Văn Chuyên đề đọc hiểu văn bản

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Câu 1: đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:"
Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về. Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và em Quế tôi. Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối:
- Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc."
a. Đoạn văn trên kể về việc gì?
b. "Cái lầm" vè nhân vật tôi nói đến là gì? Tại sao nói "không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa"
e. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong đoạn trích trên
Câu 2: Tìm tự tượng hình, tượng thanh và nêu tác dụng trong đoạn văn sau:" Rồi chị túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu"
Câu 3: đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:" Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!"
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
b. Chỉ ra các thán từ và tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
c. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích
d. Vì sao lão Hạc lại nghĩ "Nó cứ làm in như nó trách tôi.."?
e. Đoạn văn trên kể về việc gì?
Câu 4: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:"
Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại)."
a. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích? Khái quát nội dung của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh?"
c. Những từ "ông đốc, thầy dạy, học, lớp năm" thuộc trường từ vựng nào?
Câu 5: Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: hoạt động dùng lửa của người, trạng thái tâm lí của người, trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người, tính tình của người, các loài thú đã được thuần dưỡng
Câu 6: Đặt 3 câu với thán từ: ôi, ừ, ơ[/QUOTE]
Câu 1 a) Cảnh cậu bé Hồng xúc động, mừng rỡ chạy theo chiếc xe kéo với niềm tin mãnh liệt rằng người ngồi trên xe chính là mẹ mình.
b) " Là sự nhầm lẫn"
Thẹn với bạn bè bởi sự nhầm lẫn ngớ ngẩn của mình
Nhưng đồng cậu cũng sẻ rất tủi thân biết mấy khi bao mong đợi, trông chờ và hi vọng đều chỉ là vô ích.
c) So sánh
Câu 2 : tượng thanh: nham nhảm
Tượng hình: Lẻo khẻo, chổng quèo.
Câu 3 :
a) tự sự
b) thán từ Cái giống nó cũng khôn! “ Lão già tệ lắm! . Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!"
Tình thái từ : "A!" ":" Này! Ông giáo ạ!"
c) Nhân hóa
e) Lão Hạt ngậm ngùi, đau xót kể lại quá trình mình bán cậu Vàng với ông Giáo.
Câu 4 :
A) Tự sự
B) Lời dặn dò của thầy hiệu trưởng đến các em học sinh khi các em bước vào năm học mới.
C) Thuộc trường từ vựng " trường học " hoặc" giáo dục"
Câu 5 )
hoạt động dùng lửa của người : nấu ăn, sưởi ấm, đốt rác,...
trạng thái tâm lí của người : lo sợ, bất an, hưng phấn, hồi hợp..
trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người : phân vân, đắn đo, do dự, lưỡng lự..
tính tình của người : hòa đồng, khép kín, vui vẻ, khó gần, nóng tính, ôn hòa..
các loài thú đã được thuần dưỡng: chó mèo, lợn rừng,...
 
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom