Vật lí 9 [Chuyên đề] Điện từ học

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào cả nhà, tiếp nối series các chuyên đề Vật lý 9 là một chiếc Từ học, phần này học rất thú vị và giải thích khá nhiều hiện tượng đời sống nên mọi người chuẩn bị bước vào thế giới hư ảo nhaa ^_^

CHUYÊN ĐỀ TỪ HỌC

Vậy topic sẽ gồm những gì?
Phần A: Kiến thức cơ bản gồm: lý thuyết và công thức áp dụng
Chương 1: Nam châm vĩnh cửu - Từ trường
Chương 2: Nam châm điện - Động cơ điện
Chương 3: Hiện tượng cảm ứng điện từ - Dòng điện xoay chiều
Chương 4: Truyền tải điện năng đi xa - Máy phát điện

Phần B: Bài tập cơ bản liên quan tương ứng với từng chương ở trên
Phần C: Bài tập ở mức độ nâng cao hơn kèm các lý thuyết cần học thêm dành cho những bạn có mong muốn ôn thi HSG/ôn chuyên

Ở chuyên đề này chủ yếu sẽ tập trung lý thuyết nên chị sẽ nhấn mạnh những ý cần nhớ nhầm giúp các em dễ chọn lọc kiến thức ôn bài thật tốt nha. Vào thôiii

Phần A. Kiến thức cơ bản

I/ Nam châm vĩnh cửu. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường. Từ phổ - Đường sức từ

a) Nam châm vĩnh cửu

*Đặc điểm: Hút sắt hoặc bị sắt hút (còn có niken, coban…)

- Nam châm vĩnh cửu là nam châm mà từ tính của nó không tự bị mất đi.

- Mỗi nam châm có hai cực từ: Cực Bắc và cực Nam.
Kí hiệu các cực của nam châm:

+ Kí hiệu theo màu sắc: Cực Nam sơn màu đỏ, cực Bắc sơn màu xanh.

+ Kí hiệu bằng chữ: Cực Nam viết chữ S, cực Bắc viết chữ N.
dientu 1.png

Cần biết:

Kim nam châm: Luôn chỉ hướng Bắc - Nam địa lý (La bàn)

Ứng dụng: Kim nam châm, la bàn, Đinamo xe đạp, loa điện, động cơ điện đơn giản…

b) Tương tác giữa hai nam châm

Khi đưa cực từ của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

c) Tác dụng từ của dòng điện

Thí nghiệm: Đặt dây dẫn song song với kim nam châm. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu => có lực tác dụng lên kim nam châm (lực từ).

Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.

d) Từ trường

- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.

- Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.

- Để nhận biết trong một vùng không gian có từ trường hay không người ta dùng kim nam châm thử.

e) Từ phổ

Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường rồi gõ nhẹ cho các mạt sắt tự sắp xếp trên tấm bìa
dientu 2.png

f) Đường sức từ

Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường. Đây cũng chính là hình dạng sắp xếp của các mạt sắt trên tấm bìa trong từ trường.

Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.

Nơi nào từ trường càng mạnh thì ĐST dày, nơi nào từ trường càng yếu thì ĐST thưa

dientu 3.png

g) Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua

- Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống từ phổ bên ngoài của một thanh nam châm thẳng.

- Đường sức từ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín (hình vẽ). Bên trong lòng ống dây là những đoạn thẳng song song nhau.

- Ống dây có dòng điện chạy qua cũng được xem như là một nam châm. Hai đầu của nó cũng như là hai cực từ. Đầu ống dây có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu kia có các đường sức từ đi vào là cực Nam.
ddien tu 4.png
h) Quy tắc nắm tay phải

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
dien tu 5.png
Chờ đón tiếp tục những series liên quan đến kiến thức Vật Lí 9 và phần bài tập cơ bản phía sau của phần này nhoaaaa
Tham khảo thêm: Vật Lí 9 [Chuyên đề] Điện học
 
Last edited:

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Chúng ta vào bài tập của dạng này nha! Tương đối lý thuyết nhiều nhưng cũng rất thú vị, lưu ý đừng để nhầm nhé các em.

Phần B. Bài tập cơ bản liên quan đến nội dung kiến thức vừa học

Câu 1:

Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau

Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?
A. Không, các kẹp sắt chỉ là các kẹp sắt không trở thành nam châm được.
B. Không xác định được các kẹp sắt có trở thành nam châm không.
C. Có, vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp.
D. Thiếu giữ kiện để có thể kết luận kẹp sắt có thể trở thành nam châm hay không.
từ 1.png

Lời giải:
Các kẹp sắt này có trở thành nam châm vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp sắt khác thành một chuỗi các kẹp

Đáp án C

Câu 2:


Hình vẽ dưới đây biểu diễn các đường sức từ của hai thanh nam châm đặt gần nhau. Hãy chỉ ra tên hai cực của hai thanh nam châm này.

