chuyền đề :di truyền học quần thể mời bà con vào nhanh ^^

H

hoasakura

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tần số alen quần thể
Với một quần thể bất kì với thành phần kiểu gen:
n1AA ; n2 Aa ;n3 aa.
Tổng số cá thể của quần thể là n.

Khi đó, gọi f(A), f(a) lần lượt là tần số alen A,a; f(AA), f(Aa), f(aa) lần lượt là tần số kiểu gen AA, Aa, aa tính theo công thức:

Tần số kiểu gen bằng tỉ lệ một kiểu gen trên tổng số kiểu gen có thể có trong quần thể.
Ta có:
f(A) = 2n+n1/2n=n1/n + n1/2n = f(AA) + 1/2f(Aa) = p(A)
Tương tự, f(a) = f(aa) + 1/2 f(Aa) = q(a)
Ví dụ: 1 quần thể cho: 0.4AA; 0.2Aa; 0.4aa. Có tần số A = 0.4+1/2 x 0.2 = 0.5. tương tự với tần số của a.

* Khi đề bài cho một quần thể và hỏi quần thể đó có cân bằng không, thì việc của bạn không phải là xem p+q có bằng 1 hay không, mà sau khi tính được p(A) và q(a) thì bạn phải xem f(AA) có bằng hay không; f(Aa) có bằng 2pq hay không và f(aa) có bằng hay không. Nếu bằng thì quần thể cân bằng và ngược lại.

Ví dụ: cũng ở quần thể phía trên. Rõ ràng có rất nhiều quần thể có
cùng tần số alen A=a=0.5. Có thể là quần thể 0.3AA, 0.4Aa; 0.3aa cũng thỏa mãn. Tuy nhiên trong thực tế chỉ có 1 quần thể được gọi là cân bằng di truyền, ấy là khi quần thể đó có thành phần kiểu gen AA=0.25; Aa=0.5; aa=0.25.


* Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể:

- Nếu 1 quần thể không cân bằng thì sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, quần thể sẽ có thành phần kiểu gen: (AA)[TEX] p^2[/TEX] + 2pq(Aa) + (aa)[TEX] q^2[/TEX] = quần thể cân bằng.

- Nếu quần thể tiếp tục giao phối ngẫu nhiên thì các thế hệ kế tiếp không những tần số alen không đổi mà tần số các kiểu gen cũng được duy trì ổn định. Đó được gọi là trạng thái cân bằng của quần thể.

- Quy luật Hacdi-Vanbec cũng áp dụng cho gen trên NST giới tính. Tuy nhiên khác với gen trên NST thường, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể không được thiết lập ngay sau một thế hệ. Vì NST Y không mang gen, ta có:
f([TEX] x^A[/TEX]Y) = p(A); f([TEX]X^a [/TEX]Y) = q(a)

Tần số các kiểu gen ở phần các cá thể cái:
[TEX]p^2[/TEX](AA) + 2pq(Aa) +[TEX] q^2[/TEX](aa)


Các dạng bài tập liên quan:
1. Cho thành phần kiểu gen của quần thể, xác định tần số alen, xác định quần thể có cân bằng hay không.

==> Tính theo công thức và cách tính phía trên.

2. Cho thành phần kiểu gen của quần thể, giả định quần thể ngẫu phối/tự thụ phấn. Hỏi tần số alen và thành phần kiểu gen sau n thế hệ.

==> Ngẫu phối thì ngay sau thế hệ đó, quần thể sẽ cân bằng, và duy trì sau n-1 thế hệ. Còn nếu là giao phối thì tỉ lệ dị hợp giảm đi 1 nửa sau mỗi thế hệ. Tỉ lệ đồng hợp được cộng thêm.

3. Cho 1 quần thể ở trạng thái cân bằng, tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn. Xác định tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

==> Vì đã cân bằng nên tỉ lệ aa=[TEX]p^2[/TEX]. Vậy khai căn ra ta được tỉ lệ a. Từ đó giải tiếp bài toán.
 
H

hoasakura

một số bài tập áp dụng

BT1:
1một quần thể có cấu trúc ban đầu như sau :
21AA:10Aa:10aa. GIả sử ko có tác động của chọn lọc và đột biến cấu trúc của quần thể sau 8 thế hệ ngẫu phối sẽ có cấu trúc như thế nào

BT2 : cho biết A qui định quả đỏ , a qui định quả trắng. một thế hệ banđầu gồm 2 cá thể mang kiể gen Aa. cho chúng tự thụ bắt buộc qua ba thế hệ , sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ tưu . xđ tỷ lệ cây hạt đỉ và hạt trắng ở thế hệ thứ 4

tạm thờ 2 câu này đã mọingười làm xong tớ sẽ đưa thêm bt :d
 
P

phanley

sinhhoccothe

e co may cau hoi muon tham khao y kien cua ba con duoc ko
1.hat neu qua trinh hinh thanh ure trong co the dong vat
2.tai sao trongdich da day HCl co vaitroquan trong nhat(ngoai tao moi truong cho cac enzimhoat dong va dong cua tamvi)con chi nua ko




































 
Top Bottom