Sử 12 Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam 1930 - 1939

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG II VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939
I. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh.
1. Nguyên nhân.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), nền kinh tế Việt Nam bị suy thoái, ruộng đất bị bỏ hoang, công nghiệp suy giảm, thương nghiệp và xuất khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm
- Đời sống nhân dân lao động nhất là công nhân và nông dân cơ cực đói khổ, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng sâu sắc, trong đó hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp đẫm máu hòng dập tắc phong trào cách mạng, làm tăng thêm những mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội.
- Trong bối cảnh lịch sử đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời tuyên truyền và lãnh đạo phong trào đấu tranh của quân chủng công - nông rộng khắp trên cả nước.
1. Diễn biến:
-Từ tháng 2 đến 4/1930: nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân.
-Từ ngày 1/5/1930 trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.
-Từ tháng 6,7,8/1930 liên tiếp bùng nổ các cuộc đấu tranh.
- Tháng 5/1930, phong trào đấu tranh dũng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, những cuộc biểu tình cổ vũ trung tự vệ đã nổ ra: tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân ở Hưng Nguyên
( 22/ 9/1930). Chính quyền thực dân, phong kiến ở nhiều thôn, xã bị tan vỡ thay vào đó các “Xô viết" thành lập.
3. Sự ra đời và hoạt động của Xô viết Nghệ Tĩnh
- Sự ra đời của Xô viết

- Từ tháng 9/1930, phong trào cách mạng ở Nghệ An và Hà Tĩnh phát triển mạnh và quyết liệt. Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn xã. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương làm chức năng của chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết. - Chính trị: Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, quần chúng tự do
+ Các chính sách
- Linh hoạt trong các đoàn thể cách mạng, thành lập đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân.
- Kinh tế: Chia ruộng đất công, tiền làm công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, xoá nợ cho người nghèo, chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa đường giao thông
- Văn hoá - xã hội: Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân, xoá bỏ mê tín, dị đoan, xây dựng nếp sống mới, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
+ Nhận xét: Tuy chỉ tồn tại được 4 - 5 tháng, nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tỏ ra bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân; là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm:
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 à một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vùng lên với một sức mạnh chưa từng thấy, tấn công quyết liệt vào đế quốc và phong kiến.
- Mặc dù cuối cùng bị thực dân Pháp dìm trong biến màu, xong phong trào cách mạng 1930-1931, là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển tiếp theo của cách mạng Việt Nam.
- Phong trào đã khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng là dùng dẫn và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương
- Qua phong trào, khối liên minh công nông được hình thành, công nhân và nông dân đoàn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng.
-Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào công dân và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bố độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công-nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức và lanh đạo quần chúng đấu tranh . Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và nhân dân Việt Nam cho Tống khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 sau này.
II. Phong trào dân chủ 1936 - 1939:
1. Hoàn cảnh lịch sử
+ Thế giới

- Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, Italia Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
-Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII (7/1935) xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống chủ nghĩa phát xít, đòi quyền dân chủ, bảo vệ hoà bình, chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Năm 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
+ Trong nước:
- Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương và thi hành một số cải cách tiến bộ.
- Ở Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó Đảng Cộng sản Đông
Dương là mạnh nhất.
- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thể (1929-1933), thực dân Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế ở chính quốc. Đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế họ tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Chủ trương mới của Đảng ta trong thời kì ( 1936 – 1939):
- Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương để ra đường lối và phương pháp đấu tranh:
* Kẻ thù trước mắt của Đông Dương là đế quốc và phong kiến, nhiệm vụ trực tiếp và trước mắt là chống chế độ phản động dung đã chồng phát xít và truy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình
- Phương pháp đấu tranh. Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
+Thành lập mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương ( MM trận Dân chủ Đông Dương).
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu: Phong trào đấu tranh đòi tự do, hi sinh, dân chủ Phong trào Đông Dương Đại hộp (8/1936), mít tin và biểu tình nhân dịp phái viên chính phủ Pháp G. Gôđa sang, điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê nhậm chức Toàn quyền Đông Dương năm (1937), cuộc mít tin nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5/1975 ở Hà Nội và nhiều nơi khác.
- Đầu tranh nghị trường
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
4. Ý nghĩa lịch sử mà bài học kinh nghiệm
- Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 là một phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Bằng sức mình đoàn kết của quần chúng phong trào đã buộc chính quyền thực dân phải thừa nhận một số yêu sách của quần chúng nhân dân về dân sinh, dân chủ như tăng lương, giảm giờ làm, mở rộng quyền tự do báo chí, tự do đi lại, thủ một số tù chính trị
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, đã tham gia mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng, đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành
+ Đảng ta tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. Đông thời, Đảng thu được hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc vv Phong trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tập dượt tiếp theo chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 sau này.
 
Top Bottom