A. Cả hai cực đều là cực Bắc
B. Cực 1 là cực Bắc, cực 2 là cực Nam
C. Cực 1 là cực Nam, cực 2 là cực Bắc
D. Cả hai cực đều là cực Nam
từ 2.png

Lời giải:

Từ phổ có hướng đi ra từ hai cực 1 và 2 ⇒ Cả 2 cực đều là cực Bắc

Đáp án A

Câu 3:
Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.
B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất.
C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường.
D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không.

Lời giải:
Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.

→ Đáp án A

Câu 4:

Một kim bằng kim loại có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Khi đưa một đầu của thanh nam châm lại gần kim, kim bị hút. Đổi cực của thanh nam châm và đưa lại gần kim, kim cũng bị hút. Hãy cho biết kim trên trục quay là gì ?

A. Kim bằng đồng
B. Kim nam châm
C. Kim bằng sắt
D. Kim bằng nhôm

Lời giải:
Kim trên trục quay là kim bằng sắt

→ Đáp án C

Câu 5:
Ba vòng dây dẫn V giống nhau, đặt trước 3 nam châm giống hệt nhau. Trong những trường hợp nào đường sức từ của nam châm xuyên qua vòng dây dẫn nhiều nhất?
từ 3.png


A. Trường hợp c.
B. Trường hợp a.
C. Cả a, b, c đều như nhau.
D. Trường hợp b

Lời giải:
Trường hợp a cuộn dây đặt vuông góc với từ trường => Số đường sức xuyên qua cuộn dây là nhiều nhất

→ Đáp án B

Hi vọng các em sẽ nắm rõ phần này, vì nó còn được dùng tiếp trong các dạng tiếp theo và cả chương trình THPT. Có gì thắc mắc thì hỏi ngay nhé!
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Mình qua những câu tự luận giải thích hiện tượng khó của chương này nhé!

Phần C. Bài tập nâng cao
Câu 1:
Có thể sử dụng nam châm điện để nâm cái bàn ăn bằng gỗ được không? Tại sao?

Hướng dẫn:

Không được.
Vì bàn gỗ không có từ tính, nên nó không bị nam châm điện hút (hoặc đẩy).

Câu 2:
Trong một số mạch điện quan trọng, người ta có lắp một rơ le điện từ. Rơle điện từ trong mạch điện đóng vai trò gì?

Hướng dẫn:
Trong mạch điện, Rơ le điện từ được sử dụng để tự động đóng, ngắt mạch, bảo vệ mạch điện và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

Câu 3:
Nam thấy la bàn đặt trong phòng không chỉ đúng hướng Bắc Nam. Em có kết luận gì về hiện tượng này?

Hướng dẫn:
Trong phòng có từ trường. Vì nếu trong phòng không có từ trường thì kim la bàn sẽ chỉ đúng hướng Bắc Nam. Nhưng ta thấy kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc Nam nên có thể khẳng định không gian xung quanh đấy có từ trường

Câu 4:
Vì sao khi trong các cần cẩu điện lại dùng nam châm điện mà không sử dụng nam châm vĩnh cửu?

Hướng dẫn:
Vì:

- Dùng nam châm điện có thể tạo ra được lực hút rất lớn, đủ để hút các vật có khối lượng lớn lên
- Có thể điều chỉnh được độ lớn của lực hút (tăng hoặc giảm)
- Khi cần lấy các vật ra thì ta chỉ cần đóng ngắt mạch điện là được.

Câu 5:
Cho ống dây AB có dòng diện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình sau:
Tên các từ cực của ống dây được xác định là:
1656048827305.png

Hướng dẫn:
Vì nam châm có cực Nam tiến gần B nên: A là cực Nam, B là cực Bắc


Phần nâng cao của chương này thực chất không khó, chỉ đơn thuần xem các em hiểu được bản chất vấn đề hay chưa... Cùng tiếp tục những chương sau nhé ^^

 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Chương II đến rồi đây ^^

Phần A. Kiến thức cơ bản

II/ Nam châm điện - Động cơ điện
1. Sự nhiễm từ của sắt, thép-Nam châm điện.


a) Sự nhiễm từ của sắt thép:
  • Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu nhiễm từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ
  • Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không còn giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
b) Nam châm điện:
  • Cấu tạo: cuộn dây dẫn, lõi sắt non.
  • Cách làm tăng lực từ của nam châm điện:
    • Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây
    • Tăng số vòng dây của cuộn dây
2. Ứng dụng của nam châm điện:
Ampe kế, rơle điện từ, rơle dòng, loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), máy phát điện kỹ thuật, động cơ điện trong kĩ thuật, cần cẩu, thiết bị ghi âm, chuông điện,...

a) Loa điện:
  • Cấu tạo: Bộ phận chính của loa điện: Ống dây L, nam châm chữ E, màng loa M. Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm.
  • Hoạt động: Trong loa điện thì dòng điện có cường độ thay đổi được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động phát ra âm thanh. Biến dao động điện thành âm thanh.
b) Rơle điện từ:
  • Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
  • Bộ phận chủ yếu của rơle gồm 1 nam châm điện và một thanh sắt non.
c) Rơle dòng:
  • Rơle dòng là một thiết bị tự động ngắt để bảo vệ động cơ, thường mắc nối tiếp với động cơ

3. Lực điện từ:

a) Tác dụng của từ trường lên dây dẫn của dòng điện:
  • Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng lực điện từ.
b) Quy tắc bàn tay trái:
  • Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực điện từ.
c) Xác định lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện
kebiKCX2jOgvotRGxSJuQP_rzelBEov7HorY8rr_AMTpiu2tLD2PTO5VbEH3DPrY2dKLnfQfSVPk3i4E48DclsLOIqNLcqvwRRkQSg2_xm0TNLhVjpT9S184HJnGVENKMcXXmobN8s95N6df2w
Khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua [imath]M_1M_2[/imath] thì xuất hiện lực từ F tác dụng lên [imath]M_1M_2[/imath]

Kết quả là F có phương nằm ngang và có chiều như hình vẽ

Lực F có cường độ được xác định bởi công thức: F = [imath]mgtan\theta[/imath]

Về công thức tính F thì qua chương III các em sẽ được rõ hơn!

4. Động cơ điện 1 chiều:

a) Cấu tạo động cơ điện một chiều đơn giản:
- Động cơ điện có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên-Stato) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phận quay-Rôto)

b) Động cơ điện một chiều trong kĩ thuật:
- Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện (stato)
- Bộ phận quay (Rôto) của động cơ điện kĩ thuật gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.

Chúc các em ôn luyện tốt nhé! Phần sau sẽ có bài tập cơ bản của chương nè ^^
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Lâu quá lâu mới ngoi lên... Mọi người nhớ ghé xem các topic khác đang triển khai của mình và các BQT trong Box Vật Lí nhé!

Phần B. Bài tập cơ bản liên quan đến nội dung kiến thức vừa học
Tiếp tục phần B - Bài tập cơ bản của chương điện từ học

Câu 1: Trong các giải thích vì sao một vật bị nhiễm từ sau đây, cách giải thích nào là hợp lí nhất.

A. Vật bị nhiễm từ là do chúng bị nóng lên.
B. Vật bị nhiễm từ là do có dòng điện chạy qua nó.
C. Vật bị nhiễm từ là do xung quanh Trái Đât luôn có từ trường.
D. Vật nào cũng cấu tạo từ các phân tử. Trong phân tử nào cũng có dòng điện nên về phương diện từ, mỗi phần tử có thể coi là một thanh nam châm rất bé. Khi vật đặt trong từ trường những thanh nam châm rất bé này sắp xếp có trật tự nên vật bị nhiễm từ.

Lời giải: Chọn D

Câu 2: Trên cuộn dây của nam châm điện có ghi [imath]1A - 22 \Omega[/imath]. Ý nghĩa của các con số này là gì?

A. Con số [imath]1A[/imath] cho biết cường độ dòng điện nhỏ nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số [imath]22 \Omega[/imath] cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.
B. Con số [imath]1A[/imath] cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số [imath]22 \Omega[/imath] cho biết điện trở của mỗi vòng dây của ống dây.
C. Con số [imath]1A[/imath] cho biết cường độ dòng điện định mức mà ống dây có thể chịu được. Con số [imath]22 \Omega[/imath] cho biết điện trở định mức của ống dây.
D. Con số [imath]1A[/imath] cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số [imath]22 \Omega[/imath] cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.

Lời giải: Chọn D. Con số ghi trên các cuộn dây của nam điện theo quy ước sẽ là cường độ dòng điện lớn nhất mà ống còn hoạt động bình thường, số còn lại sẽ cho biết điện trở cuộn dây

Câu 3: Nam châm điện gồm một ống dây dẫn quấn quanh một lõi kim loại có dòng điện chạy qua. Điều nào sau đây là sai?

