Sử 12 Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam 1919-1925

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
I. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Hoàn cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Sau chiến tranh, các nước đế quốc thắng trận đã cùng nhau phân chia lại thế giới, thiết lập trật tự mới theo hệ thống Hoa ước Vecxai - Oasinhton.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô Viết ra đời đã làm rung chuyển thế giới, thức tỉnh các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
- Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng Sản thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng ở các nước thuộc địa.
- Sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920), trong đó có sự đóng góp của Nguyễn Ái Quốc tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác-Lênin truyền bá vào Việt Nam. Đặc biệt, sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) đã tạo điều kiện cho những người yêu nước Việt Nam có thể đứng chân, gây dựng và chỉ đạo phong trào cách mạng trong
nước. Những chuyển biến mới của tình hình thế giới có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
2. Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam:
a. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai:
+ Mục đích:

- Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
- Khôi phục lại địa vị của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa
+ Chương trình khai thác
- Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam.
- Nông nghiệp: đầu tư vốn nhiều nhất, chủ yếu là đồn điền cao su, diện tích trồng cao su được mở rộng, nhiều công ty cao su được thành lập.
- Công nghiệp: Chủ yếu là khai thác mỏ than, sản lượng khai thác than tăng gấp nhiều lần so với trước chiến tranh. Ngoài ra, Pháp còn chú ý mở rộng ngành công nghiệp chế biến
- Mở rộng và tăng cường khai thác trên nhiều lĩnh vực khác: thương nghiệp, giao thông vận tải, tài chính, thuế khoá
- Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng, kim hãm sự phát triển kinh tế, phục vụ lợi ích cho tư bản Pháp.
b. Chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp:
- Thực hiện chính sách chuyên chế.
- Đưa thêm người Việt vào các công sở
- Hệ thống giáo dục được mở rộng, sách báo được xuất bản ngày càng nhiều, văn hóa phương Tây du nhập mạnh vào Việt Nam đang xen với văn hóa truyền thống.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam.
a. Chuyển biến kinh tế.

- Kinh tế Đông Dương có bước phát triển mới. Nền kinh tế của tư bản Pháp tiếp tục được mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam.
- Do chính sách kìm hãm của thực dân Pháp nên kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối lạc hậu, nghèo nàn, mang nặng tính lệ thuộc vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp.
b. Chuyển biến về giai cấp xã hội: do tác động của chính sách khai thác thuộc địa trên quy mô lớn và chính sách thống trị của thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam có những chuyển biến mới:
- Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành ba bộ phận là tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Hình thành và phát triển trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít tiểu và trung địa chủ có ý thức dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai
- Giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá không có lối thoát. Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Đây là lực lượng đông đảo và to lớn của cách mạng
- Giai cấp tiểu tư sản sau chiến tranh có sự phát triển nhanh về số lượng. Họ có tính thần dân tộc, chống Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, tri thức là tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước, nên hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. Dần dần, họ bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng, tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ
* Giai cấp công nhân Việt Nam:
- Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam: Giai cấp công nhân Việt Nam và đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô lớn và triệt để trên nhiều lĩnh vực, làm cho giai cấp công nhân Việt Nam phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, từ 14 vạn năm 1914 tăng lên 22 vạn năm 1929.
+ Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và giai cấp ở Việt Nam ?
- Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới như đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, sống tập trung vv, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
* Bị thực dân Pháp và giới tư sản áp bức, bóc lột nặng nề nên có tinh thần cách mạng cao nhất.
* Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân, cùng với nông dân là lực lượng to lớn và động lực của cách mạng
* Kế thừa truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của dân tộc.
* Vừa lớn lên giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác Lênin, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.
- Với hoàn cảnh và đặc điểm ra đời của mình, giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp yêu nước và cách mạng nhất, nhanh chóng vươn lên thành một động lực của cách mạng và nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 - 1925):
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài:

- Cách mạng tháng Mười Nga làm thay đổi quan điểm cách mạng của Phan Bội
Châu. Từ đó ông chuyển sang nghiên cứu, tìm hiểu cách mạng tháng Mười. Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị bắt tại Trung Quốc rồi bị kết án và cuối cùng đưa về an trí tại Huế.
- Phan Châu Trinh đã có những hoạt động cách mạng yêu nước tại Pháp như: Vạch tội vua Khải Định, tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ, tiếp tục hô hào cải cách dân chủ vv Tháng 6/1925, ông về nước tiếp tục hoạt động theo đường lối cũ.
- Năm 1923, nhóm thanh niên yêu nước gồm Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn vv thành lập Tâm tâm xã. -
- Tháng 6/1924, tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái mưu sát tên Toàn quyền Đông Dương Méc lanh gây tiếng vang lớn.
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam:
a.Tư sản:
+ Các phong trào đấu tranh:

- Năm 1919, tổ chức cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại dùng hàng nội.
- Năm 1923, địa chủ, tư sản đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ của tư bản Pháp. -Năm 1923, tư sản và địa chủ Nam Kỳ còn thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra khẩu hiệu đòi tự do dân chủ. Khi Pháp nhượng bộ họ ngừng đấu tranh.
+ Mục tiêu: Chống lại sự chèn ép và kìm hãm của tư bản Pháp, vươn lên giành lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế; đòi một số quyền tự do dân chủ.
+ Nhận xét chung: Thể hiện tinh thần dân tộc, chống Pháp. Tuy nhiên, các hoạt động của giai cấp tư sản mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ chế độ thực dân, phục vụ quyền lợi cho tầng lớp trên, nên dễ thoả hiệp và nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.
b. Tiểu tư sản:
+ Các phong trào đấu tranh:

-Thành lập các tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên, hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi như mít tin, biểu tình, bãi khoá; lập nhà xuất bản tiến bộ như Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư; ra sách báo tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê vv
- Tiêu biểu cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), truy điệu và đám tang
Phan Châu Trinh (1926).
+ Mục tiêu: Cổ động lòng yêu nước, đòi các quyền tự do dân chủ.
+ Nhận xét chung: So với phong trào tư sản, phong trào của tiểu tư sản sôi nổi và mạnh mẽ, mang nhiều yếu tố tiến bộ, được quần chúng tham gia đông đảo hơn. Tuy nhiên, phong trào không có một tổ chức lãnh đạo thống nhất, thiếu chiều sâu và cơ sở vững chắc quần chúng.
c. Công nhân
+ Phong trào đấu tranh:

- Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
- Năm 1927, diễn ra các cuộc đấu tranh của công nhân ở Hà Nội, Nam Định, Hà Trung tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (Sài Gòn) tháng 8/1925 không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của hải quân Pháp trước khi chiến hạm này cho bình lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc. Cuộc đấu tranh này thể hiện ý thức chính trị và tinh thần đoàn kết quốc tế của công nhân, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam. Từ đây, công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức, tự giác và có mục tiêu chính trị rõ rằng
+ Đặc điểm:
- Nhìn chung, phong trào công nhân Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 1925 đã có bước tiến mới: số lượng các cuộc đấu tranh nhiều hơn, hình thức và tính tổ chức trong đấu tranh được nâng cao
- Tuy nhiên, phong trào đấu tranh còn nổ ra lẻ tẻ, chưa có sự phối hợp giữa các nơi hàng về mục tiêu kinh tế, chưa có tổ chức lãnh đạo và đường lối đấu tranh, còn mang tính tự phát, giai cấp công nhân chỉ trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
4. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1925
- Năm 1917. Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919)
- Tháng 6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gởi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách 8 điểm đòi quyền tự do dân chủ, quyền tự quyết và quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam. Mặc dù không được chấp nhận nhưng bản yêu sách đã xây tiếng vang lớn đối với nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp. Tên tuổi Nguyễn Ái Quốc cũng được nhiều người biết đến. Vì vậy, Người khẳng định muốn giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình
- Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Luận cương của Lênin đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng tư sản.
- Tháng 12/1920 tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản
- Như vậy, Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mac-Lênin và tìm thấy con cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản – Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
- Ở PHÁP:
+ Năm 1921: sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Paris nhằm tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đòi quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa. Báo " Người Cùng Khổ " do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội.
+ Người còn viết nhiều bài cho các bảo “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân" và tác phẩm nổi tiếng. "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925). Các sách báo đó đã vạch trần chính sách đàn áp bóc lột của chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và bí mặt chuyển về trong nước, làm thức tỉnh nhân dân ta.
- Ở Liên Xô:
+ Năm 1923. Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân sau đó làm việc ở Quốc tế Cộng sản, vừa nghiê cứu và học tập, vừa viết nhiều bài cho báo “Sự thật” và "Tạp chí thư tín quốc tế".
+ Tháng 6/1924: Người dự và đọc tham luận tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế
cộng sản, trình bày lập trường của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các muốn thuộc địa, về mối quan hệ của phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
+Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bà lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
+ Những tác phẩm và bài viết của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX đã hình thành hệ thống quan điểm lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển..
 
  • Like
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ
Top Bottom