Chuyên đề hóa hữu cơ

P

p3o

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI CÓ CẢ LỜI GIẢI NHÉ

Câu 1: Khi cho 13,95 gam anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lít dung dịch HCl 1M thì khối lượng của muối phenylamoniclorua thu được là
A. 25,9 gam. B. 21,25 gam. C. 19,425 gam. D. 27,15 gam.
Câu 2: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. C5H3(OH)3, glucozơ, CH3CHO. B. C2H2, C2H5OH, glucozơ.
C. C2H2, C2H4, C2H6. D. glucozơ, C2H2, CH3CHO.
Câu 3: Polipeptit (-NH-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
A. axit glutamic. B. glyxin.
C. alanin. D. axit  - amino propionic.
Câu 4: Cho các chất CH3CHO (1), C2H5OH (2), CH3COOH (3). Thứ tự sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. (2), (1), (3). B. (2), (3), (1). C. (3), (1), (2). D. (1), (2), (3).
Câu 5: Monome dùng đề điều chế thủy tinh hữu cơ là
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH3OOCH=CH2. D. CH2=CHCH3.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ mạch hở ứng với công thức tống quát CnH2nO là
A. este no đơn chức. B. rượu (ancol) no đơn chức.
C. axit cacboxylic no đơn chức. D. anđehit no đơn chức.
Câu 7: Cho các chất glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. Hai chất trong đó đều có phản ứng tráng gương và phản ứng khử Cu(OH)2 thành Cu2O là
A. glucozơ và xenlulozơ. B. glucozơ và saccarozơ.
C. glucozơ và mantozơ. D. saccazozơ và mantozơ.

Câu 9: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất giảm dần theo thứ tự
A. CH3COOH >C2H5OH > C6H5OH. B. CH3COOH > C6H5OH >C2H5OH.
C. C2H5OH > C6H5OH > CH3COOH. D. C6H5OH > CH3COOH > C2H5OH.
Câu 10: Một ancol no, đơn chức, bậc 1 bị tách một phân tử nước tạo anken A. Cứ 0,525 gam anken dụng vừa đủ với 2 gam brom. Ancol này là
A. Butan-1-ol. B. Pentan-1-ol. C. Etanol. D. Propan-1-ol.
Câu 11: C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân mạch hở phản ứng được với dung dịch NaOH ?
A. 9. B. 10. C. 7. D. 8.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm axit no, đơn chức và axit no, đa chức hơn kém nhau 1 nguyên tử C.
- 14,64 gam X bay hơi hết được 4,48 lít (đktc).
- Đốt cháy 14,64 gam X cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 46 gam kết tủa.
Xác định công thức cấu tạo của 2 axit ?
A. CH3COOH và HOOCCH2COOH. B. HCOOH và HOOCCOOH.
C. CH3CH2COOH và HOOCCOOH. D. CH3CH2COOH và CH2(COOH)2.
Câu 13: Cho sơ đồ chuyển hóa: C4H10 → (X) → (Y) → CH4 → (Z) → (E). Xác định công thức cáu tạo X và E ? Biết X là chất lỏng ở điều kiện thường, E có khả năng phản ứng với NaOH và có phản ứng tráng gương.
A. X : CH3COOH ; E : HCOOH. B. X : CH3COOH ; E : HCOOCH3.
C. X : C3H6 ; E : HCOOH. D. X : C2H5OH ; E : CH3CHO.
Câu 14: Tìm hàm lượng glucozơ lớn nhất ở các trường hợp sau
A. Trong máu người. B. Trong mật ong.
C. Trong dung dịch huyết thanh. D. Trong quả nho chín.

Câu 15: Thuỷ phân 8,6 gam este X có khối lượng phân tử là 86 bằng dung dịch NaOH dư. Cho sản phẩm thuỷ phân tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 43,2 gam chất rắn. Xác định công thức cấu tạo của X.
A. HCOOCH=CHCH3. B. HCOOC=CH2.
C. CH3COOCH=CH2. D. HCOOCH2CH=CH2.

