- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ LA TINH (1945 – 2000).
1. Những biến đổi to lớn của khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai:
- Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Từ sau 1945, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến.
+ Về chính trị:
- Tháng 10/1949 thắng lợi của cách mạng Trung Quốc dẫn đến sự ra đời nước Cộng hoà nhẫn dân Trung Hoa. Hồng Công, Ma Cao vẫn là thuộc địa của Anh, cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX mới trở về chủ quyền của Trung Quốc.
- Năm 1948, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai quốc gia: Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. - Từ năm 2000, 2 nước đã ký hiệp định hoà hợp, mở ra một bước mới trong tiến trình hoà hợp và thống nhất bán đảo Triều Tiên
+ Về kinh tế:
- Đông Bắc Á là khu vực có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đời sống nhân
dân không ngừng dược cải thiện và nâng cao.
- Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành 3 con rồng kinh tế ở Châu Á.
- Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc trong những năm 80-90 của thế kỷ XX trở lại đây có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
2. Trung Quốc (1945 – 2000)
a. Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập nhà nước này:
+ Sự thành lập nước CHND Trung Hoa:
- Sau khi chiến tranh chống nhật kết thúc, đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản (1946 -1949).
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Đảng Cộng sản.
- Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
+ Ý nghĩa:
- Đánh dấu thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.
- Tạo điều kiện nối liền CNXH từ châu Âu sang châu Á, tăng cường lực lượng cho hệ thống XHCN thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. b. Công cuộc cải cách –mở cửa (1978 đến nay):
+ Đường lối cải cách:
- Tháng 12/1978, Đảng cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và từ 1987 (Đại hội lần thứ XIII) của Đảng nâng lên thành “Đường lối chung”.
- Nội dung: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa,
chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hoá và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. (Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của Trung Quốc)
+ Thành tựu:
- Sau 20 năm cải cách, nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm trên 8%, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
- Khoa học —kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật: thử thành công bom nguyên tử, phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người vào không gian.
- Bình thường hoá và khôi phục quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với nhiều nước trên thế giới, có nhiều đóng góp trong việc giai quyết tranh chấp quốc tế. Do đó, địa vị của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
+ Ý nghĩa:
- Chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách đất nước Trung Quốc, làm tăng cường sức mạnh và vị thế quốc tế của Trung Quốc.
- Là bài học quý cho những nước đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước, trong đó có Việt Nam.
* Bài học đối với Việt Nam
- Trong quá trình cải cách, đổi mới phải luôn giữ vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm
- Biết tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
3. Các nước Đông Nam Á.
a. Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mỹ. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam liên tục nổi dậy đấu
tranh giành độc lập:
+ Tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành được độc lập: Inđônêxia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945) hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ (Miến Điện, Mã Lai, Philipphin).
+ Tiếp đó, nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống thực dân Âu - Mỹ quay trở lại xâm lược và đều giành được thắng lợi: *Việt Nam, Lào, Campuchia đánh bại thực dân Pháp (1954) và đế quốc Mỹ (1975).
*Hà Lan công nhận nền độc lập của Inđônêxia (1949).
* Các nước Âu – Mỹ lần lượt công nhận nền độc lập của Philipphin (7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã Lai (8/1957), Singapo (6/1959), Bru-nây (1/1984), Đông Timo tách khỏi Inđônêxia và trở thành quốc gia độc lập ngày 20/5/2002.
1. Những biến đổi to lớn của khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai:
- Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. Từ sau 1945, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến.
+ Về chính trị:
- Tháng 10/1949 thắng lợi của cách mạng Trung Quốc dẫn đến sự ra đời nước Cộng hoà nhẫn dân Trung Hoa. Hồng Công, Ma Cao vẫn là thuộc địa của Anh, cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX mới trở về chủ quyền của Trung Quốc.
- Năm 1948, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai quốc gia: Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. - Từ năm 2000, 2 nước đã ký hiệp định hoà hợp, mở ra một bước mới trong tiến trình hoà hợp và thống nhất bán đảo Triều Tiên
+ Về kinh tế:
- Đông Bắc Á là khu vực có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, đời sống nhân
dân không ngừng dược cải thiện và nâng cao.
- Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành 3 con rồng kinh tế ở Châu Á.
- Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc trong những năm 80-90 của thế kỷ XX trở lại đây có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
2. Trung Quốc (1945 – 2000)
a. Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ý nghĩa của sự thành lập nhà nước này:
+ Sự thành lập nước CHND Trung Hoa:
- Sau khi chiến tranh chống nhật kết thúc, đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản (1946 -1949).
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về Đảng Cộng sản.
- Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
+ Ý nghĩa:
- Đánh dấu thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.
- Tạo điều kiện nối liền CNXH từ châu Âu sang châu Á, tăng cường lực lượng cho hệ thống XHCN thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. b. Công cuộc cải cách –mở cửa (1978 đến nay):
+ Đường lối cải cách:
- Tháng 12/1978, Đảng cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và từ 1987 (Đại hội lần thứ XIII) của Đảng nâng lên thành “Đường lối chung”.
- Nội dung: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa,
chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hoá và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. (Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của Trung Quốc)
+ Thành tựu:
- Sau 20 năm cải cách, nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm trên 8%, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
- Khoa học —kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật: thử thành công bom nguyên tử, phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người vào không gian.
- Bình thường hoá và khôi phục quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với nhiều nước trên thế giới, có nhiều đóng góp trong việc giai quyết tranh chấp quốc tế. Do đó, địa vị của Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
+ Ý nghĩa:
- Chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách đất nước Trung Quốc, làm tăng cường sức mạnh và vị thế quốc tế của Trung Quốc.
- Là bài học quý cho những nước đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước, trong đó có Việt Nam.
* Bài học đối với Việt Nam
- Trong quá trình cải cách, đổi mới phải luôn giữ vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm
- Biết tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, củng cố khối đoàn kết dân tộc.
3. Các nước Đông Nam Á.
a. Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mỹ. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam liên tục nổi dậy đấu
tranh giành độc lập:
+ Tháng 8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành được độc lập: Inđônêxia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945) hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ (Miến Điện, Mã Lai, Philipphin).
+ Tiếp đó, nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống thực dân Âu - Mỹ quay trở lại xâm lược và đều giành được thắng lợi: *Việt Nam, Lào, Campuchia đánh bại thực dân Pháp (1954) và đế quốc Mỹ (1975).
*Hà Lan công nhận nền độc lập của Inđônêxia (1949).
* Các nước Âu – Mỹ lần lượt công nhận nền độc lập của Philipphin (7/1946), Miến Điện (1/1948), Mã Lai (8/1957), Singapo (6/1959), Bru-nây (1/1984), Đông Timo tách khỏi Inđônêxia và trở thành quốc gia độc lập ngày 20/5/2002.