- 23 Tháng ba 2018
- 1,367
- 1,923
- 241
- 19
- Thanh Hóa
- Trường THPT Triệu Sơn 4
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Xin chào các bạn
Không để các bạn chờ lâu nữa, chúng ta sẽ đến với chuyên đề đầu tiên trong dự án ôn thi THPTQG môn Hóa học.
I, Lí thuyết
1, Định nghĩa
- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước hoặc khi nóng chảy tạo thành các ion. Ion dương gọi là Cation ( VD : $Na^+, Mg^{2+}$ ). Ion âm gọi là Anion ( VD : $Cl^-, SO_4^{2-}$ ).
- Chất điện li là các chất tan trong nước phân li ra các ion
- Axit, bazo, muối đều là chất điện li
2, Phân loại
A, Chất điện li mạnh
- Là chất khi tan trong nước bị phân li hoàn toàn
- Các axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối là các chất điện li mạnh
LƯU Ý: Không phải chất nào tan trong nước cũng điện ly - ví dụ : $C_2H_5OH$ tan vô hạn trong nước nhưng nó không điện ly được
B, Chất điện li yếu
- Là chất khi tan trong nước , chỉ 1 số phân tử bị điện li, số còn lại vẫn tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch
- Các axit yếu, bazo yếu, và 1 số muối là đại diện cho loại này
VD : $HClO , CH_3COOH , Mg(OH)_2 , HgCl_2$
C, Chất không điện li
- Là những chất khi tan trong nước không phân li thành ion
VD : Đường mía ( $C_{12}H_{22}O_{11}$ ) , rượu ( $C_2H_5OH$ )
3. Phương trình ion thu gọn:
Các bước viết phương trình ion thu gọn :
Bước 1: Viết phương trình phân tử và cân bằng
Bước 2: Chuyển các chất tan trong nước và điện ly mạnh thành ion
Bước 3: Bỏ các ion lặp lại ở 2 bên phản ứng
Ví dụ : $FeCl_2+2NaOH \rightarrow Fe(OH)_2+NaCl$
$Fe^{2+}+2OH^- \rightarrow Fe(OH)_2$
Hoặc chúng ta có thể viết trực tiếp :
Dựa vào điều kiện phản ứng ( phản ứng oxi hóa khử, trao đổi ion, axit - bazo ) :
a) Phản ứng oxi hóa khử : Áp dụng quy tắc anpha :
Từ đây ta có thể viết trực tiếp luôn phương trình ion rút gọn :
Ví dụ : $Fe(NO_3)_2+AgNO_3 \rightarrow $
$Fe^{2+}+Ag^+ \rightarrow Fe^{3+}+Ag$
b) Trao đổi ion :
Điều kiện để có phản ứng trao đổi ion
$Ag^++Cl^- \rightarrow AgCl$
$NH_4^++OH^- \rightarrow NH_3+H_2O$
$H^++OH^- \rightarrow H_2O$
c) Phản ứng Axit - Bazo :
+ Dấu hiệu : Có sự cho và nhận $H^+$
LƯU Ý : Khi viết phương trình ion, chúng ta cần phải xét xem :
$Mg+Ag^+ \rightarrow Mg^{2+}+Ag$ (1)
Sau (1) nếu Mg dư : $Mg+Fe^{3+} \rightarrow Mg^{2+}+Fe^{2+}$ (2)
---------------
Thời khóa biểu của Tuần 1 - Giai đoạn 1
Cập nhật thời khóa biểu sẽ được đăng trong topic này
Không để các bạn chờ lâu nữa, chúng ta sẽ đến với chuyên đề đầu tiên trong dự án ôn thi THPTQG môn Hóa học.
Sự điện li
1, Định nghĩa
- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước hoặc khi nóng chảy tạo thành các ion. Ion dương gọi là Cation ( VD : $Na^+, Mg^{2+}$ ). Ion âm gọi là Anion ( VD : $Cl^-, SO_4^{2-}$ ).
- Chất điện li là các chất tan trong nước phân li ra các ion
- Axit, bazo, muối đều là chất điện li
2, Phân loại
A, Chất điện li mạnh
- Là chất khi tan trong nước bị phân li hoàn toàn
- Các axit mạnh, bazo mạnh và hầu hết các muối là các chất điện li mạnh
LƯU Ý: Không phải chất nào tan trong nước cũng điện ly - ví dụ : $C_2H_5OH$ tan vô hạn trong nước nhưng nó không điện ly được
B, Chất điện li yếu
- Là chất khi tan trong nước , chỉ 1 số phân tử bị điện li, số còn lại vẫn tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch
- Các axit yếu, bazo yếu, và 1 số muối là đại diện cho loại này
VD : $HClO , CH_3COOH , Mg(OH)_2 , HgCl_2$
C, Chất không điện li
- Là những chất khi tan trong nước không phân li thành ion
VD : Đường mía ( $C_{12}H_{22}O_{11}$ ) , rượu ( $C_2H_5OH$ )
3. Phương trình ion thu gọn:
Các bước viết phương trình ion thu gọn :
Bước 1: Viết phương trình phân tử và cân bằng
Bước 2: Chuyển các chất tan trong nước và điện ly mạnh thành ion
Bước 3: Bỏ các ion lặp lại ở 2 bên phản ứng
Ví dụ : $FeCl_2+2NaOH \rightarrow Fe(OH)_2+NaCl$
$Fe^{2+}+2OH^- \rightarrow Fe(OH)_2$
Hoặc chúng ta có thể viết trực tiếp :
Dựa vào điều kiện phản ứng ( phản ứng oxi hóa khử, trao đổi ion, axit - bazo ) :
a) Phản ứng oxi hóa khử : Áp dụng quy tắc anpha :
Từ đây ta có thể viết trực tiếp luôn phương trình ion rút gọn :
Ví dụ : $Fe(NO_3)_2+AgNO_3 \rightarrow $
$Fe^{2+}+Ag^+ \rightarrow Fe^{3+}+Ag$
b) Trao đổi ion :
Điều kiện để có phản ứng trao đổi ion
- Tạo kết tủa
$Ag^++Cl^- \rightarrow AgCl$
- Tạo khí
$NH_4^++OH^- \rightarrow NH_3+H_2O$
- Tạo nước
$H^++OH^- \rightarrow H_2O$
c) Phản ứng Axit - Bazo :
+ Dấu hiệu : Có sự cho và nhận $H^+$
LƯU Ý : Khi viết phương trình ion, chúng ta cần phải xét xem :
- Đó là phương trình độc lập hay ưu tiên
- Có phản ứng phụ không
$Mg+Ag^+ \rightarrow Mg^{2+}+Ag$ (1)
Sau (1) nếu Mg dư : $Mg+Fe^{3+} \rightarrow Mg^{2+}+Fe^{2+}$ (2)
- Sau (2) Mg tiếp tục dư : $Mg+Fe^{2+} \rightarrow Mg^{2+}+Fe$
- Sau (2) $Fe^{3+}$ dư : $Fe+2Fe^{3+} \rightarrow 3Fe^{2+}$
- Sau (3) $Ag^+$ dư : $Ag^++Fe^{2+} \rightarrow Fe^{3+}$
- Sau (3) $Fe$ dư : $Fe+2Fe^{3+} \rightarrow 3Fe^{2+}$
---------------
Thời khóa biểu của Tuần 1 - Giai đoạn 1
Cập nhật thời khóa biểu sẽ được đăng trong topic này