Câu 17: Hợp chất hữu cơ X gồm C, H, O mạch thẳng có tỉ lệ số nguyên tử H và O trong X là 2 : 1 và tỉ khối hơi của X so với H2 là 36. X đã có thể là
A. CH3CH2COOH. B. CH2=CHCOOH. C. CH3CHO. D. C2H5CHO.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Công thức amin đó là
A. CH3NH2. B. C2H5NH2. C. C4H9NH2. D. C3H7NH2.
Câu 19: Đốt cháy amol X thu được nCO2:nH2O = 3: 4. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng với Na dư thì thu được 3,36 lít H2 (đktc). X là
A. C3H6(OH)2. B. C3H7OH. C. C3H5(OH)3. D. CH3COOCH3.
Câu 20: Đun nóng 16,6 gam hỗn hợp P gồm 3 ancol với H2SO4 đặc 140
được 13,9 gam hỗn hợp 6 ete có mol bằng nhau. Nếu đun P với H2SO4 đặc 180 thì được hỗn hợp khí chỉ gồm 2 olefin. Hiệu suất phản ứng 100%, tất cả các ancol đều tách nước tạo anken. P gồm
A. etanol ; propan-1-ol ; propan-2-ol. B. propan-1-ol ; propan-2-ol ; isobutylic.
C. metanol ; propan-1-ol ; isobutylic. D. propan-1-ol ; isobutylic ; butan-2-ol.
 
L

li94

câu 1: khi cho 13,95 gam anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lít dung dịch hcl 1m thì khối lượng của muối phenylamoniclorua thu được là
a. 25,9 gam. B. 21,25 gam. c. 19,425 gam. D. 27,15 gam.

hcl dư

m = 13,95 + 0,15.36,5 = c



câu 2: nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch agno3/nh3 là
a. C5h3(oh)3, glucozơ, ch3cho. B. C2h2, c2h5oh, glucozơ.
C. C2h2, c2h4, c2h6. d. Glucozơ, c2h2, ch3cho.

câu 3: polipeptit (-nh-ch2-co-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
A. Axit glutamic. b. Glyxin.
c. Alanin. D. Axit  - amino propionic.

câu 4: cho các chất ch3cho (1), c2h5oh (2), ch3cooh (3). Thứ tự sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
a. (2), (1), (3). B. (2), (3), (1). C. (3), (1), (2). d. (1), (2), (3).

Chất nào có h linh động nhất --> nhiệt độ sôi cao nhất.


câu 5: monome dùng đề điều chế thủy tinh hữu cơ là
a. Ch2=chcooch3. B. Ch2=c(ch3)cooch3.
C. Ch3ooch=ch2. D. Ch2=chch3.


câu 6: hợp chất hữu cơ mạch hở ứng với công thức tống quát cnh2no là
a. Este no đơn chức. B. Rượu (ancol) no đơn chức.
C. Axit cacboxylic no đơn chức. d. Anđehit no đơn chức.

câu 7: cho các chất glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. Hai chất trong đó đều có phản ứng tráng gương và phản ứng khử cu(oh)2 thành cu2o là
a. Glucozơ và xenlulozơ. B. Glucozơ và saccarozơ.
c. Glucozơ và mantozơ. d. Saccazozơ và mantozơ.

câu 9: độ linh động của nguyên tử h trong nhóm -oh của các hợp chất giảm dần theo thứ tự
a. Ch3cooh >c2h5oh > c6h5oh. b. Ch3cooh > c6h5oh >c2h5oh.
C. C2h5oh > c6h5oh > ch3cooh. D. C6h5oh > ch3cooh > c2h5oh.

câu 10: một ancol no, đơn chức, bậc 1 bị tách một phân tử nước tạo anken a. Cứ 0,525 gam anken dụng vừa đủ với 2 gam brom. Ancol này là
a. Butan-1-ol. B. Pentan-1-ol. C. Etanol. d. Propan-1-ol.

.
................................. .
 
G

giotbuonkhongten

Câu 2: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. C5H3(OH)3, glucozơ, CH3CHO. B. C2H2, C2H5OH, glucozơ.
C. C2H2, C2H4, C2H6. D. glucozơ, C2H2, CH3CHO.
Nhóm tác dụng với AgNO3/NH3: ankin có nối 3 đầu mạch, anđ, glucozo, fructozo, mantozo

Câu 3: Polipeptit (-NH-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

A. axit glutamic. B. glyxin.
C. alanin. D. axit  - amino propionic.
Có 2 dạng là trùng ngưng và bán trùng ngưng
Điều kiện có thể thực hiện phản ứng trùng ngưng
Những câu hỏi về trùng ngưng thường phải trả lời 2 câu hỏi trên
Câu này phải xác định đc công thức của các chất ở đáp án


Câu 4: Cho các chất CH3CHO (1), C2H5OH (2), CH3COOH (3). Thứ tự sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. (2), (1), (3). B. (2), (3), (1). C. (3), (1), (2). D. (1), (2), (3).
Axit > ancol > amin

Trả lời đầy đủ ở câu dưới





Câu 6: Hợp chất hữu cơ mạch hở ứng với công thức tống quát CnH2nO là
A. este no đơn chức. B. rượu (ancol) no đơn chức.
C. axit cacboxylic no đơn chức. D. anđehit no đơn chức.

