.
4. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã đem lại nhiều thành tựu to lớn, nhưng ngày càng bộc lộ những sai lầm, thiếu sót dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Châu Âu trong những năm 1989 – 1991.
* Nguyên nhân:
+ Một là, mô hình CNXH đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót đường lối lãnh đạo mạng tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện; sự thiếu dân chủ và công bằng xã hội đã làm tăng sự bất mãn trong quần chúng.
+ Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, dẫn đến tình trạng trì truệ, khủng hoảng về kinh tế – xã hội.
+ Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề.
+ Bốn là, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.
II. Liên bang Nga (1991 – 2000) Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” và được kế thừa địa vị pháp lý của
* Liên Xô.
-Từ năm 1992 – 1999: Kinh tế suy thoái, rối loạn; chính trị không ổn định.
-Từ năm 2000: Kinh tế phát triển khá nhanh, nhà nước pháp quyền được củng cố, tình hình chính trị – xã hội ổn định, địa vị nước Nga được nâng cao trên trường quốc tế.
 
Top Bottom