A. Có thể cho dòng điện chạy qua ống dây theo chiều nào cũng được.
B. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép.
C. Lõi của nam châm điện có thể dùng chất liệu nào cũng được.
D. Nếu ngắt dòng điện thì nam châm không còn tác dụng nữa.

Lời giải: Chọn C. Có một số chất liệu mà khi dùng làm lõi của nam châm, thì nam châm điện sẽ không hoạt động, ví dụ: sắt non...

Câu 4: Cho hai ý sau đây
(I): Trong cùng điều kiện nhiễm từ như nhau, sắt nhiễm từ mạnh hơn thép nhưng lại duy trì tính từ kém hơn thép.
(II): Mọi vật trong từ trường đều bị nhiễm từ.

A. Mệnh đề (I) đúng. Mệnh đề (II) đúng. Hai mệnh đề có liên quan với nhau.
B. Mệnh đề (I) đúng. Mệnh đề (II) đúng. Hai mệnh đề không liên quan với nhau.
C. Mệnh đề (I) đúng. Mệnh đề (II) sai.
D. Mệnh đề (I) sai. Mệnh đề (II) đúng.

Lời giải: Chọn C. Theo đo đạc thí nghiệm cho thấy sắt nhiễm từ mạnh hơn thép nhưng lại không duy trì tính từ nay lâu bằng thép. Và không phải tất cả mọi vật đều bị nhiễm từ trong từ trường, ví dụ: những vật không mang tính từ

Câu 5: Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

A. Ngược hướng
B. Vuông góc
C. Cùng hướng
D. Tạo thành một góc [imath]45^0[/imath]

Lời giải: Chọn C

Câu 6: Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn cuốn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua. Nếu ngắt dòng điện:

A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép…
B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép…
C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép…
D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép…

Lời giải: Chọn D. Vì khi không có tính từ, sẽ không có khả năng để hút được các vật liệu mang tính từ cao như sắt, thép...

Bài tập nâng cao sẽ có nhanh nhất có thể nhen mấy bé <3
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Phần C. Bài tập nâng cao

Bài 1:
Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây [imath]D[/imath] và một tấm sắt [imath]S[/imath] đặt gần một đầu ống dây (hình 26.3) Tấm sắt [imath]S[/imath] gắn liền với kim chỉ thị [imath]K[/imath] có thể quay quanh trục [imath]O[/imath]. Hãy giải thích hoạt động của ampe kế khi có dòng điện đi qua ống dây.



1661492466345.png


Lời giải:
Tấm sắt được hút vào trong lòng ống dây khi có dòng điện đi qua ống dây. Khi đó kim chỉ thị [imath]K[/imath] quay quanh trục [imath]O[/imath] và đầu kim dịch chuyển trên mặt bảng chia độ và cho biết giá trị của dòng điện qua dây [imath]D[/imath].

Bài 2:
Trong loa điện, lực nào đã làm cho màng loa dao động phát ra âm?

A. lực hút nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.
B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa
C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn với màng loa.
D. Lực của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa

Lời giải:
Chọn [imath]B[/imath]. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.

Bài 3:
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình [imath]U[/imath]. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại

A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
C. Mặt khung dây tạo thành một góc [imath]60^o[/imath] với đường sức từ.
D. Mặt khung dây tạo thành một góc [imath]45^o[/imath] với đường sức từ

Lời giải:
Chọn [imath]B[/imath]. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
Vì khi đó các lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các cạnh. Các lực này sẽ có tác dụng kéo căng (hoặc nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa.

Bài 4:
Trong động cơ điện một chiều, nếu thay bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên bằng một bộ góp điện gồm hai vành khuyên thì động cơ có quay được liên tục không? Tại sao?

Lời giải:
Không, vì trong động cơ điện 1 chiều bộ góp điện có tác dụng làm cho khung dây qua mặt phẳng trung hòa thì dòng điện trong khung được đổi chiều. Nếu thay như vậy thì động cơ sẽ không quay được vì lúc này dòng điện không chạy qua được khung dây mà bị vành khuyên nối tắt làm ngắn mạch.

Bài 5:
Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
1661492751322.png

A. Khung không chịu tác dụng của lực điện từ.
B. Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay.
C. Khung tiếp tục quay do tác dụng của lực điện từ lên khung.
D. Khung quay tiếp một chút nữa nhưng không phải do tác dụng của lực điện từ mà do quán tính.

Lời giải:
Chọn [imath]B[/imath].Khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay

Các em ôn tập tốt nhó ^^
 

Attachments

  • 1661491923272.png
    1661491923272.png
    70 KB · Đọc: 0
Top Bottom