Câu này khi làm bài tập, dựa vào đề bài viết công thức tổng quát

[TEX]C_nH_{2n}O[/TEX] có 1 pi gắn vs O, nên gốc sẽ no. Thêm đk có 1

Có những dạng phức tạp hơn, là xác định 2 chất pứ --> tạo thành sp cho trước


Câu 9: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất giảm dần theo thứ tự
A. CH3COOH >C2H5OH > C6H5OH. B. CH3COOH > C6H5OH >C2H5OH.
C. C2H5OH > C6H5OH > CH3COOH. D. C6H5OH > CH3COOH > C2H5OH.

* Có liên kết hidro: axit, ancol, aminoaxit, amin bậc 1, amin bậc 2, H2O ( phân tử có nhóm OH - , N-H )
Ko có: hidrocacbon, anđehit, ete, dẫn xuất hal, este

* so sánh nên nhớ:

Liên kết H trong axit > phenol > ancol

* Ảnh hưởng của liên kết Hidro

- HC có liên kết H có nhiệt độ sôi cao hơn
- Khả năng tan trong nước. Như rược C1 - C3 tan vô hạn nhưng C4 khó tan. Gốc càng cồng kềnh, có nhánh --> khó tan

* Vài dấu hiệu so sánh:

- 2 chất có khối lượng xấp xỉ nhau, có liên kết H nhiệt độ sôi cao hơn
- Cùng kiểu liên kết, khối lượng lớn hơn, nhiệt độ sôi cao hơn
- Diện tích tiếp xúc lớn hơn, nhiệt độ sôi cao hơn
- Có liên kết ion --> nhiệt độ sôi cao hơn





Câu 11: C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân mạch hở phản ứng được với dung dịch NaOH ?
A. 9. B. 10. C. 7. D. 8.


CH3-CH=CH-COOH cis- trans

CH2=CH-CH2-COOH

CH2=C(CH3)COOH
HCOOCH2-CH=CH2
HCOOCH=CH-CH3 cis -trans
HCOOC(CH3)=CH2
CH3COOCH=CH2

CH2=CH-COO-CH3






Câu 20: Đun nóng 16,6 gam hỗn hợp P gồm 3 ancol với H2SO4 đặc 140
được 13,9 gam hỗn hợp 6 ete có mol bằng nhau. Nếu đun P với H2SO4 đặc 180 thì được hỗn hợp khí chỉ gồm 2 olefin. Hiệu suất phản ứng 100%, tất cả các ancol đều tách nước tạo anken. P gồm
A. etanol ; propan-1-ol ; propan-2-ol. B. propan-1-ol ; propan-2-ol ; isobutylic.
C. metanol ; propan-1-ol ; isobutylic. D. propan-1-ol ; isobutylic ; butan-2-ol

Phần bài tập, bạn nên dùng cách search google, trong tài nguyên hocmai có rất nhiều bài đc giải bằng cách hay.

Ví dụ bài 20

diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1587109&postcount=4
 
P

p3o

Câu 50: Có hợp chất hữu cơ X chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Khi hoá hơi 0,38 gam X thu được thể tích
hơi đúng bằng thể tích của 0,16 gam O2 (đo cùng điều kiện). Mặt khác, cũng 0,38 gam X tác dụng hết với
Na tạo ra 112 ml khí H2 (đktc). X tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. Công thức phân tử và tên
gọi của X là
A. C3H8O2 : propanđiol. B. C3H8O2 : propan-1,3-điol.
C. C3H8O2 : propan-1,2-điol. D. Tất cả đều đúng.
Câu 51: Một este X có công thức phân tử là C5H8O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được hai sản phẩm hữu cơ đều không làm nhạt màu nước brom. Số đồng phân của este X thỏa mãn điều kiện là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 52: Trung bình cứ 5,668 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là
A. 1: 3. B. 3: 5. C. 1: 2. D. 2: 1.
Câu 53: Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 3,28 gam. B. 5,60 gam. C. 4,88 gam. D. 6,40 gam.
Câu 54: Có 4 ống nghiệm :
- Ống nghiệm 1 đựng 5 ml nước cất và 5 giọt dung dịch MgCl2 bão hoà.
- Ống nghiêm 2 đựng 5 ml nước xà phòng.
- Ống nghiệm 3 đựng 5 ml nước xà phòng và 5 giọt dung dịch MgCl2 bão hoà.
- Ống nghiệm 4 đựng 5 ml nước bột giặt.
Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm 5 giọt dầu ăn, sau một thời gian, số ống nghiệm có dầu ăn nổi lên là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 55: Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.
B. Cao su lưu hoá ; nhựa rezit (hay nhựa bakelit) ; amilopectin của tinh bột là những polime có cấu
trúc mạng không gian.
C. Poli (tetrafloetilen) ; poli (metyl metacrylat) ; tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng
hợp.
D. Tơ poliamit kém bền về mặt hoá học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thuỷ phân.
Câu 56: Trong các phương trình phản ứng của sơ đồ chuyển hoá sau:
CH3-CH=CH2 → CH2=CHCH2Cl → CH2ClCHOHCH2Cl → C3H5(OH)3 → Đồng(II) glixerat.
Trường hợp nào sau đây là đúng ?
A. Phản ứng (3) xảy ra khi tác dụng với nước ngay điều kiện thường.
B. Phản ứng (2) xảy ra khi tác dụng với nước clo.
C. Phản ứng (4) xảy ra khi tác dụng với đồng oxit.
D. Phản ứng (1) xảy ra khi tác dụng với Cl2 ngay điều kiện thường.
Câu 57: a mol chất béo X có thể cộng hợp tối đa với 4a mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b
mol H2O và V lít khí CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4.(b + 7a). B. V = 22,4.(4a - b). C. V = 22,4.(b + 3a). D. V = 22,4.(b + 6a).
Câu 58: Oxi hoá hỗn hợp X gồm HCHO và CH3CHO bằng oxi (có xúc tác) đến phản ứng hoàn toàn thu
được hỗn hợp axit tương ứng Y có tỉ khối hơi so với X bằng 145/97. Thành phần % theo khối lượngcủa
HCHO trong hỗn hợp đầu là
A. 79,31. B. 77,32. C. 12,00. D. 83,33.
Câu 59: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy
8,6 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc) và 9 gam H2O. Hai
ancol đó là
A. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH.
C. C2H5OH và CH3OH. D. CH3OH và CH3-CH2-CH=CH-OH.
Câu 60: Oxi hoá 4,4 gam một anđehit đơn chức X bằng oxi (có xúc tác) thu được 6,0 gam hỗn hợp Y gồm
axit cacboxylic Z tương ứng và anđehit dư. Khẳng định nào sau đây đúng ?
A. Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
B. Z là axit yếu nhất trong dãy đồng đẳng của nó.
C. X tác dụng với dung dịch AgNO3 /NH3, t
o
tạo ra Ag với số mol gấp đôi số mol X phản ứng.
D. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần 3a mol O2.
Câu 61: Trong hợp chất sau đây có mấy liên kết peptit ?
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CH2-CO-HN-CH2-COOH
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 62: Cho các chất sau : axetilen, vinylaxetilen, anđehit fomic, axit fomic, metylfomat, glixerol, saccarozơ, fructozơ, penta-1,3-điin. Số chất tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa vàng nhạt là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 63: Cho các chất sau : CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH-CH2-CH3, CH3(CH3)=CH-CH3, CH3-CH=C=C-CH3. Số chất có đồng phân hình học là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 64: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các ancol (rượu) thu được 13,44 lít CO2 và 15,30 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư) thì thu được 5,6 lít H2. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 11,10. B. 12,90. C. 8,90. D. 16,90.
Câu 65: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 32,0. B. 8,0. C. 16,0. D. 3,2.
Câu 66: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng
6CO2 + 6H2O as--->>>C6H12O6 + 6O2. ∆H = 2813kJ.
Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng năng lượng 2,09 J năng lượng Mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là
A. 80,70 gam. B. 88,27 gam. C. 93,20 gam. D. 78,78 gam.
Câu 67: Muối A có công thức là C3H10O3N2, lấy 7,32 gam A phản ứng hết với 150ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là
A. 9,42 gam. B. 6,90 gam. C. 11,52 gam. D. 6,06 gam.
Câu 68: Este X có các đặc điểm sau :
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là
A. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700
C thu được anken.
B. Chất Y tan vô hạn trong nước.
C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
D. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
Câu 69: Hỗn hợp M gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. Để trung hoà m gam hỗn hợp M cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng lại tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất CH3COOH và NH2CH2COOH trong hỗn hợp M lần lượt là (%)
A. 44,44 và 55,56 B. 40 và 60. C. 61,54 và 38,46. D. 72,80 và 27,20.
Câu 70: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
B. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
C. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
D. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
 
