Hóa Chuyên đề III: Dãy điện hóa & dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,705
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHUYÊN ĐỀ 3 : DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

upload_2021-12-6_19-16-53-png.195502
Ý NGHĨA:
Chiều của phản ứng tuân thủ quy tắc anpha
1. Tính từ trái sang phải :
- Tính khử của kim loại giảm dần
- Tính oxi hóa của kim loại tăng dần

2. Kim loại trước Mg đẩy H ra khỏi $H_2O$
Ví dụ : $2Na+2H_2O \rightarrow 2NaOH+H_2$

3. Kim loại trước H đẩy H ra khỏi dung dịch axit
Ví dụ : $Fe+2HCl \rightarrow FeCl_2+H_2$

4. Từ Mg trở đi , kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng
a) Kim loại trước Mg : Sẽ phản ứng với nước trước
Ví dụ : Cho Na vào dung dịch $CuSO_4$
$2Na+2H_2O \rightarrow 2NaOH +H_2$
$2NaOH+CuSO_4 \rightarrow Cu(OH)_2+Na_2SO_4$

b) Phản ứng ưu tiên
  • Kim loại khử mạnh nhất ưu tiên phản ứng trước với cation kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất
- Kim loại trước Fe tác dụng với $Fe^{+3}$ phản ứng 2 nấc:
Ví dụ : Cho Mg vào dung dịch $FeCl_3$
$Mg+Fe^{+3} \rightarrow Mg^{+2}+Fe^{+2}$ (1)
Sau (1), nếu Mg dư : $Mg+Fe^{+2} \rightarrow Mg^{+2}+Fe$

- Fe phản ứng với $Ag^+$
$Fe+Ag^+ \rightarrow Fe^{2+}+Ag$ (2)
Sau (2) nếu $Ag^+$ dư : $Fe^{2+}+Ag^+ \rightarrow Fe^{3+}+Ag$

c) Kim loại tác dụng với dung dịch muối sau phản ứng thu được dung dịch A + Chất rắn B thì :
- Số cation trong A tính theo chiều tăng dần tính oxi hóa
- Số kim loại trong B tính theo chiều tăng dần tính khử

Ví dụ : Cho x mol Mg và 0,2 mol Al vào 200 ml dung dịch hỗn hợp $Fe_2(SO_4)_3 1M$ và $CuSO_4 1M$. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và chất rắn B. Tìm điều kiện của x để :
a) Dung dịch A chứa 3 cation kim loại
b) Chất rắn B chứa 3 kim loại

Hướng dẫn giải :
a) Dung dịch A chứa :
[tex]\left\{\begin{matrix} Mg^{+2}:x & & & \\ Al^{+3}:0,2 mol & & & \\ Fe^{+2}:a & & & \\ SO_4^{2-}:0,8 mol & & & \end{matrix}\right.[/tex]
Bảo toàn điện tích : $\rightarrow 2x+0,6+2a=1,6$
$\rightarrow a=0,5-x$
Chất rắn B chứa : $Cu$ có thể có Fe
$\rightarrow 0<a \leq 0,4 \rightarrow 0 < 0,5-x \leq 0,4 $
$\rightarrow 0,1 \leq x < 0,5$
b) Chất rắn B chứa 3 kim loại sẽ gồm $Cu, Fe, Al$
$\rightarrow$ Dung dịch A gồm :
[tex]\left\{\begin{matrix} Mg^{+2}:x & & \\ Al^{+3}:a & & \\ SO_4^{2-}:0,8 mol & & \end{matrix}\right.[/tex]
( trong đó $>0,2 a \geq 0$ )
Bảo toàn điện tích : $2x+3a=1,6 \rightarrow a=\frac{1,6-2x}{3}$
$\rightarrow 0 \geq \frac{1,6-2x}{3} < 0,2 \rightarrow 0,5 < x \leq 0,8$

LƯU Ý :
- Khối lượng dung dịch tăng = Khối lượng chất thêm vào - khối lượng kết tủa - khối lượng khí
- Khối lượng kim loại tăng = Khối lượng kim loại bám vào - khối lượng kim loại ban đầu


-------------------------------------------
Xem thêm : APPE - Dự án ôn thi THPTQG môn Hoá học 2022
Chuyên đề I : Sự điện li
Chuyên đề II : Cacbon - Silic
 