G

gvnguyentantrung

Hướng dẫn câu 57:
a mol chất béo cộng hợp tối đa 4a mol Br2 ⇒ Có 4 liên kết π ở mạch cacbon.
Chất béo có 3 nhóm −COO− ⇒ Có 3 liên kết π ở nhóm chức.
Tổng cộng có 7 liên kết π ⇒ Công thức phân tử CnH2n-12O6

Đốt cháy a mol chất béo → na mol CO2 + (n-6).a mol H2O
nCO2 - nH2O = 6a
Suy ra nCO2 = nH2O + 6a = b + 6a
V = 22,4.(b + 6a)
 
G

gvnguyentantrung

Câu 65:
vì tỉ khối của Y so với không khí = 1
=> MY=29 g/mol < 58 g/mol = M C4H10
=> trong Y có Hidro dư
pt:
vinylaxetilen + 3H2 -> C4H10
0,1....................0,3..........0
x.......................3x...........x
0,1-x................0,3-3x......x
áp dụng ĐLBT khối lương, ta có:
mY = mX = mH2 + m vinylaxetilen = 5,8 g
=> nY = mY/MY = 5,8/29 = 0,2 mol
mà nY = n vinylaxetilen dư + nH2 dư + n C4H10 = (0,1-x)+(0,3-3x)+x = 0,4-3x mol
=> 0,4-3x=0,2
=> x=0,2/3 mol
=> n vinylaxetilen dư = 0,1/3 mol
=> nBr2 phản ứng = 3.n vinylaxetilen dư = 0,1 mol
=> mBr2 phản ứng = 0,1.160 = 16 g
 
L

li94

Câu 65: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 32,0. B. 8,0. C. 16,0. D. 3,2


m trc = 0,3.2 + 0,1.52 = 5,8

n sau = 0,2

nH2 pư = n trc - n sau = 0,4 - 0,2 = 0,2

--> còn 0,1 mol H2 <=> 0,1 mol brom

m br2 = 16
 
P

p3o

Câu 71: Cho sơ đồ biến đổi sau: A <xt to>--->>>B<as clo> --->>>C6H6Cl6. A là chất nào trong số các chất cho dưới
đây ?
A. CH2=CH2. B. CH≡C-CH3. C. CH2=CH-CH3. D. CH≡CH.
Câu 72: Hỗn hợp A gồm C3H6, C3H4, C3H8. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch sau phản ứng
A. giảm 20,1 gam. B. giảm 22,08 gam.
C. tăng 19,6 gam. D. tăng 22,08 gam.
Câu 73: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 9,4. B. 8,2. C. 9,6. D. 10,8.
Câu 74: Sự so sánh nào sau đây đúng với chiều tăng dần tính axit ?
A. C6H5OH < p-CH3-C6H4OH< p-O2N-C6H4OH< CH3COOH.
B. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < CH3COOH < p-O2N-C6H4OH.
C. C6H5OH < p-CH3-C6H4OH < CH3COOH < p-O2N-C6H4OH.
D. p-CH3-C6H4OH < C6H5OH < p-O2N-C6H4OH< CH3COOH.
Câu 75: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một loại nonapeptit có công thức là Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có chứa
phenyl alanin (Phe) ?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 76: Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Các dung dịch glyxin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ.
B. Liên kết peptit là liên kết tạo ra giữa 2 đơn vị α-aminoaxit.
C. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
D. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch anbumin sẽ xuất hiện màu tím xanh.
Câu 77: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam este bằng NaOH thu được muối A và ancol B. Khi nung toàn bộ muối A với oxi thu được 5,3 gam Na2CO3, khí CO2 và nước. Chưng cất để lấy ancol B khan. Cho lượng ancol B tác dụng hết với Na thu được 6,8 gam muối và khí H2 có thể tích bằng 1/2 thể tích hơi ancol B đã phản ứng (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức cấu tạo của este là
A. CH3COOC2H3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 78: Hỗn hợp X gồm 2 ancol. Đốt cháy hoàn toàn 8,3 gam X bằng 10,64 lít O2 thu được 7,84 lít CO2, các thể tích khí đều đo ở đktc. Hai ancol trong X là
A. HO(CH2)3OH và CH3(CH2)3OH. B. CH3(CH2)2OH và CH3(CH2)3OH.
C. CH3(CH2)2OH và HO(CH2)4OH. D. HO(CH2)3OH và HO(CH2)4OH.
Câu 79: Cho bột Mg vào đietyl ete khan, khuấy mạnh, không thấy hiện tượng gì. Nhỏ từ từ vào đó etylbromua, khuấy đều thì Mg tan dần thu được dung dịch đồng nhất. Các hiện tượng trên được giải thích như
sau:
A. Mg không tan trong đietyl ete, Mg phản ứng với etyl bromua thành C2H5Mg tan trong ete.
B. Mg không tan trong đietyl ete nhưng tan trong hỗn hợp đietyl ete và etyl bromua.
C. Mg không tan trong đietyl ete, Mg phản ứng với etyl bromua thành etyl magiebromua tan trong ete.
D. Mg không tan trong đietyl ete mà tan trong etyl bromua.
Câu 80: X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X và O2 dư ở 150 oC và có áp suất 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về 150 oC, áp suất trong bình vẫn là 2 atm. Người ta trộn 9,6 gam X với 0,6 gam hiđro rồi cho qua bình đựng Ni nung nóng (H= 100%) thì thu được hỗn hợp Z. KLPTTB của Z là
A. 52,5. B. 42,5. C. 48,5. D. 46,5.
Câu 81: Vitamin A có công thức phân tử C20H30O trong phân tử không có liên kết ba, không có vòng 3 hoăc 4 cạnh. Khi phản ứng với H2 thu được một ancol no có công thức phân tử là C20H40O. Hỏi trong công thức cấu tạo của vitamin A chứa mấy vòng và mấy liên kết đôi ?
A. 1 và 5. B. 2 và 4. C. 2 và 5. D. 1 và 4.
Câu 82: Tên quốc tế của anken dùng để điều chế 3-etylpentanol-3 bằng phương pháp hiđrat hoá là
A. 3-etyl pent-1-en. B. 3-etyl pent-3-en. C. 3-etyl pent-2-en. D. 3,3-đietyl prop-1-en.
Câu 83: Một ankanol X có 60% cacbon theo khối lượng trong phân tử. Nếu cho 18 gam X tác dụng hết với Na thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,46 lít.
Câu 84: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Phenol là một axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
B. Phenol cho kết tủa trắng với dung dịch nước brom.
C. Phenol ít tan trong nước lạnh.
D. Phenol là axit yếu, nhưng tính axit vẫn mạnh hơn axit cacbonic.
Câu 85: Oxi hoá chất hữu cơ A bằng dung dịch KMnO4 loãng, axit hoá dung dịch sản phẩm thu được chất hữu cơ B, B phản ứng được với NaOH, B cũng phản ứng với Cu(OH)2 dư cho dung dịch xanh lam đậm. A là
A. C2H3COOH. B. C2H3CH2OH. C. C2H5CHO. D. CH3CHO.
Câu 86: Hiđro hoá một lượng hỗn hợp C2H5CHO, CH3CHO và OHC-COOH cần 3,36 lít H2 (đktc). Hỗn hợp sản phẩm tác dụng với Na dư trong điều kiện thích hợp thu được 2,24 lít H2 (đktc). Hỏi hỗn hợp ban đầu phản ứng được với bao nhiêu gam Na ?
A. 1,15 gam. B. 2,3 gam. C. 4,6 gam. D. 3,45 gam.
Câu 87: Xét các loại hợp chất hữu cơ mạch hở sau : Ancol đơn chức, no (A) ; anđehit đơn chức, no (B) ; ancol đơn chức không no 1 nối đôi (C) ; anđehit đơn chức, không no 1 nối đôi (D). Ứng với công thức tổng
quát CnH2nO chỉ có các chất sau
A. A, B. B. B, C. C. C, D. D. A, D.
Câu 88: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : p-X-C6H5-NH2 (các dẫn xuất của anilin) với X là (I)-NO2, (II)-CH3, (III)-CH=O, (IV)-H.
A. I<II<III<IV. B. II<III<IV<I. C. I<III<IV<II. D. IV<III<I<II.
Câu 89: Hai chất A và B cùng có CTPT C9H8O2, cùng là dẫn xuất của bezen, đều làm mất màu nước Br2. A tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit, B tác dụng với dung dịch NaOH cho 2 muối và nước. Các muối sinh ra đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. A và B tương ứng là
A. C2H3COOC6H5, HCOOC6H4C2H3. B. C6H5COOC2H3, C2H3COOC6H5.
C. HCOOC2H2C6H5, HCOOC6H4C2H3. D. C6H5COOC2H3, HCOOC6H4C2H3.
Câu 90: Hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOONa và a mol muối natri của hai axit no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hỗn hợp X và cho sản phẩm (CO2, H2O) lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng KOH dư, thấy khối lượng bình (2) tăng nhiều hơn bình (1) là 3,51 gam. Phần chất rắn Y còn lại sau khi đốt là Na2CO3 cân nặng 2,65 gam. CTCT của hai muối natri là
A. CH3COONa, C2H5COONa. B. C3H7COONa, C4H9COONa.
C. C2H5COONa, C3H7COONa. D. kết quả khác.
 