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,705
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
Bài tập cơ bản :
Bài 1: Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch $CuSO_4$ dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 3,2 gam
B. 5,6 gam
C. 12,9 gam
D. 6,4 gam
Bài 2: Nhúng thanh Zn vào 100 ml dung dịch $FeCl_2 0,5M$. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kim loại tăng hay giảm bao nhiêu gam?
A. Tăng 0,45 g
B. Giảm 0,45g
C. Tăng 0,9 gam
D. Giảm 0,9 gam
Bài 3 : Cho m gam bột Fe vào 200 ml hỗn hợp $AgNO_3 0,5M$ và $Cu(NO_3)_2 1M$. Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và 17,2 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Tính m
A. 5,6 gam
B. 8,4 gam
C. 11,2 gam
D. 2,8 gam
Bài 4 : Cho m gam Fe vào dung dịch chứa 0,1 mol $Fe(NO_3)_3$ và 0,4 mol $Cu(NO_3)_2$. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và m gam chất rắn khan. Tính m
A. 25,2
B. 19,6
C. 22,4
D. 28
 

Yorn SWAT

Cựu TMod Hóa|Cựu PCN CLB Hóa học vui
Thành viên
23 Tháng ba 2018
1,367
1,923
241
19
Thanh Hóa
Trường THPT Triệu Sơn 4


ĐÁP ÁN

Bài 1 :

$n_{Zn}=0,1 mol$
$Zn+Cu^{+2} \rightarrow Zn^{+2}+Cu$
$n_{Cu}=0,1 mol \rightarrow m=6,4 g$
Bài 2:
$Zn+Fe^{+2} \rightarrow Zn^{+2}+Fe$
Ta thấy :
Cứ 1 mol Zn bị thay thế bởi 1 mol Fe thì khối lượng giảm = 65-56=9 gam
$\rightarrow $ Có 0,05 mol Fe thì khối lượng giảm $=9.0,05=0,45 g$
Bài 3:
$n_{AgNO_3}=0,1 mol$
$n_{Cu(NO_3)_2}=0,2 mol$
Chất rắn Y gồm 2 kim loại là $Cu, Ag$
Trong đó $n_{Ag}=0,1 mol$
$\rightarrow n_{Cu}=0,1 mol$
$\rightarrow n_{Cu^{2+}}(X)=0,1 mol$
Dung dịch X gồm : [tex]\left\{\begin{matrix} Fe^{+2} & & \\ Cu^{+2}:0,1 & & \\ NO_3^-:0,5 & & \end{matrix}\right.[/tex]
Bảo toàn e $\rightarrow n_{Fe^{+2}}=0,15 mol$
$\rightarrow m_{Fe}=8,4 g$
Bài 4:
$Fe+2Fe^{+3} \rightarrow 3Fe^{+2}$ (1)
$Fe+Cu^{+2} \rightarrow Fe^{+2}+Cu$ (2)

$n_{Fe}(1) = 0,05 mol$
$n_{Fe} (2) = x = n_{Cu}$
Ta có : [tex]\Delta m=64a-56(a+0,05)=0 \rightarrow a=0,35 mol[/tex]
$\rightarrow $ Sau phản ứng (2) $Cu^{2+}$ dư
$\rightarrow \sum n_{Fe}=0,4 mol \rightarrow m=22,4 g$
 
  • Like
Reactions: thuyduongne113

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,705
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
BÀI TẬP VẬN DỤNG :
Bài 1: Cho m gam hỗn hợp gồm $Mg, Fe, Cu$ vào 200 ml dung dịch chứa $FeCl_3 0,8M$ và $CuCl_2 0,1M$. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 11,84 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Cho dung dịch $AgNO_3$ dư vào X, thu được 87,58 gam kết tủa. Tính m
A. 11,52 g
B. 11,68 g
C. 13,92g
D. 13,52 g

Bài 2: Cho hỗn hợp A gồm $Al, Zn$ vào dung dịch $AgNO_3 0,6M$ và $Cu(NO_3)_2 0,8M$. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch B và 33,52 gam chất rắn C. Cô cạn dung dịch B, lấy phần rắn nung đến khối lượng không đổi thu được 18,48 lit hỗn hợp khí gồm $NO_2, O_2$. Dung dịch B tác dụng vừa đủ với 41,6 gam NaOH. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là:
A. 27,72%
B. 72,28%
C. 64,3%
D. 35,7 %

Bài 3: Cho hỗn hợp chất rắn X gồm 0,025 mol Mg và 0,025 mol Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm $FeCl_3 : aM$ và $CuCl_2 : bM$ thu được dung dịch Y có khối lượng tăng lên 2 gam so với dung dịch ban đầu. Cho lượng dư dung dịch $AgNO_3$ vào Y, thu được 93,86 gam kết tủa. Mặt khác cho lượng dư dung dịch NaOH vào Y, lọc kết tủa thu được rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 20,6 gam chất rắn. Tính tỷ lệ $a:b$
A. 4 : 3
B. 6 : 5
C. 3 : 4
D. 5 : 6
 
Top Bottom