G

gvnguyentantrung

hướng dẫn giải bài 90

picture.php
 
G

gvnguyentantrung

hướng dẫn giải

Câu 89: Hai chất A và B cùng có CTPT C9H8O2, cùng là dẫn xuất của bezen, đều làm mất màu nước Br2. A tác dụng với dung dịch NaOH cho 1 muối và 1 anđehit, B tác dụng với dung dịch NaOH cho 2 muối và nước. Các muối sinh ra đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. A và B tương ứng là
A. C2H3COOC6H5, HCOOC6H4C2H3. B. C6H5COOC2H3, C2H3COOC6H5.
C. HCOOC2H2C6H5, HCOOC6H4C2H3. D. C6H5COOC2H3, HCOOC6H4C2H3.

BÀI GIẢI:
Công thức cấu tạo của A và B
CTPT:C9H8O2 có độ bất bão hòa delta = 6
Vì A và B là 2 este của benzen nên suy ra A và B có 1 lk pi (ngoài lk pi của nhóm COO-)
*A tác dụng với NaOH cho 1 muối và 1 andehit nên A là C6H5-COO-CH=CH2
C6H5-COO-CH=CH2 + NAOH ---> C6H5-COONa + CH3CHO
*B tác dụng với NaOH cho 2 muối mà không có rượu vậy B là este của phenol: B là C6H5-OCO-CH=CH2
C6H5-OCO-CH=CH2 + 2NaOH ---> C6H5-ONa + CH2=CH-COONa + H2O
 
P

p3o

Câu 91: Đun nóng 2 chất A, B có cùng công thức phân tử là C5H8O2 trong dung dịch NaOH, kết quả thu được là:
A + NaOH → A1(C3H5O2Na) + A2 B + NaOH → B1(C3H3O2Na) + B2
A2, B2 lần lượt là những hoá chất nào sau đây ?
A. C2H5OH và C2H4OH. B. CH3CHO và C2H5OH.
C. C2H5OH và CH3CHO. D. C2H4OH và C2H5OH.
Câu 92: Cho 500 gam benzen phản ứng với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Lượng nitrobenzen tạo thành được khử thành anilin. Biết rằng hiệu suất mỗi phản ứng đều là 78%. Khối lượng anilin thu được là
A. 362,7 gam. B. 465 gam. C. 596,2 gam. D. 764,3 gam.
Câu 93: Phát biểu nào sau đây không đúng về saccarozơ và mantozơ ?
A. Chúng là đồng phân của nhau.
B. Dung dịch của chúng có thể hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. Đều là các chất đisaccarit.
D. Dung dịch của chúng không có phản ứng phản ứng tráng gương.
Câu 94: Giả sử 100 kg mía cây ép ra được 90 kg nước mía có nồng độ saccarozơ là 14%. Hiệu suất của quá trình sản xuất saccarozơ từ nước mía đạt 90%. Vậy lượng đường trắng thu được từ 1 tấn mía cây là
A. 113,4 kg. B. 810 kg. C. 126 kg. D. 213,4 kg.
Câu 95: Trong các polime sau có bao nhiêu chất là thành phần chính của chất dẻo : thuỷ tinh hữu cơ, nilon-6,6, cao su buna, PVC, tơ capron, nhựa phenolfomanđehit, PE.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 96: Hỗn hợp A, B là hai anken có khối lượng 12,6 gam trộn theo thỉ lệ đồng mol thì tác dụng vừa đủ với 32 gam brom. Nếu trộn hỗn hợp trên đẳng lượng thì 16,8 gam hỗn hợp đó tác dụng vừa đủ với 0,6 gam H2. Công thức phân tử của A, B lần lượt là (biết MA<MB)
A. C2H4 và C7H14. B. C3H6 và C6H12. C. C4H8 và C5H10. D. C3H6 và C4H8.
Câu 97: Một hiđrocacbon A chứa 84% khối lượng C trong phân tử. Công thức phân tử của A là
A. C7H14. B. C7H12. C. C7H8 . D. C7H16.
Câu 98: Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C2H8O3N2, đun nóng 0,1 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được một hợp chất hữu cơ Z có 2 nguyên tử C trong phân tử và còn lại a (gam) chất rắn. Giá trị của a là
A. 6,8 gam. B. 8,2 gam. C. 8,5 gam. D. 9,8 gam.
Câu 99: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) ; tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 100: X là hỗn hợp gồm axetanđehit và propanđehit. Đốt cháy hoàn toàn X tạo ra 0,8 mol CO2. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 64,8 gam Ag. Khối lượng của hỗn hợp X là
A. 16 gam. B. 25 gam. C. 32 gam. D. 40 gam.
Câu 101: Cho các hợp chất hữu cơ : C2H2, C2H4, CH2O, CH2O2 (mạch hở) ; C3H4O2 (mạch hở đơn chức).
Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra
kết tủa là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 102: Số cặp anken (chỉ tính đồng phân cấu tạo) ở thể khí (đkt) thoả mãn điều kiện : Khi hiđrat hoá tạo thành hỗn hợp gồm ba ancol là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 103: Oxi hoá 4,48 lít C2H4 (ở đktc) bằng O2 (xúc tác PdCl2, CuCl2), thu được chất X đơn chức. Toàn bộ lượng chất X trên cho tác dụng với HCN (dư) thì được 7,1 gam CH3CH(CN)OH (xianohiđrin). Hiệu suất quá trình tạo CH3CH(CN)OH từ C2H4 là
A. 70%. B. 50%. C. 60%. D. 80%.
Câu 104: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là
A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.
B. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.
C. Fructozơ, mantozơ, glixezol, anđehit axetic.
D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.
Câu 105: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
A. Cocain, seduxen, cafein. B. heroin, seduxen, erythromixin.
C. ampixilin, erythromixin, cafein. D. penixilin, paradol, cocain.
Câu 106: Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COOK 0,1M. Biết Ka của CH3COOH là 1,75.10-5và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 4,24. B. 2,88. C. 4,76. D. 1,00.
Câu 107: Số đồng phân cấu tạo của hiđrocacbon có công thức phân tử C4H8 có thể làm nhạt màu nước brom ở nhiệt độ phòng là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 108: Đun một ancol A với dung dịch hỗn hợp gồm KBr và H2SO4 đặc thì trong hỗn hợp sản phẩm thu được có chất hữu cơ B. Hơi của 12,5 gam chất B nói trên chiếm 1 thể tích của 2,80 gam nitơ trong cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của A là
A. C2H5OH. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3OH. D. HOCH2CH2OH.
Câu 109: Trong công nghiệp hiện nay, poli(vinyl clorua) được điều chế từ nguyên liệu chính là
A. C2H2 ; HCl. B. C2H4 ; HCl. C. C2H2 ; Cl2. D. C2H4 ; Cl2.
Câu 110: Hãy chọn nhận định đúng:
A. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
B. Chất béo là trieste của glixerol và các axit no đơn chức mạch không phân nhánh.
C. Chất béo là một loại lipit.
D. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
 
Top Bottom